Giáo án Ngữ văn 7 - Trường THCS Đạ Long - Tuần 14

Giáo án Ngữ văn 7 - Trường THCS Đạ Long - Tuần 14

A. Mức độ cần đạt:

- Cảm nhận được vẻ đẹp trong sáng, đằm thắm của những kỉ niệm về tuổi thơ và tình bà cháu.

- Thấy được nghệ thuật biểu hiện tình cảm qua những chi tiế tự nhiên, bình dị.

B. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ:

 1. Kiến thức:

 - Sơ giản về tác giả Xuân Quỳnh.

 - Cơ sở của lòng yêu nước, sức mạnh của người chiến sĩ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ: những kỉ niệm tuổi thơ trong sáng, sâu nặgn nghĩa tình.

 - Nghệ thuật sử dụng điệp từ, điệp ngữ, điệp câu trong bài thơ.

 2. Kỹ năng:

 - Đọc – hiểu phân tích văn bản thơ trữ tình có sử dụng các yếu tố tự sự

 - Phân tích yếu tố biểu cảm trong văn bản.

 

doc 10 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 697Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 - Trường THCS Đạ Long - Tuần 14", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 14 Ngày soạn: 24/11/2012
Tiết 53-54 Ngày dạy: 26/11/2012
 Văn bản :TIẾNG GÀ TRƯA
 Xuân Quỳnh
A. Mức độ cần đạt:
- Cảm nhận được vẻ đẹp trong sáng, đằm thắm của những kỉ niệm về tuổi thơ và tình bà cháu.
- Thấy được nghệ thuật biểu hiện tình cảm qua những chi tiế tự nhiên, bình dị.
B. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ:
 1. Kiến thức: 
 - Sơ giản về tác giả Xuân Quỳnh.
 - Cơ sở của lòng yêu nước, sức mạnh của người chiến sĩ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ: những kỉ niệm tuổi thơ trong sáng, sâu nặgn nghĩa tình.
 - Nghệ thuật sử dụng điệp từ, điệp ngữ, điệp câu trong bài thơ.
 2. Kỹ năng: 
 - Đọc – hiểu phân tích văn bản thơ trữ tình có sử dụng các yếu tố tự sự
 - Phân tích yếu tố biểu cảm trong văn bản.
 3. Thái độ: Bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước, tình cảm trân trọng, yêu mến người bà.
 C. Phương pháp: Phát vấn, phân tích, bình giảng , đọc diễn cảm, HS thảo luận nhóm.
D. Tiến trình dạy học
 1. Ổn định lớp: Kiểm diện Hs 7A1: Sĩ số Vắng: (P:..; KP:..)
 7A2: Sĩ số Vắng: (P:..; KP:..)
 2. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà của HS
- HS đọc hai bài thơ « Cảnh khuya » và « Rằm tháng giêng ». Nêu nội dung của 2 bài đồng thời cho biết điểm giống và khác nhau giữa hai bài thơ trên ?
 3. Bài mới: Tình cảm bà cháu là một tình cảm thiêng liêng, tình cảm ấy đã hun đúc cho người cháu những kỉ niệm tuổi thơ với hình ảnh của bà. Tất cả đã tạo sức mạnh, động lực giúp cháu vượt qua tất cả khó khăn với lí tưởng cách mạng cao đẹp. Bài thơ Tiếng gà trưa là một bài thơ như thế.
Hoạt động của Gv và HS
Nội dung kiến thức
GIỚI THIỆU CHUNG
Yêu cầu học sinh theo dõi chú thích sgk.
GV: Nêu hiểu biết về tác giả Xuân Quỳnh ? 
HS: trình bày, GV nhận xét và chốt ý.
GV: Hãy nêu hoàn cảnh ra đời và xác định thể thơ ? 
