Đề 2 kiểm tra học kỳ II năm học: 2011- 2012 môn: Ngữ văn- khối 7 thời gian: 90 phút (không kể giao đề)

Đề 2 kiểm tra học kỳ II  năm học: 2011- 2012 môn: Ngữ văn- khối 7 thời gian: 90 phút (không kể giao đề)

Câu 1 (1.0 điểm):

Qua văn bản “Ý nghĩa văn chương”, tác giả Hoài Thanh muốn khẳng định điều gì?

Câu 2 (1.0 điểm):

 Cho biết nghệ thuật đặc sắc của truyện ngắn “Sống chết mặc bay”? Tại sao có thể nói truyện ngắn “Sống chết mặc bay” có giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo?

Câu 3 (1.0 điểm):

Thế nào là phép liệt kê? Đặt 2 câu có sử dụng phép liệt kê và chỉ ra kiểu liệt kê được sử dụng trong câu vừa đặt?

 

doc 5 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1047Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề 2 kiểm tra học kỳ II năm học: 2011- 2012 môn: Ngữ văn- khối 7 thời gian: 90 phút (không kể giao đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MA TRẬN ĐỀ THI HỌC KỲ II
MÔN: NGỮ VĂN 7
Nội dung
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
thấp
cao
Chủ đề 1:
Văn bản
Ý nghĩa văn chương
Sống chết mặc bay
- Nắm được ý nghĩa của tác phẩm
- Hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
Số câu: 1
Số điểm: 1
10%
Số câu: 1
Số điểm: 1
10%
Số câu: 2
Số điểm: 2
20%
Chủ đề 2:
Tiếng Việt
Phép liệt kê
Rút gọn câu
- Nhớ khái niệm phép liệt kê
- Nhớ điều cần chú ý khi rút gọn câu 
- Đặt hai câu trong đó có sử dụng kiểu câu đã học
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ: %
Số câu:1,5 
Số điểm: 1,5
15 %
Số câu:1/2 
Số điểm: 0,5
5 %
Số câu: 2 
Số điểm: 2
20%
Chủ đề 3:
Tập làm văn
Viết bài văn nghị luận giải thích.
Viết bài văn nghị luận giải thihcs một câu nói
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
Số câu:1
Số điểm: 6
60%
Số câu:1
Số điểm: 6
60%
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
Số câu:2.5
Số điểm:2.5
Tỉ lệ: 25 %
Số câu: 1
Số điểm: 1
Tỉ lệ : 10%
Số câu: 0.5
Số điểm: 0.5
Tỉ lệ : 05%
Số câu:1
Số điểm: 6
Tỉ lệ:60%
Số câu:5
Số điểm: 10
Tỉ lệ :100%
Phòng GD&ĐT Hòn Đất	Đề kiểm tra học kỳ II. Năm học: 2011- 2012
Trường THCS Bình giang	Môn: Ngữ Văn- Khối 7
Lớp:7/.	Thời gian: 90 phút (Không kể giao đề)
Họ và tên:.
Điểm
Lời nhận xét
Đề bài:
I. Phần Văn bản- Tiếng Việt (4.0 điểm):
Câu 1 (1.0 điểm): 
Qua văn bản “Ý nghĩa văn chương”, tác giả Hoài Thanh muốn khẳng định điều gì?
Câu 2 (1.0 điểm): 
	Cho biết nghệ thuật đặc sắc của truyện ngắn “Sống chết mặc bay”? Tại sao có thể nói truyện ngắn “Sống chết mặc bay” có giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo?
Câu 3 (1.0 điểm): 
Thế nào là phép liệt kê? Đặt 2 câu có sử dụng phép liệt kê và chỉ ra kiểu liệt kê được sử dụng trong câu vừa đặt?
Câu 4 (1.0 điểm): 
	Khi rút gọn câu cần chú ý điều gì?
II. Phần Làm văn (6.0 điểm):
Câu 5: (6 điểm):
Một nhà văn nói: “Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người”. Em hãy giải thích câu nói đó
Bài làm:
ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC KỲ II
MÔN: NGỮ VĂN 7
* Phần I: Văn bản- Tiếng Việt: (4.0 điểm):
Câu 1 (1.0 điểm):
Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là tìn cảm, là lòng vị tha
Văn chương là hình ảnh của sự sống muôn hình vạn trạng và sáng tạo ra sự sống, gây những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có.
Đời sống tinh thần của nhân loại nếu thiếu văn chương sẽ rất nghèo nàn
Câu 2 (1.0 điểm): (mỗi ý đúng 0.5 điểm)
Nghệ thuật đặc sắc của truyện ngắn “Sống chết mặc bay”:
Tương phản
Tăng cấp
Truyện ngắn “Sống chết mặc bay” có giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo vì:
Giá trị hiện thực: phản ánh sự đối lập của cuộc sống sinh hoạt (nhân dân và quan lại)
Giá trị nhân đạo: niềm thương cảm của tác giả trước lầm than cơ cực của nhân dân
Câu 3 (1.0 điểm): 
Liệt kê là sắp xếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng, tình cảm.( 0.5 điểm)
Yêu cầu: HS đặt được hai câu trong đó có sử dụng phép liệt kê, chỉ ra kiêu liệt kê trong ví dụ vừa đặt. ( 0.5 điểm)
Câu 4 (1.0 điểm):
Khi rút gọn câu cần lưu ý:
Không làm cho người đọc, người nghe hiểu sai hoặc hiểu không đầy đủ nội dung câu nói;
Không biến câu nói thành một câu cộc lốc, khiếm nhã
* Phần II: Làm văn: (6.0 điểm):
Yêu cầu thể loại: nghi luận giải thích
Cách làm: Học sinh làm bài hoàn chỉnh ba phần: Mở bài- Thân bài- Kết bài. Học sinh làm đúng kiểu bài nghị luận giải thích, lập luận chặt chẽ, có sáng tạo. Trình bày sạch đẹp, tránh mắc lỗi dùng từ, lỗi diễn đạt
* Nội dung cụ thể:
Học sinh có nhiều cách trình bày nhưng phải đảm bảo các ý cơ bản sau:
Mở bài:
Giới thiệu về sách.
Dẫn câu nói của nhà văn.
Khẳng định giá trụi của sách đối với trí tuệ con người
Thân bài: 
Giải thích ý nghĩa của câu nói
Giải thích hình ảnh:
“Ngọn đèn sáng”: đối lập với bóng tối. Ngọn đèn sáng rọi chiểu, soi đường, đưa con người khỏi chỗ tăm tối
“Ngọn đèn sáng bất diệt”: là ngọn đèn sáng không bao giờ tắt.
Cả câu nói có ý: Sách là ngọn đèn sáng bất diệt được thắp lên từ chính trí tuệ con người. Sách là kết tinh của trí tuệ con người. Nói khác đi, những gí tinh túy nhất trong sự hiểu biết của con người chính là ở sách
Giải thích cơ sở chân lí của câu nói:
Sách ghi lại những hiểu biết quý giá nhất mà con người tích lũy được trong lao động sản xuất, trong chiến đấu, trong các mối quan hệ xã hội (nêu dẫn chứng)
Những hiểu biết trong sách không chỉ có ích cho một thời mà con có ích cho mọi thời đại. nhờ có sách, ánh sáng của trí tuệ sẽ được truyền lại cho đời sau (nêu dẫn chứng)
Do đó “Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người”
Đây là điều được mọi người từa nhận. Một nhà văn Mĩ nói “Sách là ánh sáng dân đến nền văn minh nhân loại”
Vận dụng câu nói:
Chăm đọc sch để hiểu biết nhiều và sống tốt hơn
Cần phải chọn sách tốt, sách hay để đọc; không đọc sách dở, sách có hại.
Cần tiếp cận ánh sáng trí tuệ chứa đựng trong sách, cố hiểu nội dung sách và làm theo sách.
Kết bài:
Khẳng định giá trị của câu nói
Nêu ý nghĩa của câu nói đối với bản thân.
* Cách tính điểm:
Điểm từ 5.5 -> 6.0: Bài viết thể hiện hoàn chỉnh nội dung yêu cầu, văn viết có cảm xúc, trình bày rõ ràng, trong sáng.
Điểm từ 4.5 -> 5.0: Nội dung khá hoàn chỉnh, diễn đạt lưu loát, lời văn có cảm xúc
Điểm từ 3.5 -> 4.0: Nội dung còn thiếu một số chỗ nhưng về cơ bản đã nêu được đầy đủ yêu cầu, trình bày còn sai chính tả nhưng không đáng kể.
Các trường hợp còn lại giáo viên chấm theo yêu cầu của đề bài và thực tế học sinh trình bày trong bài làm của mình. Khuyến khích các bài làm có tính sáng tạo và cảm xúc riêng của từng cá nhân.
Người lập
	Nguyễn Thị Hồng Thắm

Tài liệu đính kèm:

  • docDe thi hoc ki II NV 7(1).doc