1. Kiến thức: Ôn tập tổng hợp cho học sinh về từ thông qua hệ thống bài tập.
2. Rèn kĩ năng: Sử dụng từ, sửa lỗi dùng từ, mở rộng vốn từ, góp phần nâng cao chất lượng diễn đạt, viết văn bản biểu cảm.
3. Thái độ: Bồi dưỡng năng lực và hứng thú cho việc học tiếng việt nói riêng, môn Ngữ văn nối chung.
B. CHUẨN BỊ:
GV: Bảng phụ, máy chiếu đa vật thể, một số ví dụ mẫu
HS: Vở bài tập, SBT, bút dạ, vở viết văn
C. PHƯƠNG PHÁP: Phân tích ví dụ mẫu, thực hành
NS: NG: Tiết 69 Luyện tập sử dụng từ A. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Ôn tập tổng hợp cho học sinh về từ thông qua hệ thống bài tập. 2. Rèn kĩ năng: Sử dụng từ, sửa lỗi dùng từ, mở rộng vốn từ, góp phần nâng cao chất lượng diễn đạt, viết văn bản biểu cảm. 3. Thái độ: Bồi dưỡng năng lực và hứng thú cho việc học tiếng việt nói riêng, môn Ngữ văn nối chung. b. Chuẩn bị: GV: Bảng phụ, máy chiếu đa vật thể, một số ví dụ mẫu HS: Vở bài tập, SBT, bút dạ, vở viết văn c. phương pháp: Phân tích ví dụ mẫu, thực hành d. tiến trình bài dạy: I. ổn định tổ chức: II. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong giờ ôn tập III. Giảng bài mới: Trong đời sống hàng ngày, có bạn được bố mẹ cho 1000, có bạn lại được bố mẹ cho 2000 để ăn sáng. Tất nhiên 2000 > 1000 và 1 triệu sẽ lớn hơn rất nhiều so với 2000. Tương tự như vậy ai có vốn từ càng lớn thì nói, viết càng hay. Nừu 1 đồng là đơn vị cơ bản của tiền tệ, thì 1 từ là đơn vị cơ bản của ngôn ngữ. Hđ của thầy Hđ của trò Nội dung ? Muốn diễn đạt dễ dàng và hay, chúng ta phải có một vốn từ như thế nào? Vì sao? GV: Trong đời sống hàng ngày, nếu cha mẹ các em phải lao động để tăng thu nhập, thì các em phải học tập để tích luỹ cho mình vốn từ ngữ để đạt kết quả tốt nhất trong giao tiếp. Vì ngôn ngữ chính là phương tiện để trao đổi kiến thức, tư tưởng, tình cảm. ? Chỉ ra các lỗi sai về cách dùng từ của các em trong các bài Làm văn và nêu cách sửa. GV tổng kết lại. GV đọc một bài văn mẫu, cho học sinh xác định lỗi sai GV phổ biến luật chơi chọn chủ đề 27-7 ( thương binh, liệt sĩ). Giả sử chọn từ thương binh, yêu cầu học sinh tìm nhanh các từ có thể ghép với từ thương,binh để tạo ra từ mới. H: Phải có một vốn từ phong phú để có thể lựa chọn nhằm diễn đạt chính xác nhất. H: Nghe H: 2 học sinh đổi bài cho nhau đọc và sửa chữa H: đưa ra cách sửa- nhận xét, bổ sung. H: xác định lỗi sai H: Chạy tiếp sức trong 2 phút cho hai đội chơi I. chữa lỗi dùng từ - Mặt anh giống hình trái nho. - Mỗi khi thấy ngón chân anh xoè trước cổng là em biết anh tới chơi. II. Trò chơi dùng từ. Bài 1 - Thương binh + Thương mến, thương yêu, thương nhớ, thương hại, thương thân + Binh chủng, binh lính, binh bộ, binh pháo, binh chiến Bài tập 2: Đoạn thơ sau đã lược đi một số từ ngữ. Hãy lựa chọn từ và điền vào cho phù hợp. “ Mang theo truyện cổ tôi đi Nghe trong cuộc sống thầm thì tiếng xưa Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa Con sông chảy có rặng dừa nghiêng soi Đời cha ông với đời tôi Như con sông với núi đồi đã xa Chỉ còn truyện cổ thiết tha Cho tôi nhận mặt ông cha của mình ( Lâm Thị Mĩ Dạ) IV. Củng cố: Cho biết tầm quan trọng của việc tích luỹ vốn từ và sử dụng từ đúng. V. HDVN: - Xem lại Tiếng Việt lớp 6 và lớp 7 đã học. Hãy phân loại từ. - Trả lời các câu hỏi trong SGK. E. rút kinh nghiệm:
Tài liệu đính kèm: