Giáo án môn Ngữ văn 7 - Năm 201 - 2012 - Tuần 31, 32

Giáo án môn Ngữ văn 7 - Năm 201 - 2012 - Tuần 31, 32

A. Mục tiêu:

Học sinh thấy được vẻ đẹp của một sinh hoạt văn hoá ở cố đô Huế, một vùng dân ca phong phú, giàu có, tinh tế. với những con người rất đỗi tài hoa.

 Tích hợp phần TV phép liệt kê.

 Rèn kĩ năng đọc, tìm hiểu và phân tích VBND (viết theo thể bút kí kết hợp NL, miêu tả, biểu cảm).

 Cảm nhận sâu sắc vẻ đẹp của quê hương qua nét đẹp văn hóa xứ Huế.

B - Phương pháp:

 Tìm hiểu văn bản, nêu-gqvđ. Phân tích.

C - Chuẩn bị:

- Gv: G/án, một số hình ảnh về sông Hương.

- Hs: Học và chuẩn bị bài theo hệ thống câu hỏi Sgk.

 

doc 16 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 551Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 7 - Năm 201 - 2012 - Tuần 31, 32", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 31
Ngày soạn: .../....2012
Ngày dạy: .../....2012 
Tiết 113. Ca Huế trên sông Hương.
 (Theo Hà ánh Minh)
A. Mục tiêu:
Học sinh thấy được vẻ đẹp của một sinh hoạt văn hoá ở cố đô Huế, một vùng dân ca phong phú, giàu có, tinh tế... với những con người rất đỗi tài hoa.
	Tích hợp phần TV phép liệt kê.
	Rèn kĩ năng đọc, tìm hiểu và phân tích VBND (viết theo thể bút kí kết hợp NL, miêu tả, biểu cảm).
 Cảm nhận sâu sắc vẻ đẹp của quê hương qua nét đẹp văn hóa xứ Huế.
B - Phương pháp:
 	Tìm hiểu văn bản, nêu-gqvđ. Phân tích.
C - Chuẩn bị:
- Gv: G/án, một số hình ảnh về sông Hương.
- Hs: Học và chuẩn bị bài theo hệ thống câu hỏi Sgk.
D - Tiến trình lên lớp:
 	1. ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra:- Tóm tắt truyện “Những trò lố...”? Tại sao t/g đặt tên như vậy?- Chỉ rõ nghệ thuật tương phản tăng cấp trong vb? Tác dụng?
3. Bài mới: 
Đặt vấn đề : Các VB nhật dụng ở lớp 6 giới thiệu về những danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử ; Lớp 7 (kì I), các vb tập trung nói về quyền phụ nữ, trẻ em ; “Ca Huế ...” giúp người đọc hình dung 1 cách cụ thể 1 sinh hoạt văn hoá rất đặc trưng, nổi bật của xứ Huế mộng mơ.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
* Hoạt động 1.
- H. Trước khi học bài này, em biết gì về đất cố đô Huế. Kể tên một số vùng dân ca nổi tiếng của đất nước mà em biết?
- G. Giới thiệu về ca Huế cho hs nghe một vài làn điệu ca Huế.
- Cách đọc: chậm. rõ ràng, mạch lạc, chú ý câu đb, rút gọn.
- H. Đọc vb. Giải thích 1 vài chú thích.
? Thể loại, bố cục? Nội dung từng phần?
? Về hình thức, vb kết hợp nhiều hình thức như NL, m/tả, b/c. Hãy xđ phương thức chính của mỗi phần?
- H. Phần 1: NL CM.
 Phần 2: m/tả + b/c.
* Hoạt động 2.
? Trong vb, t/g chú ý đến sự nổi tiếng nào của Huế? Tại sao t/g quan tâm đến dân ca Huế?
? Em hãy kể tên các làn điệu dân ca Huế trong bài?
- G. Ca Huế đa dạng và phong phú đến nỗi khó có thể nhớ hết tên các làn điệu.
? Nhận xét về nội dung và hình thức của dân ca Huế?
- H. Nội dung phong phú, đa dạng làn điệu.
