1. Kiến thức: HS hiểu được các chuẩn mực về ngữ âm, ngữ nghĩa, phong cách khi dùng từ.
2. Kĩ năng: Sử dụng từ chuẩn mực khi nói, viết.
3. Thái độ: thêm yêu tiếng việt, giữ gìn sự trong sáng của tiếng việt.
B. CHUẨN BỊ:
GV: Bảng phụ, Phiếu học tập, bài tham khảo
HS: Vở bài tập, SBT
C. PHƯƠNG PHÁP:
- Phương pháp: Nêu vấn đề, phát vấn, thực hành.
NS: NG: Tiết 68 Chuẩn mực sử dụng từ A. Mục Tiêu: 1. Kiến thức: HS hiểu được các chuẩn mực về ngữ âm, ngữ nghĩa, phong cách khi dùng từ. 2. Kĩ năng: Sử dụng từ chuẩn mực khi nói, viết. 3. Thái độ: thêm yêu tiếng việt, giữ gìn sự trong sáng của tiếng việt. B. chuẩn bị: GV: Bảng phụ, Phiếu học tập, bài tham khảo HS: Vở bài tập, SBT C. phương pháp: - Phương pháp: Nêu vấn đề, phát vấn, thực hành... D. Tiến trình giờ dạy. I. ổn định: KTSS: -7B............. II. Kiểm tra bài cũ: ? Thế nào là Chơi chữ? Có những lối chơi chữ nào? cho ví dụ về chơi chữ? * Yêu cầu nêu được: H: Khái niệm chơi chữ: - 5 lối chơi chữ thường gặp. - Cho được VD đúng về chơi chữ. III. Nội dung bài mới: Trong khi nói và viết chúng ta sử dụng rất nhiều từ ngữ. Vậy khi sử dụng từ chúng ta phải tuân theo những chuẩn mực từ nào để sử dụng và có hiệu quả cao trong giao tiếp. Hoạt động của Thầy Trò Nội dung G: Treo bảng phụ ghi ví dụ I SGK. ? Từ in đậm trong câu thứ nhất dùng sai như thế nào? ? Em hãy sửa lại cho đúng? ? Tương tự câu tiếp theo hãy sửa lại cho đúng? ? Nguyên nhân của việc sai những lỗi chính tả như trên là gì? ? Như vậy yêu cầu thứ nhất của việc dùng từ là gì? ? lấy thêm ví dụ về sử dụng từ sai âm, sai chính tả " sửa lại cho đúng...? H: đọc to, rõ mục II. VD SGK. ? ở ví dụ thứ nhất nội dung và người viết muốn thông báo là gì? ? Vậy nghĩa của từ “ sáng sủa” là như thế nào? ? Vậy dùng từ “sáng sủa” có phù hợp với ý định thông báo chưa? vì sao? ? Em hãy tìm từ thay thế cho thích hợp? ? Tương tự ở VD tiếp theo, nội dung mà người viết muốn thông báo là gì? ? Từ “ cao cả” có phù hợp với ý định thông báo không? vì sao? ? Em hãy tìm từ thay thế cho thích hợp? ? Lương tâm nghĩa là gì? ? Vậy có thể dùng từ “biết lương tâm” được không? ta phải nói thế nào mới đúng? H: đọc to, rõ VD mục III SGK. ? Các từ “hào quang”, “ăn mặc”, “thảm hại”, “giả tạo”, “phồn vinh” thuộc từ loại nào? ? Theo quy tắc trật tự của từ Tiếng Việt thì danh từ có trực tiếp làm vị ngữ không? ? Trong TV, tính từ có thể kết hợp với từ chỉ lượng ở đằng trước không? ? Em hãy sửa lại cho đúng? ? ở câu cuối giả tạo(TT), phồn vinh (DT) sử dụng như vậy có đúng tính chất ngữ pháp của từ không? ? Em hãy sửa lại cho đúng? ? Nội dung mà người viết muốn thông báo là gì? ? nghĩa của từ “lãnh đạo” và sắc thái biểu cảm của chúng ntn? ? Em hãy sửa lại cho đúng? G: do đặc điểm về địa lí, lịch sử, phong tục tập quán mỗi địa phương có những từ ngữ riêng " từ địa phương. ? Vậy trong trường hợp