Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 69: Mùa xuân của tôi

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 69: Mùa xuân của tôi

. MỤC TIÊU :

 1. Kiến thức:

 - Một số hiểu biết bước đầu về tác giả Vũ Bằng

 - Cảm xúc về những nét riêng của cảnh sắc thiên nhiên, không khí mùa xuân Hà Nội, về miền Bắc qua nỗi lòng “ sầu xứ”, tâm trạng day dứt của tác giả.

 - Sự kết hợp hài hoà giữa miêu tả và biểu cảm: lời văn thấm đẫm cảm xúc trữ tình dào dạt chất thơ.

 2. Kĩ năng:

 

doc 6 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1737Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 69: Mùa xuân của tôi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MÙA XUÂN CỦA TÔI
Tiết : 69 
Ngày dạy : 13 /12/2011 
 (Vũ Bằng) 
I. MỤC TIÊU :
 1. Kiến thức:
 - Một số hiểu biết bước đầu về tác giả Vũ Bằng 
 - Cảm xúc về những nét riêng của cảnh sắc thiên nhiên, không khí mùa xuân Hà Nội, về miền Bắc qua nỗi lòng “ sầu xứ”, tâm trạng day dứt của tác giả.
 - Sự kết hợp hài hoà giữa miêu tả và biểu cảm: lời văn thấm đẫm cảm xúc trữ tình dào dạt chất thơ. 
 2. Kĩ năng:
 - Đọc – hiểu văn bản tuỳ bút.
 - Phân tích án văn xuôi trữ tình giàu chất thơ, nhận biết và làm rõ vai trò của các yếu tố miêu tả trong văn biểu cảm.
 3. Thái độ:
 - Giáo dục học sinh tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước và con người.
II. CHUẨN BỊ :
 - Giáo viên : Tranh ảnh về mùa xuân, giáo án
 - Học sinh : Vở bài tập, SGK, tập ghi bài
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC :
 Đọc diễn cảm, gợi mở, tái tạo, giảng bình, nêu vấn đề, hợp tác nhóm 
IV. TIẾN TRÌNH 
 1. Ổn định lớp : 
 Nắm sĩ số học sinh .
 2. Kiểm tra bài cũ :
 Thông qua
 3. Bài mới : 
 Giới thiệu bài :
 Vũ Bằng là một nhà báo già dặn và là cây bút viết văn có sở trường về tuỳ bút, bút kí. Bài Mùa xuân của tôi được ông viết vào những năm tháng trong hoàn cảnh đất nước bị chia cắt và chiến tranh . Nhà văn đã gửi vào những trang sách tất cả nỗi niềm thương nhớ da diết quê hương, gia đình và lòng mong mỏi đất nước hoà bình, thống nhất. Điều đó được thể hiện cụ thể qua nỗi nhớ mọi cảnh sắc và phong vị của thiên nhiên, phố xá và cuộc sống hàng ngày ở Hà Nội. Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu nét đẹp văn hoá ấy qua văn bản Mùa xuân của tôi.
Hoạt động giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
Hoạt động 1 : Hướng dẫn học sinh đọc và tìm hiểu chú thích .
 Hướng dẫn đọc: Đọc chậm rãi , sâu lắng, chú ý giọng đọc phù hợp với câu cảm .
 Giáo viên đọc mẫu 
 Gọi học sinh đọc – nhận xét 
 Giáo viên nhận xét
 Học sinh đọc chú thích
¬ Nêu vài nét về tác giả Vũ Bằng?
 Ø Vũ Bằng ( 1913 – 1984 ) sinh ra và lớn lên ở Hà Nội. Sau năm 1954 ông vào sống ờ Sái Gòn làm nghề viết văn, làm báo và hoạt động trong tổ chức tính báo của cách mạng.
 ¬ Văn bản được trích từ tác phẩm nào?
 Ø Tác phẩm : Thương nhớ mười hai
 ¬ Vũ Bằng viết văn bản trong hoàn cảnh nào?
 Ø Đất nước bị chia cắt, tác giả sống trong vùng Mĩ nguỵ, xa cách quê hương đất Bắc.
 Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu từ khó .
 ¬ Bài văn chia làm mấy phần ? ( 3 phần) nêu ý của từng phần ?
 Ø Bố cục : 3 phần
 - “ Từ đầu .mùa xuân”
 Tình cảm con người đối với mùa xuân là một qui luật tất yếu
 - “ Tiếp theo .mở hội liên hoan”
 Cảnh sắc và không khí mùa xuân ở đất trời và lòng người 
 - “ Còn lại”
 Cảnh sắc riêng của đất trời mùa xuân sau ngày rằm tháng giêng 
* Hoạt động 2 : Hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản .
 Học sinh đọc đoạn 1
 ¬ Để nói lên cảm nhận cuả mình về mùa xuân tác giả đã nói như thế nào?
 Ø Điệp ngữ: ai, đừng thương
 Điệp cấu trúc câu
¬ Việc sử dụng các điệp ngữ có ý nghĩa gì trong v iệc thể hiện nội dung tư tưởng?
 Ø Khẳng định tình cảm của con người là yêu mến mùa xuân , đầu mùa của tính yêu, hạnh phúc của tuổi trẻ, đất trời và lòng người
 Học sinh đọc đoạn 2
 ¬ Đoạn văn được tác giả viết theo phương thức biểu đạt nào?
 Ø Kể, tả ít chủ yếu là biểu cảm 
 ¬ Cảnh sắc mùa xuân ở Hà Nội được gợi tả như thế nào ?
 Ø Gợi tả bằng những chi tiết hình ảnh rất đặc trưng về thời tiết khí hậu thiên nhiên và sinh hoạt của con người 
 ¬ Gợi tả qua những chi tiết nào ?
 Ø Về thời tiết, khí hậu thên nhiên: mưa riêu riêu, gió lành lạnh, cái rét ngọt ngào, tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, trời đất mang mang
 Sinh hoạt của con người: Tiếng trống chèo từ xa vọng lại, câu hát huê tình của cô gái đẹp
 ¬ Qua những chi tiết đógợi lên cảnh sắc thiên nhiên vào mùa xuân như thế nào?
 Học sinh quan sát tranh
 ¬ Vào mùa xuân không khí gia đình được tác giả hồi tưởng như thế nào?
 Ø Trong nhà : trầm, đèn, nến bàn thờ tổ tiên với bầu không đoàn tụ gia đình êm đềm ấm cúng
 Thảo luận : 3 phút .
 ¬ Mùa xuân đã đem lại và khơi dậy sức sống trong thiên nhiên và con người như thế nào ? Nhận xét về ngôn ngữ, giọng điệu của đoạn văn ?
 Ø Sự sống của con người căng lên như máu căng lên trong lộc của loài nai , như mầm non cây cối Tim dường như trẻ hơn, đập mạnh hơn
 Các loài vật : Hoa, chim, bướm.vui mừng mở hội liên hoan
 Ngôn ngữ : chắt lộc gợi cảm 
 Giọng điệu: vừa sôi nổi vừa tha thiết 
 ¬ Nêu tác dụng các hình ảnh so sánh, ẩn dụ trong đoạn văn trên?
 Ø Hình nảh ẩn dụ, so sánh diễn tả sinh động, hấp dẫn sức sống của mùa xuân.
¬ Đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc gì của tác giả?
 Học sinh đọc đoạn cuối
 Gọi học sinh đọc 4 câu SGK/177 .
¬ Không khí và cảnh sắc thiên nhiên từ sau ngày rằm tháng giêng có nét gì đặc biệt ?
 Ø Đào hơi phai nhưng nhụy còn phong .
 Cỏ không mướt xanh nhưng lại nức mùi sương ....
=> Cảnh sắc thay đổi chuyển biến .
 Chi tiết hình ảnh tiêu biểu đặc sắc. 
¬ Ở đoạn này tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì?Tác dụng của biện pháp nghệ thuật đĩ?
So sánh 
Miêu tả sự thay đổi chuyển biến của cảnh sắc và khơng khí mùa xuân.
 ¬ Cảnh sinh hoạt của con người thay đổi như thế nào?
 Ø Trở lại với bữa cơm giản dị cà om thịt thăn, bát trứng cua vắt chanh, cánh màn điều đã hạ, không còn trò chơi vui ngày tết.
 ¬ Ở đoạn này tác giả đã phát hiện và miêu tả điều gì?
¬ Qua sự hồi tưởng đó cho ta thấy tác giả là người như thế nào?
 Ø Người có tâm trạng bồi hồi, buồn nhớ về quê hương đất Bắc - Hà Nội
 Là người hiểu tường tận, biết trân trọng sự sống và tận hưởng cái đẹp của cuộc sống.
 ¬ Học sinh nêu cảm nhận của em về ý nghĩa và nghệ thuật của văn bản Mùa xuân của tơi?.
 Học sinh đọc ghi nhớ. 
Hoạt động 3 : Hướng dẫn học sinh luyện tập .
 Viết đoạn văn diễn tả cảm xúc của em về mùa xuân trong năm ở quê hương hay nơi mình đang sống . 
I. Đọc – Tìm hiểu chú thích :
 1. Đọc
 2. Chú thích 
 a. Tác giả:
 Vũ Bằng ( 1913 – 1984 )
 b. Tác phẩm:
 Trích “ Thương nhớ mười hai”
 c. Giải nghĩa từ: SGK
 3. Bố cục: 3 phần
II.Đọc – Tìm hiểu văn bản :
 1.Tình cảm tự nhiên của con người đối với mùa xuân Hà Nội.
 - Nhấn mạnh qui luật tất yếu của tình cảm con người là yêu mến mùa xuân
 à Thể hiện sự nâng niu trân trọng, thương nhớ, thuỷ chung với mùa xuân.
 2. Nỗi nhớ, cảnh sắc, không khí đất trời và lòng người lúc mùa xuân sang:
 - Những nét riêng của thời tiết, không khí miền Bắc lúc mùa xuân sang:
 + Mưa riêu riêu, gió lành lạnh, cái rét ngọt ngào, tiếng hạn kêu trong đêm xanh, trời đất mang mang
 + Tiếng trống chèo từ xa vọng lại, câu hát huê tình của cô gái đẹp 
 à Một bức tranh xuân với không khí và cảnh sắc hài hoà, tạo nên một sự sống riêng của mùa xuân đất Bắc. 
 - Những nét riêng của ngày Tết miền Bắc – một nét riêng của nét đẹp văn hoá người Việt.
 + Không khí gia đình đoàn tụ, ấm áp tràn ngập yêu thương.
 à Khơi dậy những năng lực tinh thần cao quí của con người 
 - Cảm nhận về lòng người lúc mùa xuân sang:
 + Sự sống của con người căng lên.
 + Các loài vật vui mừng mở hội liên hoan
 à Mùa xuân đã khơi dậy năng lực sống cho muôn loài, và khơi dậy tình yêu cuộc sống, yêu quê hương.
 ðTác giả thương nhớ mùa xuân đất Bắc. 
 3. Nỗi nhớ cảnh sắc, khơng khí đất trời và lịng người sau ngày rằm tháng giêng.
 - Cảm nhận tinh tế về sự thay đổi của thời tiết, khí hậu mùa xuân ở thời điểm sau rằm tháng giêng.
 - Cảm nhận về cuộc sống êm đềm thường nhật trở lại sau tết, gợi nhớ những nếp sống sinh hoạt hằng ngày.
 4. Nghệ thuật:
 - Trình bày nội dung văn bản theo mạch cảm xúc lơi cuốn say mê.
 - Lựa chọn từ, ngữ, câu văn linh hoạt, biểu cảm, giàu hình ảnh.
 - Cĩ nhiều so sánh, liên tưởng phong phú, độc đáo, giàu chất thơ.
 5. Ý nghĩa:
 - Văn bản đem đến cho người đọc cảm nhận về vẻ đẹp của mùa xuân trên quê hương miền Bắc hiện lên trong nỗi nhớ của người con xa quê.
 - Văn bản thể hiện sự gắn bĩ máu thịt giữa con người với quê hương, xứ sở - một biểu hiện cụ thể của tình yêu quê hương đất nước.
 * Ghi nhớ : SGK/178 .
III. Luyện tập :
 Học sinh viết đoạn văn .
 4. Củng cố và luyện tập :
 - Học sinh đọc diễn cảm văn bản
 - Nêu cảm nhận của em về cảnh sắc mùa xuân miền Bắc qua ngịi bút tinh tế của tác giả?
 Cảnh sắc thiên nhiên, khơng khí mùa xuân ở Hà Nội, miền Bắc với những nét đặc sắc riêng đã được tái hiện một cách tài tình làm em cảm thấy thích mùa xuân Hà Nội vơ cùng.
 - Nêu những đặc điểm về nghệ thuật của văn bản “ Mùa xuân của tơi”?
 Trình bày nội dung văn bản theo mạch cảm xúc lơi cuốn say mê.
 Lựa chọn từ, ngữ, câu văn linh hoạt, biểu cảm, giàu hình ảnh.
 Cĩ nhiều so sánh, liên tưởng phong phú, độc đáo, giàu chất thơ.
 5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà :
 - Học thuộc ghi nhớ SGK/178 .
 - Làm tiếp phần luyện tập .
 - Ghi lại những câu văn mà bản thân cho là hay nhất trong văn bản và phân tích.
 - Nhận xét về việc lựa chọn, sử dụng ngơn ngữ trong văn bản.
 - Chuẩn bị bài : “Hướng dẫn đọc thêm: Sài Gòn tôi yêu”.
 + Đọc kĩ văn bản, chú thích.
 + Cảm tưởng chung của tác giả về Sài Gịn.
 + Đặc điểm thời tiết, khí hậu con người ở Sài Gịn.
 + Tình cảm của tác giả đối với Sài Gịn.
 + Nghệ thuật của văn bản.
V. RÚT KINH NGHIỆM :
Nội dung 	
Phương pháp 	
Tổ chức	

Tài liệu đính kèm:

  • docTiết 69 Mua xuan cua toi.doc