? T/g đã sử dụng biện pháp nghệ thuật và ph/thức biểu đạt nào?
? Theo dõi phần 2, dân ca Huế được hình thành và có t/c nổi bật ntn?
? Nội dung và ý nghĩa của từng loại bài ca, điệu hò, bản nhạc ntn?
H. Trả lời.
G. Nhận xét, chốt.
? Có gì đặc sắc trong cách biểu diễn ca Huế trên các phương diện:
Dàn nhạc.
Nhạc công.
? Cách thưởng thức ca Huế có đặc sắc gì?
Không gian.
Thời gian.
Con người.
? Nhận xét đặc điểm ngôn ngữ trong phần 2? Nét đẹp nào của ca Huế được nhấn mạnh?
? Cách kết thúc vb cho ta cảm nhận sự huyền diệu nào của ca Huế trên sông Hương?
- H. Thảo luận.
* Hoạt động 3.
? Qua vb, em hiểu thêm những vẻ đẹp gì của ca Huế?
H. Trả lời.
Đọc Ghi nhớ (Sgk)
I. Tìm hiểu chung.
1. Đọc, chú giải (sgk).
2. Thể loại: 
 Văn bản nhật dụng (bút kí)
3. Bố cục: (2 phần)
 + Từ đầu ... “lí hoài nam”: 
 Giới thiệu Huế, cái nôi của dân ca.
 + Phần còn lại: 
 Những đặc sắc của ca Huế.
II. Phân tích.
1. Sự phong phú, đa dạng của dân ca Huế.
- Những làn điệu dân ca, mang đậm bản sắc tâm hồn và tài hoa của nhiều vùng đất.
- Nhiều làn điệu hò: đánh cá, cấy trồng, chăn nuôi, đưa linh, chèo cạn...
- Nhiều điệu lí: lí con sáo, lí hoài nam, lí hoài xuân...
-> Tất cả thể hiện lòng khát khao nỗi mong chờ hoài mong tha thiết của tâm hồn Huế.
 Huế là cái nôi của các làn điệu dân ca.
* Phép liệt kê + g/th bình luận, t/g đã CM dân ca Huế phong phú về làn điệu, sâu sắc thấm thía về nội dung t/c.
2. Nét đặc sắc của ca Huế.
a. Nguồn gốc.
 Ca Huế bắt nguồn từ nhạc dân gian và nhạc cung đình :
- Nhạc dân gian thường sôi nổi , lạc quan , tươi vui.
- Nhạc cung đình nhã nhặn, trang trọng, uy nghi.
b. Mỗi làn điệu dân ca, bản nhạc có nội dung, ý nghĩa riêng.
- Các điệu hò, điệu lí: có điệu buồn bã có điệu náo nức, nồng hậu tình người, gần gũi với dân ca Nghệ Tĩnh.
- Các điệu nam: buồn man mác, thương cảm, bi ai, vương vấn, có khi ko vui ko buồn.
- Các bản đàn: du dương, trầm bổng, réo rắt, lúc khoan lúc nhặt.
c. Cách biểu diễn.
- Dàn nhạc gồm nhiều loại: đàn tranh, đàn nguyệt, tì bà, nhị, đàn tam, đàn bầu, sáo, cặp sanh.
- Nhạc công: dùng các ngón đàn trau chuốt ngón nhấn, mổ, vỗ.
- Ca công, ca nhi: rất trẻ, vận áo dài the theo lối cổ truyền duyên dáng, lịch sự.
d. Thưởng thức ca Huế.
 - Trên thuyền rồng được trang trí lộng lẫy, giữa sông Hương trong đêm trăng gió mát thanh vắng. 
 -> Cách thưởng thức dân dã mà sang trọng.
* Nghệ thuật: Liệt kê (d/c)
 Miêu tả + b/cảm.
Ca Huế mãi quyến rũ, làm giàu tâm hồn con người bởi sự tinh tế, thanh lịch, đậm tính dân tộc.
