Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 7, 8, 9: Từ, từ mượn, nghĩa của từ, từ nhiều nghĩa từ ghép, từ láy

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 7, 8, 9: Từ, từ mượn, nghĩa của từ, từ nhiều nghĩa từ ghép, từ láy

I. Mục tiêu

1. Kiến thức.

- Củng cố kiến thức cho HS về từ, từ mượn, nghĩa của từ, từ nhiều nghĩa, từ ghép, từ láy.

2. Kĩ năng.

- Rèn kĩ năng nhận biết, sử dụng từ, từ mượn, nghĩa của từ, từ nhiều nghĩa từ ghép, từ láy.

3. Thái độ.

 - Giáo dục HS ý thức tìm hiểu sự phong phú của tiếng Việt.

 

doc 40 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 2062Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 7, 8, 9: Từ, từ mượn, nghĩa của từ, từ nhiều nghĩa từ ghép, từ láy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giảng: . .2011. Tiết: 7 + 8+ 9
Từ, từ mượn, nghĩa của từ, từ nhiều nghĩa
Từ ghép, từ láy
I. Mục tiêu
1. Kiến thức.
- Củng cố kiến thức cho HS về từ, từ mượn, nghĩa của từ, từ nhiều nghĩa, từ ghép, từ láy.
2. Kĩ năng.
- Rèn kĩ năng nhận biết, sử dụng từ, từ mượn, nghĩa của từ, từ nhiều nghĩa từ ghép, từ láy.
3. Thái độ.
 - Giáo dục HS ý thức tìm hiểu sự phong phú của tiếng Việt.
II. Chuẩn bị.
- GV: Soạn bài, tài liệu tham khảo.
- HS: Ôn tập lí thuyết phần : từ và cấu tạo của từ, từ mượn, nghĩa của từ, từ nhiều nghĩa.
III. Tiến trình bài dạy.
Tổ chức.
Kiểm tra.
Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
+ CH: Em hiểu từ là gì?
+ CH: Hãy lấy ví dụ về từ?
+ CH: Thế nào là từ mượn?
+ CH: Trong tiếng Việt từ mượn nào là quan trọng nhất?
+ CH: Em hãy lấy ví dụ về từ mượn tiếng Hán Việt và từ mượn của một số ngôn ngữ khác?
+ CH: Thế nào là nghĩa của từ?
+ CH: Lấy một vài ví dụ về từ và giải thích nghĩa của từ đó?
+ CH: Thế nào là từ nhiều nghĩa?
+ CH: Lấy ví dụ về từ có một nghĩa và từ có nhiều nghĩa?
+ CH: Thế nào là hiện tượng chuyển nghĩa của từ?
+ CH: Lấy ví dụ về từ nhiều nghĩa và cho biết nghĩa nào là nghĩa gốc, nghĩa nào là nghĩa chuyển?
+ CH: Thế nào là từ ghép?
+ CH: Em hãy lấy một vài ví dụ về từ ghép?
+ CH: Thế nào là từ ghép chính phụ, cho ví dụ? 
+ CH: Thế nào là từ ghép đẳng lập, cho ví dụ?
+ CH: Thế nào là từ láy?
+ CH: Có mấy loại từ láy, đó là những loại nào, cho ví dụ?
I. Từ .
1. Từ là gì?
- Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu.
Ví dụ: Thần /dạy/ dân/ cách/ trồng trọt,/ chăn nuôi/ và/ cách/ ăn ở.
II. Từ mượn.
1. Từ mượn là gì?
- Ngoài từ thuần Việt là những từ do nhân dân ta tự sáng tạo ra, chúng ta còn mượn nhiều từ của tiếng nước ngoài để biểu thị những sự vật, hiaanj tượng, đặc điểm... mà tiếng Việt chưa có từ thật thích hợp để biểu thị . Đó là các từ mượn.
- Bộ phận từ mượn quan trọng nhất trong tiếng Việt là từ mượn tiếng Hán ( Gồm từ gốc Hán và từ Hán Việt). Bên cạnh đó, tiếng Việt còn mượn từ của một số ngôn ngữ khác như tiếng Pháp, Anh, Nga...
- Các từ mượn đã được Việt hóa thì viết như từ thuần Việt. Đối với những từ mượn chưa được Việt hóa hoàn toàn, nhất là những từ gồm trên hai tiếng, ta nên dùng gạch nối để nối các tiếng với nhau.
Ví dụ: 
- Mượn từ Hán Việt: Giang sơn, phi cơ, hải cẩu, cứu hỏa, hắc ám...
- Mượn từ ngôn ngữ khác: cattut (vỏ đạn), xirô ( nước ngọt), pianô ( dương cầm), ra-đi-ô ( đài)...
III. Nghĩa của từ.
1. Nghĩa của từ là gì?
- Nghĩa của từ là nội dung ( sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ...) mà từ biểu thị.
Ví dụ: 
- Tập quán: Thói quen của một cộng đồng ( địa phương, dân tộc...) được hình thành từ lâu trong đời sống, được mọi người làm theo.
- Kính trọng: Có thái độ coi trọng đối với người lớn tuổi, người giỏi giang, người có công...
IV. Từ nhiều nghĩa.
1. Thế nào là từ nhiều nghĩa?
- Từ có thể có một nghĩa hay nhiều nghĩa.
Ví dụ:
- Từ một nghĩa: cá chép, rau muống, tủ lạnh...
- Từ nhiều nghĩa: 
+ Thầy giáo hỏi, nam không trả lời được, cứ đứng gãi tai.
+ Cái ấm này bị gãy tai rồi.
2. Hiện tượng chuyển nghĩa của từ.
- Chuyển nghĩa là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ, tạo ra những từ nhiều nghĩa.
- Trong từ nhiều nghĩa có:
+ Nghĩa gốc là nghĩa xuất hiện từ đầu, làm cơ sở để hình thành các nghĩa khác.
+ Nghĩa chuyển: Là nghĩa được hình thành trên cơ sở của nghĩa gốc.
Ví dụ:
- Nam bị đau mắt.
- Gốc bàng to quá, có những cái mắt to hơn gáo dừa.
V. Từ ghép.
Khái niệm.
- Từ ghép là những từ do hai hoặc nhiều tiếng có ghép lại, làm thành gọi là từ ghép.
- Có hai loại từ ghép: Từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ.
+ Từ ghép chính phụ: Là ghép các tiếng không ngang hàng nhau. Tiếng chính làm chỗ dựa và tiếng phụ bổ xung nghĩa cho tiếng chính.
Ví dụ: 
Bút: Bút chì, bút máy, bút bi
Mưa: Mưa rào, mưa phùn, mưa dầm
+ Từ ghép đẳng lập: Là ghép các tiếng có nghĩa ngang hàng nhau, giữa các tiếng dùng để ghép có quan hệ bình đẳng về mặt ngữ pháp.
 Nghĩa của từ ghép đẳng lập chung hơn khái quát hơn nghĩa của các tiếng dùng để ghép.
 Có thể đảo vị trí trước sau các tiếng được ghép.
Ví dụ:
Quần + áo: Quần áo, áo quần.
Ca + hát: Ca hát, hát ca.
Xinh + tươi: Xinh tươi, tươi xinh.
VI. Từ láy.
Khái niệm.
- Từ láy là một kiểu từ phức đặc biệt có sự hò phối âm thanh, có tác dụng tạo nghĩa giữa các tiếng. Phần lớn từ láy trong tiếng Việt được tạo ra bằng cách láy tiếng gốc có nghĩa.
Ví dụ:
+ Khéo: Khéo léo.
+ Đẹp : Đẹp đẽ, đèm đẹp.
+ Nhẹ: Nhẹ nhàng, nhè nhẹ
- Có hai loại từ láy: Láy hoàn toàn và láy bộ phận.
Ví dụ:
+ Láy toàn bộ giữ nguyên thanh điệu: Xanh xanh, vui vui
+ Láy toàn bộ có biến đổi thanh điệu: Đo dỏ, trăng trắng, cỏn con, nhè nhẹ
+ Láy phụ âm đầu: Phất phơ, phấp phới, chen chúc
+ Láy vần: Lao xao, lom khom, lầm rầm.
 - Giá trị của từ láy: Gợi tả và biểu cảm.
- Tác dụng: Làm cho câu văn giàu hình tượng, nhạc điệu và gợi cảm.
4. Củng cố:
- CH: Thế nào là từ, từ mượn, nghĩa của từ, từ nhiều nghĩa, từ ghép, từ láy.
5. Hướng dẫn về nhà:
- Viết đoạn văn có sử dụng từ ghép, từ láy.
Giảng: . .2011. Tiết: 10+11+12
 đạI từ, đIệp ngữ, chơI chữ, Quan hệ từ
từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, thành ngữ
I. Mục tiêu
1. Kiến thức.
- Củng cố kiến thức cho HS về từ ghép, từ láy, đại từ, điệp ngữ, chơi chữ, quan hệ từ, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, thành ngữ.
2. Kĩ năng.
- Rèn kĩ năng nhận biết sử dụng đại từ, điệp ngữ, chơi chữ, quan hệ từ, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, thành ngữ.
3. Thái độ.
- Giáo dục HS ý thức tìm hiểu sự phong phú của tiếng Việt.
II. Chuẩn bị.
- GV: Soạn bài, tài liệu tham khảo.
- HS: Ôn tập lí thuyết phần : từ ghép, từ láy, đại từ, điệp ngữ, chơi chữ
III. Tiến trình bài dạy.
1Tổ chức.
2. Kiểm tra.
Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
+ CH: Đại từ là gì?
+ CH: Đại từ được chia làm mấy ngôi?
+ CH: Đặt câu với đại từ dùng để trỏ?
+ CH: Xác định đại từ có trong ví dụ?
+ CH: Thế nào là điệp ngữ?
+ CH: Điệp ngữ được chia làm mấy loại?
+ CH: Khi sử dụng điệp ngữ cần chú ý những gì?
+ CH: Chơi chữ là gì?
+ CH: Chơi chữ thường được dùng trong thể loại văn học nào? nhân vật nào trong chèo thường hay sử dụng lối chơi chữ?
+ CH: Quan hệ từ là gì?
+ CH: Quan hệ từ gồm có mấy loại?
+ CH: Xác định quan hệ từ có trong ví dụ?
+ CH: Thế nào là từ đồng nghĩa?
+ CH: Từ đồng nghĩa gồm có mấy loại?
+ CH: Xác định từ đồng nghĩa có trong ví dụ?
+ CH: Thế nào là từ trái nghĩa?
+ CH: Xác định từ trái nghĩa có trong ví dụ?
+ CH: Xác định từ trái nghĩa có trong ví dụ? Dùng từ trái nghĩa trong ví dụ trên có tác dụng gì?
+ CH: Thế nào là từ đồng âm?
+ CH: Giải thích nghĩa của ví dụ ?
+ CH: Giải thích nghĩa của từ đồng âm có trong ví dụ và cho biết nó thuộc từ loại nào?
+ CH: Thế nào là thành ngữ?
+ CH: Hãy giải thích nghĩa của các thành ngữ sau?
I. Đại từ.
Khái niệm.
- Đại từ là từ dùng để trỏ hay hỏi về người, sự vật, hiện tượng trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói.
Ví dụ:
 Mình về với Bác đường xuôi
Thưa dùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người
- Đại từ nhân xưng chia làm ba ngôi: Ngôi thứ nhất, ngôi thứ hai, ngôi thứ ba. Và chia làm hai số: số ít và số nhiều.
- Đại từ dùng để trỏ: Tôi, tao, tớ, chúng tôi, chúng tao, chúng tớ
- Lúc xưng hô một số danh từ chỉ người: Ông, bà, cháu, chú cũng được sử dụng như đại từ nhân xưng.
Ví dụ:
 Cháu đi liên lạc.
 Vui lắm chú à
Trỏ số lượng: Bấy, bấy nhiêu.
Ví dụ:
 Phũ phàng chi bấy hoá công
Ngày xanh mòn mỏi má hồng phôi pha.
- Trỏ vị trí của sự vật trong không gian, thời gian: đây ,đó, kia, ấy, này, nọ
* Đại từ dùng để hỏi: 
- Hỏi về người, sự vật: Ai, gì.
