Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 64: Ôn tập phần tiếng Việt

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 64: Ôn tập phần tiếng Việt

 1. Kiến thức

 - Hệ thống kiến thức về:

 - Cấu tạo từ ( từ ghép, từ láy )

 - Từ loại ( đại từ, quan hệ từ )

 - Từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, thành ngữ.

 - Từ Hán Việt, Các phép tu từ.

 2. Kĩ năng

 - Giải nghĩa một số yếu tố Hán Việt đã học

 - Tìm thành ngữ theo yêu cầu.

 

doc 7 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1144Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 64: Ôn tập phần tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÔN TẬP PHẦN TIẾNG VIỆT
Tiết: 64 
Ngày dạy : 30/11/2011
I. MỤC TIÊU 
 1. Kiến thức
 - Hệ thống kiến thức về:
 - Cấu tạo từ ( từ ghép, từ láy )
 - Từ loại ( đại từ, quan hệ từ )
 - Từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, thành ngữ.
 - Từ Hán Việt, Các phép tu từ. 
 2. Kĩ năng
 - Giải nghĩa một số yếu tố Hán Việt đã học 
 - Tìm thành ngữ theo yêu cầu. 
 3. Thái độ
 -Giáo dục học sinh có ý thức sử dụng từ phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
II. CHUẨN BỊ :
 - Giáo viên : bảng phụ, vẽ sơ đồ ôn tập, giáo án
 - Học sinh : Vở bài tập, SGK.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC :
 Phương pháp thực hành, nêu vấn đề, hợp tác nhóm.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
 1.Ổn định tổ chức: 
 Nắm sĩ số học sinh.
 2. Kiểm tra bài cũ : 
 3. Bài mới: 
 Giới thiệu bài:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
 *Hoạt động 1 : Hướng dẫn học sinh vẽ sơ đồ.
 Tổ chức trò chơi thi hái hoa kiến thức ( 15 phút)
 Chia lớp thành 4 đội chơi 
 Nội dung: Ôn tập các khái niệm từ láy, từ ghép, đại từ, quan hệ từ, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, thành ngữ, điệp từ, chơi chữ.
 Ban giám khảo nhận xét ghi điểm 
 Giáo viên nhận xét kết quả, cách tổ chức trò chơi
Hoạt động 2: Luyện tập 
 Hợp tác nhóm ( 4 phút)
 - Nhóm 1: Vẽ sơ đồ phân loại từ phức 
 - Nhóm 2: Vẽ sơ đồ phân loại các đại từ 
 - Nhóm 3: So sánh quan hệ từ, động từ, tính từ, danh từ, danh từ 
 - Nhóm 4: Giải nghĩa các yếu tố Hán Việt 
 Đại diện các nhóm trình bày 
 Cả lớp nhận xét 
 Giáo viên nhận xét chốt ý, ghi điểm. 
 Hướng dẫn học sinh vẽ sơ đồ.
I. Hệ thống hoá kiến thức 
 1. Từ láy
 - Khái niệm: là loại từ phức, có sự hoà phối âm thanh giữa các tiếng
 - Phân loại: 2 loại
 + Từ láy hoàn toàn: thăm thẳm, xinh xinh.
 + Từ láy bộ phận: long lanh, rì rào,..
 2. Từ ghép 
 - Khái niệm: là loại từ phức có các tiếng có nghĩa tạo thành.
 - Phân loại:
 + Từ ghép chính phụ: thước kẽ, thước cuộn,
 + Từ ghép đẳng lập: bàn ghế, sách vở
 3. Đại từ: là từ dùng để trỏ hoặc dùng để hỏi trong một ngữ cảnh nhất định của một lời nói 
 4. Quan hệ từ: dùng để biểu thị ý nghĩa như sở hữu, so sánh, nhân quả,giữa các bộ phận của câu, câu trong đoạn văn.
 5. Từ đồng nghĩa
 - Giống hoặc gần giống nhau.
 - Phân loại: 2 loại.
 + Đồng nghĩa hoàn toàn : xe lửa và xe hoả
 + Đồng nghĩa không hoàn toàn: ăn, xơi, chén.
 6.Từ trái nghĩa
 - Nghĩa trái ngược, xét trên cơ sở chung nào đó.
 Ví dụ: Tốt >< mềm.
 7. Từ đồng âm:
 - Phát âm giống nhau nhưng nghĩa khác xa nhau.
 8. Thành ngữ
 - Có tính cố định, tính hình tượng và tính biểu cảm.
 - Thành ngữ thuần Việt đồng nghĩa:
Trăm trận trăm thắng, nửa tin nửa ngờ, cành vàng lá ngọc, miệng nam mô bụng bồ dao gâm.
 9. Điệp ngữ: 
 - Từ , ngữ được lặp đi lặp lại nhiều lần.