III. Tổng kết.
1. Huế nổi tiếng về âm nhạc dân gian và nhạc cung đình; con người Huế thanh lịch.
2. Phương thức NLCM kết hợp miêu tả, b/c và liệt kê.
* Ghi nhớ: sgk (104).
4. Củng cố 
- Hãy liên hệ với địa phương mình đang sống xem có những làn điệu dân ca nào? Kể tên các làn điệu ấy (Khuyến khích hát)	
5. Dặn dò 
	- Tìm hiểu về Huế, dân ca và âm nhạc địa phương.
	- Chuẩn bị: Liệt kê.
* Rút kinh nghiệm giờ dạy: .
.
.
***********************
Ngày soạn: .../....2012
Ngày dạy: .../....2012 
Tiết 114: Liệt kê
A. Mục tiêu:
	 Giúp học sinh hiểu được thế nào là phép liệt kê, tác dụng của phép liệt kê. Phân biệt được các kiểu liệt kê.
Biết vận dụng phép liệt kê trong nói và viết.
Giáo dục ý thức nắm bắt kiến thức một cách nghiêm túc.
B - Phương pháp:
 	Tìm hiểu ví dụ, nêu-gqvđ. Luyện tập.
C - Chuẩn bị:
- Gv: G/án. Bảng phụ.
- Hs: Học và chuẩn bị bài.
D - Tiến trình lên lớp:
 	1. ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra: - Thế nào là dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu? Cho ví dụ và phân tích?
3. Bài mới:
* Đặt vấn đề: G dẫn vào bài. 
 Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
* Hoạt động 1.
- H. Đọc ví dụ.
Thảo luận, trả lời câu hỏi.
? Nhận xét cấu tạo và ý nghĩa của các bộ phận được in đậm trong đv?
? Tác dụng của cách diễn đạt trên?
- H. Thảo luận, trả lời.
? Thế nào là phép liệt kê?
- H. Đọc ghi nhớ.
- G. Cho ví dụ, hs phân tích phép liệt kê.
* Hoạt động 2.
- H. Đọc ví dụ.
? Các phép liệt kê trong ví dụ có gì khác nhau về cấu tạo, ý nghĩa?
? Thử đảo trật tự các bộ phận liệt kê. nhận xét?
* G. Chốt ý:
- Về cấu tạo, có 2 kiểu liệt kê: Theo cặp, ko theo cặp.
- Về ý nghĩa, có 2 kiểu liệt kê: tăng tiến, ko tăng tiến.
* Hoạt động 3.
- H. Làm bài tập, chữa bài.
- G. Hướng dẫn, chốt đáp án.
- H. Vận dụng :
 Phân loại phép liệt kê trong vb “Ca Huế ...”?
- Bài 3 : Khuyến khích hs làm đề b,c - Nhóm.
I. Thế nào là phép liệt kê?
1. Ví dụ: (sgk) 
2. Nhận xét:
- Về cấu tạo: mô hình cú pháp có kết cấu tương tự nhau.
- Về ý nghĩa: Cùng chỉ những đồ vật xa xỉ, đắt tiền quanh quan phụ mẫu.
-> Tác dụng: Làm nổi bật sự xa hoa, thói hưởng lạc của viên quan. 
* Ghi nhớ 1: (sgk 105)
II. Các kiểu liệt kê.
1. Ví dụ 1: (sgk 105).
* Về cấu tạo:
- Câu a: liệt kê theo trình tự sự việc, không theo từng cặp.
- Câu b: liệt kê theo từng cặp.
 (Dấu hiệu: qht “và”)
2. Ví dụ 2:
* Về ý nghĩa:
- Câu a: có thể đổi trật tự các bộ phận liệt kê mà ko thay đổi ý nghĩa của câu.
- Câu b: ko thay đổi các bộ phận liệt kê được vì chúng được sắp xếp theo mức độ tăng tiến về ý nghĩa.
 * Ghi nhớ 2: (sgk 105).
III. Luyện tập.
Bài 1: Xđ phép liệt kê trong vb Tinh thần yêu nước....
 Đoạn 1: Diễn tả sức mạnh của tinh thần yêu nước.
 Đoạn 2: Diễn tả sự tự hào về những trang sử vẻ vang qua tấm gương những vị anh hùng dt.
