Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 1: Văn bản: Cổng trường mở ra (Tiếp)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 1: Văn bản: Cổng trường mở ra (Tiếp)

A. Mục tiêu cần đạt

 1. Kiến thức: Cảm nhận và hiểu được những tình cảm thiêng, đẹp đẽ của cha, mẹ đối với con cái. Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người.

 2. Kĩ năng: Đọc- hiểu và phân tích văn bản

 3. Thái độ: Học sinh biết yêu thương cha, me thầy cô

B. Chuẩn bị

1. Giáo viên : Soạn GA, nghiên cứu SGK và những tư liệu có liên quan, giới thiệu tập truyện “ Những tấm lòng cao cả ” của nhà văn Ý Ét - môn - đơ A - mi - xi.

 

doc 296 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1605Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 1: Văn bản: Cổng trường mở ra (Tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 15/8/2010
Ngày dạy : 16/8/2010
 Tiết 1 Văn bản: Cổng trường mở ra
 lí lan
A. Mục tiêu cần đạt
 1. Kiến thức: Cảm nhận và hiểu được những tình cảm thiêng, đẹp đẽ của cha, mẹ đối với con cái. Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người.
 2. Kĩ năng: Đọc- hiểu và phân tích văn bản
 3. Thái độ: Học sinh biết yêu thương cha, me thầy cô
B. Chuẩn bị
1. Giáo viên : Soạn GA, nghiên cứu SGK và những tư liệu có liên quan, giới thiệu tập truyện “ Những tấm lòng cao cả ” của nhà văn ý ét - môn - đơ A - mi - xi. 
2. Học sinh : Soạn bài
C. Tiến trình lên lớp
1. ổn định lớp
2. Kiểm tra vở soạn
3. Bài mới : Giới thiệu bài 
 Mấy tháng nghỉ hè của chúng ta trôi qua như một giấc mộng. Hôm nay đã là ngày khai trường. Những hồi trống khai trường như vang dội, đánh thức những cảm xúc bồi hồi của ngày đầu cắp sách tới trường. Em hãy bộc lộ cùng cả lớp cảm xúc ban đầu ngọt ngào ấy của mình.
D. Tiến trình các hoạt động dạy và học
Hoạt động của giáo viên - học sinh
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: 
- GV đọc mẫu, gọi HS đọc diễn cảm tiếp theo.
Giọng đọc đầm ấm, sâu lắng thể hiện tâm trạng của một người mẹ trong một đêm chuẩn bị cho con bước vào ngày khai trường đầu tiên.
- GV hướng dẫn HS giải thích một số từ khó (SGK).
- Nhắc lại khái niệm văn bản nhật dụng đã học ở lớp 6
- Tóm tắt nội dung của văn bản “ Cổng trường mở ra ” bằng một vài câu ngắn gọn (tác giả viết về cái gì? về việc gì?)
Hoạt động 2 :
? Trong đêm trước ngày khai trường, tâm trạng của người mẹ ntn ?
- Người mẹ :
+ Không ngủ được
+ Chuẩn bị quần áo mới, cặp sách mới,...
+ Đắp mềm, buông mùng cho con,
đ Tâm trạng thao thức và hồi hộp, phấp phỏng suy nghĩ triền miên.
? Tâm trạng của người con ra sao ?
- Người con : Ngủ dễ dàng như uống một ly sữa, ăn một cái kẹo, trong lòng không có mối bận tâm nào ngoài chuyện ngày mai thức dậy cho kịp giờ, háo hức dọn dẹp đồ chơi giúp mẹ từ chiều.
? Hai tâm trạng đó được thể hiện qua những chi tiết nào? Em có nhận xét gì về tâm trạng của mẹ và con?
? Theo em, tại sao người mẹ lại không ngủ được?
- HS thảo luận, trao đổi 
? Trong bài văn, có phải người mẹ đang nói trực tiếp với con không? Theo em người mẹ đang tâm sự với ai? Cách viết này có tác dụng gì?
GV:Người mẹ nhìn con ngủ,như tâm sự với con nhưng thực ra đang tâm sự với chính mình
? Trong đêm không ngủ, người mẹ đã chăm sóc giấc ngủ của con, nhớ tới những kỷ niệm thân thương về bà ngoại và mái trường xưa.
 Tất cả cho em hình dung về một người mẹ như thế nào?
 ? Người mẹ nghĩ về vai trò của toàn xã hội đối với giáo dục thế hệ trẻ. Em thử suy nghĩ xem câu văn nào trong bài nói lên tầm quan trọng của nhà trường đối với thế hệ trẻ?
 ? Cái thế giới mà người mẹ đã bước vào sau cánh cổng trường được nhắc lại ở cuối bài “ Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kỳ diệu sẽ mở ra ”. Em đã học qua lớp 1, bây giờ em hiểu thế giới kỳ diệu ấy là gì? (thảo luận)
? Như những dòng nhật ký tâm tình, nhỏ nhẹ và sâu lắng, em cảm nhận được gì qua bài viết này?
 ? Những kỷ niệm sâu sắc nào thức dậy trong em khi đọc văn bản “ Cổng trường mở ra ”? 
? Câu văn nào sau đây thể hiện rõ nhất tầm quan trọng to lớn của nhà trường đối với thế hệ trẻ ?
 a)Mẹ nghe nói ở nhật,ngày khai trường là ngày lễ của toàn xã hội. Người lớn nghĩ việc để đưa trẻ con đén trường,đường phố được dọn quang đảng và không khí tươi vui
b)Tất cả quan chức nhà nước vào buổi sáng ngày khai trường đều chia nhau đến dự lể khai giảng ở khắp các trườnh học lớn nhỏ
c)Các quan chức không chỉ ngồi trên hàng ghế danh dự mà nhân dịp này còn xem xét môi trường gặp gỡ ban giám hiệu, thầy .cô giáo và phụ huynh học sinh.
d)Thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra. Em hiểu thế giới kì diệu đó là gì?
Hoạt động 3
Qua đây em rút ra dược bài học gì sâu sắc nhất khi nghĩ về người mẹ của mình ?
I. Tìm hiểu chung
1. Đọc
2. Chú thích (SGK, 8)
3. Văn bản nhật dụng (có nội dung liên quan đến vấn đề người mẹ và nhà trường)
4. Nội dung : Văn bản viết về tâm trạng của người mẹ trong đêm không ngủ trước ngày khai trường lần đầu tiên của con.
II. Tìm hiểu chi tiết văn bản
1. Tâm trạng của người mẹ 
- Thao thức không ngủ, phấp phỏng suy nghĩ triền miên.
- Nôn nao nghĩ về ngày khai trường năm xưa của chính mình.
đ Tâm trạng háo hức nhưng vô tư, trẻ con.
=>Hai tâm trạng khác nhau hoàn toàn mẹ thì lo lắng con thì vô tư thanh thản
+ Lo lắng, chuẩn bị cho con.
+ Phần vì nôn nao nghĩ về ngày khai trường của năm xưa của chính mình : cứ nhắm mắt lại là mẹ dường như nghe tiếng đọc bài trầm bổng : “ Hằng năm, cứ vào cuối thu” Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp ”.
- Người mẹ không trực tiếp nói với con hoặc nói với ai cả. Người mẹ nhìn con ngủ, như tâm sự với con, nhưng thực ra là đang nói với chính mình, đang tự ôn lại kỷ niệm của riêng mình.
- Tác dụng : Làm nổi bật tâm trạng, khắc hoạ được tâm tư tình cảm, những điều thầm kín khó nói bằng lời trực tiếp.
- Một lòng vì con. Lấy giấc ngủ của con làm niềm vui cho mẹ đ Đức hy sinh thầm lặng của người mẹ.
- Yêu thương người thân : Nhớ thương bà ngoại.
- Nhớ thương, yêu quý mái trường xưa.
- Tin tưởng ở tương lai của con cái.
- Vai trò của nhà trường đối với cuộc sống, đối với mỗi con người : “ Mỗi sai lầm trong giáo dục sẽ ảnh hưởng đến cả một thế hệ mai sau, và sai lầm một li có thể đưa thế hệ ấy đi chệch cả hàng dặm sau này ”.
- Thế giới kỳ diệu đó là :
+ TG tri thức
+ TG tình cảm
+ TG tình bạn
+ TG tình thầy – trò
+ TG của đạo đức – lí tưởng
- Tình mẫu tử cao đẹp
- Vai trò to lớn của gia đình, nhà trường đối với cuộc sống của mỗi con người.
- Nhớ về thời thơ ấu đến trường
- Nhớ lớp học, bạn bề, cô giáo
- Nhớ sự chăm sóc ân cần của mẹ,...
- Thể hiện : Đức hy sinh thầm lặng của mẹ vì sự tiến bộ của con cái, tin tưởng ở tương lai của con.
2. Cảm nghĩ của mẹ về giáo dục trong nhà trường
- HS thảo luận
- Nhà trường là môi trường giáo dục con người toàn diện, phù hợp với yêu cầu của xã hội.
III. Tổng kết (SGK, tr9)
Ghi nhớ: SGK
=>Bài văn giúp ta hiểu thêm tấm lòng thương yêu,tình cảm sâu nặng của mẹ đối với người con và vai trò to lớn của nhà trường đối với con người
E. Dặn dò
- Bài tập về nhà : BT2 (SGK, 9)
- Đọc thêm bài “ Trường học ”
- Soạn bài “ Mẹ tôi ”
Ngày soạn : 17/8/2010
Ngày dạy : 18/8/2010
 Tiết 2 Văn bản : Mẹ tôi
 ét - môn - đô A - mi - xi
A. Mục tiêu cần đạt
Giúp HS :
 1. Kiến thức: Cảm nhận và hiểu được những tình cảm thiêng, đẹp đẽ của cha, mẹ đối với con cái.
 2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng cảm nhận tác phẩm
 3. Thái độ: Giáo dục tình cảm kính yêu của con cái đối với cha mẹ. 
B. Chuẩn bị 
1. Giáo viên : Soạn GA, giới thiệu tập truyện “ Những tấm lòng cao cả ”
2. Học sinh : Soạn bài
C. Tiến trình lên lớp
 1. ổn định lớp
 2. Kiểm tra bài cũ :
 ? Bài viết chủ yếu tập trung vào tâm trạng thao thức trằn trọc không ngủ được của người mẹ. Theo em, tại sao người mẹ lại không ngủ được?
 3. Bài mới : Giới thiệu bài 
 Một nhà văn Nga đã nói : Có một người mà cả cuộc đời ta thiếu nợ. Đó là người mẹ. Câu nói là một sự tổng kết đúng đắn, sâu sắc. Trong cuộc đời mỗi chúng ta, người mẹ có vị trí và ý nghĩa hết sức lớn lao, thiêng liêng và cao cả. Nhưng không phải lúc nào ta cũng ý thức hết điều đó. Chỉ đến khi mắc lỗi lầm, ta mới nhận ra tất cả. Bài văn “ Mẹ tôi ” sẽ cho ta một bài học như thế.
D. Tiến trình các hoạt động dạy và học
Hoạt động của giáo viên - học sinh
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1 : Hướng dẫn tìm hiểu chung
- GV đọc và hướng dẫn cách đọc : Đọc chậm rãi, rõ ràng. Giọng tha thiết nhưng nghiêm nghị.
- HS quan sát phần * trong chú thích và giới thiệu đôi nét về nhà văn A – mi - xi
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu chú thích (SGK, 11)
? Em hãy nêu đại ý của văn bản Mẹ tôi?
Hoạt động 2 : Hướng dẫn tìm hiểu chi tiết
? Nguyên nhân nào khiến người bố viết thư cho En-ri-cô?
? Vì sao văn bản lại có tên “Mẹ tôi”?
? Thái độ của người bố đối với En - ri - cô qua bức thư là thái độ như thế nào? 
- Thái độ buồn bã, tức giận.
? Dựa vào đâu mà em biết được? Lý do gì đã khiến ông có thái độ ấy?
 - Căn cứ :
+ Việc như thế con không được tái phạm nữa.
+ Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố vậy.
+ Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình yêu thương đó.
+ Con phải xin lỗi mẹ, cầu xin mẹ hôn con để cho chiếc hôn ấy xoá đi cái dấu vết vong ân bội nghĩa.
+ Bố rất yêu con.. trong một thời gian con đừng hôn bố. Bố sẽ không thể vui lòng đáp lại cái hôn của con được.
? Tại sao Bố của En-ri-cô lại tức giận ?
? Qua bức thư, em thấy mẹ của En – ri – cô là người như thế nào? Tìm những chi tiết trong truyện thể hiện điều đó?
- Hết lòng yêu thương con :
+ Việc làm : mẹ đã thức suốt đêm.. khóc nức nở khi ngĩ rằng có thể mất con.
+ Sẵn sàng bỏ cả một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, đi ăn xin để nuôi con, hi sinh tính mạng để cứu sống con.
+ Dịu dàng và hiền hậu
+ Người mẹ là chỗ dựa tình cảm ngay cả khi con trưởng thành, khôn lớn.
đ Một người mẹ tuyệt vời đáng để chúng ta kính trọng, tôn thờ.
? Qua những điều bố nói trong thư ông mong muốn điều gì ở con? 
? Trước tấm lòng yêu thương, hi sinh của mẹ dành cho En-ri-cô, bố đã khuyên con điều gì?
? Em hiểu được điều gì qua lời khuyên nhủ của bố?
Hoạt động 3 : Hướng dẫn tìm hiểu ý nghĩa văn bản
?Từ văn bản “ Mẹ tôi ”, em cảm nhận những điều sâu sắc nào của tình cảm con người?
- HS đọc ghi nhớ (SGK)
Hoạt động 4 : Hướng dẫn luyện tập 
? Em biết những câu ca dao nào, những bài hát nào ngợi ca tấm lòng cha mẹ dành cho con cái, con cái dành cho cha mẹ?
Nếu có thể hãy hát một bài về mẹ mà em thích nhất.
- HS tự bộc lộ
I. Tìm hiểu chung
1. Đọc
2. Chú thích
Tác giả (1846 – 1908)
- Nhà văn I – ta – li –a
3. Đại ý
Đại ý : Là một bức thư của người bố gửi cho con để giáo dục con lòng yêu thương mẹ
II. Tìm hiểu chi tiết 
1. Thái độ của người bố đối với En-ri-cô
- En-ri-cô phạm lỗi vô lễ với mẹ khi cô giáo đến thăm, bố đã viết thư để bộc lộ thái độ của mình
- Mượn hình thức bức thư để hình ảnh người mẹ hiện lên một cách tự nhiên, người viết dễ dàng bộc lộ tình cảm của mình với mẹ En-ri-cô
- Thái độ buồn bã, tức giận, nghiêm khắc vì một lời nói thiếu lễ độ của En - ri - cô với mẹ khi cô giáo đến thăm, vì người cha hết lòng yêu thương con.
- Lý do :
+ Vì En – ri – cô vô lễ với mẹ.
+ Vì người cha hết lòng yêu thương con.
+ Người cha có tình cảm yêu ghét rõ ràng.
- Ông không ngờ En-ri-cô lại có thái độ đó với mẹ
- Hết lòng vì con
- Dịu dàng và hiền hậu
- Là chỗ dựa tình cảm ngay cả khi con trưởng thành, khôn lớn.
đ Một người mẹ tuyệt vời đáng để c ... haực trong ủoaùn phaỷi taọp trung laứm saựng toỷ cho luaọn ủieồm.
+ Caực lớ leừ vaứ daón chửựng phaỷi ủửụùc saộp xeỏp hụùp lớ ủeồ quaự trỡnh laọp luaọn CM ủửụùc thửùc sửù roừ raứng maùch laùc
II. Luyện tập trên lớp.
* Đề bài: Hãy chứng minh ý kiến phê bình của Hoài Thanh: “ Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có.”
1. Nhiệm vụ nghị luận.
+ Định hướng chính xác. 
+ Xây dựng bố cục rành mach hợp lí đúng định hướng.
+ Diễn đạt ý ghi trong bố cục thành câu, ĐV chính xác, mạch lạc, liên kết.
- Công dụng của văn chương 
- Người đọc và người nghe 
- Xác lập tư tưởng tình cảm, thái độ đối với văn chương
2. Xây dựng hệ thống luận điểm.
+ Luận điểm 1: Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có.
+ Luận điểm 2: Văn chương luyện những tình cảm ta sẵn có.
3. Lập dàn ý.
+ Mở bài: Nêu luận đề ( công dụng của văn chương)
+ Thân bài:
- Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có ( Ta là ai? – Là người đọc, người thưởng thức tác phẩm văn chương
? Những tình cảm mà ta không có là gì?- Đó là những tình cảm mới mà ta có được sau quá trình đọc- hiểu, cảm nhân tác phẩm văn chương. Văn chương hình thành trong ta những tình cảm ấy ntn?...)
- Văn chương luyện những tình cảm ta sẵn có. ( Những tình cảm ta đang có là gì? ( có thể liên hệ đến chính mình, hoặc so sánh với những người bạn, người thân mà em hiểu rõ hoặc được nghe, được đọc tâm sự)
- Văn chương củng cố, rèn luyện những tình cảm ta đang có như thế nào? ( dẫn chứng)
+ Luận điểm 1:
- Văn chương giúp ta hiểu biết tự hào về lịch sử dân tộc.
- Cho ta tình cảm, lòng nhân ái 
+ Luận điểm 2: 
- Tình yêu cha mẹ.
- Tình yêu thiên nhiên.
- Tình yêu quê hương đất nước.
+ Kết bài: Cảm xúc và tâm trạng của em sau mỗi lần được đọc tác phẩm văn chương hay.
- Tác dụng và ý nghĩa của văn chương.
- Văn chương đối với con người trong hiện tại và tương lai.
4. Luyện viết phần mở bài.
5. Luyện viết phần kết bài.
4. Củng cố( 3 ph) 
? Nhắc lại quy trình tạo lập văn bản nghị luận chứng minh?
- GV hệ thống bài, Nhận xét ý thức học tập của HS.
5. HD học ở nhà( 2 ph)
- Hoàn thiện bài viết theo dàn ý trên.
- Soạn tiết 101. Ôn tập văn nghị luận.
Ngày soạn: 06/03/2011
 Ngày giảng: 07/03/2011
Tiết 101 Ôn tập văn nghị luận
I. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức: Giúp HS nắm được luận điểm cơ bản và các phương pháp lập luận của các bài văn nghị luận đã học. Chỉ ra được những nét riêng đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của mỗi bài. Nắm được đặc trưng chung của văn nghị luận qua sự phân biệt với các thể văn khác.
2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng nhận biết, cảm thụ văn nghị luận.
3. Thái độ: Giáo dục HS tình cảm say mê học bộ môn.
II. Chuẩn bị.
 GV: Bảng phụ, SGK 4 VB NL đã học.
 HS: Chuẩn bị bài theo câu hỏi SGK.
III. Tiến trình lên lớp
1. ổn định tổ chức ( 1 ph) 
2. Kiểm tra bài cũ( 4 ph)
- Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS.
3. Bài mới.
* Hoạt động1( 10 ph). Tóm tắt nội dung, đặc điểm của các bài văn nghị luận đã học.
stt
Tên bài
Tác giả
Đề tài NL
Luận điểm
Kiểu bài
1.
Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
Hồ Chí Minh
Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
Dân ta có 1 lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta.
Chứng minh.
2.
Sự giàu đẹp của Tiếng Việt.
Đặng Thai Mai
Sự giàu đẹp của Tiếng Việt
Tiếng việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay.
Chứng minh kết hợp giải thích.
3.
4.
Đức tính giản dị của Bác Hồ.
ý nghĩa văn chương.
PhạmVăn Đồng
Hoài Thanh.
Đức tính giản dị của Bác Hồ
-Văn chương và ý nghĩa của nó đối với con người.
Bác giản dị trong mọi phương diện, bữa cơm(ăn) cái nhà( ở) lối sống sự giản dị ấy đi liền với sự phong phú, rộng lớn về đời sống tinh thần của Bác.
- Nguồn góc của văn chương là ở tình thương người, thương muôn loài, muôn vật. Văn chương hình dung và sáng tạo ra sự sống, nuôi dưỡng và làm giàu cho tình cảm con người.
Chứng minh kết hợp giải thích, bình luận.
-Giải thích kết hợp bình luận.
Hoạt động 2( 10 ph) Tóm tắt những nét nghệ thuật đặc sắccủa 4 bài nghị luận đã học.
Tên bài
Đặc sắc nghệ thuật
1.Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
- Bố cục chặt chẽ, mạch lạc, dẫn chứng toàn diện, chọn lọc, tiêu biểu và sắp xếp theo trình tự thời gian lịch sử, rất khoa học, hợp lí.
2. Sự giàu đẹp của Tiếng Việt
- Kết hợp chứng minh với giải thích ngắn gọn.
- Luận cứ và luận chứng xác đáng toàn diện, phong phú và chặt chẽ.
3. Đức tính giản dị của Bác Hồ.
- Kết hợp chứng minh với giải thích và bình luận ngắn gọn.
- Dẫn chứng cụ thể, toàn diện, đầy sức thuyết phục.
- Lời văn giản dị, tràn đầy nhiệt tình cảm xúc.
4. ý nghĩa văn chương.
- Kết hợp chứng minh với giải thíchvà bình luận ngắn gọn. Lời văn giàu cảm xúc, hình ảnh.
Hoạt động3 ( 15 ph) HS đọc câu hỏi 3( SGK - 67) - HS hoạt động độc lập-> trả lời miệng- nhận xét - uốn nắn.- GV treo bảng phụ đáp án đúng.
TT
Thể loại
Yếu tố chủ yếu
Tên bài - Ví dụ.
1
Truyện kí
- Cốt truyện
- Nhân vật
- Nhân vật kể truyện
- Dế Mèn phiêu lưu kí.
- Buổi học cuối cùng
- Cây tre Việt Nam.
2. 
Trữ tình.
- Tâm trạng, cảm xúc.
- Hình ảnh, vần , nhịp, nhân vật trữ tình.
- Ca dao, dân ca trữ tình.
- Nam quốc sơn hà, Nguyên tiêu, Tĩnh dạ tứ, Mưa, Lượm, Đêm nay Bác không ngủ.
3.
 Nghị luận
- Luận đề, luận điểm, luận cứ, luận chứng.
- Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, Sự giàu đẹp của Tiếng Việt, Đức tính giản dị của Bác Hồ, ý nghĩa văn chương.
* Hoạt động nhóm ( 2-4 em)
- GV nêu yêu cầu nhiệm vụ.
? Dựa vào sự tìm hiểu ở trên, em hãy phân biệt sự khác nhau giữa văn nghị luận và các thể loại tự sự, trữ tình?
- Hoạt động nhóm( 5 ph)
- Nhiệm vụ: Các nhóm tập trung giải quyết vấn đề, đại diện nhóm trình bày.
NX, GV tổng hợp, kết luận.
* HS đọc câu hỏi C sgk.
? Những câu tục ngữ trong bài 18, 19 có thể coi là một loại văn bản nghị luận đặc biệt không? Vì sao?
- HS trao đổi bàn - phát biểu - HS khác nhân xét, bổ sung - GV chốt lại.
? Qua tìm hiểu và phân tích, em hãy cho biết văn nghị luận là gì? Văn nghị luận phân biệt với các thể loại tự sự, trữ tình ở chỗ nào?
- HS trả lời - Nhận xét - GVKL:
* Sự khác nhau giữa văn nghị luận và tự sự, trữ tình.
-Tự sự: ( truyện kí) Chủ yếu dùng phương thức miêu tả, kể truyện để tái hiện sự vật, hiện tượng.
- Trữ tình: ( thơ trữ tình, tuỳ bút.) Dùng phương thức biểu cảm để thể hiện tình cảm, cảm xúc.
- Nghị luận: Dùng phương thức lập luận bằng lí lẽ, dẫn chứng để trình bày ý kiến thuyết phục người đọc, người nghe.
- Dửùa vaứo nhửừng ủieồm chuỷ yeỏu cuỷa vaờn baỷn nghũ luaọn thỡ cuừng coự theồ coi moói caõu TN laứ moọt vaờn baỷn nghũ luaọn vỡ: Moói caõu laứ moọt luaọn ủeà xuực tớch, khaựi quaựt moọt chaõn lớ ủửụùc ủuực keỏt bụỷi kinh nghieọm bao ủụứi cuỷa nhaõn daõn.
* Ghi nhớ SGK- 67.
4. Củng cố( 3 ph)
- Khái niệm văn bản nghị luận? Phân biệt văn bản nghị luận với văn bản tự sự, trữ tình?
5. HD học ở nhà( 2 ph)
- Học thuộc ghi nhớ
- Hoàn thiện các câu hỏi ôn tập vào vở.
- Soạn tiết: 102 Dùng cụm chủ vị để mở rộng câu.
Ngày soạn: 06/03/2011
 Ngày giảng: 07/03/2011
Tiết 102 dùng cụm chủ vị để mở rộng câu
I. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức: Hs nắm được cụm chủ vị với tư cách là một kết cấu ngôn ngữ , cách dùng cụm chủ vị làm thành phần câu như chủ ngữ, vị ngữ, bổ ngữ, định ngữ.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng mở rộng câu bằng cách dùng cụm chủ vị làm thành phần câu trong khi nói viết.
3. Thái độ: Giáo dục HS lòng say mê tìm hiểu Tiếng Việt.
II. Chuẩn bị.
 GV: Tham khảo SGV, bảng phụ, VB: ý nghĩa văn chương.
 HS: Tìm hiểu, soạn bài theo câu hỏi SGK.
III. Tiến trình lên lớp
1. ổn định tổ chức ( 1 ph) 
2. Kiểm tra bài cũ( 4 ph) 
? Coự maỏy caựch chuyeồn ủoồi caõu chuỷ ủoọng thaứnh bũ ủoọng ?
? Haừy chuyeồn ủoồi caõu chuỷ ủoọng sau thaứnh hai caõu bũ ủoọng ?
 Thaày giaựo khen baùn Lan.
3. Bài mới.
Hoạt động của GV - HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1(10 ph)
- HS đọc ví dụ SGK 68.
? Tìm các cụm danh từ có trong câu văn? 
? Phân tích cấu tạo của những cụm danh từ vừa tìm được và cấu tạo của phụ ngữ trong mỗi cụm danh từ? 
HS nhận xét – giáo viên kết luận trên bảng phụ. 
=> Qua phân tích em hãy cho biết thế nào là dụng cụm chủ vị để mở rộng câu? - HS phát biểu - GVKL.
- 1 - 2 HS đọc ghi nhớ.
Hoạt động 2 ( 10 ph)
- 1 học sinh đọc ví dụ SGK: 
? Tìm các cụm chủ vị trong các câu trên và cho biết cụm chủ vị đó làm thành phần gì ? 
( Tìm cụm C- V làm thành phần câu hoặc thành phần của cụm từ trong câu bằng cách đặt câu hỏi:
? Điều gì khiến người nói ( tôi) rất vững tâm? ( -> Chị Ba đến)
? Khi bắt đầu kháng chiến, nhân dân ta thế nào? ( Tinh thần rất hăng hái) 
? Chúng ta có thể nói gì? ( Trời sinh lá..)
? Nói cho đúng thì phẩm giá của Tiếng Việt chỉ mới thực sự được xác định và đảm bảo từ ngày nào? ( Từ ngày/ CM tháng tám thành công.)
? Qua phân tích, em hãy cho biết có các trường hợp nào để mở rộng câu?
- HS phát biểu, GVKL: 
- HS đọc ghi nhớ SGK.
Hoạt động 3(15 ph)
- HS đọc yêu cầu bài tập 1 SGK.
+ Hoạt động nhóm.
- GV nêu yêu cầu, nhiệm vụ.
? Chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm làm một ý: Nhóm 1 ý a. Nhóm 3 ý c.
 Nhóm 2 ý b. Nhóm 4 ý d.
- Hoạt động nhóm (5 ph)
- Nhiệm vụ: Các nhóm tập trung giải quyết vấn đề, Đại diện nhóm trình bày, NX, GV KL:
I. Thế nào là dùng cụm chủ vị để mở rộng câu.
1. Ví dụ:( SGK)
 Các cụm danh từ:
- những tình cảm ta không có
- những tình cảm ta sẵn có.
* Cấu tạo của những cụm danh từ.
Định ngữ trước
Trung tâm
Định ngữ sau.
Những
tình cảm
ta không có.
Những
tình cảm
ta sẵn có.
Caỏu taùo cuỷa phuù ngửừ trong moói cuùm danh tửứ
Ta/ khoõng coự : ta: CN, khoõng coự VN
Ta / saỹn coự : ta : CN, saỹn coự: VN
=> Phuù ngửừ trong cuùm danh tửứ 
2. Ghi nhớ SGK - 68.
II. Các trường hợp dùng cụm chủ vị để mở rộng câu.
1. Ví dụ ( SGK - 68)
a. Chị Ba/đến... => Cụm C- V làm CN.
b.Tinh thần/rất hăng hái => Cụm C-V làm VN.
c. Trời/sinh lá sen để bao bọc cốm, cũng như trời/sinh cốm nằm ủ trong lá sen.
-> Cụm C - V làm bổ ngữ trong cụm động từ.
d. Cách mạng tháng 8/thành công.
-> Cụm C-V làm định ngữ cho cụm danh từ.
2. Ghi nhớ SGK - 69.
III. Luyện tập.
Bài tập 1.
a. ...chỉ riêng những người chuyên môn/ mới địch được. -> Định ngữ.
b. ...khuôn mặt/ đầy đặn. -> Cụm CV làm vị ngữ.
c. Các cô gái Vòng đỗ gánh -> cụm CV làm định ngữ.
... hiện ra từng lá cốm, sạch ...chút bụi nào.-> cụm CV làm bổ ngữ.
d. ...một bàn tay đập vào vai -> Cụm CV làm chủ ngữ.
... hắn giật mình.-> Cụm CV làm bổ ngữ.
4. Củng cố( 3 ph)
? Thế nào là dùng cụm chủ vị để mở rộng câu?
? Các trường hợp dùng cụm C - V để mở rộng câu?
- HS đọc ghi nhớ SGK.
5. HD học ở nhà( 2 ph)
- Học thuộc 2 ghi nhớ SGK.
- Hoàn thiện bài tập vào vở.
- Soạn tiết 103, 104.

Tài liệu đính kèm:

  • docbai 12345.doc