nào không nên sử dụng từ ngữ địa phương? G: do hoàn cảnh lịch sử, văn hoá, có một số lượng lớn từ HV đã được bổ sung vào vốn từ vựng TV góp phần làm phong phú TV nhưng chúng ta không nên lạm dụng từ HV ? Tại sao không nên lạm dụng từ HV? H: đọc to rõ VD trên bảng phụ, chú ý từ in đậm sgk. H: thực hiện và nhận xét H: do ảnh hưởng của tiếng địa phương, do không nhớ chính xác vì đó là từ gần âm, hoặc do liên tưởng sai. H: phải sử dụng từ đúng âm, đúng chính tả. H: đất nước ta ngày càng tốt đẹp hơn H: Nhà cửa có nhiều ánh sáng chiếu vào gây cảm giác thích... H: dùng từ chưa đúng nghĩa. H: Tươi đẹp H: cao cả " cao quý đến mức không còn có thể hơn " dùng từ cao cả trong câu đó là không phù hợp với đặc điểm giá trị của các câu tục ngữ. H: yếu tố nội tâm giúp cho con người có thể tự đánh giá hành vi của mình về mặt đạo đức. “Biết” nhận rõ được người, vật hay sự việc gì đó hoặc khả năng làm được việc gì đó. H: hào quang(DT); “ăn mặc’ (DT); thảm hại (TT); phồn vinh (DT) ... H: sử dụng như vậy là sai vì khi dùng TT bổ nghĩa cho DT thì TT phải đứng sau DT. H đọc to, rõ VD mục IV – SGK. H: Lãnh đạo – người đứng đầu các tổ chức hợp pháp, chính danh " sắc thái tôn trọng. - Cầm đầu - đứng đầu các tổ chức phi pháp, phi nghĩa " sắc thái khinh bỉ, coi thường. H; trong các tình huống giáo tiếp trang trọng và các văn bản chuẩn mực như văn bản hành chính, chính luận. I. Sử dụng từ đúng âm, đúng chính tả a/ dùi đầu ð vùi đầu: do sai cặp phụ âm đầu d-v (Nam bộ) b/ Tập tẹ ðBập bẹ: Nhớ từ gần âm không chính xác c/Khoảng khắc ðkhoảnh khắc: Nhớ các từ gần âm không chính xác II. Sử dụng từ đúng nghĩa: a/ Sáng sủa ðtươi đẹp b/ Cao cả ð sâu sắc c/ Biết ðcó Nguyên nhân mắc lỗi là do không hiểu đúng nghĩa của từ. III.Sử dụng từ đúng tính chất ngữ pháp của từ. a/ Hào quang ðHào nhoáng; Hào quang là danh từ không làm vị ngữ, khi làm vị ngữ cần có thêm từ Là b/ ăn mặc: cách ăn mặc c/ Thảm hại: tính từ thảm hại không thể làm bổ ngữ cho tính từ nhiều d/ Sự giả tạo phồn vinh:đây có nghĩa là giả vờ phồn vinh, nhưng ý muốn diễn đạt sự phồn vinh giả tạo nghĩa là phồn vinh bề mặt chứ không thực chất ðsai về trật tự từ( quan hệ tuyến tính) IV. Sử dụng từ đúng sắc thái biểu cảm: a/ Lãnh đạo: đứng đầu các tổ chức hợp pháp,thể hiện sắc thái tôn trọng. - Cầm đầu: đứng đẩu các tổ chức phi pháp, sắc thái coi thường. b/ Chú hổ: thể hiện tình yêu thương con vật - Nó ( con hổ). V. Không lạm dụng từ địa phương, từ hán việt: - Phu nhân- vợ - Nhi đồng- trẻ em - Phụ mẫu- Cha mẹ * Ghi nhớ: SGK. IV. củng cố: ? Bài học cần ghi nhớ những kiến thức gì? ? Khi sử dụng từ phải chú ý những điều gì? V. Hướng dẫn về nhà: - Học kĩ nội dung bài học, tìm thêm các ví dụ sử dụng từ sai và sửa lại cho đúng. - chuẩn bị bài : Ôn tập văn bản biểu cảm. D. Rút kinh nghiệm: ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: