Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 64 : Ôn tập văn biểu cảm

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 64 : Ôn tập văn biểu cảm

A. mục tiêu cần đạt:

- Nắm chắc khái niệm, bản chất của văn biểu cảm, phân biệt với văn tự sự, miêu tả thấy được vai trò của tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm, giá trị của biện pháp tu từ trong văn biểu cảm.

- Rèn học sinh kĩ năng thực hiện các bước làm văn bản biểu cảm.

- Tích hợp: Các bài TLV của học sinh, văn bản biểu cảm đã học.

 

doc 8 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1430Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 64 : Ôn tập văn biểu cảm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS :9/12/2012
ND:11/12/2012
Tiết 64 :Ôn tập văn biểu cảm
A. mục tiêu cần đạt:
- Nắm chắc khái niệm, bản chất của văn biểu cảm, phân biệt với văn tự sự, miêu tả thấy được vai trò của tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm, giá trị của biện pháp tu từ trong văn biểu cảm.
- Rèn học sinh kĩ năng thực hiện các bước làm văn bản biểu cảm.
- Tích hợp: Các bài TLV của học sinh, văn bản biểu cảm đã học.
B. Chuẩn bị:
1.Giáo viên: Giáo án.
2.Học sinh: Ôn tập, chuẩn bị bài.
C. Tiến trình tổ chức hoạt động.
1. ổn định: 
2. Kiểm tra: -Thế nào là văn biểu cảm. Những đặc điểm của văn bản biểu cảm?
3. Bài mới: 
Hoạt động 
H: Khi muốn bày tỏ thái độ, tình cảm của mọi đối tượng trước hết cần phải có các yếu tố nào? Vì sao?
H: Nhắc lại những yêu cầu của văn tự sự và văn miêu tả?
H: Trong văn biểu cảm có cần sử dụng các yếu tố tự sự, miêu tả?
H: Vậy tại sao không gọi là văn bản tự sự - miêu tả - biểu cảm mà gọi là văn biểu cảm?
- Học sinh đọc bài ca dao.
H: Những biện pháp nào được sử dụng trong bài ca dao?
H: Các hình ảnh trong bài ca dao có ý nghĩa gì ?
H: Tâm trạng người viết được gợi lên qua bài ca dao như thế nào?
H: Nhận xét gì về ngôn ngữ văn biểu cảm với ngôn ngữ thơ?
- Học sinh đọc đề bài .
H: Nêu các bước làm 1 bài văn ?
H: Xác định thể loại của đề bài trên? Đối tượng cần biểu cảm?
H: Với đề bài này ta cần bày tỏ những tình cảm như thế nào?
H: Ta sẽ trình bày những ý lớn nào ở đề bài này? 
- Trên cơ sở các ý vừa tìm lập dàn bài
- Từ dàn bài trên. Giáo viên hướng dẫn học sinh viết thành văn hoàn chỉnh cho phần mở bài và kết bài của đề bài trên.
Còn thời gian, gv cho hs viết thành những đoạn văn, bài văn hoàn chỉnh.... 
Nội dung chính
I. Bài học
1. Phân biệt văn biểu cảm với tự sự, miêu tả.
 - Các yếu tố cần có để hình thành, thể hiện cảm xúc, thái độ, tình cảm của người viết là tự sự, miêu tả.
 - Văn tự sự: Kể từ nguyên nhân - diễn biến - kết quả => tái hiện sự kiện người đọc người nghe hiểu, kể lại được.
 - Văn miêu tả: tái hiện chân dung đối tượng -> hình dung được về đối tượng.
 - Tự sự, miêu tả là phương tiện để người viết thể hiện thái độ tình cảm của mình.
2. Đặc trưng của văn bản biểu cảm.
 a) Ví dụ: "Con sông bên....
 .............. bên nào? " 
 b) Nhận xét:
 - Sử dụng BPNT: điệp ngữ, ẩn dụ, từ trái nghĩa.
 - Những hình ảnh -> những sự kiện trong đời sống tình cảm của con người.
 - Tâm trạng: phân vân, xen chút hời hợt, bâng khuâng.
 - Gần với ngôn ngữ thơ vì mđ là biểu cảm.