- Hỏi về số lượng: Bao nhiêu, mấy
- Hỏi về không gian, thời gian: Đâu, bao giờ.
Ví dụ:
 Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang
Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu
 ( Ca dao)
 Bao giờ cây lúa còn bông
Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn
 ( Ca dao)
II. Điệp ngữ.
1.Khái niệm.
- Điệp ngữ là nhắc đi nhắc lạ một từ, một ngữ trong câu văn, đoạn văn, câu thơ, đoạn thơ.
- Điệp ngữ vừa để nhấn mạnh ý vừa tạo cho câu văn, câu thơ, đoạn văn, đoạn thơ giàu âm điệu, giọng văn trở nên tha thiết, nhịp nhàng hoặc hào hùng mạnh mẽ.
Ví dụ:
 Trời xanh đây là của chúng ta
 Núi rừng đây là của chúng ta
 Những cánh đồng thơm ngát
 Những ngả đường bát ngát
 Những dòng sông đỏ nặng phù xa
- Các loại điệp ngữ.:
+ Điệp ngữ cách quãng.
+ Điệp ngữ nối tiếp.
+ Điệp ngữ chuyển tiếp (Điệp ngữ vòng)
Ví dụ: 
Anh đã tìm em rất lâu, rất lâu
Cô gái ở Thạch Kim, Thạch Nhọn
Khăn xanh, khăn xanh phơi đầy lán sớm
Sách giấy mở tung trắng cả rừng chiều.
 ( Phạm Tiến Duật)
Chuyện kể từ những nỗi nhớ sâu xa
Thương em, thương em, thương em biết mấy
 ( Phạm Tiến Duật)
Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một màu
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai.
* Lưu ý: Điệp ngữ khác với cách nói, cách viết lặp do nghèo nàn về vốn từ, do không nắm chắc cú pháp nên nói và viết lặp, đó là một trong những lỗi cơ bản về câu.
III. Chơi chữ.
Khái niệm.
- Chơi chữ là cách vận dụng ngữ âm, ngữ nghĩa của từ để tạo ra những cách hiểu bất ngờ, thú vị.
Ví dụ: 
 Nửa đêm, giờ tí, canh ba
Vợ tôi, con gái, đàn bà, nữ nhi
-> Dùng từ gần nghĩa, đồng nghĩa để chơiI chữ.
- Các lối chơi chữ: Văn thơ trào phúng, ca dao, chèo cổ ( vai hề) thường sử dụng nhiều lối chơi chữ.
- Dùng từ đồng nghĩa, trái nghĩa.
 Trăng bao nhiêu tuổi trăng già
 Núi bao nhiêu tuổi gọi là núi non.
- Dùng lối nói lái.
 Mang theo một cái phong bì
 Trong đựng cái gì, đựng cái đầu tiên.
- Dùng từ động âm.
 Bà già đi chợ cầu Đông 
 Xem một quẻ bói lấy chồng lợi chăng
 Thầy bói gieo quẻ nói rằng
 Lợi thì có lợi nhưng răng chẳng còn.
 ( Ca dao)
IV. Quan hệ từ.
1. Khái niệm.
- Quan hệ từ là từ dùng để liên kết từ với từ, đoạn câu với đoạn câu, câu với câu góp phần làm cho câu trọn nghĩa, hoặc tạo nên sự liền mạch lúc diễn đạt.
Ví dụ:
 + Cảnh đẹp như tranh.
 + Các liệt sĩ đã hiến dâng xương máu cho độc lập, tự do của tổ quốc.
- Quan hệ từ gồm hai loại: Giới từ và liên từ.
+ Giới từ là những từ dùng để liên kết các thành phần có quan hệ ngữ pháp chính phụ như: Của, bằng, với, về, để, cho, mà, vì, do, như, ở
 Ví dụ:
 Nên thợ nên thầy vì có học
 No ăn no mặc bởi hay làm.
+ Liên từ: Là từ để liên kết các thành phần ngữ pháp đẳng lập như: Và, với, cùng, hay, hoặc, như, mà, chứ, thì, hễ, giá, giả sử, tuy, dù.
V. Từ đồng nghĩa.
1. Khái niệm.
- Từ đồng ngghĩa là từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.
Ví dụ:
+ Mùa hè- mùa hạ.
+ Quả - trái.
- Có hai loại đồng nghĩa: Đồng nghĩa hoàn toàn và đồng nghĩa không hoàn toàn.
+ Đồng nghĩa hoàn toàn: Là những từ có nghĩa tương tự nhau, không có sắc thái ý nghĩa  ... trường sống
* Tỡm hiểu đề.
- Vai trũ của mụi trường đối với con người.
- Khẳng định tớnh cấp bỏch của việc bảo vệ mụi trường sống.
* Dàn bài.
a. Mở bài:
- Giới thiệu vai trũ của mụi trường sống đối với đời sống con người; vai trũ quan trọng, giành được nhiều sự quan tõm của con người.
b. Thõn bài:
- Mụi trường sống là gỡ? ( những điều kiện vật chất bao quanh sự sống của con người: đất, nước, khụng khớ...)
- Vai trũ của mụi trường sống đối với đời sống con người:
+ Tạo điều kiện vật chất cho cuộc sống con người: khụng khớ để thở, nước để uống, cõy xanh cung cấp ụ-xi...
+ Bảo vệ sức khỏe con người: Mụi trường trong lành ngăn cản sự phỏt triển của cỏc vi sinh vật cú hại ( khụng khớ sạch ngăn cản vi khuẩn, virus, nước sạch ngăn cản của bọ gậy, muỗi...)
- Những hành động thiếu ý thức của con người làm tổn hại đến mụi trường sống và tỏc hại của chỳng:
+ Xả rỏc bừa bói làm ụ nhiễm nguồn nước, ụ nhiễm khụng khớ.
+ Rỏc thải cụng nghiệp làm ụ nhiễm khụng khớ, thủng tầng ụ-zụn, xúi mũn đất...
- Tớnh cấp thiết của việc bảo vệ, gỡn gữ mụi trường sống trong lành: mụi trường sống trong nhiều năm trở lại đõy bị ụ nhiễm và tổn hại nghiờm trọng vỡ vậy đũi hỏi con người phải cú những biện phỏp cấp thiết bảo vệ mụi trường sống.
c. Kết bài:
- Bài học rỳt ra cho bản thõn, những hành động thiết thực để bảo vệ mụi trường sống: khụng xả rỏc bừa bói, bảo vệ rừng và cõy xanh...
3. Đề 3.
Hóy trỡnh bày nổi bõt lối sống vụ cựng giản dị, thanh bạch của Bỏc Hồ.
* Tỡm hiểu đề.
- Cuộc sống vụ cựng giản dị, thanh bạch của Bỏc Hồ.
- Bài học rỳt ra từ cuộc sống giản dị, thanh bạch của bỏc.
* Dàn bài.
a. Mở bài:
- Giới thiệu về Bỏc và tỡnh cảm sõu sắc của nhõn dõn đối với Bỏc: Bỏc Hồ là danh nhõn văn húa của nhõn loại, anh hựng giải phúng dõn tộc, là vị cha già kớnh yờu của toàn dõn tộc... Người sống mói trong niềm tụn kớnh của nhõn dõn Việt Nam và lũng ngưỡng mộ của bạn bố thế giới.
- Giới thiệu lối sống giản dị, thanh bạch của Bỏc: là một nhõn vật đặc biờt quan trọng nhưng Bỏc vẫn sống rất giản dị, thanh bạch.
b. Thõn bài:
* Bỏc giản dị trong cỏch ăn:
- Bỏc là chủ tịch nước từng đi nhiều nơi, được thưởng thức nhiều mún ăn ngon nhưng trở về với đời sống thường nhật Bỏc vẫn rất giản dị, bữa ăn của Bỏc chỉ cú vài ba mún rau dưa, khi ăn Bỏc khụng làm rơi vói hạt cơm nào....
- Dịp lễ tết hễ cú mún gỡ lạ và ngon Bỏc lại mời cỏc cụ chỳ phục vụ cựng ăn...
* Bỏc giản dị trong cỏch ăn mặc:
- Bộ quần ỏo ka ki đó sờn, đụi dộp lốp cao su chiếc giường mõy cũ... ( trớch dẫn những cõu thơ viết về trang phục của Bỏc)
- Bỏc từng được tặng những chiếc ỏo đẹp, ỏo ấm nhưng Bỏc thường đem tặng lại cho đồng bào, chiến sĩ.
* Bỏc giản dị trong cỏch ở:
- Ngày cũn ở chiến khu, Bỏc sống trong hang đỏ, trong những ngụi nhà sàn đơn sơ.
- Khi đất nước độc lập, Bỏc từ chối những tũa nhà to lớn, đồ sộ mà sống trong ngụi nhà ba gian ngúi đỏ, rồi ngụi nhà sàn mộc mạc.
- Bỏc được tặng nhiều đồ vật cú giỏ trị giỳp việc sinh hoạt được dễ dàng hơn như điều hũa, tủ lạnh... những Bỏc từ chối tất cả và đem tặng lại cho đồng bào, chiến sĩ...
* Bỏc rất giản dị, tiết kiệm trong cỏc sinh hoạt hằng ngày: khụng sử dụng những thứ khụng cần thiết, tự trồng rau, nuụi gà để cải thiện bữa ăn...
c. Kết bài:
- Khẳng định lại những phẩm chất tốt đẹp cả Bỏc: giản dị, khiờm nhừng,thanh bạch.
- Rỳt ra bài học từ lối sống giản dị của Bỏc: rốn lối sống giản dị ngay từ khi cũn nhỏ.
4. Củng cố:
- CH: Thế nào là văn nghị luận chứng minh ? Văn nghị luận chứng minh cú những đặc điểm gỡ?
5. Hướng dẫn về nhà:
- Dựa vào dàn ý viết đề 1, 3 thành hai bài văn hoàn chỉnh.
Giảng: . .2011. Tiết: 31+32+33
 LUYỆN TẬP LÀM VĂN NGHỊ LUẬN GIẢI THÍCH
I. Mục tiêu
1. Kiến thức.
- Củng cố một số nội dung về đề văn nghị luận giải thớch và cỏch lập ý, cỏch làm bài văn nghị luận giải thớch.
2. Kĩ năng.
- Rốn kĩ năng làm văn nghị luận giải thớch.
3. Thái độ.
- Cú thỏi độ nghiờm tỳc trong giờ học.
II. Chuẩn bị.
- GV: Soạn bài, tài liệu tham khảo.
- HS: ễn tập lý thuyết văn nghị luận giải thớch.
III. Tiến trình bài dạy.
1. Tổ chức.
2. Kiểm tra.
3. Bài mới.
Hoạt động của thầy và trũ
Nội dung
+ CH: Đề bài yờu cầu giải thớch vấn đề gỡ?
+ CH: Phần mở bài cần giới thiệu những gỡ?
+ CH: Em hiểu nghĩa đen của cõu ca dao là gỡ?
+ CH: Em hiểu nghĩa búng của cõu ca dao như thế nào?
+ CH: Tại sao chỳng ta lại phải sống đoàn kết, thương yờu nhau?
+ CH: Chỳng ta cần phải làm gỡ để thực hiện được lời nhắn gửi của người xưa?
+ CH: Là học sinh em cần phải làm gỡ để thể hiện mỡnh là người biết thương yờu, đoàn kết?
+ CH: Phần kết bài cần khẳng định những gỡ?
+ CH: Đề bài yờu cầu giải thớch vấn đề gỡ?
+ CH: Phần mở bài cần giới thiệu những gỡ?
+ CH: Em hiểu cõu tục ngữ trờn như thế nào?
+ CH: Tại sao núi : Thất bại là mẹ thành cụng?
+ CH: Hóy nờu một vài dẫn chứng về những người đó từng thất bại nhưng nay lại rất thành cụng?
+ CH: Phần kết bài cần khẳng định những gỡ?
+ CH: Đề bài yờu cầu giải thớch vấn đề gỡ?
+ CH: Phần mở bài cần giới thiệu những gỡ?
+ CH: Em hiểu cõu núi Học, học nữa, học mói nghĩa là như thế nào?
+ CH: Tại sao mỗi người cần phải Học, học nữa, học mói?
+ CH: Chỳng ta cần học ở những đõu và học như thế nào?
+ CH: Phần kết bài cần khẳng định những gỡ?
1. Đề 1.
 Nhiễu điều phủ lấy giỏ gương
Người trong một nước phải thương nhau cựng.
Người xưa muốn nhắn nhủ điều gỡ trong cõu ca dao ấy?
* Tỡm hiểu đề.
- Làm sỏng tỏ ý nghĩa bài ca dao, lớ giải lời khuyờn của dõn gian.
- Bài học rỳt ra về truyền thống tương thõn tương ỏi của dõn tộc Việt Nam.
* Dàn bài.
a. Mở bài:
- Giới thiệu truyền thống tương thõn, tương ỏi của dõn tộc: là truyền thống lõu đời, thể hiện những đạo lớ tốt đẹp của dõn tộc.
- Giới thiệu, trớch dẫn bài ca dao.
b. Thõn bài:
* Giải thớch ý nghĩa của cõu ca dao.
- Nghĩa đen: Nhiễu điều: tấm vải đỏ, nhiễu điều phủ lấy giỏ gương tấm vải đỏ che phủ, bao bọc, bảo vệ gương.
- Nghĩa búng: Lời khuyờn của dõn gian: Mọi người phải biết đoàn kết, thương yờu nhau. Tinh thần đoàn kết thương yờu nhau là truyền thống của dõn tộc.
* Tại sao lại phải sống đoàn kết, thương yờu nhau?
- Đề cựng chia sẻ những khú khăn trong cuộc sống lao động: chống bóo lũ, hạn hỏn....
- Để cựng chống giặc ngoại xõm...
- Để cựng chia sẻ những khú khăn trong cuộc sống sinh hoạt: những người nghốo, nạn nhõn chất độc màu da cam, những trẻ em mắc bệnh tim bẩm sinh, trẻ em ung thư....( cú thể dẫn một số cõu tục ngữ, ca dao cú nội dung tương tự)
* Cần phải làm gỡ để thực hiện lời dạy của người xưa?
- Thương yờu đựm bọc và sống cú trỏch nhiệm với chớnh những người thõn yờu trong gia đỡnh, hàng xúm...
- Sống cú trỏch nhiệm với cộng đồng: tham gia cỏc phong trào ủng hộ, cỏc hoạt động từ thiện....
* Liờn hệ bản thõn:
- Là học sinh, em cú thể làm gỡ để thực hiện lời khuyờn của dõn gian ( yờu thương đoàn kết với bạn bố trong lớp, tham gia cỏc hoạt động ủng hộ, quyờn gúp...)
c. Kết bài:
- Khẳng định giỏ trị của bài ca dao: Thể hiện được truyền thống tương thõn tương ỏi quý bỏu của dõn tộc.
- Khẳng định rằng truyền thống tốt đẹp ấy sẽ được thế hệ trẻ hụm nay tiếp nối và phỏt huy.
2. Đề 2.
- Hóy giải thớch ý nghĩa của cõu tục ngữ: Thất bại là mẹ thành cụng.
* Tỡm hiểu đề.
- Làm sỏng tỏ cõu tục ngữ: Thất bại là mẹ thành cụng.
- Bài học rỳt ra cho bản thõn.
* Dàn bài.
a. Mở bài:
- Trong cuộc sống, tất cả mọi người đều mong muốn đạt được thành cụng, nhưng thực tế trước khi đến với thành cụng ta thường phải trải qua khú khăn, thậm chớ thất bại.
- Giới thiệu trớch dẫn cõu tục ngữ: Thất bại là mẹ thành cụng.
b. Thõn bài:
* Giải thớch cõu tục ngữ:
- Thất bại là nguồn gốc, động lực của thành cụng. Núi cỏch khỏc, cú thất bại mới thành cụng.
* Tại sao núi : Thất bại là mẹ thành cụng:
- Thất bại giỳp cho ta cú được những kinh nghiệm quý giỏ cho lần sau, thất bại khiến cho ta hiểu được nguyờn nhõn vỡ sao ta chưa thành cụng, từ đú tỡm cỏch khắc phục.
- Thất bại là động lực để con người cố gắng, nỗ lực cho lần sau: Thất bại khiến cho con người càng khao khỏt thành cụng hơn, càng cố gắng nghiờn cứu tỡm tũi.
* Nờu một vài dẫn chứng để lời giải thớch cú tớnh thuyết phục.
c. Kết bài:
- Khẳng định giỏ trị của cõu tục ngữ: là lời khuyờn đỳng đắn, chỉ ra động lực, nguồn gốc của thành cụng.
- Liờn hệ bản thõn: Gặp thất bại nhưng khụng nản chớ mà tiếp tục học hỏi để tiến bộ và vươn đến thành cụng.
3. Đề 3.
Hóy giải thớch lời khuyờn của Lờ-nin: Học, học nữa, học mói.
* Tỡm hiểu đề.
- Lời khuyờn ấy cú ý nghĩa gỡ, tại sao cần phải Học, học nữa, học mói.cần phải làm gỡ để thực hiện lời khuyờn ấy.
- Bài học rỳt ra cho bản thõn về việc học tập.
* Dàn bài.
a. Mở bài:
- Giới thiệu vai trũ của việc học tập đối với mỗi con người: Là cụng việc quan trọng, khụng học tập khụng thể thành người cú ớch.
- Đặt vấn đề : Vậy cần học tập như thế nào?
- Giới thiệu và trớch dẫn lời khuyờn của Lờ-nin.
b. Thõn bài:
* Học, học nữa, học mói nghĩa là như thế nào?
- Lời khuyờn ngắn gọn như một khẩu hiệu thỳc giục mỗi người học tập.
- Lời khuyờn chia thành ba ý mang tớnh tăng cấp:
+ Học: Thỳc giục con người bắt đầu cụng việc học tập, tỡm hiểu và chiếm lĩnh tri thức.
+ Học nữa: Vế trức đó thỳc giục ta bắt đầu học tập, vế thứ hai thỳc giục ta tiếp tục học tập, học nữa mang hàm ý là đó học rồi, nhưng cần tiếp tục học thờm nữa.
+ Học mói: Vế thứ ba khẳng định một vấn đề quan trọng về cụng việc học tập. Học tập là cụng việc suốt đời, mói mói, con người cần phải luụn luụn học hỏi ngay cả khi mỡnh đó cú được một vị trớ nhất định trong xó hội.
* Tại sao phải Học, học nữa, học mói.
- Bởi học tập là con đường giỳp chỳng ta tồn tại và sống tốt trong xó hội.
- Bởi xó hội luụn luụn vận động, cỏi mới luụn được sinh ra, nếu khụng chịu khú học hỏi, ta sẽ nhanh chúng lạc hậu về kiến thức.
- Bởi cuộc sống cú rất nhiều người tài giỏi, nếu ta khụng nỗ lực học tập ta sẽ thua kộm họ, tự làm mất đi vị trớ của mỡnh trong cuộc sống.
* Học ở đõu và học như thế nào?
- Học trờn lớp, trong sỏch vở, học ở thầy cụ, bạn bố, cuộc sống...
- Khi khụng cũn ngồi trờn ghế nhà trường, ta vẫn cú thể học thờm trong sỏch vở, trong cuộc sống, trong cụng việc....
- Cú thể học trong lỳc làm việc, trong lỳc nhàn rỗi...
* Liờn hệ: Bản thõn và bạn bố đó và đang vận dụng cõu núi của Lờ-nin ra sao ( khụng ngừng học tập, học lẫn nhau, tỡm sỏch vở bổ trợ...)
c. Kết bài:
- Khẳng định tớnh đỳng đắn và tiến bộ trong lời khuyờn của Lờ-nin: đú là lời khuyờn đỳng đắn và cú ớch đối với mọi người, đặc biệt là lứa tuổi học sinh chỳng ta.
4. Củng cố:
- CH: Thế nào là văn nghị luận giải thớch ? Văn nghị luận giải thớch cú những đặc điểm gỡ?
5. Hướng dẫn về nhà:
- Dựa vào dàn ý viết đề 1,2 thành hai bài văn hoàn chỉnh.

Tài liệu đính kèm:

  • docbồi dưỡng chieu ngữ văn 7.doc.doc