Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Bùi Thanh Hải - Tuần 24, 25

Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Bùi Thanh Hải - Tuần 24, 25

A. Mục tiêu cần đạt

 Giúp HS:

- Hiểu được sự giàu đẹp của tiếng ta qua sự phân tích, chứng minh của tác giả

- Nắm được những điểm nghệ thuật nổi bật trong bài văn nghị luận: lập luận chặt chẽ, chứng minh toàn diện, văn phong có tính khoa học.

B. Tổ chức các hoạt động dạy - học.

 1. Ổn định lớp

 2. Bài cũ: GV kiểm tra vở soạn từ 3 – 5 HS.

 3. Bài mới:

 

doc 15 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 676Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Bùi Thanh Hải - Tuần 24, 25", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tuần 24
Ngày soạn : / /2011
Ngày dạy: / /2011
	Tiết 85:
sự giàu đẹp của tiếng việt
a. mục tiêu cần đạt
 	 Giúp HS:
- Hiểu được sự giàu đẹp của tiếng ta qua sự phân tích, chứng minh của tác giả
- Nắm được những điểm nghệ thuật nổi bật trong bài văn nghị luận: lập luận chặt chẽ, chứng minh toàn diện, văn phong có tính khoa học.
b. tổ chức các hoạt động dạy - học.
 1. ổn định lớp
 2. Bài cũ: GV kiểm tra vở soạn từ 3 – 5 HS.
 3. Bài mới:
Hoạt động của gv và hs
nội dung cần đạt.
Hoạt động 1: Vài nét về tác giả, tác phẩm
GV: Cho HS tìm hiểu vài nét về t/g.t/p
Hoạt động 2 Đọc, giải từ khó, tìm hiểu cấu trúcvăn bản.
? Xác định phương thức lập luận của bài 
văn
? Vậy MĐ nghị luận trong văn bản này là gì?
? Em hãy xác địng bố cục cho văn bản?
Hoạt động 3: Tìm hiểu nội văn bản
? Sự giàu đẹp của Tiếng Việt được nhà văn giới thiệu như thế nào?
? “ Một thứ tiến đẹp, một thứ tiếng hay “ được giải thích như thế nào?
? Để nhận định đó thuyết phục , tác giả đã đưa ra cách lập luận nào?
? Nhận xét cách lập luận đó? TD của nó
? Để chứng minh cho vẻ đẹp của TV, t/g đã đưa ra những chứng cứ gì?
? Nhận xét của em về cách sắp xếp luận cứ của tác giả?
? Em hãy cho biết Sự giàu có và khả năng phong phú của TV được thể hiện ở những phương diện nào?
I. Tác giả, tác phẩm.
1. Tác giả: ( 1902 – 1984 ) , quê Thanh Xuân, Thanh Chương, Nghệ An. Ông là nhà văn, nhà nghiên cứu văn học nổi tiếng, nhà hoạt động XH có uy tín. Năm 1996, ông được nhà nước phong tặng giải thưởng HCM về Văn hoá nghệ thuật.
2. Tác phẩm: Tên do nhà biên soạn đặt. Đây là một đoạn trích ở phần đầu bài nghiên cứu “ Tiến việt, một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc”, in lần đầu năm 1967, được bổ sung và đưa vào tuyển tập Đặng Thái Mai, tập II.
II. Đọc – hiểu văn bản
1. Đọc
2. Giải từ khó
3. Tìm hiểu cấu trúc văn bản
- Phương thức lập luận: Nghị luận, Vì văn bản này dùng lí lẽ và dẫn chứng để làm nổi bật vấn đề.
- MĐ nghị luận: Khẳng địng sự giàu đẹp của TV
- Bố cục : 3 Phần
 + MB: Từ đầu đến .. Qua các thời kì lịch sử ( Giới thiệu chung về sự giàu đẹp của Tiếng Việt
 + TB: Tiếp đến ... khoa học, kĩ thuật, văn nghệ ( Những biểu hiện của sự giàu đẹp trong TV)
 + KB: Câu cuối ( Khẳng định sức sống của TV)
4. Phân tích: 
a) Giới thiệu chung về sự giàu đẹp của Tiếng Việt
- TV có đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay.
 + Đẹp: Tiếng VIệt hìa hoà về âm hưởng, thanh điệu.
 Tiếng Việt tế nhị, yển chuyển trong cách đặt câu.
 + Hay: TV có đầy đủ khả năng để diễn đạt tư tưởng, tình cảm của người VN và có thể thoả mãn cho yêu cầu của đời sống văn hoá nước nhà.
Lập luận: Nêu nhận xét khái quát về phẩm chất của tiếng Việt ( ( TV chúng ta có phẩm chất của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay)
 Giải thích cái hay của TV ( Nói như thế có nghĩa là nói rằng: ... thời kì lịch sử)
=> Lập luận: ngắn gọn , rành mạch. Đi từ ý khái quát đến ý cụ thể.
 Tác dụng: Làm cho người đọc, người nghe dễ theo dõi, dễ hiểu.
b) Những biểu hiện của sự giàu đẹp trong TV
- Các chứng cứ:
 + Nhận xét củangười ngoại quốc: TV giàu chất nhạc, TV là một thứ tiếng đẹp “Rất rành mạch trong lối nói, rất uyển chuyển trong câu kéo, rất ngon lành trong những câu tục ngữ”
 + Phân tích đặc điểm của TV: Giùa thanh điệu ( bằng trắc); giàu hình tượng ngữ âm ( như những âm giai của bản nhạc trầm bỗng).
=> TV giàu tính nhạc ( TV đẹp)
- Sắp xếp chứng cứ treo trình tự: Lời nhận xét của người nước ngoài ( qua cảm nhận ban đầu) đến lời phân tích của tác giả ( đi sâu vào cấu toạ TV)
- Sự giàu có, phong phú của TV:
 + Có khả năng dồi dào về phần cấu tạ từ ngữ cũng như hình thức diễn đạt
 + Từ vựngn ngày càng phong phú
 + Ngữ pháp cũng dần dần uyển chuyển, phong phú hơn.
 + Có khả năng thoả mãn mội yêu cầu của đời sống văn hoá
=> TV là một thứ tiếng hay
c) Khẳng định sức sống của TV
- Có khả năng thíchứng với hoàn cảnh lịch sử của chúng ta.
Hoạt động 4: Tổng kết
1. Nghệ thuật: Điểm nghệ thuật nổi bất trong bài văn này là gì?
- Bố cục chặt chẽ, lí lẽ, dãn chứng đưa ra mang tính toàn diện, lô gíc.
2. Nội dung (Ghi nhớ SGK)
	* Củng cố, dăn dò:
	GV: Củng cố bài học.
	HS: Chuẩn bị bài Thêm trạng ngư cho câu
	* Rút kinh nghiệm giờ dạy:
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
*************************************
Ngày soạn : / /2011
Ngày dạy: / /2011
	Tiết 86:
thêm trạng ngữ cho câu
a. mục tiêu cần đạt:
	 Giúp HS: 
- Nắm được khái niệm về trạng ngữ trong cấu tạo câu
- Biết phân loại trạng ngữ theo nội dung mà nó biểu thị
- Tích hợp với phần văn “ Sự giàu đẹp của TV “ và TLV “ Tìm hiểu chung về văn nghị luận chứng minh”
b. tổ chức các hoạt động dạy - học
 1. ổn định lớp
 2. Bài cũ: Qua văn bản “ Sự giàu dẹp của TV” em hãy cho biết Sự giàu có và khả năng phong phú của TV được thể hiện ở những phương diện nào?
Gợi ý trả lời
- Sự giàu có, phong phú của TV:
 + Có khả năng dồi dào về phần cấu tạ từ ngữ cũng như hình thức diễn đạt
 + Từ vựngn ngày càng phong phú
 + Ngữ pháp cũng dần dần uyển chuyển, phong phú hơn.
 + Có khả năng thoả mãn mội yêu cầu của đời sống văn hoá
=> TV là một thứ tiếng hay
3. Bài mới:
 Hoạt động của gv và hs	nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Đặc điểm của trạng ngữ
GV cho HS đọc kĩ đoạn văn của Thép Mới trong mục I SGK trang 39
? Đoạn trích trên gồm mấy câu? 
? Bằng kiến thức trang ngữ đã học ở Tiểu học, em hãy xác định TN trong các câu vừa tìm được?
? Các trang ngữ đó bổ sung cho câu những nội dung nào?
? Qua đó, em hãy xác định vị trí của TN trong câu?
1. Đọc tìm hiểu đạon trích theo yêu cầu
- Đoạn trích gồm 6 câu
- Các trạng ngữ:
 + Câu 1: Dưới bóng tre xanh dã từ lâu đời.
=> Bổ sung thông tin về địa điểm (Dưới bóng tre xanh) ; bổ sung về thời gian (đã từ lâu đời)
 + Câu 2: Đời đời, kiếp kiếp
=> Bổ sung thông tin về thời gian.
 + Câu 3, 4, 5 không có trạng ngữ
 + Câu 6: Từ ngàn đời nay
=> Bổ sung thông tin về thời gian
- Trong câu , TN có thể đặt đầu câu, nhưng cũng có thể đặt ở giữa CN và VN hoặc cuối câu tuỳ theo h/c diễn ra sự việc.
VD: Qua dòng nước mắt, tôi nhìn mẹ và em trèo lên xe.
Tôi, qua dòng nước mắt, nhìn theo mẹ và em trèo lên xe
- Tôi nhìn theo mẹ và em trèo lân xe, qua dòng nước mắt.
Bài tập nhanh:
Tìm trạng ngữ trong các câu sau? Tại sao em lại xác định như vậy?
A. Tôi đọc báo hôm nay. B. Hôm nay, tôi đọc báo
C. Thầy giáo giảng bài hai giờ D. Hai giờ, thầy giáo giảng bài.
Các câu có TN là: Câu b và câu d vì “ Hôm nay” và “Hai gời” được thêm vào để cụ thể hoá ý nghĩa cho câu.
 Câu a và câu c không có trạng ngữ vì : “Tôi đọc báo hôm nay” thì “ Hôm nay” là Định ngữ cho danh từ “báo”
“Thầy giảng bài hai giờ” thì “hai giờ” là bổ ngữ cho ĐT “Giảng” đòng thời nó không có dấu phẩy	
Hoạt động 2 Luyện tập
Bài tập 1
Câu a. Là một câu có CN và VN
Câu b. TN Câu c. Bổ ngữ Câu d. Câu đặc biệt
Bài tập 2: Các trạng ngữ trong đoạn trích và tác dụng của nó
Như báo trước mùa về => TN chỉ chác thức
Khi đi qua những cánh đồng xanh = > TN chỉ thời gian
Trong cái vỏ xanh kia => TN chỉ địa điểm
Dưới ánh sáng => TN chỉ nơi chốn
Với khả năng thích ứng = > TN chỉ cách thức.
	* Củng cố, dăn dò:
	GV: Củng cố bài học.
	HS: Chuẩn bị bài Tìm hiểu chung về phép lập luận.
	* Rút kinh nghiệm giờ dạy:
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
*************************************
Ngày soạn : / /2011
Ngày dạy: / /2011
Tiết 87, 88: tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh
a. mục tiêu cần đạt 
 	 Giúp HS:
- Nắm được đặc điểm của một bài văn chứng minh và yêu cầu cơ bản của một luậ điểm, luận cứ và phương pháp lập luận chứng minh.
- Biết nhận diện và phân tích một đề , một văn bản chứng minh.
b. tổ chức các hoạt động dạy - học
 1. ổn định lớp
 2. Bài cũ: ? Nêu ý nghĩa , vai trò của trạng ngữ ? Vị trí cuat thành phần trạngn ngữ trong câu?
 3. Bài mới:
Hoạt động của gv và hs
nộ dung cần đạt
Hoạt động 1: Mục đích và phương pháp chứng minh
? Trong cuộc sống , khi nào chúng ta cần đến sự chứng minh?
? Vậy khi muốn chứng minh một sự thật nào đó , ta phải làm như thế nào?
? Từ dó, em hãy cho biết chứng minh là gì?
? Tuy nhiên, trong văn nghị luận ta chỉ được sử dụng lời văn ( không được dùng nhân chứng, vật chứng ) thì làm thế nào để chứng tỏ ý kiến đúng và tin cậy?
? Em hãy xác định luận điểm chính và những câu văn mang luận điểm đó (luận điểm nhỏ)
? Để khuyên người ta đừng vấp ngã, bài văn đã lập luận và chứng minh như thế nào?
? Các sự thật dẫn ra đó có đáng tin không?
 GV cho 2 HS đọc to, rõ.
1.
- Khi muốn khẳng định một sự thật nào đó để người khác tin mình, xác định mình không nói dối ta phải chứng minh.
- Để chứng tỏ sự thật, ta đưa ra bằng chứng để thuyết phục. Bằng chứng phải có nhân chứng, vật chứng, sự việc, số liệu.
 VD: Để chứng minh cho mọi người tin về ngày tháng năm sinh của mình thì vật chứng chứng minh là “ Chứng minh nhân dân” hoặc giáy khai sinh.
=> Chứng minh là phép lập luận, dùng những lí lẽ, bằng chứng chân thật, đã được thừa nhận để chứng tỏ vấn đề mình đưa ra là đanggs tin cậy.
- Đối với văn nghị luận thì phải dùng lí lẽ, dãn chứng, lời văn trình bày, lập luận để làm rõ vấn đề.
2. Đọc - tìm hiểu văn bản : “Đừng sợ vấp ngã” SGK.
- Luận điểm chính: “ Đừng sợ vấp ngã”
- Những câu văn mang luận điểm (luận điểm nhỏ)
 + Đã bao lần bạn vấp ngã mà khong hồ nhở.
 + Vậy xin bạn chớ lo sợ thất bại
 + Điểu đáng sợ hơn là bạn đã bỏ qua nhiều cơ hội chỉ vì không cố gắng hết mình.
- Dùng phương pháp lập luận chứng minh:
 + Oan Đi- x nây từng bị ...... ý tưởng
 + Lúc còn học phổ thông, Lu- i – Pa-xtơ ... trung bình
 + Lép. Tôn- x tôi, tác giả bộ ... thiếu ý chí học tập.
 + Hen ri pho thất bại và ... trước thành công
 + Ca sỹ Ô- pê- ra nổi tiếng En- ra – cô Ca –ru – xô ... và không thể hát được nữa
- Tất cả đều có độ tin cao vì điều đó đã có sự thuyết phục của đông đảo bạn đọc và thính giả.
 * Ghi nhớ SGK 
Hoạt động 2 : Luyện tập
1) Đọc bài văn : “Không sợ sai lầm” và trả lời câu hỏi ở SGK
- Luận điểm chính :” Không sợ sai lầm “
- Các câu mang luận điểm đó (Luận điểm nhỏ)
 + Sai lầm cũng có hai mặt
 + Nếu bạn  ... n: .
Lớp: ..
Đề bài
I. Trắc nghiệm. (Chọn đáp án đúng bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đứng đầu)
Câu 1: Thế nào là câu rút gọn?
A.Thêm thành phần cho câu. 
	B. Bớt thành phần phụ.
	C.Làm cho câu ngắn gọn. 
	D. Khi nói (viết) có thể lược bỏ một số thành phần của câu 
Câu 2. Người ta rút gọn câu trong những trường hợp nào?
	A. Làm cho câu ngắn gọn hơn. 
	B. Vừa thông tin nhanh, vừa tránh lặp từ ngữ đứng trước.
	C. Ngụ ý hành động, đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người. 
	D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 3. Khi rút gọn câu cần chú ý điều gì?
	A. Khiến người đọc (nghe) hiểu sai. 
	B. Khiến người đọc (nghe) hiểu không đúng.
	C. Không biến thành câu cộc lốc, khiếm nhã. 
	D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 4. Trong các câu sau đây, câu nào là câu rút gọn?
	A. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. 	 B. Tôi nói.
	C. Chị ấy đang đi. D. Mẹ ơi!
Câu 5.Thế nào là câu đặc biệt?
	A. Cấu tạo có một thành phần. 
	B. Không cấu tạo theo mô hình C – V.
	C. Câu có đầy đủ thành phần. 
	D. Câu không có thành phần.
Câu 6. Câu đặc biệt có tác dụng gì?
	A. Xác định thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc.
	B. Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng.
	C. Bộc lộ cám xúc, gọi đáp. 
	D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 7. Trong các câu sau, câu nào là câu đặc biệt?
	A. Tấc đất tấc vàng. 	 B. Sơn! Em Sơn! Sơn ơi! 
 	C. Chúng cháu hành quân. 	D. Đi mãi không về.
Câu 8.Trạng ngữ dùng đề làm gì trong câu?
	A. Xác định thời gian, nơi chốn. 
	B. Xác định nguyên nhân, mục đích.
	C. Xác định phương tiện, cách thức sự việc diễn ra nêu trong câu. 
	D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 9.Trạng ngữ có thể đứng ở đâu?
	A. Cuối câu.	B. Giữa câu. 
	C. Đầu câu, cuối câu hay giữa câu.	D. Đầu câu.
Câu 10. Dấu hiệu nào để nhận biết trạng ngữ?
	A. Quãng nghỉ khi nói. Dấu phẩy khi viết. 
	B. Dấu phẩy khi viết.
	C. Không có dấu hiệu nào. 
	D. Quãng nghỉ khi nói.
Câu 11. trong câu “Dưới bóng tre xanh, anh Ba đang cày ruộng”. Cụm từ nào là trạng ngữ?
	A. Dưới bóng tre xanh. 	B. Anh Ba. 
	C. Đang cày. 	D. Đang cày ruộng.
Câu 12.Trong trường hợp nào người ta có thể tách thành câu riêng?
	A.Làm cho câu ngắn gọn. 
	B.Nhấn mạnh, chuyển ý hoặc tình huống, cảm xúc nhất định. 
	C. Gây sự chú ý.
	D.Thành câu độc lập.
II. Tự luận.(7 điểm):
	Viết đoạn văn chứng minh cho luận điểm: “Thiên nhiên môi trường đang bị tàn phá nghiêm trọng”.
 	a)Trong đoạn có ít nhất 2 câu có trạng ngữ (gạch chân).
 	b) Chỉ rõ công dụng của TN đó?
Đáp án
I. Trắc nghiệm: 3 điểm (Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm)
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
D
D
D
A
B
D
B
D
C
A
A
B
II. Tự luận.
Viết đoạn văn ngắn khoảng 5 đến 8 câu. (3điểm)
Có và gạch dười từ 2 trạng ngữ trở lên.(2điểm)
Nêu rõ tác dụng của các trạng ngữ đó. (2điểm)
IV. Củng cố: (2p) Nhận xét giờ kiểm tra. Thu bài.
V. Dặn dò(1p)
	- Ôn tập kiến thức về câu, trạng ngữ.
	- Chuẩn bị: Cách làm bài văn lập luận chứng minh.
* Rút kinh nghiệm giờ dạy:
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
*************************************
Ngày soạn : / /2011
Ngày dạy: / /2011
Tiết 91. Cách làm bài văn lập luận chứng minh
A. Mục tiêu cần đạt:
 Ôn lại những kiến thức cần thiết về tạo lập văn bản, về đặc điểm kiểu bài nghị luận chứng minh. Bước đầu nắm được cách thức cụ thể trong việc làm một bài văn lập luận CM, những điều cần lưu ý và những lỗi cần tránh khi làm bài.
 Rèn kĩ năng tìm hiểu, phân tích đề CM, tìm ý, lập dàn ý và viết các phần trong bài văn CM.
B - Phương pháp:
 - Tìm hiểu đề, nêu – gqvđ. Luyện tập.
C - Chuẩn bị:
- Gv: G/án. Dụng cụ dạy học.
- Hs: Chuẩn bị bài.
D - Tiến trình lên lớp:
 I. ổn định tổ chức: (1p)
II. Kiểm tra: (5p) Chứng minh là gì? CM trong VNL khác CM trong đời sống ntn?
 - Thế nào là phép lập luận chứng minh? Yêu cầu về lí lẽ, bằng chứng trong phép lập luận chứng minh?
III. Bài mới:
Đặt vấn đề.(1p) G dẫn vào bài.
2. Triển khai.
Hoạt động của GV và Hs
Nội dung kiến thức
* Hoạt động 1.(20p)
- H. Đọc kĩ đề bài sgk.
? Em hiểu câu tục ngữ muốn nói điều gì?
? Đề bài trên yêu cầu CM vđ gì ? Phạm vi dẫn chứng lấy từ đâu ?
? Khi tìm hiểu đề, tìm ý cần phải làm những gì ?
- H. Xem kĩ phần (2) sgk 49.
? Theo em hiểu, dàn bài của 1 bài văn CM cần đảm bảo yêu cầu gì ?
- H. Tìm hiểu nhiệm vụ từng phần.
- G. Lưu ý hs d/c phải toàn diện, trên nhiều lĩnh vực...
H. Viết bài.
Đọc và sửa trước lớp.
- H. Đọc ghi nhớ (50).
* Hoạt động 3.(15p)
- H. Đọc kĩ 2 đề, so sánh.
- G. Hướng dẫn hs tìm hiểu đề.
? ý nghĩa cần làm sáng tỏ trong câu tục ngữ là gì ?
- H. Có sự kiên trì tất sẽ thành công.
? Để triển khai bài viết theo em cần tập trung vào mấy ý lớn ?
? Các d/c ở đề này có gì giống và khác so với đề phần I ?
? Nêu 1 số d/c cụ thể...
? Nội dung từng phần ntn ?
- H. Trả lời.
I. Các bước làm bài văn lập luận chứng minh.
Đề bài: (sgk 48).
1. Tìm hiểu đề và tìm ý.
 (Sgk)
2. Lập dàn bài:
 (Sgk)
3. Viết bài:
 H. Viết đọan mở bài.
4. Kiểm tra, sửa lỗi.
 * Ghi nhớ : sgk (50).
II. Luyện tập :
1. So sánh.
- Giống: Hai đề bài tương tự như bài tập mẫu.
- Khác:
+ Đề 1: nhấn mạnh chiều thuận: Có ý chí ắt thành công.
+ Đề 2: Hai chiều thuận nghịch.
 - Nếu không có ý chí thì không làm được việc.
 - Đã quyết chí thì việc lớn đến mấy cũng thành công).
2. Lập dàn ý (Đề 1)
 Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ “Có công mài sắt có ngày nên kim”.
(1). Mở bài.
- Tục ngữ luôn cho ta những bài học sâu sắc.
- Bài học về sự kiên trì, bền bỉ được thể hiện trong câu “....”.
(2). Thân bài:
a, Giải thích ý nghĩa và bản chất của vấn đề.
- H/a sắt - kim.
- ý nghĩa sâu sắc về sự kiên trì, 1 phẩm chất quý báu của người dân VN.
b, Luận chứng: 
- Kiên trì trong học tập, rèn luyện.
- Kiên trì trong lao động, nghiên cứu...
(3). Kết bài:
 - Khẳng định tính đúng đắn, ý nghĩa, tầm quan trọng của v.đ.
 - Bài học.
IV. Củng cố.(2p)
	- Các bước làm bài văn NLCM? Tầm quan trọng của mỗi bước?
V. Dặn dò. (1p)
	- Hoàn thiện bài văn.
	- Chuẩn bị: Luyện tập lập luận chứng minh.
* Rút kinh nghiệm giờ dạy:
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
*************************************
Ngày soạn : / /2011
Ngày dạy: / /2011
Tiết 92: Luyện tập lập luận chứng minh
A. Mục tiêu cần đạt:
Củng cố những hiểu biết về cách làm bài văn lập luận chứng minh.
Vận dụng những hiểu biết vào việc làm một bài văn chứng minh cho một nhận định, một ý kiến về một vấn đề xã hội gần gũi quen thuộc.
B - Phương pháp:
 - Luyện tập.
C - Chuẩn bị:
- Gv: G/án. Dụng cụ dạy học.
- Hs: Chuẩn bị bài.
D - Tiến trình lên lớp:
 I. ổn định tổ chức: (1p)
II. Kiểm tra: (5p) Nêu các bước thực hiện khi viết một bài văn lập luận chứng minh? Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
III. Bài mới:
Đặt vấn đề.(1p) G dẫn vào bài.
Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
* Hoạt động 1.(3p)
- H. Đọc kĩ đề bài.
* Hoạt động 2.(32)
 Nhắc lại 4 bước cần làm bài văn lập luận chứng minh.
? Đề văn yêu cầu chứng minh vấn đề gì? Em hiểu 2 câu tục ngữ ntn?
? Yêu cầu lập luận CM ở đây đòi hỏi phải làm ntn?
? Vấn đề cần chứng minh được nêu một cách trực tiếp hay gián tiếp?
- H. Diễn giải ý nghĩa của hai câu tục ngữ. 
? Tìm những biểu hiện trong cuộc sống chứng minh rằng nhân dân ta từ xưa đến nay luôn sống theo đạo lý đó?
- H. Chọn những biểu hiện trong mục (c) sgk, tr 51.
- H. Lập dàn ý, trao đổi, bổ sung.
- G. Chốt dàn ý.
? Đạo lý ấy của nhân dân Việt Nam ta gợi cho em suy nghĩ gì?
- G. Chia nhóm hs viết đoạn văn.
 Lưu ý: Đoạn văn rõ ràng, ngắn gọn, cố gắng theo nhiều cách.
- H. Viết bài, trao đổi bài, nhận xét chéo.
- H. Đọc những bài viết tốt nhất.
I. Đề bài
 Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn sống theo đạo lý Ăn quả nhớ kẻ trồng cây và Uống nước nhớ nguồn.
II. Thực hành theo các bước.
1. Tìm hiểu đề, tìm ý:
 - Vđ cần CM: Lòng biết ơn những người đã tạo ra thành quả để mình được hưởng.
 - Yêu cầu lập luận CM: đưa ra và phân tích những chứng cớ thích hợp.
 - Tìm ý: + Diễn giải, giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ.
 + Đưa ra những biểu hiện của đời sống thể hiện lòng biết ơn.
 (Dẫn chứng nêu theo trình tự thời gian)
2. Dàn bài: 
 (A) Mở bài:
 - Lòng biết ơn là 1 t/thống đạo đức cao đẹp.
 - T/thống ấy đã được đúc kết qua câu tục ngữ “Ăn quả ...”.
 (B) Thân bài:
 (1) Giải thích câu tục ngữ.
 (2) ) Lòng biết ơn của con cháu với ông bà tổ tiên.
 - Thờ cúng, lễ tết, lễ hội văn hoá.
 - Nhắc nhở nhau: “Một lòng thờ mẹ... con”, “Đói lòng ăn hột chà là...răng”.
 (3) Lòng biết ơn của học trò với thầy cô giáo.
 - Thái độ cung kính, mến yêu: trong khi học, ngày lễ tết, suốt cuộc đời.
 - Học giỏi để trả nghĩa thầy.
 Dẫn chứng:
 - Học trò thầy CVA dám lấy cái chết để cứu dân trả ơn thầy.
 - Học trò thầy NTT theo tấm gương thầy đi làm CM.
 (Ca dao, tục ngữ: “Muốn sang ... thầy”, “Không thầy ... nên”, “ Nhất tự vi sư,...”). 
 (4) Lòng biết ơn các anh hùng có công với nước.
 - Sống xứng đáng với t/thống vẻ vang của cha ông.
 - Giúp đỡ gđ có công, tạo điều kiện về công việc, xây nhà tình nghĩa, thăm hỏi...
 (C) Kết bài:
 - Khẳng định câu tục ngữ là lời khuyên răn có ý nghĩa sâu sắc.
 - Biết ơn là 1 t/c thiêng liêng, rất tự nhiên.
 - Bài học: Cần học tập, rèn luyện...
3. Viết bài:
 - Viết đoạn mở bài.
- Viết đoạn kết bài.
- Viết đoạn phần thân bài.
IV. Củng cố.(2p)
	 	- Cách làm bài văn NLCM?
	- Cách sắp xếp luận điểm, luận cứ phần thân bài?
V. Dặn dò. (1p)
	- Hoàn thiện đoạn văn.
	- Chuẩn bị: Đức tính giản dị của Bác Hồ.
* Rút kinh nghiệm giờ dạy:
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
*************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 24- 25.doc