Hs : Hoàn cảnh sáng tác ( SGK ) . Thể thơ : 5 Chữ 
Gv: Giới thiệu về thể thơ 5 chữ: Có 2 loại
-Thể ngũ ngôn tứ tuyệt có nguồn gốc từ trung Quốc, mỗi bài 4 câu mỗi câu 5 chữ, vàn ở các câu 1, 2, 4
- Thể ngũ ngôn ở Việt Nam có nguồc gốc từ hát dặm Nghệ Tĩnh và vè dân gian. Được cấu tạo thành từng khổ 5 câu, vần liền ở các câu 2,3 và chữ cuối câu thứ 4 phải là trắc và nhắc lại ở cuối câu thứ 5. Số khổ không hạn định, số câu trong một khổ cũng có thể thêm hay bớt.
HS: trình bày, GV nhận xét và chốt ý và ghi bảng.
ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
GV: Nêu yêu cầu đọc; Chú ý ngắt nhịp.
Gọi 2 Hs kế tiếp nhau đọc bài thơ 
GV: Đọc lại
GV: Em có nhận xét gì về câu thơ “Tiếng gà trưa” trong bài thơ ?
HS: Chỉ 3 tiếng, được lặp lại 4 lần ở đầu các khổ thơ
GV: Mỗi lần nhắc lại, câu thơ này lại gợi ra một hình ảnh trong kỉ niệm thời tuổi thơ, nó vừa như một sợi dây liên kết các hìmh ảnh ấy, lại vừa như điểm nhịp cho dòng cảm xúc của nhân vật trữ tình.
Gv: Theo dõi văn bản và chỉ ra mạch cảm xúc vủa bài thơ
Hs: Trên đường hành quân người chiến sĩ chợt nghe tiếng gà nhảy ổ gợi về những kỉ niệm tuổi thơ: Hình ảnh con gà, người bà với tình yêu, sự chắt chiu, chăm lo cho cháu. Xuyên suốt bài thơ đó là những tình cảm và khái niệm của người chiến sĩ được gợi lên từ tiếng gà trưa và hình ảnh của người bà. 
Gv: Theo dõi khổ 1 bài thơ: Tiếng gà trưa vọng vào tâm trí trong thời điểm cụ thể như thế nào 
Hs: Buổi trưa nắng, trong xóm nhỏ trên đường hành quân 
Gv: Tại sao trong vô vàn âm thanh người chiến sĩ lại chỉ bị ám ảnh bởi âm thanh của tiếng gà trưa ?
Hs: Tiếng gà là âm thanh của làng quê. Tiếng gà trưa là tiếng gà nhảy ổ để có những quả trứng hồng đem đến niềm vui cho người nông dân tần tảo chắt chiu 
Gv: Tiếng gà trưa dễ tạo thành kỉ niệm khó quên của con người. Chính bởi vậy trong vô vàn âm thanh người chiến sĩ chỉ bị ám ảnh bởi âm thanh của tiếng gà trưa, âm thanh của tiếng gà trưa vang lên còn là âm thanh dự báo những điều tốt lành
Gv: Hiểu như thế nào về “đường hành quân xa” ?
Hs: Là đường ra mặt trận ra tiền tuyến chiến đấu để giành lại nên độc lập tự do 
Gv: Với người ra trận, tiếng gà trưa đã gợi những cảm giác mới lạ nào ?
Hs: Thấy nắng trưa xao động. Thấy bàn chân đỡ mỏi...
Gv: Tại sao âm thanh của tiếng gà trưa lại có thể gợi những cảm giác đó ở người chiến sĩ ?
Hs: Buổi trưa ở làng quê thường yên tĩnh do đó tiếng gà trưa có thể khua động cả không gian Tiếng gà đem lại niềm vui làm cho người ta thấy quên đi nỗi nhọc nhằn vất vả .Tiếng gà trưa gợi lại những kỉ niệm tốt lành thuở ấu thơ 
Gv: Như vậy người chiến sĩ ở đây cảm nhận âm thanh của tiếng gà trưa không chỉ bằng thính giác mà bằng cả tâm hồn
Gv: Từ những điều vừa phân tích tìm hiểu hãy cho biết âm thanh của tiếng gà trưa đã khơi dậy tình cảm nào trong lòng người chiến sĩ ?
Hs: Tiếng gà trưa thức dậy tình cảm làng quê trong lòng người chiến sĩ 
Gv: Từ đây em có nhận xét gì về tình cảm đối với làng quê của người chiến sĩ ?
Hs: Yêu quê hương thiết tha sâu nặng
Gv chốt ý. HS ghi bảng
Hết tiết 53 chuyển sang tiết 54
Gọi Hs đọc khổ thơ 2,3,4,5,6
Gv : Tiếng gà trưa đã khơi dậy rong tâm trí người chiến sĩ những hình ảnh thân thương nào ở khổ thơ thứ hai ?
Hs: Tiếng gà trưa đã khơi dậy hình ảnh những con gà mái với những quả trứng hồng 
Gv: Những chi tiết “mái mơ” “mái vàng” “ổ trứng hồng” gợi tả một vẻ đẹp về màu sắc như thế nào? Vẻ đẹp ấy gợi liên tưởng gì ?
Hs: Những chi tiết gợi tả một màu sắc tươi sáng. Qua những chi tiết đó người đọc như thấy hiện ra hình ảnh đàn gà đẹp đẽ xinh xắn đáng yêu. Vẻ đẹp ấy gợi liên tưởng tới cuộc sống đầm ấm hiền hoà bình dị 
Gv: Lời thơ “Này ... mái” như tiếng gọi được lặp lại trong đoạn thơ có tác dụng gì? 
Hs: Biểu hiện tình cảm nồng hậu gẫn gũi thân thương sự gắn bó của gia đình và làng quê 
Gv: Trong âm thanh của tiếng gà trưa nhiều hình ảnh kỉ niệm hiện về. Đó là hình ảnh kỉ niệm nào ?
Hs: Kỉ niệm xem trộm gà đẻ bị bà mắng. Hình ảnh người bà chăm chút từng quả trứng để giành cho gà mái ấp. Nỗi lo lắng của người bà mỗi khi mùa đông trời “Cứ hàng...muối”. Niềm vui thuở ấu thơ khi xuân về tết đến có được quần áo mới 
Hs đọc đoạn : “Tiếng gà trưa...sột soạt” 
GV: Hình ảnh bà hiện lên như thế nào qua những dòng thơ vừa đọc ?
Gv: Em có nhận xét gì về chi tiết “bà mắng cháu”?
Hs: Đó là lời mắng yêu. Bà có mắng cháu thì cũng xuất phát từ tình yêu thương, từ mong muốn cháu xinh đẹp có hạnh phúc 
Gv: Rõ ràng chi tiết này thể hiện chân thật tình cảm giản dị mà sâu sắc trong tình yêu bà dành cho cháu 
Gv: Hình ảnh bà chắt chiu từng quả trứng gợi cho em suy nghĩ gì về bà ?
Hs: Luôn chịu thương, chịu khó tần tảo chắt chiu trong cảnh nghèo khổ
Gv: Những câu thơ “Cứ hàng ... áo mới” nói về điều gì ?
Hs: Nói về nỗi lo của bà khi gió mùa đông tới, khi trời có sương. Thực chất của nỗi lo đó bà lo gà hỏng không có gà bán không có tiền mua quần áo mới cho cháu 
Gv: Em có nhận xét gì về nỗi lo của bà ?
Hs: Là nỗi lo vì niềm vui của cháu. Nỗi lo ấy cho ta thấy được tình yêu thương giản dị thầm lặng của người bà.
Gv: Qua tất cả những chi tiết trên, em có nhận xét gì về bà ? 
Hs: Bà là người nghèo khó nhưng giàu tình yêu thương giàu đức hi sinh sống hết lòng vì cháu
->Vẻ đẹp của bà chính là vẻ đẹp muôn đời của người bà, người mẹ Việt Nam, vẻ đẹp của người bà trong truyện cổ tích 
Gv: Chi tiết niềm vui được quần áo mới gợi cho em cảm nghĩ gì về tuổi thơ và tình bà cháu? 
Hs:Tuổi thơ gắn liền với niềm vui bé nhỏ trong lành ở gia đình và làng quê. Vui vì có quần áo mới song vui hơn vì được sống trong sự yêu thương của bà 
Gọi Hs đọc hai khổ thơ cuối 
Gv: Trong đoạn thơ này tiếng gà trưa đã gợi lên điều gì ?
Hs: Tiếng gà trưa đã thức dậy bao tình cảm bao kỷ niệm . Tiếng gà trưa là âm thanh bình dị của làng quê đem lại niềm yêu thương cho con người . 
Gv: Theo em trong “giấc ngủ ...trứng ” thì con người chỉ có thể mơ thấy điều gì ? 
Hs: Mơ thấy những điều tốt lành, những niềm vui và hạnh phúc .
Gv: Trong khổ thơ cuối tác giả sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào ? Tác dụng ? 
HS: Điệp từ “ vì ” có tác dụng khẳng định mục đích chiến đấu, lí tưởng chiến đấu của người chiến sĩ .
GV: Đó là một mục đích chiến đấu như thế nào ? 
HS: Mục đích vừa cao cả vừa bình dị .
Gv: Vì sao người chiến sĩ có thể nghĩ rằng cuộc chiến đấu của mình còn là “ vì .... thơ’’ ?
Hs: Ổ trứng và tiếng gà là những điều chân thật thân thương quý giá ; là biểu tượng hạnh phúc ở một miền quê. Vì thế cuộc chiến đấu hôm nay còn có thêm ý nghĩa bảo vệ những điều chân thật và quý giá đó.
GV: Tất cả những điều ấy giúp em hiểu gì về người chiến sĩ ? 
Hs: Là người gắn bó với gia đình, quê hương đất nước .
GV bình: Như vậy đối với người chiến sĩ âm thanh của tiếng gà trưa như là nút khởi động, như là chiếc đũa thần chỉ chạm khẽ vào kí ức đã làm sống dậy những tình cảm, những kỉ niệm tuổi ấu thơ. Không những thế đối với cuộc sống hiện tại âm thanh ấy còn như lời thúc giục người chiến sĩ chiến đấu vì lí tưởng cao đẹp. Rõ ràng, nếu không phải là ngưòi yêu mến và gắn bó với gia đình với quê hương đất nước thì làm sao một âm thanh rất đỗi bình dị ấy lại gợi lên trong lòng người chiến sĩ những tình cảm lớn lao cao đẹp như vậy 
Gv: Khái quát lại những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ 
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
GV gợi ý: Điệp từ nghe ở khổ 1 -> Nhấn mạnh tiếng gà trưa làm thức dậy tình cảm làng quê trong lòng người chiến sĩ 
Điệp từ Tiếng gà trưa đầu mỗi khổ thơ, câu thơ -> Nhấn mạnh ý, nối mạch cảm xúc, gợi nhắc kỉ niệm lần lượt hiện về
- Điệp từ vì-> khẳng định mục đích chiến đấu, lí tưởng chiến đấu của người chiến sĩ
I. GIỚI THIỆU CHUNG
1. Tác giả: Xuân Quỳnh (1942 – 1988) 
- Là nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ
- Thơ Xuân Quỳnh giản dị, tinh tế, sâu sắc, thường viết về những tình cảm gần gũi, bình dị trong đời sống gia đình, biểu lộ những rung cảm chân thành, khát vọng cao đẹp.
2. Tác phẩm:
a. Xuất xứ: Bài thơ trích trong tập Hoa dọc chiến hào (1968) – là tập thơ đầu tay của tác giả
b. Thể thơ: thơ 5 tiếng 
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
1. Đọc và tìm hiểu chú thích
2. Tìm hiểu văn bản:
a. Bố cục: chia 3 phần
Khổ thơ đầu :
5 khổ tiếp theo
Khổ thơ còn lại
b. Phân tích:
b1. Tiếng gà trưa gợi nhớ hình ảnh trong kỉ niệm tuổi thơ:
- Hành quân xa, tiếng gà nhảy ổ
- Nghe xao động, bàn chân đỡ mỏi, gọi về tuổi thơ
- Điệp từ : Tiếng gà trưa làm thức dậy tình cảm làng quê trong lòng người chiến sĩ 
b2.Những tình cảm và kỉ niệm của người chiến sĩ được gợi lại qua âm thanh tiếng gà trưa 
- Gợi kỉ niệm của tuổi ấu thơ hình ảnh những con gà mái với những quả trứng hồng
- Hình ảnh đàn gà xinh xắn : gà mái mơ, mái vàng
-> Cuộc sống đầm ấm làng quê
 Tình cảm nồng hậu gần gũi thân thương sự gắn bó của gia đình và làng quê
- Kỉ niệm xem trộm gà đẻ bị bà mắng 
- Hình ảnh người bà khum soi trứng, chăm chút từng quả trứng để giành cho gà mái ấp 
- Nỗi lo lắng của ... út – 4 nhóm 
Gv sửa, ghi điểm và chốt ý
Sửa lại : Phía sau nhà em có một mảnh vườn. Em trồng rất nhiều loài hoa: hoa cúc, hoa thược dược, hoa đồng tiền, hoa hồng, cả hoa lay-ơn nữa. Ngày Phụ nữ quốc tế, em hái hoa tặng mẹ và chị em 
Hướng dẫn tự học
Gv gợi ý : Hs phân tích hiệu quả nghệ thuật dùng trong bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng
- Viết đoạn văn ghi lại kỉ niệm : vui, buồn, lo âu, mừng, .về bà
I. Tìm hiểu chung
1.Điệp ngữ và tác dụng của điệp ngữ
a. VD
Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ:
“ Cụccục tác cục ta”
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ.
Cháu chiến đấu hôm nay
Vì tình yêu tổ quốc 
Vì xóm làng thân thuộc 
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác 
ổ trứng hồng tuổi thơ
b. Ghi nhớ (sgk)
2. Các dạng điệp ngữ
a. Điệp ngữ cách quãng
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ
b. Điệp ngữ nối tiếp 
Anh đã tìm em rất lâu, rất lâu
Khăn xanh, khăn xanh phơi đầy lán sớm
Thương em, thương em..biết mấy
c. Điệp ngữ chuyển tiếp (điệp ngữ vòng)
Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một màu
Ghi nhớ (sgk)
II. Luyện tập
Bài 1. Các điệp ngữ:
a/ Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn tám mươi năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do ! Dân tộc đó phải được độc lập !
-> Điệp ngữ  dân tộc, phải được (Muốn nhấn mạnh ý chí gang thép giành độc lập tự do cho dân tộc Việt Nam)
b/ Người ta đi cấy lấy công,
...Trời êm, biển lặng mới yên tấm lòng.
=> Điệp ngữ : trông, nhấn mạnh ước mơ, lòng mong mỏi của người nông dân
Bài 2 : 
 Vậy mà giờ đây, anh em tôi phải sắp xa nhau. Có thể sẽ xa nhau mãi mãi. Lạy trời đây chỉ là một giấc mơ. Một giấc mơ thôi.
=> Điệp ngữ cách quãng và chuyển tiếp
Bài 3: Việc lặp lại từ ngữ không có tác dụng
Phía sau nhà em có một mảnh vườn. Mảnh vườn ở phía sau nhà em, em trồng rất nhiều loài hoa. Em trồng hoa cúc. Em trồng hoa thược dược. Em trồng hoa đồng tiền. Em trồng hoa hồng. Em trồng cả hoa lay-ơn nữa. Ngày Phụ nữ quốc tế, em hái hoa sau vườn nhà em tặng mẹ em. Em hái hoa tặng chị em 
III. Hướng dẫn tự học
- Học thuộc lòng bài thơ
- Phân tích hiệu quả nghệ thuật của các điệp từ, điệp ngữ trong bài thơ