 Đoạn 3: Diễn tả sự đồng tâm, nhất trí của người VN đứng lên chống Pháp.
Bài 2: Xđ phép liệt kê.
a, Dưới lòng đường ... trên vỉa hè, trong cửa tiệm ... những cu li xe ... những quả dưa hấu ... những xâu lạp xường ... cái rốn 1 chú khách ... 1 viên quan uể oải...
b, Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung.
 -> Sự tàn bạo, dã man của bọn giặc và kđ sự dũng cảm của người con gái VN.
Bài 3: Đặt câu có sử dụng phép liệt kê.
4. Củng cố .
	- Vẽ sơ đồ phân loại các kiểu liệt kê.
5. Dặn dò .
	- Tập nhận diện, nêu td của phép liệt kê. Hoàn thiện bài 3.
	- Chuẩn bị: Tìm hiểu chung về văn bản hành chính.
* Rút kinh nghiệm giờ dạy: .
.
.
*******************
Ngày soạn: .../....2012
Ngày dạy: .../....2012 
Tiết 115: Tìm hiểu chung về văn bản hành chính
A. Mục tiêu:
Giúp hs có được những hiểu biết chung về văn bản hành chính: Mục đích, nội dung, yêu cầu và các loại văn bản hành chính thường gặp trong cuộc sống.
Vận dụng viết được VBHC đúng quy cách.	
Thái độ nghiêm túc khi viết văn bản hành chính.
B - Phương pháp:
 	- Tìm hiểu ví dụ, nêu-gqvđ. Luyện tập.
C - Chuẩn bị:
- Gv: G/án. Một số văn bản mẫu.
- Hs: Học và chuẩn bị bài.
D - Tiến trình lên lớp:
1. ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra: - Nêu các loại VBHC mà em biết? 
3. Bài mới:
 Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
* Hoạt động 1.
- H. Đọc kĩ 3 vb sgk.
- H. Xác định:
 + VB này viết cái gì?
 + Viết để làm gì?
 + Mối quan hệ giữa người
 viết và người nhận vb.
? Khi nào phải viết thông báo, đề nghị, báo cáo? Mđ các loại vb đó là gì?
- H. Trả lời, thảo luận. 
? Ba vb ấy có gì giống và khác nhau?
- H. Nhận xét, bổ sung.
? So sánh 3 vb với các vb truyện, thơ đã học?
? Tìm một số loại vb tương tự với 3 loại vb trên?
? Thế nào là VBHC? Đặc điểm?
- H. Đọc ghi nhớ.
- G. Nhấn yêu cầu về nội dung, hình thức.
* Hoạt động 2.
- H. Đọc các tình huống.
 Xđ kiểu vb.
- H. Theo nhóm.
 Viết VBHC, chữa bài.
- G. Chốt vb phù hợp.
I. Thế nào là văn bản hành chính?
1. Văn bản (sgk).
2. Nhận xét.
a, VB thông báo:
 Khi cần truyền đạt 1 vđ xuống cấp dưới hoặc muốn cho nhiều người biết.
- Mục đích: phổ biến thông tin.
 (thường kèm theo hướng dẫn và yêu cầu thực hiện)
b, VB đề nghị (kiến nghị).
 Khi cần đề đạt nguyện vọng của cá nhân hay tập thể nào đó với cơ quan, cá nhân có thẩm quyền giải quyết.
- Mục đích: Trình bày nguyện vọng.
 (thường kèm lời cảm ơn)
c, VB báo cáo.
 Khi cần thông báo 1 vđ gì đó lên cấp cao hơn.
- Mục đích: Tổng kết, tập hợp kết quả đạt được để cấp trên biết.
 (thường kèm theo số liệu, tỉ lệ)
3. So sánh 3 kiểu văn bản.
+ Giống nhau:
 Các loại vb có tính khuôn mẫu.
+ Khác nhau: Mục đích.
 Nội dung.
 Yêu cầu.
