Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 63: Mùa xuân của tôi

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 63: Mùa xuân của tôi

I. Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh

- Cảm nhận được nét đặc sắc riêng của cảnh sắc mùa xuân ở Hà Nội và miền bắc được tái hiện trong bài tùy bút.

- Thấy được tình yêu quê hương, đất nước tha thiết, sâu đậm của tác giả được thể hiện qua ngòi bút tài hoa, tinh tế, giàu cảm xúc và hình ảnh.

II. Phương tiện dạy học.

SGK, SGV tập I, đèn chiếu, phiếu học tập, bảng phụ

III. Phương pháp

- Phương pháp nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Phương pháp thuyết minh, kĩ thuật động não.

 

doc 3 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 845Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 63: Mùa xuân của tôi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 63: MÙA XUÂN CỦA TÔI
Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh
Cảm nhận được nét đặc sắc riêng của cảnh sắc mùa xuân ở Hà Nội và miền bắc được tái hiện trong bài tùy bút.
Thấy được tình yêu quê hương, đất nước tha thiết, sâu đậm của tác giả được thể hiện qua ngòi bút tài hoa, tinh tế, giàu cảm xúc và hình ảnh.
Phương tiện dạy học.
SGK, SGV tập I, đèn chiếu, phiếu học tập, bảng phụ
Phương pháp 
Phương pháp nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
Phương pháp thuyết minh, kĩ thuật động não.
Kĩ thuật khăn trải bàn + vấn đáp
Tiến trình hoạt động
Bài cũ : (2’) Văn bản “ Một thứ quà của lúa non: Cốm” thuộc thể loại nào?
Hồi ký
Truyện ngắn
Tùy bút
Bài mới: GV cho hs xem tranh -> đặt câu hỏi -> vào bài?
HĐ1 : (15’) Phương pháp nêu vấn đề + giải quyết vấn đề + vấn đáp
? Đề hiễu rõ về cuộc đời và sự nghiệp của tác giả ta vào I.
? Dựa vào chú thích nêu những nét tiêu biểu về tác giả – tác phẩm
? HS trả lời -> nhận xét -> cho xem tranh Vũ Bằng?
? Nêu xuất xứ của bài văn? HS trả lời -> GV cho xem tranh?
? GV bình : (1960 – 1971) là tác phẩm xuất sắc nhất của ông. Trong những năm chiến tranh sống ở SG nhà văn đã gới vào trang sách nỗi niềm nhớ thương da diết về đất Bắc, Hà Nội, gia đình với làng mong mỏi đất nước hòa bình thống nhất).
? Giọng : chậm rãi, sâu lăng, theo mạch cảm xúc? GV đọc mẫu -> gọi 2 hs đọc -> nhận xét?
? Trong sách có nhiều từ khó -> về nhà đọc hiểu nghĩa sử dụng từ chính xác
? Văn bản thuộc thể loại gì? Sử dụng phương thức biểu đạt nào? (Tùy bút là thể loại ký, nghiêng về tình cảm)
? Bài văn viết về cảnh sắc và không khí mùa xuân ở đâu? (thàng giêng ở Hà Nội và miền Bắc)
? Hoàn cảnh và tâm trạng của tác giả? (Nỗi nhớ thương da diết của con người xa quê)
? Bài văn có mấy đoạn? Nội dung của từng đoạn? Các đoạn văn trên liên kết với nhau ntn? (3 đoạn liên kết với nhau theo mạch cảm xúc từ qui luật t/c chung của con người -> cảm nhận riêng về cảnh sắc mùa xuân -> cuối cùng là cảm nhận sâu sắc về ngày rằm tháng giêng. Đây là mạch cảm xúc được phát triển tự nhiên).
HĐ2: (20’) Phương pháp thuyết trình + Kĩ thuật động não + vấn đáp
? Để hiểu rõ về mùa xuân ở miền Bắc -> chuyển
? Quan sát đoạn 1 tại sao tác giả lại mở đầu bằng cụm từ tự nhiên như thế ai cũng chọn mùa xuân? (tháng giêng là tháng đầulạ hết)
? Hãy tìm những dẫn chứng mà tác giả đưa ra? (Ai bảoai cấm.)
? Từ ai là từ loại nào? (đại từ phiếm chỉ dùng với ý khẳng định)
? đại từ này khẳng định điều gì? ngoài đại từ đoạn văn còn sử dụng biến pháp nghệ thuật nào?
? Nhưng đó chưa phải là lí do căn bản khiến tác giả mê luyến mùa xuân? Vậy còn
 lí do gì khác -> chuyển
? Quan sát đoạn 2 cho biết cảnh sắc và không khí mùa xuân đưọc gợi tả qua những từ ngữ chi tiết nào? HS trả lời?
? Mưa riêu riêu là mưa ntn? (Mưa riêu riêu gọi là mưa phùn, nhẹ hạt, lất phất bay nhè nhẹ trên mái tóc em, gió lành lạnh se lạnh, cái rét ngọt ngào, chứ không phải cái rét cắt da, cắt thịt tạo cảm giác se se lạnh rất dễ chịu. Theo qui luật tự nhiên : xuân, hạ, thu, đông, mùa xuân là mùa khởi đầu của một năm mới của tình yêu hạnh phúc, của tuổi trẻ, đất trời và lòng người, khác với miền nam của chúng ta chỉ có 2 mùa: nắng – khô.)
? Không khí mùa xuân được gợi tả qua chi tiết nào?
GV bình : Quanh năm, chúng ta làm ăn tất bật, tết đến xuân về, gia đình đoàn tụ, xum vầy. Nhìn vào bức tranh sau trên bàn thờ có nhang, đèn, mâm ngũ quả, một trong những thứ mà không thể thiếu được đó là gì?)
? Từ xanh, tím, riêu riêulà từ loại gì? Nhìn vào cấu trúc từ riêu riêu, ngọt ngào. Nó thuộc cấu tạo từ nào?
? Sử dụng từ láy có tác dụng gì?
? Qua đó em có cảm nhận gì về cảnh sắc và không khí mùa xuân ở miền Bắc?
? Trước không khí và cảnh sắc mùa xuân, tâm trạng của con ngưòi như thế nào? Tìm chi tiết miêu tả đó?
? Em có nhận xét gì về ngôn ngữ và giọng điệu đoạn văn? (ngôn ngữ chọn lọc tinh tế, hình ảnh so sánh vừa cụ thể vừa mới lạ, cùng với cách cảm, cách nghĩ tất cả đưọc kết hợp trong một giọng điệu vừa sôi nổi, vừa thiết tha khiến cho đoạn văn để lại nhiều ấn tượng và gợi ra nhiều dư bạ? Mùa xuân đem đến cho con ngưòi điều gì? -> Xem tranh.
? Mùa xuân trứơc ngày rằm giáng giêng tràn đầy sức sống như vậy thì sau ngày rằm thắng giêng ntn? -> chuyển ý
? Cảnh thiên nhiên sau ngày rằm có những nét riêng biệt nào qua sự phát hiện của tác giả? Từ đó em cảm nhận cảnh sắc thiên nhiên sau ngày rằm tháng giêng ntn?
? Trứơc cảnh sắc thay đổi như vậy sinh họat con người như thế nào? Qua đó em có cảm nhận gì về sinh họat con người.
HĐ3: (3’) Phương pháp vấn đáp + thuyết trình + động não? 