 - Có 3 dạng điệp ngữ: điệp ngữ cách quãng, điệp ngữ nối tiếp, điệp ngữ chuyển tiếp. 
 10. Chơi chữ: Là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước làm câu văn hấp dẫn và thú vị.
II. Luyện tập 
 1. Vẽ sơ đồ phân loại từ phức 
 2. Vẽ sơ đồ phân loại đại từ 
TỪ PHỨC
A. 
TỪ LÁY
TỪ GHÉP
TỪ LÁY TOÀN BỘ
TỪ LÁY
BỘ PHẬN
TỪ GHÉP
C - P
TỪ GHÉP
Đ - L
LÁY VẦN
LÁY PHỤ ÂM ĐẦU
LOẮT CHOẮT
MẾU MÁO
XINH XINH
ÁO DÀI
BÀN GHẾ
ĐẠI TỪ
ĐẠI TỪ ĐỂ HỎI
ĐẠI TỪ
Trỏ 
người 
vật 
Trỏ 
số 
lượng 
Trỏ 
vị trí,
không gian,
thời gian 
Trỏ hoạt động, tính chất 
Hỏi về hoạt động, tính chất 
Hỏi về không gian, thời gian 
Hỏi về số lượng 
Hỏi về người, vật 
Tôi
ta
Bấy,
bấy nhiêu
Đây đó kia 
Vậy thế 
Sao thế này 
Đâu 
bao giờ 
Bao nhiêu bấy nhiêu 
Ai gì 
 Hướng dẫn học sinh lập bảng so sánh quan hệ từ với danh từ, động từ, tính từ về ý nghĩa và chức năng.
 Hướng dẫn học sinh giải nghĩa các yếu tố Hán Việt.
 Tìm các từ đồng nghĩa với một từ cụ thể 
 Tìm các từ trái nghĩa với một từ cụ thể
 Hợp tác nhóm ( 3 phút)
 Tìm thành ngữ thuần Việt đồng nghĩa với mỗi thành ngữ Hán Việt.
 Tìm những thành ngữ thay thế 
3. Bảng so sánh :
Từ loại
Ý nghĩa chức năng
Quan hệ từ
- Dùng để biểu thị ý nghĩa quan hệ như sở hữu, so sánh, nhân quả,giữa các bộ phận của câu, câu trong đoạn văn.
Danh từ
- Là những từ chỉ người, chỉ vật, khái niệm.
- Có thể kết hợp với từ chỉ số lượng ở phía trước các từ : này, ấy, đó Ở phía sau và một số từ ngữ khác để lập thành cụm danh từ. 
- Làm chủ ngữ trong câu.
Động từ
- Là những từ chỉ hành động, trạng thái của sự vật.
- Thường kết hợp với các từ : đã, sẽ, đang, vẫn, hãy ở phía trước và một số từ ngữ ở phía sau để tạo thành cụm động từ .
Tính từ
- Là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật hành động, trạng thái.
- Có thể kết hợp với các từ : đã,sẽ,đang để tạo thành cụm tính từ.
- Khả năng kết hợp với các từ : hãy, đừng, chớrất hạn chế.
- Có thể làm chủ ngữ, vị ngữ trong câu.
3. Giải nghĩa các yếu tố Hán Việt :
 - Bạch (bạch cầu) : trắng.
 - Bán (bức tượng bán thân) : nữa, một nữa.
 - Cô (cô độc) : một mình.
 - Cư (cư trú) : ở.
 - Cửu (cửu chương) : chín.
 - Dạ (dạ chương, dạ hội) : đêm.
 - Đại (đại lộ, đại thắng) : lớn.
 - Điền (điền chủ, công điền) : đất.
 - Hà (sơn hà) : sông.
 - Hậu (hậu vệ) : sau.
 - Hồi (hồi hương, thu hồi) : trở về.
 - Hữu (hữu ích) : có.
5. Các đồng nghĩa :
 - Xe lửa và xe hỏa.
 - Ăn, xơi, chén.
6.Từ trái nghĩa :
 - Tốt >< xấu
 - Cứng >< nềm.
7.Thành ngữ thuần Việt đồng nghĩa:
 Trăm trận trăm thắng, nửa tin nửa ngờ, cành vàng lá ngọc, miệng nam mô bụng bồ dao gâm.
8.Thay thế những từ ngữ nhất định trong bằng những thành ngữ có ý nghĩa tương đương. 
- Đồng không mông quạnh 
- Còn nước còn tát
- Con dại cái mang
- Giàu nứt đố đổ nứt vách
 4. Củng cố và luyện tập :
 Giáo viên khái quát lại phần nội dung ôn tập bằng sơ đồ tư duy: cấu tạo từ, từ loại, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, thành ngữ và các biện pháp tu từ đã học. 
 5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà : 
 - Học thuộc nội dung ôn tập.
 - Chọn một trong các văn bản đã học, xác định văn bản đó: từ láy, từ ghép, từ Hán Việt, đại từ, quan hệ từ.
 - Phân tích tác dụng của việc sử dụng từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, tư đồng âm, thành ngữ trong văn bản cụ thể.
 - Chuẩn bị: Thi học kì I.
V. RÚT KINH NGHIỆM :
Nội dung 	
Phương pháp 	
Tổ chức	

Tài liệu đính kèm:

  • docTiết 64 On tap Tieng Viet.doc