4. So sánh 3 vb với văn bản truyện, thơ.
+ VB hành chính: 
 - Viết theo mẫu. (tính quy ước)
 - Ai cũng viết được. (tính phổ cập)
 - Từ ngữ giản dị, dễ hiểu. (từ đơn nghĩa)
+ VB truyện, thơ.
 - Là sự sáng tạo của t/g. (tính cá thể)
 - Chỉ nhà thơ, n.văn mới viết được. (đặc thù)
 - Ng. ngữ liên tưởng, t/tượng, cảm xúc. (b/c)
5. Các vb tương tự VBHC. 
 - Đơn từ, biên bản, hợp đồng, giấy chứng nhận, giấy khai sinh...
* Ghi nhớ: (sgk 110).
II. Luyện tập.
Bài 1 (sgk 110).
Văn bản thông báo.
 “ báo cáo.
 “ biểu cảm.
 “ đơn từ.
 “ đề nghị.
 “ tự sự, miêu tả.
Bài 2: Hoàn thiện VBHC.
a, Báo cáo tình hình học tập, rèn luyện th ... Sùng ông, Sùng bà gọi Mãng ông sang trả con.
 - Cha con Thị Kính nhục nhã, ê chề.
 - TK bị đẩy vào cực điểm của nỗi đau.
-> Hình ảnh những con người chịu oan ức, đau khổ mà hoàn toàn bất lực.
* Thái độ của Sùng ông:
- Hắn thay đổi cả quan hệ thông gia thành hận thù khinh rẻ. 
 - Sùng ông, Sùng bà bộc lộ cực điểm tính cách bất nhân, bất nghĩa.
* Tâm trạng của Thị Kính khi rời khỏi nhà Sùng bà.
- Ngoái nhìn mọi vật: kỉ, sách, ... 
 -> Tâm trạng xót xa, nuối tiếc, bơ vơ. 
- Quyết định: giả trai đi tu.
 + Tích cực: Muốn được tỏ rõ lòng đoan chính.
 + Tiêu cực: Quan niệm khổ vì do số phận, tìm vào cửa Phật để lánh đời.
III. Tổng kết.
Nội dung.
Nghệ thuật.
* Ghi nhớ (Sgk)
4. Củng cố
- Em hiểu gì về số phận người phụ nữ trong XH cũ ?
- Nhận xét vầ những đặc sắc của nghệ thuật chèo cổ ?
	+ N.v mang tính quy ước : Thiện (nữ chính) - ác(mụ ác). 
 	+ Thường dùng văn vần đi liền với các làn điệu hát.
5. Dặn dò.
- Tóm tắt đoạn trích. Nắm chắc về 2 nhân vật chính.
- Chuẩn bị : Dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy.
* Rút kinh nghiệm giờ dạy: .
.
.
************************
Ngày soạn: .../....2012
Ngày dạy: .../....2012 
Tiết 118 : Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy
A. Mục tiêu:
- Học sinh nắm được công dụng của dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy.
- Biết dùng dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy có hiệu quả khi viết.
- Giáo dục ý thức sử dụng đúng dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy khi trình bày văn bản.
B. Phương pháp:
 	Tìm hiểu ví dụ, thảo luận, nêu-gqvđ. Luyện tập.
C. Chuẩn bị:
- Gv: G/án. Một số ví dụ.
- Hs: Học và chuẩn bị bài.
D. Tiến trình lên lớp:
 	1. ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra : - Liệt kê là gì? Có mấy kiểu liệt kê? Ví dụ?
3. Bài mới: 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
* Hoạt động 1.
- H. Đọc ví dụ.
Thảo luận, trả lời câu hỏi.
G. Nhận xét, chốt.
? Trong các câu a,b,c, dấu chấm lửng được dùng để làm gì?
? Nhận xét dấu chấm lửng được dùng để làm gì?
- H. Đọc ghi nhớ.
* Hoạt động 2.
- H. Đọc ví dụ.
 Thảo luận, trả lời câu hỏi.
G. Nhận xét, chốt.
 ? Nêu chức năng của dấu chấm phẩy trong các ví dụ?
? Có thể thay thế dấu chấm phẩy bằng dấu phẩy ko? Vì sao?
