Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 57: Một thứ quà của lúa non: Cốm

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 57: Một thứ quà của lúa non: Cốm

MỤC TIÊU.

- Có hiểu biết bước đầu về thể văn tùy bút

- Cảm nhận được phong vị đặc sắc, nét đẹp văn hóa trong một thứ quà độc đáo và giản dị qua lối viết tùy bút tài hoa, độc đáo của nhà văn Thạch Lam.

II. KIẾN THỨC CHUẨN.

 1.Kiến thức

- Sơ giản về tác giả Thạch Lam.

- Phong vị đặc sắc, nét đẹp văn hóa truyền thống của Hà Nội trong món quà độc đáo, giản dị: cốm.

- Cảm nhận tinh tế, cảm xúc nhẹ nhàng, lời văn duyên dáng, thanh nhã, giàu sức biểu cảm của nhà văn Thạch Lam trong văn bản.

 

doc 13 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1117Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 57: Một thứ quà của lúa non: Cốm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUAÀN 15
57. MOÄT THÖÙ QUAØ CUÛA LUÙA NON: COÁM
58. TRAÛ BAØI TAÄP LAØM VAÊN SOÁ 3
59. CHÔI CHÖÕ
60. LAØM THÔ LUÏC BAÙT
TIẾT 57 Ngày soạn: 9/11/2010
 VH Ngày dạy:15/11->20/11/2010
MỘT THỨ QUÀ CỦA LÚA NON: CỐM
Thạch Lam(1910-1942)
I. MỤC TIÊU.
- Có hiểu biết bước đầu về thể văn tùy bút
- Cảm nhận được phong vị đặc sắc, nét đẹp văn hóa trong một thứ quà độc đáo và giản dị qua lối viết tùy bút tài hoa, độc đáo của nhà văn Thạch Lam.
II. KIẾN THỨC CHUẨN.
 1.Kiến thức
- Sơ giản về tác giả Thạch Lam.
- Phong vị đặc sắc, nét đẹp văn hóa truyền thống của Hà Nội trong món quà độc đáo, giản dị: cốm.
- Cảm nhận tinh tế, cảm xúc nhẹ nhàng, lời văn duyên dáng, thanh nhã, giàu sức biểu cảm của nhà văn Thạch Lam trong văn bản.
 2. Kĩ năng
- Đọc- hiểu văn bản tùy bút có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm.
- Sử dụng các yếu tố biểu cảm gới thiệu một sản vật của quê hương.
III. HƯỚNG DẪN - THỰC HIỆN
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
Hoạt động 1: Khởi động
 1. Ổn định lớp
 2. Kiểm tra bi cũ: 
 a. Đọc thuộc lòng hai khổ thơ cuối của bài thơ “Tiếng gà trưa”
 b. Trình bày đặc sắc nội dung và nghệ thuật bài thơ.
 3. Giới thiệu bi mới: VN là 1 đất nước văn hiến.Văn hoá truyền thống VN thể hiện ngay ở những thứ quà bánh giản dị mà đặc sắc, độc đáo của từng vùng, miền. Nếu Nam Bộ có bánh tét, hủ tíu thì Huế có bún bò, giò heo, cơm hến vá các loại chè, Nghệ Tĩnh có kẹo cu đơNói đến quà bánh Hà Nội cổ truyền thì không hể quên được món phở, bún ốc và đặc biệt thanh nhã như cốm Vòng. 
-HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
-HS lắng nghe
Hoạt động 2: Đọc- hiểu văn bản
*Tác giả, tác phẩm: 
-Yêu cầu HS đọc to chú thích (*).
- Gọi HS nêu những hiểu biết về tác giả, tác phẩm thông qua chú thích và phần chuẩn bị ở nhà.
- Kiểm tra các chú thích từ (1)-> (7), bằng phương pháp vấn đáp.
- tùy bút: Là thể văn gần với bút kí và kí sự ở các yếu tố miêu tả, ghi chép những hình ảnh, sự việc. Nhưng tuỳ bút thiên về biểu cảm, chú trọng thể hiện cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ của tác giả
* Bố cục: 
- GV hướng dẫn đọc. Đọc chậm giọng mượt mà, tình cảm thể hiện chất trữ tình sâu lắng mà tinh tế.
-Lưu ý Hs khi đọc bạn đọc cần chú ý xem bài văn có mấy đoạn ? Mỗi đoạn có nội dung chính như thế nào
-Gọi 3 HS lần lượt đọc văn bản.
-Yêu cầu HS nêu bố cục. 
-> Kết luận:
+ Đoạn 1: Từ đầu đến “chiếc thuyền rồng” : Hương thơm của lúa non gợi nhớ đến cốm. Hạt cốm được hình thành từ sự tinh tuý của thiên nhiên và sự khéo léo của con người.
+ Đoạn 2: Từ “Cốm là thức quà” đến “kín đáo và nhũ nhặn”: giá trị của cốm.
+ Đoạn 3: Phần còn lại: Bàn về sự thưởng thức cốm. Ý nghĩa sâu xa trong việc hưởng thụ một thứ sản phẩm của thiên nhiên, trời đất, của con người. Lời đề nghị của tác giả với người mua và thưởng thức cốm.
-HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
-HS lắng nghe
-HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
-HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
-HS lắng nghe
I. Tìm hiểu chung
1.Tác giả: 
- Tên thật: Nguyễn Tường Vinh sau đổi thành Nguyễn Tường Lân.
- Quê quán: Hà Nội
- Là nhà văn nổi tiếng, sở trường viết truyện ngắn, bút ký 
- Là cây bút tinh tế nhạy cảm với con người, cuộc sống.
 2.Tác phẩm
- Rút từ tậptùy bút “Hà Nội băm sáu phố phường” (1943).
- Thể tuỳ bút
- Bố cục: 3 phần
Hoạt động 3: Phân tích
* Hướng dẫn Học sinh tìm hiểu sự hình thành của hạt cốm
-Cho HS đọc đoạn 1.
(?) Tác giả mở đầu bài viết về cốm bằng những hình ảnh và chi tiết nào?
=> Chốt::Hương thơm của lá sen trong làn gió mùa hạ lướt qua vừng sen trên mặt hồ ® gợi nhắc đến hương vị của cốm, thứ quà đặc biệt từ lúa non.
(?) Em có nhận xét gì về cách dẫn nhập vào bài tuỳ bút của tác giả?( Cách dẫn nhập rất tự nhiên, gợi cảm.)
(?) Trong đoạn văn này, tác giả đã huy động những giác quan nào là chủ yếu để cảm nhận về đối tượng?
=> Kết luận: Tác giả dùng nhiều giác quan. Đặc biệt là khứu giác để cảm nhận hương thơm thanh khiết của lá sen và lúa non.
 (?) Em hãy tìm những từ ngữ đặc biệt là tính từ miêu tả tinh tế hương thơm và cảm giác ở đoạn này? 
- Lướt qua, thấm nhuần, thanh nhã, tinh khiết, thơm mát, trắng thơm, phảng phát, trong sạch
(?) Em có nhận xét gì về cách dùng từ ngữ của tác giả và âm điệu của đoạn văn?
® Miêu tả thấm đậm cảm xúc của tác giả, từ ngữ chọn lọc tinh tế, câu văn có nhịp điệu gần như 1 đoạn văn xuôi.
-Dẫn dắt: Nhưng để có hạt cốm còn cần đến công sức, sự khéo léo của con người. Vì vậy, tiếp liền sau đoạn mở đầu, tác giả nói đến nghề làm cốm nổi tiếng nhất là ở làng Vòng.
-Cho HS đọc đoạn 2.
(?) Nhà văn có đi sâu vào tả cách thức, kĩ thuật làm cốm hay không? 
(?) Chủ yếu ông dừng lại quan sát và miêu tả cái gì? Vì sao?
=> Kết luận: 
 +Không tả tỉ mĩ kỉ thuật làm cốm mà chỉ cho biết đó là cả 1 nghệ thuật “với 1 loạt cách chế biến, những cách thức làm, truyền từ đời này sang đời khác, một sự trân trọng và khe khắt, giữ gìn”
 +Tác giả tập trung vào hình ảnh những cô gái hàng cốm với dấu hiệu đặc biệt là những chiếc đòn cong vút
-HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
-HS lắng nghe
-HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
-HS lắng nghe
-HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
-HS lắng nghe
-HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
-HS lắng nghe
-HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
-HS lắng nghe
 II. Phân tích
1. Nội dung
a. Sự hình thành của hạt cốm: 
 - Cốm- sản vật tự nhiên của đất trời, thứ quà đặc biệt của lúa non và sự khéo léo của con người 
 - Cốm, gắn liền với kinh nghiệm quý về quy trình, cách thức làm cốm được truyền từ đời này sáng đời khác.
* Hướng dẫn HS tìm hiểu giá trị đặc sắc của cốm
-Cho HS đọc đoạn 3.
(?) Nêu ý chính của đoạn này? (Chỉ bằng 1 câu, tác giả đã khái quát những giá trị đặc sắc chứa đựng trong hạt cốm rất bìng dị, khiêm nhường. Hãy tìm câu đó?)
(?) Tác giả đã nhận xét và bình luận ntn về tục lệ dùng hồng, cốm quà đồ sêu tết của nhân dân ta?
=> Chốt: Việc dùng cốm làm lể vật sêu tết thật thích hợp và có ý vị sâu xa bởi cốm là thức dâng của trời đất , mang trong nó hương vị vừa thanh nhã, vừa đậm đà của đồng quê nội cỏ. Nó thích hợp với việc nghi lễ của 1 xứ sở nông nghiệp lúa nước như nước ta. Thứ lễ vật ấy cùng với hồng lại càng hoà hợp , tốt đôi, biểu trưng cho sự gắn bó, hài hoà trong tình yêu đôi lứa.(lưu ý HS cốm chủ yếu thường chỉ có ở miền Bắc)
*(?) Em có đồng tình với lời nhận xét và bình luận này không?
(?) Sự hoà hợp, tương xứng của 2 thứ ấy được phân tích trên những phương diện nào?
=> Kết luận: Từ 2 phương diện:
+ Màu sắc: Tác giả chú ý so sánh màu sắc của hồng và cốm với màu ngọc thạch và ngọc lựu già làm cho 2 thứ sản vật ấy càng trở nên cao quý.
+Hương vị: Một thứ thanh đạm, một ngọt sắc, 2 vị nâng đỡ nhau.
 (?) Ở cuối đoạn 2, nhân nói về tập tục tốt đẹp của dân tộc, tác giả còn thể hiện quan điểm gì của mình?
=> Chốt: bình luận, phê phán thói chuộng ngoại, bắt chước người ngoài. Những kẻ mới giàu có vô học không biết thưỏng thức và trân trọng những sản vật cao quý, kín đáo và nhũn nhặn của truyền thống dân tộc.
-HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
-HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
-HS lắng nghe
-HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
-HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
-HS lắng nghe 
-HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
-HS lắng nghe
b. Giá trị đặc sắc của cốm:
Cốm bình dị, khiêm nhường, một sản phẩm chứa đựng giá trị văn hoá gắn liền với phong tục của dân tộc.
* Hướng dẫn HS tìm hiểu về sự thưởng thức cốm
-Cho HS đọc đoạn cuối.
(?) Cho biết nội dung đoạn cuối?
(?) Sự tinh tế và thái độ trân trọng của tác giả trong việc thưởng thức1 món quà bình dị đã được thể hiện ntn?
-Bình giảng:Cốm là 1 thứ quà bình dị, chẳng có gì cầu kì, tưởng chừng như không cần phải bàn về việc ăn cốm. Ấy thế mà tác giả đã có 1 cái nhìn thấu đáo và 1 thái độ văn hoá khi nói về sự thướng thức một món ăn bình dị như cốm.
(?) Trước khi đưa ra lời đề nghị với những người mua, tác giả đã đưa ra 1 hình ảnh cho chúng ta thấy được sự hoà quyện của thiên nhiên hết sức tinh tế, đẹp đẽ, bay bổng. Theo em đó là hình ảnh nào?( Hình ảnh: “ Chúng ta nói rằng trời sinh ra lá sen chút bụi nào” )
Diễn giảng: Quả thật ông có sự quan sát và nhận xét tinh tế, nhạy cảm, tỉ mĩ, kỉ lưỡng.
(?) Và bài tuỳ bút được kết thúc bằng lời đề nghị những người mua cốm, em có suy nghĩ gì về lời đề nghị này?
=> Chốt: Ngoài vấn đề phải biết nâng niu, trân trọng những giá trị được két tinh ở cốm cái chính mà tác giả nói tới là cái nhìn văn hoá với việc ẩm thực .
-HS thảo luận số lượng theo bàn( thời gian 5 phút cho 2 vấn đề)
(?) Từ đoạn này, em có suy nghĩ gì về văn hoá và ẩm thực, về những đặc điểm của nghệ thuật ẩm thực của dân tộc ?
=> Kết luận: Truyền thống văn hoá ẩm thực của người VN rất phong phú, đa dạng, độc đáo, không chỉ ở những thức ăn, bánh trái thay đổi theo mùa, theo tuần tiết trong năm mà còn quan trọng ở cách ăn uống, cách thưởng thức sao cho sành điệu.
(?) Em có cảm nhận ntn về nhận xét của tác giả: “ Cốm là thức ăn riêng biệtAn Nam” ?
=> Kết luận: Chỉ có đất nước ta mới có thứ quà đặc biệt này.
+ Đây là thức ăn được kết tinh từ hạt ngọc do trời ban tặng. Nó là sản phẩm do chính bàn tay những người nông dân VN, có mặt khắp làng quê VN ( đặc biệt là ở miền Bắc).
-HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
-HS lắng nghe
-HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
-HS lắng nghe
-HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
-HS lắng nghe
-HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
-HS lắng nghe
-HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
-HS lắng nghe
c. Söï thöôûng thöùc coám:
Ngoaøi vieäc naâng niu, traân troïng giaù trò ñöôïc keát tinh ôû coám caùi chính laø caùi nhìn vaên hoaù vôùi vieäc aåm thöïc.
- Qua tìm hiểu văn bản, em có cảm nhận như thế nào về lời văn của tác giả ? 
- Cách chọn lọc chi tiết có gì đặc biệt ?
- Kết hợp tả xen kể chậm rãi, ngẫm nghĩ có tác dụng gì trong bài văn ?
HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
2. Nghệ thuật
- Lời văn trang trọng , tinh tế đầy cảm xúc, giàu chất thơ.
- Chọn lọc chi tiết gợi nhiều liên tưởng, kỉ niệm.
- Sáng tạo trong lời văn xen kể và tả chậm rãi, ngẫm nghĩ, mang nặng tính chất tâm tình, nhắc nhở nhẹ nhàng.
- Bài văn đã thể hiện được tài năng gì của tác giả ?
- Qua bài văn, em có nhận định gì về cốm ?
- Bằng ngòi bút nhạy cảm và tinh tế tác giả đã vẽ nên được giá trị đặc sắc của cốm như thế nào ?
-HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
-HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
-HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
3. Ý nghĩa:
- Bài văn là sự thể hiện thành công những cảm giác lắng đọng, tinh tế mà sâu sắc của Thạch Lam về văn hóa và lối sống của người Hà Nội.
- “Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức  ...  c. Trả bài: Điệp ngữ.
TIẾT 59 Ngày soạn: 9/11/2010
 TV Ngày dạy:15/11->20/11/2010
CHƠI CHỮ
I. MỤC TIÊU.
- Hiểu thế nào là phép chơi chữ và tác dụng của chơi chữ.
- Nắm được các lỗi chơi chữ.
- Biết cách vận dụng phép chơi chữ vào thực tiễn nói và viết.
II. KIẾN THỨC CHUẨN.
 1.Kiến thức
- Khái niệm chơi chữ.
- Các lối chơi chữ.
- Tác dụng của phép chơi chữ
 2. Kĩ năng
- Nhận biết phép chơi chữ.
- Chỉ rõ cách nói chơi chữ trong văn bản.
III. HƯỚNG DẪN - THỰC HIỆN
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
Hoạt động 1: Khởi động
 1. Ổn định lớp
 2. Kiểm tra bi cũ: 
-Điệp ngữ là gì ? 
-Có những dạng điệp ngữ nào? Cho ví dụ ?
 3. Giới thiệu bi mới: Trong cuộc sống, đôi lúc để tăng sắc thái dí dỏm, hài hước hoặc để tăng thêm phần hấp dẫn, thú vị người ta dùng lối chơi chữ. Vậy, chơi chữ không phải là công việc của văn chương mà còn mang lại điều thú vị trong cuộc sống hằng ngày. Như vậy chơi chữ là gì? Để giúp các em hiểu thế nào là chơi chữ và cách vận dụng nó trong đời sống, chúng ta cùng nhau tìm hiểu phép Chơi chữ.
-HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
-HS lắng nghe
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
*Tìm hiểu thế nào là chơi chữ.
* Gv treo bảng phụ có bài ca dao đã chuẩn bị.
? Em có nhận xét gì về nghĩa của từ” lợi” trong bài ca dao?
- Nghĩa lơi1 + nghĩa lợi2,3
? Sử dụng từ lợi trong câu cuối bài ca dao dựa vào hiện tượng gì? Tác dụng? ( Đả kích, châm biến tạo sự hài hước, dí dỏm)
? Việc sử dụng từ ngữ như vậy gọi là chơi chữ. Em hiểu thế nào là chơi chữ?
=> Kết luận: Chơi chữ là lợi lợi dụng đặc sắc về âm, nghĩa, tạo sắc thái dí dỏm, hài hước, làm câu văn hấp dẫn và thú vị
- Học sinh đọc ghi nhớ. 
* Treo bảng phụ đưa thêm VD giúp HS hiểu rõ hơn phần ghi nhớ:
 - “ Trùng trục như con bò thui
 Chín mắt, chín mũi, chín đuôi, chín đầu” 
(?) Câu này chơi chữ chỗ nào? Dựa trên hiện tượng gì?
=>Chốt:Chín, không phải con số 9 mà là thui chín® Đồng âm.
-HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
-HS lắng nghe
-HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
-HS lắng nghe
-HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
-HS lắng nghe
I. Thế nào là chơi chữ
 1. Tìm hiểu bài
Nghĩa của các từ lợi trong bài ca dao:
+ Lợi1: lợi ích
+Lợi2,3: nứu răng
 -> Dựa vào hiện tượng đồng âm.
 ->Tạo sự dí dỏm, hài hước để châm biến nhẹ nhàng.
 2. Ghi nhớ: Chơi chữ là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước, làm câu văn hấp dẫn và thú vị.
Hướng dẫn HS tìm hiểu các lối chơi chữ
?.Ngoài lối chơi chữ ở mục I, còn nhiều lối chơi chữ khác, em hãy chỉ rõ các lối chơi chữ trong bài tập 1 SGK.
