Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 72: Trả bài kiểm tra học kỳ I

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 72: Trả bài kiểm tra học kỳ I

Giúp HS:

 - Ôn lại kiến thức đã học ở HKI.

 - Rèn luyện kỹ năng sửa lỗi về liên kết VB và sữa lỗi chính tả.

 - Đánh giá kết quả vận dụng lý thuyết và thực hành xây dựng văn bản.

II. CHUẨN BỊ:

 GV: - Chuẩn bị bài chọn những lỗi sai tiêu biểu của HS.

 

doc 20 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1072Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 72: Trả bài kiểm tra học kỳ I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn	: 6/1/2006
Tiết	: 72
Trả bài kiểm tra học kỳ I
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
	Giúp HS:
	- Ôn lại kiến thức đã học ở HKI.
	- Rèn luyện kỹ năng sửa lỗi về liên kết VB và sữa lỗi chính tả.
	- Đánh giá kết quả vận dụng lý thuyết và thực hành xây dựng văn bản.
II. CHUẨN BỊ:
	GV: - Chuẩn bị bài chọn những lỗi sai tiêu biểu của HS.
	 - Đáp án (phần tiết 70 – 71)
	HS: - Ôn tập.
III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:
	1. Ổn định tổ chức: 1’
	2. Kiểm tra bài cũ: 5’
	- Trả bài thi HKI
	3. Bài mới: 
TL
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung bài dạy
5’
21’
7’
5’
HĐ1
GV nhận xét chung.
Ưu điểm:
- Cơ bản làm đúng phần trắc nghiệm.
- Có một số em hiểu đề bài TLV và biết cách làm bài.
Khuyết điểm:
Phần tự luận đa số chưa làm được các em thiếu về văn tự sự, miêu tả, biểu cảm, có em xác định đề bài sai.
HĐ2
Hướng dẫn HS sửa bài
HĐ3
GV đọc bài khá.
HĐ4
GV ghi điểm.
HĐ1
HS nghe giáo viên nhận xét chung.
HĐ2
Hs sửa bài.
HĐ3
- Hs nghe Gv đọc bài khá.
HĐ4
- HS đọc điểm GV ghi vào sổ.
I. Nhận xét chung.
II. Sửa bài: (theo đáp án tiết 70 – 71).
III. Đọc bài khá
IV. Thống kê kết quả.
Lớp:
Giỏi:
Khá:
Trung bình:
Yếu:
Điểm
2
3
4
5
6
7
8
9
10
8A1
8A5
	4. Dặn dò:1’
	- Soạn bài “Nhớ rừng”.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
Ngày soạn	: 15/01/2006
Tiết	: 73
Nhớ Rừng
	 (Thế Lữ)
 (Lời con Hổ ở Vườn bách thú)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
	Giúp HS:
	- Cảm nhận được niềm khát khao tự do mãnh liệt, nỗi chán ghét sâu sắc cái thực tại tù túng, tầm thường giả dối được thể hiện trong bài thơ qua lời con hổ bị nhốt ở Vườn Bách Thú.
	- Thấy được giá trị nghệ thuật đặc sắc, bút pháp lan đầy truyền cảm của bài thơ.
II. CHUẨN BỊ:
	GV: Giáo án - SGK – SGV.
	HS: Vở bài soạn – Vở ghi – SGK.
III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:
	1. Ổn định tổ chức: 1’
	2. Kiểm tra bài cũ: 5’
	- Kiểm tra vở bài soạn của HS
	3. Bài mới: GVGT bài 1’
	- Đối lập và phản kháng chế độ thực dân nữa phong kiến, các nhà văn, nhà thơ lãng mạn giai đoạn 1930 – 1945 phần đông hướng về quá vãn, hoặc đến với bồng lai tiên cảnh, hoặc đến với tình yêu lứa đôi, mong ở đó chút an ủi. Thế Lữ đến với tâm trạng con Hổ bị nhốt trong cũi sắt ở vườn bách thú. Để thấy đựơc tâm trạng của nhà thơ, chúng ta tìm hiểu bài “Nhớ rừng”
TL
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung bài dạy
10’
27’
HĐ1:
- Hướng dẫn HS đọc - tìm hiểu chung.