- G. Nhấn sự khác biệt của dấu chấm phẩy và dấu phẩy.
? Tác dụng của dấu chấm phẩy là gì?
- H. Đọc ghi nhớ.
* Hoạt động 3.
- H. X.đ tác dụng dấu chấm phẩy, chấm lửng.
 (Thảo luận nhóm, bổ sung)
- G. Cho bài tập, hs điền dấu phù hợp.
- H. Luyện viết đoạn văn (nhóm).
 Đổi bài, kiểm tra chéo.
 Đọc, bổ sung, đánh giá.
- G. Chốt đáp án.
I. Dấu chấm lửng.
1. Ví dụ: (sgk 121).
2. Nhận xét:
 (a) biểu thị phần liệt kê (còn nhiều vị anh hùng) ko viết ra. 
 (b) biểu thị sự ngắt quãng trong lời nói thể hiện tâm trạng lo lắng, hoảng sợ, mệt. 
 (c) làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện bất ngờ của thông báo. 
* Ghi nhớ : sgk (122) 
II. Dấu chấm phẩy.
1. Ví dụ: sgk (122)
2. Nhận xét:
 (a) dùng để đánh dấu ranh giới giữa 2 vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp.
 (b) dùng để ngăn cách các bộ phận liệt kê nhiều tầng bậc ý.
 -> Ví dụ a: có thể thay bằng dấu phẩy.
 Ví dụ b: ko thể thay được vì...
* Ghi nhớ: sgk (122)
III. Luyện tập.
Bài 1: Xđ tác dụng của dấu chấm lửng.
 (a) biểu thị lời nói bị ngắc ngứ, đứt quãng do sợ hãi, lúng túng.
 (b) biểu thị câu nói bị bỏ dở.
 (c) biểu thị sự liệt kê ko đầy đủ.
Bài 2: Tác dụng của dấu chấm phẩy.
 - Dùng để ngăn cách các vế của một câu ghép phức tạp.
Bài 3. Điền dấu phù hợp.
Bài 4. Viết đoạn văn.
 - Đ.v có sử dụng dấu chấm lửng.
 - Đ.v có sử dụng dấu chấm phẩy.
4. Củng cố 
	- Tác dụng của 2 kiểu dấu câu.
5. Dặn dò
	- Hoàn thiện đoạn văn.
	- Chuẩn bị : Văn bản đề nghị.
* Rút kinh nghiệm giờ dạy: .
.
.
************************
Ngày soạn: .../....2012
Ngày dạy: .../....2012 
Tiết 119: Văn bản đề nghị
A. Mục tiêu:
Học sinh nắm được đặc điểm của văn bản đề nghị: mục đích, nội dung, yêu cầu, cách làm loại văn bản này.
Hiểu các tình huống cần viết VBĐN, biết cách viết một VBĐN đúng quy cách, nhận ra và sửa được những sai sót thường gặp khi viết VBĐN.
Giáo dục ý thức nghiêm túc khi sử dụng văn bản hành chính trong đời sống.
B. Phương pháp:
 	Tìm hiểu ví dụ, thảo luận, nêu-gqvđ. Luyện tập.
C. Chuẩn bị:
- Gv: G/án. Văn bản mẫu..
- Hs: Học và chuẩn bị bài.
D. Tiến trình lên lớp:
 	1. ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra:- Thế nào là văn bản hành chính? Đặc điểm của VBHC?
3. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
* Hoạt động 1.	
 - H. Đọc văn bản.
 Trả lời câu hỏi a,b,c (125)
* Văn bản 1:
 - Mục đích: đề nghị GVCN lớp cho sơn lại bảng đen.
 - Về nội dung: Nêu rõ điều đề nghị, lí do có đề nghị đó.
 - Về hình thức: Đúng quy cách các mục của VBĐN.
* Văn bản 2: (tương tự)
? Khi nào cần viết văn bản đề nghị?
H. Trả lời.
G. Nhận xét, c hốt.
? Nhận xét về nội dung và hình thức của VBĐN?
- H. Nêu một tình huống trong sinh hoạt và học tập ở trường, lớp mà em thấy cần viết giấy đề nghị.