GV treo bảng phụ(có các câu thơ và bài ca dao, đã chuẩn bị), học sinh theo dõi
-Yêu cầu HS thực hiện,GV nhận xét, kết luận.
GV giải thích: Trại: nói chệch đi đi một chút một cách có ý thức
? Qua các bài tập trên em hãy cho biết về cơ bản có những lối chơi chữ nào?
=>Kết luận có 5 lối chơi chữ:
(1).“ ranh tướng”® danh tướng Þ Dùng lối trại âm (gần âm) để giễu cợt Na Va.
(2)Điệp âm.
(3)Nói lái: cá đối-cối đá
(4)Trái nghĩa:
 Sầu riêng >< vui chung
? Chơi chữ thường được sử dụng trong những trường hợp nào?
=> Chốt như ghi nhớ.
- Học sinh đọc ghi nhớ.
- Lưu ý: Chơi chữ phải phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp, tránh lối chơi chữ với dụng ý xấu, đùa giỡn 1 cách vô ý thức, thiếu văn hoá.
? Tìm một số ví dụ về các lối chơi chữ trên?
 (Học sinh thảo luận theo bàn (2 phút)->ghi nhanh. Nhóm được nhiều nhất sẽ được khen thưởng.)
VD:
- Khi đi cưa ngọn khi về cũng cưa ngọn.
- Trên trời có quả tái bung.
-Chín mắt, chín mũi, chín đuôi, chín đầu.
- Chuồng gà kê sát chuồng vịt.(đồng nghĩa)
- Con ruồi đậu trên mâm xôi đậu.
- Đầu bò không phải đầu bò mà lại đầu bò.
- Rừng sâu mưa lâm thâm (dùng yếu tố Hán Việt và thuần Việt có ý nghĩa tương đương).
-HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
-HS lắng nghe
-HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
-HS lắng nghe
-HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
-HS lắng nghe
-HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
-HS lắng nghe
II. Các lối chơi chữ
1. Tìm hiểu bài
Các lối chơi chữ
(1) Dùng lối nói trại âm( gần âm).
(2) Dùng cách điệp âm.
(3) Dùng lối nói lái.
(4) Dùng từ trái nghĩa.
2. Ghi nhớ: 
*Các lối chơi chữ thường gặp
- Dùng từ ngữ đồng âm;
- Dùng lối nói trại âm( gần âm);
- Dùng cách điệp âm;
- Dùng lối nói lái;
- Dùng từ trái nghĩa, dồng nghĩa, gần nghĩa.
* Chơi chữ được sử dụng trong cuộc sống thường ngày, trong văn thơ, đặc biệt là trong thơ văn trào phúng, trong câu đối, câu đố.
Hoạt động 3: Luyện tập
- Học sinh đọc, xác định yêu cầu, làm bài 1
- Gợi ý: Tác giả dùng những từ ngữ nào để chơi chữ
- Gv hướng dẫn, bổ sung
( liu điu: rắn có nọc độc ở hàm trên,, phía sau có răng nhỏ, đẻ con, sống ở ao hồ, ăn ếch , nhái); hổ trâu: rắn hổ mang chúa, da màu đen (hổ chúa)
- Học sinh đọc bài tập 2, xác định yêu cầu, làm bài -> nhận xét.
- GV gợi ý:
+Câu 1: Tìm những từ có nghĩa gần gũi với “thịt”
+Câu 2: Tìm những từ gần nghĩa với từ “nứa”
-HS đọc và xác định yêu cầu bài tập 4.
- Gợi ý: Nhận xét về lối chơi chữ trong bài thơ.
Nghĩa bóng của thành ngữ Hán Việt “ Khổ tận cam lai”: hết khổ sở đến lúc sung sướng( khổ: đắng; tận: hết; cam: ngọt; lai: đến)
-HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
-HS lắng nghe
-HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
-HS lắng nghe
-HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
III.Luyện tập
 Bài tập 1: Đọc bài thơ, cho biết tác giả dùng từ ngữ nào để chơi chữ. 
liu điu, Rắn, hổ lửa, ráo,lằn,hổ mang, trâu, lỗ.
