Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 68: Ôn tập tác phẩm trữ tình (tiếp theo)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 68: Ôn tập tác phẩm trữ tình (tiếp theo)

A/ Mục tiêu cần đạt:

 Giỳp học sinh:

 - Tiếp tục thực hiện yêu cầu ôn tập tác phẩm trữ tình qua một số bài luyện tập.

B/ Chuẩn bị:

 - Giáo viên: Tham khảo SGV.

 - Học sinh: Chuẩn bị bài

C/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:

 * Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ

 * Hoạt động 2: Giới thiệu bài

 

doc 3 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 791Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 68: Ôn tập tác phẩm trữ tình (tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: /12/2006
 Ngày giảng: /12/2006
 Tiết 68: ôn tập tác phẩm trữ tình (tiếp theo)
A/ Mục tiờu cần đạt: 
 Giỳp học sinh:
 - Tiếp tục thực hiện yêu cầu ôn tập tác phẩm trữ tình qua một số bài luyện tập.
B/ Chuẩn bị: 
 - Giáo viên: Tham khảo SGV.
 - Học sinh: Chuẩn bị bài
C/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học: 
 * Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ 
 * Hoạt động 2: Giới thiệu bài 
 *Hoạt động 3: Bài mới (43 phút).
 Hoạt động của thầy
 Nội dung cần đạt
? Hãy nói rõ nội dung trữ tình và hình thức thể hiện của các câu thơ đó.
? Em hãy so sánh tình huống thể hiện, tình yêu quê hương và cách thể hiện tình cảm của các tác giả ở hai bài thơ trên.
? Cảnh vật và tình cảm thể hiện ở trong hai bài thơ trên có điểm gì giống và khác nhau.
? Đọc kỹ lại 3 bài tuỳ bút trong bài 14, 15 và lựa chọn những câu trả lời đúng.
* Bài tập 1:
- Suốt ngày ôm nỗi ưu tư
Đêm lạnh quàng chăn ngủ chẳng yên.
- Bui một tấc lòng ưu ái cũ
Đêm ngày cuộn cuộn nước triều đông
 Nguyễn Trãi
- Nghệ thuật:
+ Câu thứ nhất: dùng tả và kể, biểu cảm trực tiếp.
+ Câu thứ hai: ẩn dụ.
- Về nội dung:
Cả hai câu thơ thấm đượm một nỗi lo, buồn sâu sắc của tác giả trước vận mệnh của đất nước.
* Bài tập 2:
So sánh hai bài thơ “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” và “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê”
- Bài thơ: Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh.
Biểu hiện tình cảm yêu quê hương bằng cách trực tiếp khi tác giả đang ở xa quê. Thể hiện một cách nhẹ nhàng sâu lắng.
- Bài thơ: Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê.
Biểu hiện gián tiếp tình yêu quê hương lúc tác giả mới đặt chân về quê. Giọng thơ đượm màu sắc hóm hỉnh mà ngậm ngùi
*Bài tập 3:
So sánh bài: Đêm đỗ thuyền ở Phong Kiều với bài: Rằm tháng giêng.
- Giống nhau: 
+ Đều có các cảnh vật: đêm khuya, trăng, thuyền, dòng sông 
+ Mối quan hệ giữa cảnh và tình đều rất hoà quyện.
- Khác nhau: màu sắc.
+ Đêm đỗ thuyền ở Phong Kiều: cảnh vật yên tĩnh, chìm trong u tối; chủ thể trữ tình là kẻ lữ khách thao thức không ngủ vì nỗi buồn xa xứ.
+ Rằm tháng giêng: cảnh vật sống động, huyền ảo trong sáng; chủ thể trữ tình: là người chiến sĩ vừa hoàn thành công việc trọng đại đối với sự nghiệp cách mạng
* Bài tập 4:
 Hãy lựa chọn những câu mà em cho là đúng:
a- Tuỳ bút có nhân vật và cốt truyện.
b- Tuỳ bút không có cốt truyện và có thể không có nhân vật.
c- Tuỳ bút sử dụng nhiều phương thức (tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, lập luận) nhưng biểu cảm là phương thức chủ yếu.
d- Tuỳ bút thuộc loại tự sự.
e- Tuỳ bút có những yếu tố gần với tự sự nhưng chủ yếu thuộc loại trữ tình.
- Đáp án: b, c, e.
 * Hoạt động 4: Hớng dẫn học bài ở nhà (2 phút)
 - Về ôn bài theo nội dung trên.
 - Chuẩn bị bài: ôn tập Tiếng Việt. 

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 68.doc