H. Đọc Ghi nhớ 1.
* Hoạt động 2.
- H. Vận dụng: Tình huống viết văn bản đề nghị (phần a,c)
? So sánh 2 văn bản trên?
? Các mục bắt buộc cần phải có trong VBĐN là gì?
H. Trả lời. Bổ sung.
G. Chốt.
? Những điểm cần lưu ý khi viết VB đề nghị?
H. đọc ghi nhớ (Sgk)
* Hoạt động 3.
- H. Đọc bài tập. Thảo luận.
G. Nhận xét, đánh giá, chốt.
- H. Thảo luận các lỗi trong khi viết đơn đề nghị.
- G. Chốt kiến thức.
- H. Tập viết VBĐN.
 (Tình huống c)
- G. Kiểm tra, đánh giá.
I. Đặc điểm của văn bản đề nghị.
1. Đọc văn bản: (124)
2. Nhận xét:
- Viết văn bản đề nghị nhằm đề đạt 1 nguyện vọng chính đáng của 1 cá nhân hay tập thể nào đó với cơ quan hoặc cá nhân có thẩm quyền giải quyết.
- Nội dung và hình thức: ngắn gọn, rõ ràng.
* Ghi nhớ 1 (Sgk)
II. Cách làm văn bản đề nghị.
1. Tìm hiểu văn bản đề nghị:
+ Giống: - Quốc hiệu.
 (Thứ tự) - Địa điểm, thời gian.
 - Tên văn bản.
 - Nơi gửi đến.
 - Người đề nghị.
 - Nêu sv, lí do, ý kiến đề nghị
 - Kí, họ tên người đề nghị.
+ Khác: Lí do, nguyện vọng.
2. Các mục bắt buộc trong VBĐN.
 - Người viết đề nghị. 
 - Người tiếp nhận đề nghị.
 - Nội dung.
 - Mục đích.
*Ghi nhớ 2: sgk (126)
II. Luyện tập.
Bài 1: Lí do viết đơn và viết đề nghị:
+ Giống: trình bày nguyện vọng.
+ Khác:
 - Đơn: nguyện vọng của 1 cá nhân, thực hiện trước - thông báo.
 - VBĐN: nhu cầu của 1 tập thể, được thực hiện khi được đồng ý.
Bài 2: Các lỗi thường mắc:
- Sai quy cách chữ, chính tả (Tên vb, tiêu ngữ)
- Không tách dòng.
- Nội dung trình bày ko rõ ràng.
- Thiếu cảm ơn, ngày tháng...
Bài 3: Viết VBĐN.
4. Củng cố
	- Đặc điểm của văn bản đề nghị.
	- Các điều cần chú ý khi viết văn bản.
5. Dặn dò
	- Hoàn thiện văn bản.
	- Chuẩn bị: Ôn tập văn học.
* Rút kinh nghiệm giờ dạy: .
.
.
**********************
Ngày soạn: .../..../2012
Ngày dạy: .../..../2012 
Tiết 120: Ôn tập văn học
A. Mục tiêu:
	Học sinh nắm được nhan đề các tác phẩm trong hệ thống vb, nội dung cơ bản của từng cụm bài, về đặc trưng thể loại của các văn bản, về sự giàu đẹp của tiếng Việt thuộc chương trình NV7.
	Rèn kĩ năng so sánh, hệ thống hoá, thuộc lòng thơ.
 Giáo dục ý thức tự giác nắm bắt kiến thức một cách tích cực.
B. Phương pháp:
 	Ôn tập.
C. Chuẩn bị:
- Gv: G/án. Bảng phụ.
- Hs: Học và ôn lại toàn bộ kiến thức liên quan.
D. Tiến trình lên lớp:
 	1. ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra: Đan xen vào bài.
3. Bài mới:
 	Giới thiệu mục tiêu của tiết học.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
* Hoạt động 1.
 + H. đọc phần hệ thống kiến thức đã chuẩn bị.
 + G. Chốt các kiểu văn bản đã học.
 - Học kì I: 24 văn bản.
 - Học kì II: 10 văn bản.
* Hoạt động 2.
G yêu cầu H xem lại các khái niệm Sgk (Tr3,28,..)
* Hoạt động 3.
?Những tình cảm, thái độ trong ca dao, dân ca (đã học)?
H. đọc những bài ca dao trong bài học chính.
* Hoạt động 4.
Kinh nghiệm, thái độ của nhân dân được thể hiện trong tục ngữ như thế nào?
H. Trao đổi, trả lời.
G. Nhận xét, chốt.
* Hoạt động 5.
Giá trị tư tưởng, t/c trong thơ trữ tình được thể hiện như thế nào ?
* Hoạt động 6.
 - G. Hướng dẫn học sinh kẻ bảng.
- H. Nêu nội dung của văn bản bằng 1 - 2 câu.
G. Kiểm tra cách làm của H.
* Hoạt động 7.
Những điểm chính về ý nghĩa văn chương.... ?
H. Trả lời khái quát.
G. Nhận xét, chốt.
 - Ví dụ: Yêu cầu hs lấy được dẫn chứng từ vb đã học để minh hoạ.
* Hoạt động 8.
Tác dụng của việc học văn theo hướng tích hợp... ?
- Ví dụ: Phép liệt kê, tăng cấp, đối lập .
Cách lập luận (lý lẽ, dẫn chứng) trong vb “Tinh thần yêu nước...”
I. Hệ thống các tác phẩm văn học.
II. Các khái niệm cần nắm.
III. Những tình cảm, thái độ trong ca dao, dân ca (đã học).
- Nhớ thương, kính yêu, tự hào, biết ơn.
- Than thân trách phận, buồn bã, hối tiếc.
- Châm biếm, hài hước, dí dỏm...
IV. Kinh nghiệm, thái độ của nhân dân được thể hiện trong tục ngữ:
Tục ngữ về th/nh, thời tiết: Kinh nghiệm về thời gian tháng năm, tháng mười; dự đoán nắng, mưa, bão, lụt...
Tục ngữ về lđsx: Kinh nghiệm đất đai quý hiếm; kinh nghiệm về cấy lúa, làm đất, trồng trọt, chăn nuôi; vị trí các nghề...
Tục ngữ về con người, XH: Xem tướng người, học tập thầy - bạn, tình thương người, lòng biết ơn, đoàn kết là sức mạnh, con người là vốn quý...
V. Giá trị tư tưởng, t/c trong thơ trữ tình.
 - Lòng yêu nước và tự hào dân tộc.
 - ý chí bất khuất, kiên quyết đánh bại mọi quân xâm lược.
 - Ca ngợi cảnh đẹp th/nh: đêm trăng, cảnh khuya, đèo vắng, thác...
 - Ca ngợi tình bạn chân thành, tình vợ chồng thuỷ chung chờ đợi...
VI. Hệ thống nội dung và nghệ thuật của một số văn bản.
VII. Những điểm chính về ý nghĩa văn chương.
- Văn chương gây những t/cảm ta ko có, luyện những t/cảm ta sẵn có.
- Văn chương góp phần thoả mãn nhu cầu về cái đẹp của con người.
- Văn chương góp phần giáo dục, tuyên truyền tư tưỏng, đạo đức.
- Văn chương mang lại những hiểu biết về hiện thực đời sống, con người.
VIII. Tác dụng của việc học văn theo hướng tích hợp.
- Với việc học văn, tích hợp kiến thức TV- TLV mang lại hiệu quả cao trong việc tìm hiểu, PTTP ở các khía cạch từ ngữ, cú pháp và cách lập luận của bài văn. Những phương diện đó đều thể hiện dụng ý của nhà văn trong việc thể hiện nội dung, tư tưởng.
4. Củng cố 
G nhấn mạnh những nội dung cơ bản.
5. Dặn dò 
- Tiếp tục hoàn thiện câu 7,8,9.10.
- Chuẩn bị: Dấu gạch ngang.
* Rút kinh nghiệm giờ dạy :
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
===========================

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 7 - Tuan 31-32 - Nam hoc 2011-2012.doc