-> những từ ngữ chỉ họ hàng nhà rắn
 Bài tập 2: Tiếng nào chỉ sự vật gần gũi nhau, đó có phải là hiện tượng chơi chữ không
- Thịt, mỡ,giò,nem, chả
-Nứa, tre, trúc, hóp
-> là hiện tượng chơi chữ
 Bài tập 3: Đã thực hiện ở phần bài học 
Bài tập 4: Bác Hồ dùng lối chơi chữ : hiện tượng đồng âm
Cam (quả cam) –cam ( cam lai)
HoạT động 4: Củng cố- Dặn dò
1. Củng cố: Thực hiện ở hoạt động 3
2. Hướng dẫn tự học:
 a. Bài vừa học: Nắm thế nào là chơi chữ, các lối chơi chữ và làm bài tập 3.
 b. Soạn bài:Làm thơ lục bát(SGK/155)
 -Tìm hiểu về luật thơ lục bát
 -Xem trước phần luyện tập.
Chuẩn mực sử dụng từ (166/SGK)
-Xem các nội dung ở các mục (I)-> (V)
-Trả lời các câu hỏi gợi ý cho mỗi câu.
 c. Trả bài: Kiểm tra tập soạn
HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
TIẾT 60 Ngày soạn: 9/11/2010
 TLV Ngày dạy:15/11->20/11/2010
LÀM THƠ LỤC BÁT
I. MỤC TIÊU.
- Biết nhận diện, phân tích vấn, luật bằng trắc, nhịp thơ lục bát.
- Tập viết được những câu, đoạn, bài thơ lục bát ngắn đúng luật, có cảm xúc.
II. KIẾN THỨC CHUẨN.
 1.Kiến thức
Sơ giản về vần, nhịp, luật bằng trắc của thơ lúc bát
 2. Kĩ năng
Nhận diễn, phân tích, tập viết thơ lụt bát.
III. HƯỚNG DẪN - THỰC HIỆN
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
Hoạt động 1: Khởi động
 1. Ổn định lớp
 2. Kiểm tra bi cũ: Kiểm trả vở bài soạn
 3. Giới thiệu bi mới: Lục bát là thể thơ độc đáo của dân tộc VN. Đó cũng là thể thơ rất thông dụng trong văn chương và trong đời sống, Song trong thực tế nhiều em không nắm được thể thơ này. Khi cần làm thì làm sai hoặc người khác làm sai cũng không nhận ra. Vì vậy, tập làm thơ lục bát là 1 yêu cầu chính đáng. Tiết học hôm nay cô sẽ giúp các em tìm hiểu và làm thành thạo thể thơ này.
-HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
-HS lắng nghe
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Hướng dẫn HS tìm hiểu luật thơ lục bát.
*GV treo bảng phụ có bài ca dao(SGK/155)
-Goi học sinh đọc bài ca dao (SGK 155)
? Cặp câu thơ lục bát mỗi câu có mấy tiếng?
=>Chốt: Câu 6 tiếng, 1 câu 8 tiếng -> hai câu tạo thành cặp
? Nhận xét gì về cách gieo vần trong từng cặp
? Kẻ sơ đồ vào vở và ghi ký hiệu B,T,V với mỗi tiếng trong bài ca dao?
? Nêu nhận xét về luật thơ lục bát về số câu, số tiếng trong mỗi câu, số vần, vị trí vần?
Học sinh đọc ghi nhớ
-HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
-HS lắng nghe
-HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
-Hs ghi ghi nhớ
I. Luật thơ lục bát
 1. Tìm hiểu bài ca dao.
- Trong một cặp: một câu 6 tiếng
 một câu 8 tiếng
- Tiếng 6 câu 6 vần tiếng 6 câu 8 cùng vần bằng.