- Gọi Hs đọc phần chú thích * SGK/5, 6.
? Giới thiệu vài nét nổi bật về tác giả?
? Giới thiệu những nét nổi bật về thể thơ? Và những nét nổi bật về bài thơ?
GV kiểm tra một số từ khó SGK/6
HĐ2
Hướng dẫn HS tìm hiểu VB.
Gv hướng dẫn cách đọc: Đọc chính xác và có giọng điệu phù hợp vói nội dung và cảm xúc bài thơ.
? Bài thơ có 5 đoạn, theo em mỗi đoạn thể hiện nội dung gì?
GV nói thêm: Bài có 5 đoạn nhưng có 3 ý lớn và chúng ta phân tích theo 3 ý.
Gọi HS dọc đoạn thơ đầu: giọng uất ức, xót đau 
? Dưới tên tác phẩm, nhà thơ ghi chú: “Lời con hổ ở vườn bách thú”. Đọc xong bài thơ, em hiểu con hổ muón nói điều gì? Về tâm trạng của nó?
GV nói thêm: Tâm trạng ấy bắc đầu từ hiện thực bị giam cầm, đến những hồi tưởng, rồi lại trở về với hình tượng và kết thúc bằng giấc mộng ngàn  chúng ta sẽ ..
? Hai câu thơ đầu nói lên điều gì về hình ảnh và tâm trạng của con hổ?
? Em có suy nghĩ gì về sự thể hiện của hai câu thơ này?
? Trong tâm trạng ấy, con hổ có thái độ như thế nào đối với những con vật khác? Tìm những chi tiết trong bài thể hiện thái độ đó?
? Nhận xét về giọng điệu của các câu thơ cuối đoạn?
? Vì sao hổ đau xót khi phải chịu ngang bầy cùng “Bọn gấu dở hơi” và “Cặp báo vô tư lự”.
? Nhận xét về tâm trạng cảu con hổ trong đoạn thơ đầu?
? Với tâm trạng đó, dưới con mắt của hổ, chốn giam cầm nó nói khác đi là cảnh vườn bách thú hiện ra như thế nào?
? Tâm trạng của con hổ trước cảnh ấy ra sao?
? Em có nhận xét gì về cách ngắt nhịp và giọng điệu của đoạn 4.
? Tác dụng của việc ngắt nhịp và thay đổi giọng điệu ấy?
? Hai đoạn 1 và 4 đã miêu tả tâm trạng con hổ trong vườn bách thú đó là tâm trạng gì?
HĐ1
- HS đọc – Tìm hiểu chung.
- HS đọc phần chú thích SGK/5, 6.
- HS giới thiệu vài nét về tác giả.
- HS giải nghĩa một số từ khó theo yêu cầu của GV.
HĐ2
- HS đọc tìm hiểu VB.
- HS nghe GV hướng dẫn cách đọc.
- Hs đọc bài thơ.
- Đ1: Cảnh tượng ở vườn bách thú và tâm trạng uất ức, xót đau, nhục nhằn tù hãm cảu con hổ.
- Đ2,3: Cảnh tượng núi rừng ngày xưa và niềm khao khát tự do mãnh liệt của con hổ.
- Đ4: Cảnh tượng ở vườn bách thú và sự coi khinh chán ghét cuộc sống giả dối.
Đ5: Cảnh tượng núi rùng ngày xưa và giải bày tâm trạng thầm kín của con hổ.
- HS đọc đoạn thơ đầu.
- Tâm trạng uất ức của 1 vị sơn lâm đầy quyền uy giờ đây bị nô lệ, tùy tùng ...
* Con hổ đang bị giam cầm trong củi sắt-> tâm trạng uất ức, bực bội.
+ HS suy nghĩ trả lời cách sử dụng từ ngữ và nhịp điệu đã tạo ra cảm xúc của nhà thơ.
- Ba tiếng gậm một khối – ba thanh trắc -> diễn tả sự uất ức.
Câu 2: 8 từ thì 7 từ mang thanh bằng làm cho âm hưởng câu thơ lắng xuống.