- Viết đoạn văn ngắn ghi lại một kỉ niệm về bà (bà nội hoặc ngoại)
- Chuẩn bị : Chơi chữ
E. Rút kinh nghiệm
.......................................................................................................................................................
...
 **********************
Tuần 14 Ngày soạn: 24/11/2012
Tiết 56 Ngày dạy: 27/11/2012
 Tiếng Việt : CHƠI CHỮ 
A. Mức độ cần đạt:
- Hiểu thế nào là phép chơi chữ và tác dụng của nó.
- Nắm được các lối chơi chữ
- Biết cách sử dụng phép chơi chữ vào thực tiễn nói và viết.
B. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ:
 1. Kiến thức: 
 - Khái niệm phép chơi chữ.
 - Các lối chơi chữ.
 - Tác dụng của phép chơi chữ.
2. Kỹ năng: 
 - Nhận biết phép chơi chữ.
 - Chỉ rõ cách nói chơi chữ trong văn bản.
3. Thái độ: Biết vận dụng các hình thức chơi chữ trong nói và viết.
C. Phương pháp: Phát vấn, phân tích ví dụ, thảo luận, tích hợp câu đố.
D. Tiến trình dạy học
 1. Ổn định lớp: Kiểm diện Hs 7A1: Sĩ số Vắng: (P:..; KP:..)
 7A2: Sĩ số Vắng: (P:..; KP:..)
 2. Kiểm tra bài cũ: 	
 - Thế nào là điệp ngữ? Có mấy dạng điệp ngữ? Chỉ ra các dạng ấy?
 - Xác định kiểu điệp ngữ được sử dụng trong bài ca dao sau và nêu tác dụng của nó:
Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương
Nhớ ai dãi nắng dầm sương
Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao.
 3.Bài mới: Gv đố Hs “ Trên trời rớt xuống mau co là cái gì?” Hs trả lời. Gv vào bài: Dân tộc nào, ngôn ngữ nào cũng có hiện tượng chơi chữ. Tuy nhiên ở mỗi ngôn ngữ khác nhau, hiện tượng chơi chữ được biểu hiện một cách khác nhau. Bài hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu về hiện tượng này.
Hoạt động của Gv và Hs
Nội dung bài dạy
Tìm hiểu chung
Gv treo bảng phụ ghi bài thơ trong sgk
Gv: Trong bài ca dao này từ ngữ nào được lặp lại nhiều?
Hs: Từ ’’lợi’’ được nhắc lại ba lần.
Gv: Theo em hiểu từ lợi 1 có ý nghĩa là gì và thuộc từ loại nào?
Gv: Lợi 2, và lợi 3 có nghĩa là gì và thuộc từ loại nào?
Gv:Em có nhận xét gì về nghĩa của các từ lợi?
Gv:Các từ loại ở đây thuộc từ loại nào mà các em vừa được học?
Gv: Sử dụng từ đồng âm trong bài ca dao này có tác dụng gì?
Hs: Để tạo ra sự hài hước dí dỏm nhằm mục đích châm biếm đả kích những người mê tín dị đoan và những người hành nghề bói toán.
Gv:Không chỉ có vậy mà từ lợi còn có tác dụng cuốn hút người đọc người nghe vào bài ca dao.
Gv: Em hiểu ‘’non ‘’ở đây có nghĩa là gì?
Gv:Em có nhận xét gì về cách sử dụng từ của tác giả?
Gv:Cách sử dụng từ ngữ như vậy có tác dụng gì?
Gv: Như vậy qua hai ví dụ ta vừa phân tích ta thấy người viết đã lợi dụng những đặc sắc về âm thanh (sử dụng từ đồng âm) và những đặc sắc về ngữ nghĩa (Từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa) để tạo ra sự đặc sắc, hóm hỉnh với người đọc. Người ta gọi đây là nghệ thuật chơi chữ.
Gv: Qua đây em hiểu thế nào là nghệ thuật chơi chữ?
Gv: Bạn nào hãy lấy cho cô một ví dụ có sử dụng nghệ thuật chơi chữ? 
Gv: Gv đưa ví dụ. Trong bài thơ này nhà thơ Tú Mỡ đã nói đến đối tượng nào? Nava.
Gv: Nava được nói tới như thế nào?
Gv: Em hiểu ranh tiếng như thế nào?
Gv: Một vị toàn quyền ở Đông Dương như Nava đúng ra phải dùng từ nào để nói với phù hợp? Danh tướng.
Gv: Vậy danh tướng có nghĩa là gì?
Gv: Tác giả lại gọi Nava là ranh tướng?
- Vì phù hợp với bản chất và mục đích xâm lược của thực dân Pháp và ý đồ của Nava để đả kích lên án hành động xâm lược của chúng.
Gv: Cách nói những từ ngữ có âm thanh gần giống nhau nhưng nghĩa lại khác nhau người ta gọi đây là cách nói trái âm. Cách nói này thường nhằm một dụng ý nhất định. Nói như vậy người ta gọi là chơi chữ.
Gv: Như vậy có nối chơi chữ nào nữa?
Gv: Đưa ví dụ: Mênh mông muôn mẫu một màu mưa
 Mỏi mắt miên man mãi mịt mờ.
Gv: Các em thấy các tiếng trong hai câu thơ này có gì đặc biệt?
Gv: Đây có phải là biện pháp điệp từ không? Tại sao?
Đây không phải là biện pháp điệp từ vì không lặp lại cả tiếng của từ đó mà chỉ lặp lại phụ âm đầu. Sự lặp lại chỉ có tác dụng tạo ra một số từ láy như: mênh mông, miên man, mịt mờ.
Gv:Cách nói này có tác dụng gì?
Gv: Cách nói như vậy người ta gọi là nối nói điệp âm. Đây cũng là cách chơi chữ.
 Gv: Trong bài ca dao này có những hình ảnh của sự vật nào được nhắc đến?
 Cối đá - Cá đối. Mèo cái – mái kèo.
Gv: Hãy nhận xét các bộ phận âm thanh của các tiếng này?
Hs: Các tiếng này đổi trật tự phần âm, và vần giữa các tiếng cho nhau.
Gv:Nghệ thuật đặc sắc ở hai câu thơ này là gì?
Đây là bài ca dao nằm trong chùm bài ca dao than thân trách phận. Bài ca dao là lời thở than của người con gái bị người yêu phụ duyên vì một lý do gia đình nghèo, bố mẹ không có của hồi môn.
Cá đối là cách nói lái của cối đá.
Mèo cái là cách nói lái của mái kèo.
Cách nói như vậy tạo ra sự dí dỏm hài hước của bài ca dao, thực ra đây là một lời than thân trách phận.
Gv:Vậy ta còn cách chơi chữ nào nữa?
Gv: Chúng ta vừa tìm hiểu mấy cách chơi chữ?
Gv: Qua các ví dụ ta vừa phân tích em thấy chơi chữ thường được sử dụng trong trường hợp nào?
Gv: Vậy có những cách chơi chữ nào?
Gv:Quay trở lại ví dụ 1 và cho cô giáo biết tác giả đã sử dụng nghệ thuật chơi chữ bằng cách nào?
Luyện tập
Bài 1
Gv: Bài tập này yêu cầu chúng ta điều gì?
Tìm từ ngữ có tác dụng chơi chữ.
Bài 2
Gv: Muốn làm được yêu cầu của bài tập này em phải dựa vào đâu? HS dùng kĩ thuật khăn phủ bàn
Phải dựa vào các lối chơi chữ mà ta đã học.
Bài 3: Gv sưu tầm mẫu, Hs về nhà sưu tầm.
Hướng dẫn tự học
Gv gợi ý : Còn trời còn nước còn non. Còn cô bán rượu anh còn say sưa -> dùng lối chơi chữ là từ nhiều nghĩa (say sưa : yêu thích cái đẹp, cảnh đẹp trời, non, nước ; say mê sắc đẹp của cô gái
- Chuẩn bị bài “Chuẩn mực sử dụng từ” Đọc bài, tìm hiểu các chuẩn mực chính tả, tính chất ngữ pháp của từ.
I . Tìm hiểu chung
1. Thế nào chơi chữ ?
* VD : Bà già đi chợ cầu Đông.
Xem một quẻ bói lấy chồng lợi chăng?
Thầy bói gieo quẻ nói rằng
Lợi thì có lợi nhưng răng không còn
- Lợi 1: có nghĩa là có ích: thuộc từ loại tính từ
- Lợi 2,3 là một bộ phận của răng miệng thuộc từ loại danh từ.
- Nghĩa của các từ loại hoàn toàn khác nhau.
=> Đây là hiện tượng đồng âm khác nghĩa.
VD2: Tiếng già nhưng núi vẫn non.
- Non có nghĩa: có nghĩa là núi và non có nghĩa trái với già.
- Trong một câu thơ mà tác giả Nguyễn Khuyến đã sử dụng từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa
- Tạo ra sự hóm hỉnh trong thơ của Nguyễn Khuyến. Tạo ra sự hấp dẫn thích thú với người đọc.
*Kết luận.(sgk)
2.Các lối chơi chữ .
a. Dùng từ đồng âm:
b. Dùng lối nói gần âm hay trại âm
- Nava: Ranh tướng Pháp, Tiếng tăm nồng nặc ở Đông Dương.
-> Chỉ tính khôn ngoan xảo quyệt của con người.Chỉ phẩm chất đạo đức xấu.
- Danh tướng: một vị tướng tài ba, được nhân dân yêu qúy và được nhiều người biết đến.
c. Dùng cách điệp âm.
VD : Mênh mông muôn mẫu một màu mưa. Mỏi mắt miên man mãi mịt mờ.
-> Các tiếng đều có phụ âm đầu là M.
Tạo ra sự hấp dẫn thú vị của câu thơ đây là phong cách độc đáo của nhà thơ Tú Mỡ.
d. Dùng lối nói lái: 
Con cá đối bỏ trong cối đá.
Con mèo cái nằm trên mái kèo.
Nghệ thuật đối: vật đối với vật.
Mèo cái -> mái kèo
Cối đá-> cá đối
e.Dùng từ đồng nghĩa và trái nghĩa, từ gần nghĩa
VD : “Đi tu phật bắt ăn chay.
 Thịt chó ăn được thịt cầy thì không”.
-> Dùng từ đồng nghĩa để châm biếm các nhà sư hổ mang đang lấp mình trong các mái chùa xưa và nay, những con người có lương tâm giả dối.
VD : “Nửa đêm, giờ tý, canh ba.
 Vợ tôi, con gái, đàn bà, nữ nhi.”
-> Dùng từ đồng nghĩa, từ gần nghĩa để chơi chữ.
VD:Ngọt thơm sau lớp vỏ gai
Quả ngon lớn mãi cho ai đẹp lòng
Mời cô mời bác ăn cùng
Sầu riêng mà hóa vui chung trăm nhà.
-> Dùng từ trái nghĩa: sầu – vui, riêng - chung
=> Chơi chữ thường được dùng nhiều trong cuộc sống, văn thơ, đặc biệt là thơ trào phúng, câu đối, câu đố.
II. Luyện tập:
Bài tập 1:
 Rắn, hổ lửa, mai gầm, ráo, hổ mang
-> Chỉ tên các loại rắn 
Bài tập 2:
- Thịt, mỡ ,dò, chả
 - Nứa, tre, trúc 
Bài tập 3
 Trăng bao nhiêu tuổi trăng già
Núi bao nhiêu tuổi gọi là nui non.
III.Hướng dẫn tự học
- Sưu tầm các câu ca dao có sử dụng chơi chữ và phân tích tác dụng của chúng. Học và nắm nội dung, kiến thức bài học
- Bài mới : Soạn bài « Chuẩn mực sử dụng từ »
E. Rút kinh nghiệm:
.......................................................................................................................................................
...

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 14 ngu van 7.doc