-Trong câu 8 tiếng thứ 6 là thanh ngang thì tiếng 8 là thanh huyền và ngược lại.
Tiếng
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
6
-
B
-
T
-
BV
8
-
B
-
T
-
BV
-
BV
 2. Ghi nhớ
- Lục bát là thể thơ độc đáo của văn học Việt Nam
- Luật thơ lục bát thể hiện tập trung ở khổ thơ lục bát gồm một câu sáu tiếng và một câu tám tiếng sắp xếp theo mô hình sau đây( B: bằng; T: trắc; V: vần; chưa tính đến các dạng biến thể và ngoại lệ
Tiếng
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
6
-
B
-
T
-
BV
8
-
B
-
T
-
BV
-
BV
 Các tiếng ở vị trí 1,3,5,7 không bắt buộc theo luật bằng trắc- trong bảng đánh dấu(-). Tiếng thứ hai thường là thanh bằng. Tiếng thứ tư thường là thanh trắc( nhưng có khi ngoại lệ tiếng thư hai là thanh trắc thì tiếng thứ tư sẽ đỗi thành thanh bằng). Trong câu 8, nếu tiếng thứ sáu là thanh ngang( bổng) thì tiếng thứ tám phải là thanh huyền( trầm). Ngược lại cũng vậy.
Hoạt động 3: Luyện tập
1. GV treo bảng phụ bài tập, nêu yêu cầu, Cho HS điền.
(?) Cho biết vì sao em điền từ đó? ( về ý và về vần).
-Sửa chữa, đánh giá.
2.Treo bảng phụ, cho HS đọc.
(?) Các câu lục bát sai ở đâu và sửa lại cho đúng luật ?
-Gợi ý HS dựa vào luật thơ, thực hiện.
-Đánh giá, khẳng định.
3. Bài tập sáng tạo.
-Chia lớp thành 2 nhóm:
 +Nhóm A: ra câu lục
 +Nhóm B: ra câu bát
-Đánh giá, cho điểm mang tính khích lệ.
-HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
-HS lắng nghe
-HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
-HS lắng nghe
-HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
-HS lắng nghe
II.Luyện tập
 Bài tập 1:Điền từ vào chỗ trống để hoàn thành bài ca dao đúng luật
Em ơi đi học trường xa
Cố học cho giỏi như là mẹ mong
Anh ơi phấn đấu cho bền
Mỗi năm mỗi lớp mới nên thân người
Ngoài vườn ríu rít tiếng chim
Đừng để cha mẹ phải tìm chúng ta
 Bài tập 2: Cho biết các câu lục bát sau sai ở đâu và sửa lại cho đúng? 
Giải
Hai câu lục bát này gieo vần sai(loài –bóng; hành – lên)
+ Có thể sửa lại:
Vườn em có nhãn có hồng
Có cam có quýt có bòng có na
Thiếu nhi là tuổi học hành
Chúng em phấn đấu trở thành đoàn viên.
 Bài tập 3: 
VD: Lớp em là lớp bảy E
Phong trào học tập không hề thua ai
Trong lớp tích cực hăng say
Ở nhà hăng hái mỗi ngày tốt hơn.
Hoạt đỗng: củng cố- Dặn dò:
 1. Củng cố: Thực hiện ở hoạt động 2
 2. Hướng dẫn tự học:
 a. Bài vừa học: Nắm vững luật thơ lục bát.
 b. Soạn bài: Chuẩn mực sử dụng từ (166/SGK)
 -Xem các nội dung ở các mục (I)-> (V)
 -Trả lời các câu hỏi gợi ý cho mỗi câu.
 c. Trả bài : Chơi chữ
HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
Tập Ngãi, ngày 15 tháng 11 năm 2010
Tổ trưởng

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an chuan ngu van 7 nam hoc 2011 2012 tuan 15.doc