3. Các bước làm bài văn biểu cảm:
 * Đề bài: "Cảm nghĩ về mùa xuân"
 a) Tìm hiểu đề:
 - Thể loại: Biểu cảm về sự vật.
 - Đối tượng biểu cảm: Mùa xuân.
 - Ycầu: tình cảm chân thành, tích cực và sự đánh giá đối với mùa xuân.
 b) Tìm ý:
 * Mùa xuân của thiên nhiên đất trời.
 - Cảnh sắc, thời tiết, khí hậu, cây cối.....
 * Mùa xuân của lòng người:
 - Tuổi tác, tâm trạng suy nghĩ.
 * Bày tỏ cảm xúc.
 c) Lập dàn ý
 d) Viết bài.
 e) Kiểm tra, sửa chữa.
II- Luyện tập: 
 -Viết hoàn chỉnh phần mở bài thõn bàỡ 
4. Củng cố : - Giáo viên khái quát nội dung bài học.
5.Dặn dò: - Làm tiếp phần bài viết còn lại dựa vào dàn ý đã cho.
NS : 9/12/2012
ND: 11/12/2012
Tiết 65: Luyện tập sử dụng từ
A. Mục tiêu cần đạt:
- Học sinh củng cố cách dùng từ đúng âm, đúng chính tả, đúng nghĩa, đúng tổ chức ngữ pháp và sắc thái biểu cảm.
- Rèn các kĩ năng về dùng từ, sửa lỗi dùng từ.
- Tích hợp: Tiếng Việt: các từ loại, từ hán việt, từ đồng âm, đồng nghĩa, trái nghĩa; Phần tập làm văn: ở các bài viết của học sinh
B. Chuẩn bị: 
1.Giáo viên:Giáo án.
2.Học sinh:Tập hợp các bài văn.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học.
1/ ổn định:	
2/ Kiểm tra: -Khi sử dụng từ, cần lưu ý điều gì?
3/ Bài mới: 
Hoạt động 
Học sinh nêu yêu cầu bài tập 1
- Chia nhóm tập hợp bài kiểm tra của nhóm mình. Phát hiện lỗi trong bài viết. 
-Nêu cách sửa.
- Nhận xét.
- Giáo viên nhận xét chỉnh sửa.
Học sinh đọc yêu cầu bài tập 2.
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc bài văn có mắc lỗi dùng từ => Yêu cầu học sinh sửa lỗi.
-Giáo viên yêu cầu học sinh và thực hiện yêu cầu bài tập 3.
1. Đề cử.
2. Hiu hắt.
3. Hậu quả.
4. Chú tâm.
5. Anh em.
6. Sáng sủa.
- Học sinh hoạt động độc lập.
Nội dung chính
Bài tập 1: Ghi lại những từ dùng sai trong bài viết của học sinh, nêu cách sửa 
Từ dùng sai
Cách sửa
Vd :Tre trở
Che chở
bài tập 2: sửa lỗi bài văn.
 -Học sinh sửa lỗi.
bài tập 3: Phát hiện và sửa lỗi dùng từ trong các câu sau:
 1. Tôi sẽ đề bạt anh vào BCH LC Đoàn
 2. Cảnh rừng chiều thật vắng lặng héo hắt.
 3. Kết quả của chiến tranh còn dai dẳng.
 4. Nó chẳng chủ tâm vào việc gì
 5. Huynh đệ như thể tay chân.
 6. Ngôi nhà mới của gia đình em thật ánh sáng.
4. Củng cố : - Khái quát nội dung bài học.
5.Dặn dò : -Yêu cầu học sinh tiếp tục công việc sửa lỗi dùng từ.
 - Ôn tập các KT phần Tiếng Việt.
NS :9/12/2012
ND :13/12/2012
Tiết 66 : Ôn tập tác phẩm trữ tình (T1)
A. Mục tiêu cần đạt:
- Học sinh bước đầu nắm được khái niệm văn thơ trữ tình và một số đặc điểm nghệ thuật phổ biến của tác phẩm trữ tình.
- Củng cố những kiến thức, kĩ năng cơ bản đã được cung cấp, rèn luyện.
- Tích hợp: Phần KT, đánh giá tổng hợp.
B. Chuẩn bị:
1- Giáo viên: Giáo án, bảng tổng hợp.
2- Học sinh: Chuẩn bị bảng lớn theo nhóm.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động
1. ổn định: 
2. Kiểm tra: -Giáo viên Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
3. Bài mới: 
 Hoạt động 
Hsinh đọc yêu cầu bài tập 1
- Gviên yêu cầu các nhóm trình bày 
- Các nhóm trỡnh bày
- Các nhóm nhận xét lẫn bài của nhóm khác.
- Giáo viên yêu cầu học sinh trình bày những hiểu biết về tg của các tp trên.
- Gviên trình bày theo nhóm, những nội dung trên.
H: Trong các tác phẩm thơ trên, tp nào thắm đượm tình cảm với thiên nhiên, gắn liền với tình yêu qhương đnước.
H: Một trong những tcảm quan trọng được thể hiện trong tp trữ tình từ thời trung đại đến hiện đại là tình cảm gì?
- Học sinh đọc yêu cầu bài tập 3
- Học sinh hoạt động độc lập, gọi 2 học sinh lên bảng làm.
- Yêu cầu học sinh nêu những hiểu biết về những thể thơ đang tìm hiểu.
Nội dung chính
Bài 1: Nêu tên tác giả của những tác phẩm sau:
Tác phẩm 
Tác giả 
1. Cảm nghĩ....
2. Phò giá về kinh.
3. Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê.
4. Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra.
5. Bài ca....
6. Bạn đến chơi nhà.
7. Cảnh khuya.
8. Tiếng gà trưa.
Lý Bạch (701 - 762)
TQ Khải (1241 - 1294)
Hạ Tri Chương (659 - 744)
Trần Nhân Tông (1258 - 1308)
Đỗ Phủ (712 - 770)
Nguyễn Khuyến 
Hồ Chí Minh.
Xuân Quỳnh.
Bài 2: Xếp các tác phẩm phù hợp với nội dung tư tưởng: 
Tác phẩm
Nội dung tư tưởng, tình cảm được biểu hiện
1. Bài ca....
Tinh thần nhân đạo và lòng vị tha cao cả.
2. Qua Đèo Ngang
Nỗi nhớ thương quá khứ đi đôi với nỗi buồn đơn lẻ, thầm lặng giữa núi đồi.
3. Ngẫu nhiên nhân...
Tình cảm quê hương chân thành pha chút xót xa lúc mới trở về quê.
4. Sông núi nước Nam
ý thức độc lập tự chủ và quyết tâm tiêu diệt địch.
5. Tiếng gà trưa
Tình cảm gia đình quê hương qua những kỉ niệm của tuổi thơ.
6. Bài ca Côn Sơn.
Nhân cách thanh cao và sự giao hoà với thiên nhiên.
Bài 3: Xếp tên tác phẩm khớp với thể thơ:
Tác phẩm
Thể thơ
1. Phút chia li
2. Qua đèo ngang.
3. Bài ca Côn Sơn
4. Tiếng gà trưa.
5. Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh.
6. Sông núi nước Nam.
Song thất lục bát.
Thất ngôn bát cú đường luật
Lục bát.
Thơ năm chữ (thơ hiện đại).
Thất ngôn tứ tuyệt.
4.Củng cố :- Giáo viên khắc sâu nội dung kiến thức vừa học.
5.Dặn dò : - Về nhà học thuộc lòng lại các bài thơ và nắm được nội dung, nghệ thuật tiêu biểu của mỗi tác phẩm.
 - Tiếp tục ôn tập các nội dung về tác phẩm trữ tình.
============================================================
NS : 9/12/2012
ND:15/12/2012
Tiết 67: Ôn tập tác phẩm trữ tình (tiếp)
A. Mục tiêu cần đạt:
- Học sinh tiếp tục ôn tập nội dung phần tác phẩm trữ tình.
- Nội dung cần ôn tập đc khắc sâu ở việc học sinh thực hiện các bài luyện tập.
B. Chuẩn bị:
1.Giáo viên: Giáo án, bảng tổng hợp.
2.Học sinh: ôn tập.
C. Tiến trình bài dạy:
1/ ổn định: 
2/ Kiểm tra: 
Đọc thuộc lòng 1 bài thơ làm theo thể thơ lục bát? Nêu những đặc điểm của thể thơ này?
3/ Bài mới: 
Hoạt động 
- Học sinh đọc 4 câu thơ của NT . Học sinh căn cứ vào những chú thích. Giáo viên gợi ý hoàn cảnh sáng tác những câu thơ đó.
- Từ đó học sinh rút ra nội dung trữ tình của 4 câu thơ. So với "Bài ca Côn Sơn" để thấy được 1 phương diện khác, 1 màu sắc khác trong thơ 
Nguyễn Trãi.
- Tìm hiểu hình thức biểu cảm ở 4 câu thơ?
- Học sinh đọc lại hai bài thơ.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh so sánh tình huống thể hiện tình yêu quê hương của hai bài thơ, so sánh cách thể hiện tình yêu quê hương của 2 tác giả qua hai bài thơ.
=> Giáo viên rút ra đặc điểm của văn biểu cảm.
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc yêu cầu bài tập 4.
Tổ chức cho học sinh đọc, nhớ lại kỉ niệm " Tuỳ bút"