- HS quan sát VB và trả lời.
- Đau xót.
- HS suy nghĩ trả lời.
- Tâm trạng căm hờn uất ức và nỗi ngao ngán cảu con hổ trong cảnh tù hãm.
- Gết  cảnh.
Không dời nào thay đổi.
- Sửa sang tầm thường giả dối.
- Hoa chăm, cỏ xén.
- Dải nước 
- Học đòi, bắt chước
- HS suy nghĩ trả lời.
+ Nhịp gấp và giọng giễu nhại.
+ Toát lên nỗi bực dọc, khinh thường, chán ghét cao độ của con hổ với thực tại xung quanh.
- HS trả lời.
I. Đọc tìm hiểu chung:
1. Tác giả.
- Thế Lữ tên thật là Nguyễn Thứ Lễ(1907 – 1989).
- Là người sáng lập phong trào thơ mới và là nhà hoạt động sân khấu nổi tiếng.
2. Tác phẩm.
- Thể thơ 8 chữ theo kiểu hát nói truyền thống, một thể thơ tự do rất mới.
- Được coi là một trong những tảng đá đầu tiên xây dựng nền thơ mới.
II. Tìm hiểu VB.
1. Đọc:
2. Bố cục.
3. Phân tích:
a. Tình cảnh con hổ trong vườn bách thú.
Gậm một khối căm hờn.
Ta nằm dài 
- Hoàn cảnh: Bị giam cầm
- Tâm trạng uất ức, bực bội, bất lực.
Khinh lũ người  ngạo mạng, ngẩn ngơ.
 giễu oai linh 
-  bọn gấu dở hơi.
- Cặp báo  vô tư lự.
* Tâm trạng căm hờn uất ức và nỗi ngao ngán của con hổ trong cảnh tù hãm.
- Ghét  cảnh.
-> Thể hiện tâm trạng chán ghét cảnh sống hiện tại của con hổ.
* Tâm trạng uất hận căm hờn, chán ghét cao độ thực tại giam cầm tù hãm.
	4. Dặn dò: 1’
	-Về nhà soạn tiếp bài.
IV. RÚT KINH NGHIỆM.
Ngày soạn	: 15/01/2006
Tiết	: 74
Nhớ Rừng (tt)
	 (Thế Lữ)
 (Lời con Hổ ở Vườn bách thú)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
	Giúp HS:
	- Cảm nhận được niềm khát khao tự do mãnh liệt, nỗi chán ghét sâu sắc cái thực tại tù túng, tầm thường giả dối được thể hiện trong bài thơ qua lời con hổ bị nhốt ở Vườn Bách Thú.
	- Thấy được giá trị nghệ thuật đặc sắc, bút pháp lan đầy truyền cảm của bài thơ.
II. CHUẨN BỊ:
	GV: Giáo án - SGK – (bảng phụ) – Phiếu học tập.
	HS: Vở soạn bài – Vở học ghi.
III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:
	1. Ổn định tổ chức: 1’
	2. Kiểm tra bài cũ: 5’
	- Hai đoạn 1 và 4 đã miêu tả tâm trạng con hổ trong vườn bách thú. Đó là tâm trạng gì?
3. Bài mới: 1’
	- Giới thiệu bài tiếp theo.
TL
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung bài dạy
22’
6’
1’
10’
HĐ2
Hướng dẫn HS tìm hiểu VB (tt)
Gọi HS đọc đoạn 2 và 3.
? Trong nỗi nhớ của con hổ, cảnh núi rừng được miêu tả như thế nào?
? Em có nhận xét gì về cách dùng từ trong đoạn thơ trên?
? Việc dùng từ ngữ như thế đã tạo hiệu quả nghệ thuụat gì trong việc miêu tả chốn rừng núi?
? Trên nền phong cảnh ấy, chúa sơn lâm đã xuất hiện như thế nào?
? So sánh nhịp thơ của hai câu thơ này với những câu thơ trên? 
? Gợi lê điều gì?
? Em có nhận xét gì về hình ảnh chúa sơn lâm và sức mạnh nó giữa đại ngàn?
