Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 60: Trả bài số 3

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 60: Trả bài số 3

. Mục tiêu cần đạt:

- Giúp học sinh thấy được năng lực làm văn biểu cảm về con người, thể hiện qua bài viết.

- Phát hiện và sửa lỗi trong bài viết của mình.

B. Chuẩn bị:

1- Giáo viên: Chấm bài, tập hợp lỗi.

2- Học sinh: Xem lại bài.

 

doc 7 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1296Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 60: Trả bài số 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS : 2/12/2012
ND : 4/12/2012
 Tiết 60:Trả bài số 3
A. Mục tiêu cần đạt:
- Giúp học sinh thấy được năng lực làm văn biểu cảm về con người, thể hiện qua bài viết.
- Phát hiện và sửa lỗi trong bài viết của mình.
B. Chuẩn bị:
1- Giáo viên: Chấm bài, tập hợp lỗi.
2- Học sinh: Xem lại bài.
C. Tiến trình bài dạy:
1. ổn định: 
2. Kiểm tra: 
3. Bài mới: 
Hoạt động 
-Học sinh đọc đề - phân tích đề.
-Giáo viên yêu cầu học sinh đọc lại đề bài chép đề lên bảng.
- Học sinh phân tích đề:
 + Thể loại?
 + Nội dung?
H: Nhắc lại bố cục của bài PBCN.
H: Với đề bài này, phần MB nêu ý nào?
H: Phần TB trình bày những nội dung nào?
- Giáo viên nhận xét chung những ưu điểm, những tồn tại của bài làm mỗi học sinh.
- Giáo viên trả bài - học sinh xem lại bài làm của mình.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh chữa lỗi.
-Gv đưa ra một số lỗi sai về cách viết câu và yêu cầu hs lên sửa....
Nội dung chính
I- Đề bài - yêu cầu: 
1. Đề bài: Cảm nghĩ về người cha của em.
2. Tìm hiểu đề:
- Thể loại: PBCN.
- Nội dung: Người cha của em.
II- Dàn ý: 
1. Mở bài:
 - Giới thiệu chung và nêu cảm nghĩ về người cha của em.
2. Thân bài:
 - Bộc lộ cảm xúc của em với cha thông qua hình dáng, ngoại hình.
 - Bộc lộ cảm xúc của em với cha thông qua việc làm, tính cách của cha.
3. Kết bài:
 - Tình cảm sâu sắc của em dành cho người cha thân yêu.
III- Nhận xét:
- Đánh giá chung những ưu điểm, những tồn tại.
1. Ưu điểm:
- Hiểu đề, biết bộc lộ cảm xúc tự nhiên, chân thành
- Chữ viết một số bài sạch, đẹp
2. Tồn tại:
- Còn sa đà vào kể, miêu tả.
- Chữ viết nhiều bài xấu, sai chính tả.
IV- Trả bài.
4.Củng cố: gv nhận xét về bài làm
5.Dặn dò: về nhà học bài và chuẩn bị bài mới ở nhà
===========================================================
NS :2/12/2012
ND :6/12/2012
Tiết 61: Mùa xuân của tôi
 Vũ Bằng
A. Mục tiêu cần đạt:
- Học sinh cảm nhận được những nét riêng của cảnh sắc thanh minh và không khí mùa xuân ở Hà Nội và đất Bắc, cảm nhận được tình yêu của tác giả đối với quê hương đất nước.
- Rèn luyện học sinh kĩ năng đọc, hiểu, phân tích tuỳ bút.
- Tích hợp: + Với các tuỳ bút đã học.
 + Văn biếu cảm.
B. Chuẩn bị:
1.Giáo viên: Giáo án trong sgk
2.Học sinh: soạn bài, học bài cũ.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
1/ ổn định:
2/ Kiểm tra: -Nêu cảm nhận của em về văn bản "Sài Gòn tôi yêu" của Vũ Bằng.
3/ Bài mới: 
Hoạt động 
- Đọc: chậm rãi, sâu lắng, hơi buồn.
H: Nêu vài nét về tác giả ?
H: Nêu xuất xứ văn bản ?
H: Văn bản có thể chia mấy phần, nội dung của từng phần là gì?
H: Theo em, cách đặt tên văn bản là "Mùa xuân của em" có ý nghĩa gì?
H: Nhận xét về cách dùng từ ngữ ở hai câu đầu? Tác dụng?
- Học sinh theo dõi đoạn 2.
H: Cảnh sắc và k khí mxuân đất Bắc đc gợi nhớ trong tâm trí tgiả ntnào?
H: Nxét cách dùng từ, dấu câu,tácd?
H: Mxuân đã có sắc mầu như thế nào?
H: Qua đó, tác giả bộc lộ cxúc nào của mình?
- Hsinh đọc phần cuối văn bản.
H: Mxuân sau ngày rằm tháng riêng ở BV được mtả như thế nào?
H: Những chi tiết đó tạo nên bức tranh mxuân sau ngày rằm tháng riêng như thế nào?
H: Em cảm nhận đc những gì sâu sắc về mxuân đất Bắc 
H: Em học tập được gì về ngthuật biểu cảm của tác giả.
H: Nếu biết tác giả là người HN sống xa đất Bắc em sẽ hiểu tình cảm quý báu nào của nhà văn dành cho mùa xuân đất Bắc?
- Học sinh viết đoạn văn 
Nội dung chính
I. Đọc,hiểu chú thích:
1/ Đọc.
2/ Chú thích:
3/ Cấu trúc văn bản:
- P I: Từ đầu... mxuân: Tcảm của con người đối với mùa xuân là quy luật tự nhiên.
- P II: Tiếp... liên hoan: cảnh sắc, k khí mùa xuân ở đất trời và lòng người.
- P III: Còn lại: Cảnh sắc mxuân xứ Bắc sau ngày rằm tháng riêng.
II. Đọc, hiểu văn bản: 
1/ Tình cảm của con người đối với mùa xuân.
- Điệp từ, điệp kiểu câu nhằm nhấn mạnh tcảm yêu mến mxuân là tcảm tự nhiên tất yếu của con người.
=> Tgiả yêu mến, thương nhớ, nâng niu, trân trọng mxuân qhương.
2/ Cảnh sắc và không khí mùa xuân.
- mưa riêu riêu....
=> Đtừ "có" nhấn mạnh các dấu hiệu điển hình của mxuân Bắc Việt.
=> Mxuân vẫn khơi dậy năng lực sống cho muôn loài, khơi dậy năng lực tinh thần cao quý của con người và tyêu csống.
3/ Mùa xuân Bắc Việt sau ngày rằm tháng riêng.
- Bầu trời:....
- Bữa cơm gia đình.
- Cảnh vật.
=> Vào độ tháng riêng, kgian dần rộng rãi, sáng sủa, cuộc sống gdị, ấm cúng, con người vui vẻ, phấn chấn.
=> Tgiả yêu mxuân Bắc Việt bằng 1 tyêu cụ thể, dồi dào, tinh tế, sâu sắc, bền bỉ, rộng mở.
III. Tổng kết: 
 1/ Nội dung.
 2/ Nghệ thuật:
 * Ghi nhớ: Sgk
IV. Luyện tập:
Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về mùa xuân 
4. Củng cố : -Giáo viên khắc sâu nội dung bài học.
5. Hướng dẫn: - Đọc "Xuân về.." - Nguyễn Bính.
 - Sưu tầm, chép 1 số đoạn văn thơ về mùa xuân.
NS : 2/12/2012
ND : 8/12/2012
 Tiết 62:HDĐT Sài gòn tôi yêu
 Minh Hương
A. Mục tiêu cần đạt:
- Học sinh thấy được những nét đẹp riêng của Sài Gòn, tình cảm sâu đậm của tác giả dành cho Sài Gòn.
- Rèn học sinh kĩ năng đọc và phân tích bố cục một bài tuỳ bút. 
- Tích hợp với phần Tiếng việt " Luyện tập sử dụng từ với Tập làm văn: Văn biểu cảm.
B. Chuẩn bị:
 Giáo viên: Giáo án, tranh SGK, tranh về Thành phố Hồ Chí Minh.
Học sinh: Soạn bài.
C. Tiến trình bài dạy:
1. ổn định:
2. Kiểm tra: 
- Tại sao tác giả lại khuyên những người ăn cơm không nên ăn vội mà phải ăn thật thong thả và ngẫm nghĩ?
3. Bài mới:
Hoạt động 
Đọc: Giọng hồ hởi, vui tươi, chú ý một số từ địa phương.
H: Văn bản có thể chia làm mấy phần? Nội dung của từng phần là gì?
H: Vẻ đẹp trong Sài Gòn đọc giới thiệu ở những phần đoạn nào
H: Ghi nhận đầu tiên trong tác giả về Sài Gòn đó làm cảm nhận nào? Tìm câu văn thể hiện điều đó?
H:Nhận xét về cách dùng từ, biện pháp nghệ thuật trong câu văn trên? Tác dụng?
Sài Gòn còn đẹp bởi những nét riêng biệt về khí hậu thiên nhiên.
H: Những nét riêng bịêt nào về thiên nhiên, khí hậu của Sài Gòn được nhắc tới?
H: Đoạn văn tiếp theo là ghi nhận nào trong tác giả về Sài Gòn
H: Vậy qua những ghi nhận trong tác giả mang lại cho em những hiểu biết nào về Sài Gòn?
H: Vẻ đẹp của người Sài Gòn được tác giả cảm nhận đầu tiên như thế nào?
Vẻ đẹp của người Sài Gòn được bộc lộ tập chung ở các cô gái .
 H: Tìm đoạn văn diễn tả vẻ đẹp này?
H: Những nét đẹp nào của người Sài Gòn được nói tới? Tìm những câu văn miêu tả?
H: Những biểu hiện ấy tạo nên nét đẹp chung của người Sài Gòn. Đó là nét đẹp nào?
H: Hãy tìm những câu văn bộc lộ trực tiếp tình yêu của tác giả với Sài Gòn?
H: Trong những câu văn trên từ nào được lặp lại? Sự lặp lại đó có ý nghĩa gì?
H: Tình yêu của tác giả dành cho Sài Gòn, đó là một tình yêu như thế nào?
H: Văn bản "Sài Gòn tôi yêu" đem lại cho em những cảm nhận gì?
H: Sức truyền cảm của bài văn này là do yếu tố nào?
Giáo viên cho học sinh quan sát bức tranh về Thành phố Hồ Chí Minh.
Nội dung chính
I. Đọc,hiểu chú thích: 
 1. Đọc
 2. Chú thích
 3. Cấu trúc văn bản:
 - Có 2 nội dung lớn:
 +Vẻ đẹp của Sài Gòn.
 +Tình cảm của tác giả đối với SàiGòn 
II- Đọc, hiểu văn bản: 
1. Vẻ đẹp của Sài Gòn
 a) Vẻ đẹp của cuộc sống Sài Gòn:
- Sài Gòn cứ trẻ hoài
=> Bằng nghệ thuật so sánh, từ láy, thành ngữ "thay da đổi thịt" tác giả đã thể hiện một cách gợi cảm sức trẻ của Sài Gòn, thể hiện cái nhìn tin yêu của tác giả với Sài Gòn.
- Khí hậu - thiên nhiên: nhiều nắng, nhiều mưa bất chợt , nhiều gió, khái niệm thay đổi nhanh.
- Cuộc sống của cư dân Sài Gòn là một cuộc sống cộng đồng hoà hợp.
=> Sài Gòn là thành phố trẻ, cư dân hoà hợp, khí hậu có nhiều ưu đãi đối với con người.
b) Vẻ đẹp của con người Sài Gòn
- Đó là cách sống cởi mở trung thực, ngay thẳng, tốt bụng 
- Nét đẹp về trang phục, nét đẹp của dáng vẻ, nét đẹp trong giao tiếp.
=> Vẻ đẹp của người Sài Gòn đó là vẻ đẹp giản dị, khoẻ mạnh, lễ độ,tự tin, là vẻ đẹp truyền thống mang giá trị bền vững, mang bản sắc riêng.
2. Tình yêu với Sài Gòn:
 - Tôi yêu Sài Gòn da diết .
 - Vậy đó mà tôi yêu Sài Gòn .
=> Đtừ " tôi yêu" nhấn mạnh tình yêu của tác giả với Sài Gòn.
=> Tác giả yêu Sài Gòn đến hết lòng, muốn đóng góp sức mình cho Sài Gòn, mong mọi người hãy đến và hãy yêu Sài Gòn.
III. Tổng kết:
* Ghi nhớ: SGK 
IV. Luyện tập:
- Cảm nhận của em khi xem bức tranh về thành phố Hồ Chí Minh.
4. Củng cố 
5. Hướng dẫn: - Học nội dung mục ghi nhớ - SGK.
 - Sưu tầm tranh ảnh về các vùng quê của TQ.
NS : 2/12/2012
ND: 8/12/2012
 Tiết 63:Chuẩn mực sử dụng từ.
A. Mục tiêu cần đạt:
- Học sinh hiểu được các chuẩn mực về ngữ âm, ngữ nghĩa, phong cách khi dùng từ, nắm được yêu cầu trong việc sử dụng.
- Rèn học sinh kĩ năng sử dụng từ đúng, chuẩn mực khi nói và viết.
- Tích hợp: Các bài viết của học sinh.
B. Chuẩn bị:
1.Giáo viên: Giáo án, bảng phụ.
2.Học sinh: Chuẩn bị bài, giấy nháp
C. Tiến trình bài dạy:
1/ ổn định: 
2/ Kiểm tra: - Thế nào là chơi chữ? Ví dụ ? Tác dụng của chữ?
 - Thế nào là chơi chữ? Các lối chơi chữ thường gặp?
3/Bài mới
Hoạt động
- Chia lớp làm 4 nhóm. Mỗi nhóm làm 1 ví dụ. ( chú ý các từ gạch chân)
H: Tìm hiểu các từ đó dùng đúng hay sai?
H: Nếu sai sửa lại như thế nào?
H: Từ đó cho biết các lỗi thường mắc khi dùng từ? Nguyên nhân mắc lỗi và cách sửa các lỗi đó như thế nào?
- Các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
H: Vậy, khi sử dụng từ ta phải lưu ý những gì?
Gv: Gọi 2 hs đọc ghi nhớ.
Bài tầp 1. 
H: Hãy đọc và nêu yêu cầu của bài?
H: Để làm được bài tập này chúng ta cần vận dụng những kiến thức nào đã học?
Gv: Cia nhóm, mỗi nhóm làm một phần, các nhóm lần lượt lên trình bầy.... Gv nhận xét, bổ sung nếu cần.
2.Bài 2.
Đọc và nêu yêu cầu bài 2
Gv cho hs hoạt động cá nhân.....
3.Nêu yêu cầu bài tập 3
H: Bài tập 3 cho chúng ta cái gì?
H: Vậy bài tập này yêu cầu chúng ta làm gì?
Nội dung chính
I. Bài tập:
1) Các lỗi khi sử dụng từ:
Ví dụ
1
2
3
4
5
Mắc lỗi
nguyên nhân
cách sửa.
* Ghi nhớ
II- Luyện tập:
Bài 1: 
 a) Tôi thấy bại hoại cả chân tay.
 b) "Làm trai cho đáng lên trai
Phú Xuân đã chải. Đồng Nai đã từng"
 c) "Nên non mới biết non cao
Nuôi con mới biết công lao mẹ thầy"
2. Bài 2: 
 a) Bức tranh em gái tôi vẽ rất nhiều đẹp đẽ.
 b) Chúng ta chưa tìm ra các tế nhị khi nói chuyện với bạn bè.
 c) Ngôi nhà mới của gia đình em thật ánh sáng.
3. Bài 3: 
 lủng củng - lũng cũng.
 khẻ khàng - khẽ khàng.
 dể dàng - dễ dàng.
 dỡ dang - dở dang.
 mảnh hổ - mãnh hổ.
4. Củng cố : - Giáo viên khái quát, khắc sâu nội dung toàn bài.
5. Dặn dò : - Học thuộc ghi nhớ.

Tài liệu đính kèm:

  • docgan van tuann 16.doc