- Từ đó, sẽ tìm được đáp án đúng.
Nội dung chính
Bài 1:
 - Đây tuy chưa phải là tiếng kêu xé lòng nhưng đã thấm đượm một nỗi buồn sâu lắng.
- Đây là nỗi lo lắng thường trực trong tâm hồn tác giả ( Suốt ngày, đêm, đêm ngày)
 - Hai câu trên: là biểu cảm trực tiếp dùng phương thức tả và kể.
 - Hai câu dưới: biểu cảm gián tiếp dùng lời nói ẩn dụ 
 => Lo nước thương dân không chỉ là nỗi lo thường trực mà còn là nỗi lo duy nhất.
Bài 2:
 1/ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh - Lý Bạch.
 - Tình cảm đối với quê hương biểu hiện lúc ở xa quê.
 - Biểu cảm trực tiếp.
2/ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê.
 - Hạ Tri Chương-
 - Tình cảm với quê hương biểu hiện lúc mới đặt chân đến quê. ( Về quê)
 - Biểu cảm gián tiếp.
 - Đượm màu sắc hóm hỉnh và ngậm ngùi.
Bài 4: Lựa chọn đáp án đúng:
 a/ Tuỳ bút không có cốt truyện và có thể không có nhân vật.
 b/ Tuỳ bút sử dụng nhiều phương thức như biểu cảm là phương thức chủ yếu.
 c/ Tuỳ bút có những yếu tố gần với tự sự nhưng chủ yếu thuộc loại trữ tình.
4. Củng cố :- Giáo viên khái quát nội dung bài học.
5. Dặn dò :- Ôn tập, Làm những bài tập còn lại.
NS: 9/12/2012
ND:15/12/2012
Tiết 68: Ôn tập tiếng việt (tiết1)
A. Mục tiêu cần đạt:
- Hệ thống hoá những kiến thức đã học ở HKI về phần từ xét về cấu tạo, đại từ, quan hệ từ.
- Luyện tập các kĩ năng tổng hợp về giải nghĩa từ, sử dụng từ để nói và viết.
- Tích hợp: các kiến thức phần văn và tiếng Việt.
B. Chuẩn bị:
1.Giáo viên:Giáo án, bảng tổng hợp.
2.Học sinh: Ôn tập
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động.
1/ ổn định: 
2/ Kiểm tra: Kết hợp trong bài học.
3/ Bài mới: 
Hoạt động
- Gv nêu nội d cần ôn tập, yêu cầu học sinh vẽ hai sơ đồ trong sgk tr183 vào vở.
-Yêu cầu học sinh nhắc lại kn từ phức, từ láy, từ láy.
- Phân loại các từ loại trên.
- Yêu cầu học sinh thực hiện những sơ đồ còn lại trong sgk.
- Gviên hdẫn học sinh cách lập bảng so sánh.
- Yêu cầu học sinh hệ thống lại kiến thức và lập bảng để so sánh.
- Học sinh lập bảng.
- Gọi 2 học sinh lên bảng lập bảng so sánh.
- Nhận xét, sửa chữa, bổ sung phần trình bày của học sinh.
- Học sinh đọc yêu cầu bài tập 3.
-Gviên hướng dẫn học sinh cách thực hiện bài tập
- Gọi học sinh lên bảng, mỗi học sinh thực hiện 5 từ.
- Học sinh dưới lớp làm vào vở.
- Học sinh nhận xét, chữa bài làm của bạn.
Nội dung chính
I. Nội dung ôn tập: 
 - Từ phức, đại từ, quan hệ từ , yếu tố Hán Việt.
 - Từ phức: từ láy,từ ghép.
 + Từ ghép: Đẳng lập 
 Chính phụ
 + Từ láy: Toàn bộ.
 Bộ phận
II. Luyện tập: 
Bài 2:Lập bảng so sánh:
 Từ Loại
ý nghĩa
chức năng
danh từ, động từ, tính từ
Quan hệ từ 
ý nghĩa
Biểu thị người, sinh vật,hoạt động, tính chất.
Biểu thị ý nghĩa quan hệ
Chức năng
Có khả năng làm thành phần của cụm từ , của câu
Liên kết các tác phẩm của cụm từ, của câu.
Bài 3: Giải nghĩa các yếu tố Hán Việt:
 - Bạch (bạch cầu): trắng, bán (bán cầu), nửa, cô (đơn độc), cư (cư trú), ở, cửu (9); dạ (dạ hương): đêm; đại lộ (to, lớn); điền (ruộng); hà (sơn hà): sông.
4.Củng cố : - Gviên khắc sâu, nhấn kiến thức trung tâm.
5.Dặn dò : - Ôn tập những ĐV kiến thức đã học.
 - Giải nghĩa những yếu tố HV quen thuộc.

Tài liệu đính kèm:

  • docg an van 7 tuan 17.doc