? Những kỷ niệm đó ở vào thời khắc nào
?Em có nhận xét gì về những cảnh vật trong những thời điểm khác nhau đó?
- Có thể xem bốn thời điểm đó như một bộ tranh tứ bình về cảnh giang sơn của chúa sơn lâm.
? Khổ thơ này về nhịp điệu có điều gì đặc biệt? Các câu hỏi tu từ thể hiện tâm trạng con hổ như thế nào?
? Nhận xét nhịp điệu lúc bắt đầu và đến khi kết thúc nỗi nhớ.
? Qua sự đối lập sâu sắc giữa hai cảnh tượng của con hổ, ta thấy tâm sự của con hổ ở vườn Bách thú như thế nào?
? Tâm sự ấy có gì gần gũi với tâm sự của người Việt Nam đương thời.
GV đúc kết và bình.
Đó là tâm trạng của nhân vật lãng mạn, đồng thời cũng là tâm trạng chung của người Việt Nam mất nước khi đócó thể nói bài thơ đã chạm tới huyệt thần kinh, nhạy cảm nhất của người dân Việt Nam đang sống trong cảnh nô lệ bị nhục nhằn, tù hãm
Chuyển ý lời nhắn gởi thống thiết của con hổ tới rừng thiêng đã kết thúc bài thơ? Theo các em lời nhắn gởi ấy, có nội dung gì? Ý nghĩa của nội dung đó với tâm trạng của con người Việt Nam thuở ấy?
HĐ3:
- Hướng dẫn HS tổng kết.
- GV phát phiếu học tập.
- GV chọn thu 5 phiếu học tập, đánh giá và nhận xét.
-Từ bài tập hướng HS đi vào phần tổng kết.
HĐ4:
- Hướng dẫn HS luyện tập.
- Về nhà tập đọc.
HĐ5:
- Hướng dẫn HS tự học bài “Ôâng đồ”
- Gọi HS đọc bài thơ .
- Kiểm tra việc đọc chú thích.
* Hướng dẫn HS tìm hiểu VB.
- Tìm bố cục bài thơ.
- Các em phải bám vào bố cục?
Chú ý vài nét đặc sắc về nghệ thuật?
HĐ2
- HS tìm hiểu VB (tt)
- HS đọc đoạn 2 và 3.
- HS quan sát VB trả lời.
- Dùng từ mạnh, gào thét, sử dụng hình ảnh hùng ... âu hỏi tu từ các câu hỏi nối tiếp nhau dồn dập.
+ Lúc đầu ào ạt sôi nỗi, sau đó nhịp độ giảm dần.
+ Tâm trạng bất hòa sâu sắc với thực tại và niềm khác khao tự do, mãnh liệt.
- HS thảo luận.
- Các nhóm nhận xét.
- HS nghe GV bình.
HĐ3:
- HS tổng kết.
- HS phát phiếu học tập.
- HS nhận xét kết quả bài tập của các bạn.
- HS tổng kết nội dung và nhận xét bài thơ.
HĐ4:
- HS luyện tập.
HĐ5:
- HS nghe GV hướng dẫn bài thơ “ông Đồ”
- HS đọc bài thơ trả lời phần chú thích.
* HS tìm hiểu VB.
Bố cục 3 phần:
Hai khổ đầu: hình ảnh Ông Đồ thời hoàng Kim.
Hai khổ tiếp: : hình ảnh ôâng Đồ thời lụi tàn.
Hai khổ cuối: tình cảm của tác giả đối với ông Đồ
Khổ cuối: tình cảm của tác giả đối với ông Đồ.
- HS phân tích bám vào bố cục:
+ Thể thơ ngũ ngôn.
+ Kết cấu chặc chẽ đầu cuối tương ứng, hai cảnh tươg phản -> nổi bật tình cảm tâm tư của ông Đồ.
+ Ngôn ngữ trong sáng bình dị.
II. Tìm hiểu VB tiếp (tt)
2. Cảnh con hổ trong chốn giang sơn hùng vĩ của nó
-  cảnh sơn lâm bóng cả cây già.
-  tiếng gío gào ngàn, giọng ngàn hét núi.
- Thét khúc trường ca dữ dội.
-  bứơc chân  dõng dạc đường hoàng 
-Lượn tấm thân
Sóng cuộn nhịp nhàng.
-Vờn bóng âm thầm lá, gai, cỏ, sắc..
- Vẻ đẹp của một chúa rừng, một vẻ đẹp mảnh liệt, oai hùng thiêng liêng giữa thế giới hoang dã.
Còn đâu?
.những đêm vàng
những ngày mưa
những bình minh
những chiều lênh láng
=> Thể hiện tâm trạng nối tiếc da diết
Than ôi!
3. Lời nhắn gửi.
 Nỗi lòng quặn đau ngao ngán căm hờn, u uất vì đang bị cầm tù nhưng vẫn mãi thủy chung vói non nước cũ.
III. Tổng kết
SGK/ trang 7
IV. Luyện tập
* Hướng dẫn tự học bài thơ Ông Đồ.
1. Đọc
2. Bố cục
3. Phân tích theo bố cục
	4. Dặn dò:1’: - Hoàn thành bài tự học vào vở. Học thuộc lòng bài thơ Ông Đồ
	 - Soạn bài Câu nghi vấn.
IV. RÚT KINH NGHIỆM.
Ngày soạn	: 20/01/2006
Tiết	: 75
Câu Nghi Vấn
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
	Giúp HS:
	- Hiểu rõ đặc điểm hình thức của câu nghi vấn, phân biệt câu nghi vấn với các kiểu câu khác.
	- Nắm vững chức năng chính của câu nghi vấn: dùng để hỏi.
II. CHUẨN BỊ:
	GV:Giáo án – Bảng phụ.
	HS: Vở bài soạn – Vở ghi – Bảng học tập nhóm.
III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:
	1. Ổn định tổ chức: 1’
	2. Kiểm tra bài cũ: 
	3. Bài mới: GVGT bài 1’
	- GV đặt 1 câu hỏi: HS trả lời -> Từ đó GV dẫn vào bài học.
TL
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung bài dạy
15’
27’
HĐ1
Hướng dẫn HS tìm hiểu hình thức và chức năng chính của câu nghi vấn.
GV treo bảng phụ.
- Gọi HS đọc đoạn trích trên bảng phụ.
? Trong đoạn đối thoại đó câu nào là câu nghi vấn?
? Những dấu hiệu hình thức nào cho biết đó là câu nghi vấn?
? Câu nghi vấn trong đoạn trích trên dùng để làm gì?
- GV yêu cầu HS đặt một số câu nghi vấn?
- GV nhận xét, đúc kết.
? Tóm lại, đặc điểm và công dụng của câu nghi vấn là gì?
HĐ2
Hướng dẫn HS luyện tập.
- Yêu cầu HS làm bài tập 1, 11, 12 SGK.
- GV nêu thêm câu chuyện “ Cháy rồi” và yêu cầu HS đọc.
- Yêu cầu HS tiếp tục làm bài tập (2).
Yêu cầu HS thảo luận nhóm bài tập (4).
- GV bỏ sung ý kiến sau khi Hs đã phát biểu ý kiến xung quanh yêu cầu.
- HS tiếp tục làm bài tập (5).
Yêu cầu HS thảo luận bài tập 6.
- Nêu đặc điểm, hình thức và chức năng chính của câu nghi vấn.
HĐ2
- HS tìm hiểu đặc điểm hình thức và chức năng chính.
- HS quan sát bảng phụ.
- HS đọc đoạn trích trên bảng phụ.
- HS quan sát bảng phụ trả lời.
- HS trả lời: Không thế làm sao, hay không làm ?
- Mục đích: Dùng để hỏi.
- HS đặt câu.
- HS khác nhận xét sửa chữa.
- HS đọc ghi nhớ SGK/11.
HĐ2
HS luyện tập.
- HS xác định.
- HS tiếp tục làm bài tập 2
- HS thảo luận nhóm bài tập (4)
- Đại diện nhóm trả lời.
- Các nhóm khác nghe và nhận xét.
- HS tiếp tục nghe và nhận xét.
- HS tiếp tục làm bài tập (5).
