- HS cần hiểu được thế nào là chơi chữ; hiểu được một số lối chơi chữ thường dùng.
- Bước đầu cảm thụ được cái hay của chơi chữ
- Có kĩ năng phân tích giá trị biểu cảm của chơi chửtong các ngữ cảnh cụ thể.
- Thấy được sự giầu đẹp của Tiếng Việt.
Ngày soạn 30/ 11/ 2009 Ngày dạy 7a: 2/12/2009. 7b: 3/12/2009. Ngữ văn Tiết: 59 - Tiếng Việt CHƠI CHỮ 1.Môc tiªu cÇn ®¹t: a. VÒ kiến thức: - HS cần hiểu được thế nào là chơi chữ; hiểu được một số lối chơi chữ thường dùng. - Bước đầu cảm thụ được cái hay của chơi chữ b. VÒ kÜ năng: - Có kĩ năng phân tích giá trị biểu cảm của chơi chửtong các ngữ cảnh cụ thể. c. VÒ th¸i ®é: - Thấy được sự giầu đẹp của Tiếng Việt. 2. ChuÈn bÞ cña GV & HS: a. ChuÈn bÞ cña GV:Nghiên cứu tài liệu; soạn giáo án. b.ChuÈn bÞ cña HS: Học bài cũ, chuẩn bị bài theo yêu cầu của thầy. 3. TiÕn tr×nh bµi d¹y: a. Kiểm tra bài cũ.(5’) * c©u hái: ? Thế nào là điệp ngữ? Tác dụng của điệp ngữ? * đáp án: Khi nói viết người ta thường có thể dùng phép lặp lại từ ngữ câu để làm nổi bật ý gây cảm xúc mạnh * §Æt vÊn ®Ò:(1’) : Gv đưa câu đố: Trùng truc như con bò thui Chín đầu chín mắt chín tai chín mồm. (là con gì) Trong câu đố này dân gian đã dùng lối chơi chữ qua từ chín. Vậy chơi chữ là gì? Có những cách chơi chữ nào tiết học hôm nay b. Dạy néi dung bài mới : Bà già đi chợ Cầu Đông Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng Thầy bói gieo quẻ nói rằng Lợi thì có lợi nhưng răng chẳng còn (ca dao) - Gv lưu ý HS các từ lợi trong bài ca dao. ? Từ lợi trong câu ca dao 2 có nghĩa là gì? ? Hai từ lợi trong câu thơ 4 có nghĩa như từ lợi ở câu thơ trên không? - Nếu đọc vế thứ nhất của câu ca dao: “Lợi thì có lợi”thì 2 từ lợi mang nét nghĩa chỉ thuận lợi lợi lộc. Nhưng khi ta đọc tiếp vế sau của câu ca thì 2 từ lợi không mang nét nghĩa trên nữa mà có nghĩa chỉ phần thịt rắn bao quanh chân răng. ? Như vậy qua phân tích các nét nghĩa của từ lợi em nhận thấy ngầm ý trả lời của ông thầy bói trong bài ca này là gì? - Bà đã quá già rồi tính chuyện chồng con làm gì nữa.. ? Cách khuyên của ông thầy bói có gì đặc biệt? - Mang sắc thái hài hước mà không cay độc. Đây là nghệ thuật đánh tráo ngữ nghĩa. Gây cảm giác bất ngờ thú vị. ông thầy bói đã dùng hiện tượng đồng âm trong tiếng việt - một lối chơi chữ. ? Vậy em hiểu thế nào là chơi chữ? ? Chỉ ra phép chơi chữ trong câu thơ trên? ? Cách viết ranh tương trong ví dụ trên có chính xác không? Phải viết như thế nào mới đúng? ? Vì sao tác giả lại cố tình viết như vậy? - chế giễu tên tướng Pháp . ? Phụ âm nào được điệp lại trong câu thơ trên? ? Em hiểu từ sầu riêng trong câu ca trên theo mấy nét nghĩa? - 2 nét nghĩa: một loại quả; trạng thái tâm lí tiêu cực. ? Có từ nào tría nghĩa với từ sầu riêng trong câu thơ cuối - vui chung: trạng thái tâm lí tích cực ? Phân tích cách chơi chữ trong ví dụ trên? - Già / non (từ trái nghĩa) - Núi / non(từ đồng nghĩa.) - HS làm bài tập 1 – trình bày - Gv chữa. - HS làm bài tập 2 – trình bày - GV chưa bài. - HS thảo luận bài tập theo nhóm.(2HS môt nhóm) - Gv gọi HS trình bày - GV chữa. I. Thế nào là chơi chữ.(8’) 1. Ví dụ: - Lợi(lấy chồng lợi chăng): Thuận lợi lợi lộc. - Lợi (lợi thì có lợi nhưng răng chẳng còn) bao hàm 2 nghĩa: + Thuận lợi lợi lộc + Chỉ phần thịt rắn bao quang chân răng. 2. Bài học: ghi nhớ - SGK. Tr 104. II. Các lối chơi chữ(12’) 1. Dùng từ đồng âm. * Ví dụ: Nhớ nước đau lòng con Quốc quốc Thương nhà mỏi miệng cái gia gia. 2. Dùng lối nói trại âm. * ví dụ: Sánh với Na Va “ranh tướng” Pháp Tiếng tăm nồng nặc ở Đông Dương 3. Dùng cách điệp âm * Ví dụ: Mênh mông muôn mẫu một màu mưa Mỏi mắt miên man mãi mịt mờ. 4. Dùng từ nhiều nghĩa trái nghĩa gần nghĩa. * Ví dụ: Ngọt thơm sau lớp vỏ gai Quả ngon lớn mãi cho ai đẹp lòng Mời cô mời bác ăn cùng Sầu riêng mà hoá vui chung trăm nhà. - Tiếng già nhưng núi vẫn là non. * Ghi nhớ - SGk. 165. III. Luyện tập (15’) Bài tập 1. Tr 165. + liu điu - rắn - hổ lửa – mai gầm – ráo - lằn - trâu lỗ - hổ mang → các từ chỉ loài rắn.(chơi chữ theo lối dùng các từ gần nghĩa) + Rắn: tên một loài vật- con rắn Vật cứng khó biến dạng (chơi chữ theo lối dùng từ đồng âm) Bài tập 2. Tr 165. + Thịt - mỡ - nem - chả→ chơi chữ bằng các từ gần nghĩa. + dò – giò → chơi chữ bằng lối nói trại âm. + Nứa, tre, trúc→ chơi chữ bằng từ gần nghĩa. Bài tập 4. Tr 165 - khổ: đắng; tận: hết; cam: ngọt; lai: đến. Khổ tận cam lai: hết khổ đến sung sướng. → chơi chữ bằng từ đồng âm (cam: ngọt - quả cam) c. cñng cè, luyÖn tËp: ( 2’) ? Thế nào là chơi chữ. ? Các lối chơi chữ thường gặp. d. Hướng dẫn học sinh tù häc ë nhµ(2’) - Học bài và làm bài tập 3. - Nắm được thế nào là chơi chữ, các lối chơi chữ thường gặp. - ChuÈn bÞ cho tiÕt sau: lµm th¬ lôc b¸t.
Tài liệu đính kèm: