Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 67: Chơi chữ

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 67: Chơi chữ

A. Mục tiêu: Giúp HS

1. Kiến thức:

- Nắm được khái niệm chơi chữ

- Các lối chơi chữ

- Tác dụng của phép chơi chữ

2. Kĩ năng:

- Nhận biết phép chơi chữ

- Chỉ rõ cách chơi chữ trong văn bản

 

doc 4 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 2193Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 67: Chơi chữ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 67
	Tiếng Việt 
Chơi chữ
A. Mục tiêu: Giúp HS
1. Kiến thức:
- Nắm được khái niệm chơi chữ
- Các lối chơi chữ
- Tác dụng của phép chơi chữ
2. Kĩ năng:
- Nhận biết phép chơi chữ
- Chỉ rõ cách chơi chữ trong văn bản
3. Tư tưởng:
- Bước đầu cảm thụ cái hay, cái đẹp của phép chơi chữ
B.Chuẩn bị
- Thày: SGK, SGV, TLHDTH chuẩn KTKN, phấn màu, bảng phụ
- Trò: Đọc trước bài 
C. Phương pháp:
- P.P: Qui nạp, vấn đáp, thảo luận, tích hợp
- KT: Động não
D. Tiến trình giờ dạy
I. ổn định tổ chức (1’)
II. Kiểm tra bài cũ (5’)
? Thế nào là điệp ngữ? Các loại điệp ngữ thường dùng? Ví dụ? 
- Lặp đi lặp lại từ ngx( cả câu)=> nổi bật ý, gay cảm xúc mạnh=> phép điệp ngữ
- Từ ngữ được lặp lại là điệp ngữ
Có 3 dạng điệp ngữ:
+ Điệp nối tiếp
+ Điệp chuyển tiếp
+ Điệp cách quãng( điệp vòng)
III. Bài mới
 * Giới thiệu bài: GV đưa ra một ví dụ về chơi chữ. 
Hoạt động 1 : P.P: Qui nạp, vấn đáp, tích hợp
 KT: Động não
 * GV treo bảng phụ
- Gọi 1 HS đọc VD trên bảng phụ
?) Em có nhận xét gì về nghĩa của các từ “lợi” trong bài ca dao?
- Lời 1(Tính từ): lợi ích, lợi lộc, thuận lợi.
- Lợi 2, 3(Danh từ): nướu lợi mọc răng (chân răng)
?) Việc sử dụng từ “lợi 2, 3” là dựa vào hiện tượng gì của TN?
- Hiện tượng đồng âm
?) Tác dụng?
 - Gây cảm giác bất ngờ, thú vị kích thích tình cảm và trí tuệ của con người
* GV: Chơi chữ còn dùng để châm biếm, kích thích tình cảm và trí tuệ của con người, đả kích, đùa vui..
=> Hiện tượng trên gọi là Chơi chữ
?) Thế nào là chơi chữ?
- 2 HS phát biểu nhận xét bổ sung
- GV chốt bằng ghi nhớ 1
? Đọc ghi nhớ SGKT 163
A. Lý thuyết
I. Thế nào là chơi chữ (8’)
1. Khảo sát và phân tích ngữ liệu
- Lợi dụng đặc sắc về âm về nghĩa của từ ngữ=> tạo sắc thái dí dỏm, hài hước =>câu văn, câu thơ hấp dẫn và thú vị
2. Ghi nhớ 1: sgk(164)
Hoạt động 2 P.P: Qui nạp, vân sđáp, tích hợp
 KT: Động não
 * GV treo bảng phụ -> Gọi 1 HS đọc
?) Hãy chỉ rõ lối chơi chữ trong các VD?
a) Ranh tướng: gần âm với “danh tướng” => Trại âm
b) Lặp âm “m”: Điệp âm
c) Cối đá - đá cối Nói lái
 mèo cái – mài kéo
d) Sầu riêng	Trái nghĩa (Mĩ mà xấu)
 Vui chung
* Xét thêm VD sau: “Đi tu phật bắt ăn chay.
 Thịt chó ăn được, thịt cầy thì không”
=> Từ cùng nghĩa
?) Qua việc phân tích các VD trênhãy cho biết có những lối chơi chữ nào?
- 2 HS => GV chốt bằng ghi nhớ 2
* Ngoài các lối chơi chữ ở trên ta vẫn có thể gặp một số cách khác như dùng các từ cùng trường nghĩa : “Khóc tổng Cóc” - Hồ Xuân Hương.
 - “ Chàng Cóc ơi! Chàng Cóc ơi!
Thiếp Bén duyên Chàng có thế thôi
Nòng nọc đứt đuôi từ đây nhé
 Nghìn vàng khôn Chuộc dấu bôi vôi”
* Các yếu tố Hán Việt và từ tiếng việt có nghĩa tương đương: Da trắng vỗ bì bạch, rừng sâu mưa lâm thâm
II. Các lối chơi chữ (10’)
1. Khảo sát và phân tích ngữ liệu:
- Dùng từ ngữ đồng âm
Dùng lối nói trại âm( Gần âm)
- Dùng cách điệp âm
- Dùng lối nói lái
- Dùng từ đồng nghĩa trái nghĩa. 
2. Ghi nhớ 2: sgk(165)
Hoạt động 3 :
P.P: Vấn đáp, nhóm HT
KT: Động não, các mảnh ghép
? Bài 1: Tìm từ ngữ dùng để chơi chữ trong các bài thơ sau?
- HS trình bày miệng, nhận xét bổ sung
- GV chốt
? Bài 2: mỗi câu sau đay có các tiếng nào chỉ các sự vật gần gũi nhau? Cách nói này có phải là chơi chữ không?
- Nhóm HT chuẩn bị, đại diện trình bày, nhận xét
- GV chốt
a) Xác định lối chơi chữ trong trường hợp
- Mộc tồn -> cây còn -> con cầy
- Quản gia -> giả quan
- Mau co -> Mo cau
- Cưa ngọn -> Con ngựa
b) Suốt đời đi với học sinh
Nhờ nó ta biết đầu, mình, chân, tay -> Môn sinh học
B. Luyện tập (19’)
Bài 1 (165)
a) Từ đồng âm : Rắn đầu (các loại rắn)
b) Từ có nghĩa gần nhau: Liu diu, rắn, hổ lửa, mai gầm, ráo, lằn, trâu lỗ, hổ mang.
Bài 2( 165)
- Thịt – mỡ – dò – nem – chả 	Từ gần nghĩa
- Nứa – tre – trúc : từ cùng trường nghĩa
Bài 3( 166)
- “Khổ tận cam lai” -> Hết khổ sở đến lúc sung sướng 
-> Chơi chữ đồng nghĩa
- Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc
 Thương nhà mỏi miệng cái gia gia
=> Chơi chữ đồng âm
 Bài 5( 166)
a) Trại âm (nói lái)
b) Từ đồng âm
IV. Củng cố (1’)
- Hiểu như thế nào về chơi chữ? Các lối chơi chữ?
V. Hướng dẫn về nhà ( 1’)
- Học bài và hòan thành bài tập
- Nghiên cứu và tập làm thơ lục bát
E. Rút kinh nghiệm
...............
...............
...............
.
----------------------------&0&------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docChoi chu(1).doc