? Em có nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả trong bài văn (Sử dụng hình ảnh so sánh mới lạ, lời văn giàu hình ảnh nhịp điệu, kết hợp phương thức MT, BC linh họat)
? Qua biện pháp nghệ thuật ấy em cảm nhận được gì về mùa xuân Hà Nội và tình cảm của tác giả (Vẻ đẹp mùa xuân Bắc Việt, tình yêu quê hương đất nứoc, lòng yêu cuộc sống, tâm hồn nhạy cảm của tác giả) -> GV tích hợp giáo dục hs lòng yêu nước?
HĐ4: (3’) Kĩ thuật động não + thuyết trình -> HS thảo luận nhóm thông qua câu hỏi phần củng cố bài.
I.Đọc tìm hiểu chung
1. Tác giả - tác phẩm
- Vũ Bằng (1913 – 1984) sinh tại Hà Nội
- Là nhà báo, cây bút viết văn
- Sở trường : truyện ngắn, tùy bút, bút ký
* Thương nhớ mười hai, Món ngon Hà Nội, Món lạ miền Nam.
* Xuất xứ : trích “ Tháng giêng mơ về trăng non rét ngọt” trong tập tùy bút “Thương nhớ mười hai”
2. Đọc và chú thích
3.Bố cục : 3 phần
- Phần 1: “Tự nhiên.mê luyến mùa xuân”: Tình cảm con người với mùa xuân là qui luật tất yếu.
- Phần 2 : “Tôi yêu.liên hoan”: cảnh sắc và không khí mùa xuân ở đất trời và lòng người.
- Phần 3: còn lại: cảnh sắc mùa xuân sau ngày rằm tháng giêng.
II. Đọc , tìm hiểu chi tiết văn bản:
1.Tình cảm con người đối với mùa xuân
- Câu khẳng định, điệp ngữ, kết cấu sóng đôi.
=> Tình yêu mùa xuân là qui luật tất yếu của tự nhiên, con người.
2Cảnh sắc và không khí mùa xuân đất Bắc.
Cảnh sắc, không khí
Tâm trạng con ngưòi
- Sông xanh, núi tím
- Mưa riêu riêu, gió lành lạnh
- Tiếng nhạn kêu, tiếng trống trèo, câu hát huê tình.
- Rét ngọt ngào
- Nhang trầm, đèn nến. Không khí gia đình đoàn tụ
=> Từ ngữ gợi tả, gợi cảm
=> Cảnh sắc mùa xuân tươi đẹp không khí rộn rã, đầm ấm
- Nhựa sống trong người căng lên như máunhư mầm non
- Tim người ta dường như
- Trong lòng cảm như.
=> So sánh, giọng điệu tha thiết, sôi nổi.
=> Khát khao, cuộc sống, mãnh liệt dâng trào.
3. Cảm nhận về mùa xuân sau ngày rằm tháng giêng?
Cảnh sắc thiên nhiên
Sinh họat con người
- Đào hơi phaicòn phong
- Cỏ không xanh mướt.
- Mưa xuânmưa phùn
- Nền trời xanh tươi, sáng hồng hồng
=> Cảnh sắc thay đổi 
- Bữa cơm giản dị
- Màn điều đã hạ
- Trước trò chơi đã mãn
=> con ngưòi trở lại nhịp sống thường nhật êm đềm
III. Tổng kết : SGK/178
V. Luyện tập: (Củng cố - dặn dò)
Thảo luận (3’): Nêu sự giống và khác nhau của mùa xuân 2 miền Nam - Bắc -> Xem tranh -> GV bình : rõ ràng bằng nhiều cách khác nhau : suy tưởng hồi nhớ đã bao năm xa cách không gian thời gian nhưng nhớ đến mùa xuân Hà Nội là cảm giác rạo rực, xôn xao ấm áp hiện về, sống lại trong lòng, không phải cảnh mà là hồn của cảnh, đặc biệt là tâm trạng của con người.
Học bài + sưu tầm một số câu thơ hay về mùa xuân
Viết đoạn văn diễn tả cảm xúc của em về mùa xuân Ninh Thuận
Soạn : Sài Gòn tôi yêu.

Tài liệu đính kèm:

  • docMUA XUAN CUA TOI TIET 63.doc