Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 28 - Tiết 102: Dùng cụm chủ – vị để mở rộng câu

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 28 - Tiết 102: Dùng cụm chủ – vị để mở rộng câu

Giúp HS :

- Hiểu được thế nào là cụm C-V để mở rộng câu (tức dùng cụm C-V để làm thành phần câu hoặc thành phần của cụm từ.

- Nắm được các trường hợp dùng cụm C-V để mở rộng câu.

B. Chuẩn bị:

* Thầy: Chép các bài tập nhanh ra bảng phụ + Các VD SGK.

* Trò: Soạn các câu trả lời ra tập soạn.

 

doc 3 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1736Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 28 - Tiết 102: Dùng cụm chủ – vị để mở rộng câu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần : 28 Ngày soạn :04/03/2010
 Tiết : 102 Ngày dạy : 08-13/03/2010
DÙNG CỤM CHỦ – VỊ ĐỂ MỞ RỘNG CÂU 
A . Mục tiêu cần đạt:
	Giúp HS :
 Hiểu được thế nào là cụm C-V để mở rộng câu (tức dùng cụm C-V để làm thành phần câu hoặc thành phần của cụm từ.
Nắm được các trường hợp dùng cụm C-V để mở rộng câu.
B. Chuẩn bị:
* Thầy: Chép các bài tập nhanh ra bảng phụ + Các VD SGK.
* Trò: Soạn các câu trả lời ra tập soạn.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
* Ổn định : 
 Kiểm diện, trật tự.
* Kiểm tra : 
(?) Trình bày cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động ?
(?) Chuyển đổi câu chủ động dưới đây thành hai câu bị động theo hai kiểu khác nhau ?
“Chàng kị sĩ buộc con ngựa bạch bên gốc đào”
* Giới thiệu bài: 
** Ngữ pháp Tiếng Việt rất uyển chuyển. Câu cú biến đổi linh hoạt. Đôi khi ta cần rút gọn câu nhưng có lúc ta phải mở rộng câu mới phù hợp hoàn cảnh giao tiếp. Một trong những cách mở rộng câu là dùng cụm C-V làm thành phần câu. Hôm nay, chúng ta, cùng tìm hiểu cách dùng cụm C-V để mở rộng câu và các trường hợp dùng cụm C-V để mở rộng câu.
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
Nội dung hoạt động
HĐ 1 : Tìm hiểu thế nào là dùng cụm C-V để mở rộng câu:
* Cho HS đọc mục 1 SGK.
* Ghi bảng VD:
 Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có.
(?) Tìm cụm danh từ trong câu?
(?) Phân tích cấu tạo của những cụm danh từ trên và cấu tạo của phụ ngữ trong mỗi cụm danh từ?
* Khẳng định: Ta không có, Ta sẵn có là những cụm C-V mở rộng câu.
(?) Em hiểu thế nào là cụm C-V mở rộng câu?
HĐ 2:Tìm hiểu các trường hợp dùng cụm C-V để mở rộng câu:
* Treo bảng phụ: Bài tập nhanh.
(?) Xác định cụm C-V làm định ngữ trong câu sau đây:
1) Căn phòng tôi ở rất đơn sơ.
2) Nam đọc quyển sách tôi cho mượn
* Cho HS đọc mục II SGK
* Treo bảng phụ VD a, b, c, d.
(?) Xác định cụm C-V làm thành phần câu hoặc thành phần cụm trong các câu trên?
(?) Các cụm C-V trên làm thành phần gì?
* Cho 3 HS đọc to ghi nhớ.
* Treo bảng phụ: Bài tập nhanh
(?) Xác định và gọi tên các cụm C-V làm thành phần câu:
 1) Mẹ về khiến cả nhà đều vui.
 2) Tôi nhìn qua khe cửa thấy em tôi đang vẽ những bức tranh mà cha tôi đã hướng dẫn.
HĐ 3 :Hướng dẫn luyện tập:
* Cho HS đọc bài tập a, b, c, d, Nêu yêu cầu
* Đánh giá, cho điểm.
* Đọc.
* Cá nhân:
Những tình cảm ta không có.
 Những tình cảm ta sẵn có.
 ¯ ¯ ¯
 Phụ ngữ DT phụ ngữ
(chỉ lượng) (C-V)
* 2 HS đọc to, chậm ghi nhớ và tự ghi bài.
* Cá nhân:
1) Tôi ở.
2) Tôi cho mượn.
* Đọc.
* Thảo luận mỗi nhóm 1 câu.
* Đại diện trả lời.
* Nhận xét, sửa chữa
a.Chị Ba đến. ® C
b.Tinh thần rất hăng hái® V 
c.Trời sinh lá sen® BN
d.Cách Mạng tháng Tám thành công. ® ĐN
* Đọc ghi nhớ và tự ghi bài.
* Thảo luận tổ.
* Đại diện trình bày.
* Tổ khác nhận xét, bổ sung, 
 * Khẳng định:
 1) Mẹ về ® C
 Cả nhà đều vui. ® PN
 2) Tôi nhìn qua khe cửa. ® C
 Em tôi đang vẽ. ® PN
Cha tôi đã hướng dẫn ® PN
* Đọc, Thảo luận nhóm.
* Trình bày bảng ( mỗi nhóm 1 câu).
* Nhóm khác nhận xét, sửa
1/ Thế nào là dùng cụm C-V để mở rộng câu:
Khi nói hoặc viết, có thể dùng những cụm từ có hình thức giống câu đơn bình thường, gọi là cụm C-V, làm thành phần của câu hoặc cụm từ để mở rộng câu.
2/ Các trường hợp dùng cụm C-V để mở rộng câu:
 Các thành phần câu như chủ ngữ, vị ngữ và các phụ ngữ trong cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ đều có thể được cấu tạo bằng cụm C-V.
3/ Luyện tập :
 Cụm C-V làm thành phần câu hoặc thành phần cụm:
a.Chỉ riêng những người chuyên môn được. ® PN
b.Khuôn mặt đầy đặn ® V
c.Các cô gái Vòng  ® PN
 Hiện ra từng lá cốm® PN
d.Một bàn tay đập vào vai 
 ® C
 Hắn giật mình. ® PN
* Củng cố :
 - Thế nào là dùng cụm C-V để mở rộng câu? Cho ví dụ?
 - Cho biết các trường hợp dùng cụm C-V để mở rộng câu? Cho ví dụ?
* Dặn dò:
 Học bài theo 2 ghi nhớ, cho VD.
 Làm hoàn chỉnh bài tập vào vở.
 Tự đọc và sửa các bài kiểm tra: Văn, Tiếng Việt, Bài viết số 5 theo lời phê của giáo viên.
 Soạn trước bài :Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 102.doc