- HS thảo luận bài tập (6)
(a) đúng, (b) sai.
- HS nhắc lại ghi nhớ SGK/11.
I. Đặc điểm hình thức và chức năng chính.
1. Ví dụ:
.
- Sáng nay người ta đấm U có đau lắm không?
 - Thế làm sao U cư khóc mãi không ăn khoai? Hay là U thương chúng con đói quá? {}
	( Ngô Tất Tố)
SGK/11
II. Luyện tập:
1. Xác định câu nghi vấn, gạch dưới đặc điểm hình thức.
a. Chị khất tiền sưu đến chiều nay phải không?
b. Tại sao con người phải khiêm tốn như thế?
c. Văn là gì? Chương là gì ?
d. Chú mình muốn cùng tớ đùa vui không? Đùa trò gì?
- Hừ  hừ  cái gì thế?
Chị Cốc béo xù đứng trước của nhà ta đấy hả?
Đ. Thầy cháu có nhà không?
Mất bao giờ?
Sao mà mất?
2.
a, b, c -> có từ “hay”-> Câu nghi vấn.
- Không thể thay từ hay bằng từ hoặc được vì khi thay vào nó không phải là câu nghi vấn (hoặc sai ngữ pháp)
4.
+Khác nhau về hình thức:
- Có  không.
- Đã  chưa 
+ Khác nhau về ý nghĩa.
a. Hiện thực.
b. Phi hiện thực.
5.
- Khác nhau về hình thức thể hiện ở trật tự.
(a) bao giờ đúng đầu câu, còn trong câu (b) bao giờ đúng cuối câu.
- Khác biệt về ý nghĩa (a) hỏi về thời điểm của một hành động sẽ diễn ra trong tương lai; câu (b) hỏi về thời điểm của một hành động đã diễn ra trong quá khứ.
	4. Dặn dò: 1’
	- Về nhà tiếp tục làm bài tập vào vở bài tập.
	- Soạn bài: Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh.
IV. RÚT KINH NGHIỆM.
Ngày soạn	: 20/01/2006
Tiết	: 76
Viết Đoạn Văn trong Văn Bản
Thuýêt Minh
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
	Giúp HS biết cách sắp xếp ý trong đoạn văn thuyết minh cho hợp lý.
II. CHUẨN BỊ:
	GV: Giáo án - SGK– Phiếu học tập.
	HS: Vở HS – Vở bài tập – SGK.
III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:
	1. Ổn định tổ chức: 1’
	2. Kiểm tra bài cũ: 
	3. Bài mới: GVGT bài 1’
	- Tiết học này chúng ta sẽ tập viết đoạn văn bản trong văn bản thuyết minh.
TL
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung bài dạy
18’
10’
14’
HĐ1
 Hướng dẫn HS cách sắp xếp trong đoạn văn.
- Gọi HS đọc đoạn văn (a).
? Tìm câu chủ đề trong đoạn văn?
? Xác định nội dung các câu còn lại.
? Từ việc sắp xếp nội dung các câu trong đoạn em rút ra nhận xét gì?
- Gọi HS đọc doạn văn (b)
? Nêu câu chủ đề hoặc từ ngữ chủ đề.
- Tương tự như ở VD (a) xác định nội dung của từng câu trong đoạn văn và rút ra kết luận?
? Vậy từ bài tập đó en rút ra nhận xét gì?
HĐ2
Hướng dẫn HS sữa lại đoạn văn thuyết minh.
- Gọi HS đọc đoạn văn (a) Nêu nhược điểm của đoạn văn trên?
? Nếu giới thiệu cây bút bi nên giói thiệu như thế nào?
- GV yêu cầu HS sữa lại đoạn văn trên.
- GV thu một vài HS và sau đó nhận xét.
- Gọi HS đọc đoạn văn (b).
+ Nêu nhược điểm đoạn văn (b).
- Yêu cầu HS xác định bố cục.
- Tiến hành viết lại đoạn văn.
? Từ các bài tập này chúng ta rút ra nhận xét gì?
HĐ3
Hướng dẫn HS luyện tập.
- GV yêu cầu HS làm bài tập (2).
- GV thu bài HS.
- GV nhận xét.
- GV đọc một vài đoạn văn mình viết cho HS nghe.
HĐ1
- Hs tìm hiểu cách sắp xếp trong đoạn văn thuyết minh.
- HS đọc đoạn văn (a).
- HS đọc và xác định nội dung các câu văn trong đoạn.
+ Các câu sau bổ sung thông tin làm rõ ý câu chủ đề câu nào cũng nói về nước.
- HS đọc đoạn văn (b).
- HS quan sát tìm câu chủ đề hoặc từ ngữ chủ đề.
- HS tiến hành làm bài tập (b) như bài tập (a).
- HS rút ra nhận xét.
HĐ2
 HS sửa lại đoạn văn thuyết minh.
- HS đọc đoạn văn (a)
- Nhược điểm: Lộn xộn nên tách thành hai đọan.
- HS suy nghĩ trả lời
- Giới thiệu bút bi, trước hết phải giới thiệu cấu tạo mà muốc thế thì phải chia thành từng bộ phận: Ruột bút bi (Quan trọng nhất), vỏ bút bi.
- Phần ruột gồm đầu bút bi và ống mực, loại mực đặc biệt.
- Phần vỏ gồm ống nhựa, sắt để bọc ruột bút bi và làm cán bút bi và làm cán bút viết, phần này gồm ống nắp bút và lò xo.
* Ngoài ra còn có các loại bút bi.
- HS sửa lại đoạn văn.
- HS nộp bài cho GV và tiến hành theo dõi nhận xét.
- HS đọc đoạn văn (b).
+ HS nhận xét nhược điểm.
- HS xác định bố cục 
(3 đoạn).
- Phần đầu: Có bóng đèn , đuôi đèn, dây điện, công tắc.
- phần chao đèn, phần đế đèn.
- HS viết lại đoạn văn. GV thu một vài HS và cho các em nhận xét sữa chữa.
- HS rút ra nhận xét gì?
SGK 2, 3/15
HĐ3
HS luyện tập:
- HS làm bài tập (2).
- HS nộp bài.
- HS nghe GV nhận xét.
- HS nghe GV đọc.
I. Tìm hiểu và cách sắp xếp trong đoạn văn thuyết minh
1. Nhận dạng các đoạn văn thuyết minh.
a. Câu chủ đề : Câu (1), câu (2): Cung cấp về lượng thông tin ít ỏi.
Câu (3) cho biết lượng nước ấy bị ô nhiễm.
Câu (4): Nêu sự thiếu nước của các nước trong tháng thứ ba.
Câu (5): Dự báo đến năm 200 thì 2/3 dân số thế giới thiếu nước.
b)
Từ ngữ chủ đề: 
 Phạm Văn Đồng
- Các câu tiếp theo cung cấp thông tin về Phạm Văn Đồng theo lối liệt kê các hoạt động đã làm.
Ghi nhớ 1/15.
2. Sửa lại các đoạn văn trong VB thuyết minh.
SGK /15
II. Luyện tập
	Chủ tịch Hồø Chí Minh ( lúc nhỏ tên là Nguyễn Sinh Cung, sau đổi là Nguyễn Tất Thành, trong quá trình hoạt động CM lấy tên là Nguyễn Ái Quốc và nhiều bí danh khác). Sinh ngày 19/05/1890, ở quê ngoại là làng Hoàng Trù, lơn lên ở quê nội là làng Kim Liên ( Làng Sen) huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
	Nguyễn Sinh Cung xuất thân từ một gia đình trí thức Hán học gốc nông dân, quê ở một vùng đất vừa có truyền thống CM, vừa có truyền thống VH phong phú. Hai truyền thống ấy kết tinh sâu sắc ( thân sinh của Nguyễn Sinh Cung) có ảnh hưởng đén Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh, một nhà CM lớn và một nhà văn, nhà thơ lớn 
	4. Dặn dò: 1’
	- Về nhà hoàn thành các bài tập vào vở.
	- Chuẩn bị bài:
	- Quê hương.
	- Khi con Tu Hú.
 IV. RÚT KINH NGHIỆM.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Ngu Van 7(38).doc