Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 73: Sưu tầm tục ngữ, ca dao địa phương

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 73: Sưu tầm tục ngữ, ca dao địa phương

Mục tiêu.

HS: - Biết cách sưu tầm ca dao tục ngữ theo chủ đề.

- Bước đầu biết cách chọn lọc, sắp xếp tìm hiểu ý nghĩa của chúng .

- Tăng thêm tình cảm gắn bó với quê hương mình.

II. Chuẩn bị .

GV: Sách tục ngữ, ca dao của Vũ Ngọc Phan .

HS: Hỏi cha mẹ và những người già ở địa phương.

III. Tiến trình dạy học.

 

doc 13 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1347Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 73: Sưu tầm tục ngữ, ca dao địa phương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS .3.01.09.
NG .5.01.09.
Tiết 73 .CTrĐP. Sưu tầm tục ngữ, ca dao địa phương.
I .Mục tiêu.
HS: - Biết cách sưu tầm ca dao tục ngữ theo chủ đề.
- Bước đầu biết cách chọn lọc, sắp xếp tìm hiểu ý nghĩa của chúng .
- Tăng thêm tình cảm gắn bó với quê hương mình.
II. Chuẩn bị .
GV: Sách tục ngữ, ca dao của Vũ Ngọc Phan .
HS: Hỏi cha mẹ và những người già ở địa phương.
III. Tiến trình dạy học.
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra đầu giờ.
3. Bài mới.
Hoạt động của GV-HS
Nội dung
HĐ1: Khởi động.
Tục ngữ, ca dao là những câu nói ngắn gọn cất lên từ trái tim những người lao động, mỗi vùng miền lại có những câu nói khác nhau nhưng đều là tâm tư tình cảm của người lao động.
HĐ2: Thực hiện các yêu cầu khi sưu tầm.
GV: Nêu chủ đề.
HS: Sưu tầm theo chủ đề đã chọn .
Tìm nguồn sưu tầm.
GV.Gợi ý.
HS: –Hỏi người già, nghệ nhân đp.
-Lục tìm trong sách báo của địa phương.
-Tìm trong các bộ sưu tầm lớn của đp mình.
GV: Gợi ý cách sưu tầm .
Yêu cầu mỗi HS sưu tầm 5 câu theo chủ đề tự chọn.
GV: Cho HS chép bài ca dao H’mông trong sách của Vũ Ngọc Phan từ trang 573->574.
I.Yêu cầu.
-Sưu tầm ca dao tục ngữ theo chủ đề:
-Phong tục tập quán của địa phương.
-Sản vật.
-Danh lam, thắng cảnh...
1. Nguồn sưu tầm.
-Người địa phương sách báo địa phương.
2. Cách sưu tầm.
-Ghi chép vào sổ tay cá nhân.
-Phân loại :
 Ca dao.
 Tục ngữ .
-Theo A, B, C.
II. Thực hành.
4. Củng cố- dặn dò.
-Tiếp tục sưu tầm những câu ca dao của người Hmông,Dao.
-Xem trước bài “Cảnh làm dâu”
NS: 06.01.09
NG: 08.01.09
Tiết 74 :CTrĐP :VB : Cảnh làm dâu.
 Dân ca Mèo.
I. Mục tiêu.
HS:
-Hiểu được cuộc sống cực khổ của người phụ nữ Hmông trong xã hội cũ .
-Nhận thức về cuộc đời đổi thay từ khi có Đảng và Bác Hồ soi đường.
-nắm được một số nét tiêu biểu của bài ca.
II.Chuẩn bị 
GV: Sưu tầm tư liệu, cho HS chép vb trước.
HS: Đọc trước vb.
III.Tiến trình dạy học.
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra đầu giờ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS 
3. Bài mới.
Hoạt động của GV-HS
Nội dung
HĐ 1: Khởi động 
 Tục lệ cưỡng hôn, tảo hôn trong cộng đồng người Hmông xưa rất nặng nề. Người làm dâu phải chịu nhiều thiệt thòi, cay đắng, cơ cực trong cảnh làm dâu. Bài học này giúp các em hiểu rõ điều đó .
HĐ 2: Đọc –thảo luận chú thích .
Giọng: Buồn, than thở.
GV: Đọc mẫu 
HS: Đọc lại .
GV: Nhận xét .
GV: Nhấn mạnh các chú thích 2,4,5,6,8.
Có thể chia bài dân ca làm mấy phần?
HS: 5 phần.
HS: Đọc lại hai khổ thơ đầu.
Nàng dâu ca thán với ai, ca thán về điều gì?
HS:
-Ca thán với mẹ đẻ về việc bị ép duyên bị đi lấy chồng sớm bị ép vào bước đường cùng.
GV: Chốt
Cô bé có chấp nhận điều đó không? Vì sao?
HS : - Có, vì không muốn mình là đứa con bất hiếu.
Vì sao người mẹ lại ép con mình đi lấy chồng sớm như vậy ?
HS: Vì những hủ tục lạc hậu.
GV:Tục cưới xin này ngày nay không còn phù hợp .
-Nêu tác hại của việc lấy chồng sớm.
-Lấy dẫn chứng tại địa phương.
Khi về nhà chồng nàng dâu phải làm những công việc gì? Nhận xét về những công việc đó ?
HS : -Phải gánh nước, nấu cơm.
Những việc làm đó có được gia đình chồng vui vẻ chấp nhận không?
HS: Bị chê bai và bị đổ oan 
Trước cảnh ngộ đó cô gái có chịu được không? Phản ứng của cô ra sao ?
HS: Không chịu được và quyết định bỏ ra đi.
Cho biết tâm trạng của cô gái lúc bấy giờ ?
HS: vui mừng, thảnh thơi.
Qua bài dân ca em thấy cô gái có những phẩm chất gì ?
HS : TL.
GV: Giảng 
HĐ 3: Hướng dẫn tổng kết.
GV: Chốt ý chính.
HĐ 4: Hướng dẫn luyện tập.
Đọc lại bài thơ.
I. Đọc –Thảo luận chú thích.
1. Đọc.
2. Thảo luận chú thích.
II. Bố cục: 5 phần.
III. Tìm hiểu văn bản.
1. Cảnh ngộ của nàng dâu.
-Bị ép đi lấy chồng từ lúc tuổi thiếu niên, bị tước mất quyền trẻ em.
- Phải làm những công việc nặng nhọc vượt quá sức của mình.
- Bị nhà chồng chê bai vầ bị đổ oan 
- Đau đớn về thể xác và tâm hồn.
2. Phẩm chất của cô gái.
- Hiếu thảo với mẹ cha.
- Chịu thương chịu khó 
- Có tinh thần phản kháng
- Dám đối diện với thực tại
IV.Ghi nhớ.
V. Luyện tập.
Đọc diễn cảm bài dân ca này.
4. Củng cố – Dặn dò.
Học thuộc bài dân ca và nắm nội dung chính .
NS :06.01.09.
NG:08.01.09.
Tiết 75 .CTrĐP .VB . Bài hát trong hội Gầu Tào.
 Dân ca Hmông.
I.Mục tiêu.
HS :
- Hiểu được nét văn hoá độc đáo của người Hmông.
- Giáo dục nét đẹp văn hoá ,đời sống cộng đồng ,đời sống tinh thần của người Hmông.
- Nắm được một số nét nghệ thuật tiêu biểu.
II. Chuẩn bị.
GV: Cho HS chép trước bài dân ca này.
HS: Đọc trước.
III. Tiến trình dạy học.
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra đầu giờ.
3. Bài mới.
 Hoạt động của GV-HS 
 Nội dung
HĐ 1: Khởi động.
Hầu như các lễ hội đều được diễn ra vào những dịp lễ tết. Hội Gầu tào là một trong những lễ hội độc đáo nhất.
HĐ 2: Đọc –Thảo luận chú thích 
Giọng:Vui tươi ,phấn khởi .
GV: Đọc mẫu 
HS: Đọc lại 
GV: Nhận xét .
GV: Nhấn mạnh các chú thích 2,3,5.
Cho biết bố cục của bài thơ ?
- 5 phần 
Kể tên phong tục của người Hmông được nói đến ở đây ?
HS: Tục cúng tết ,tục trồng cây nêu.
GV: Tục uống rượu ,tục vui chơi ca hát 
Sự khác nhau trong phong tục cúng tết của người Sã và người Mèo ?
Người Mèo lấy cái gì làm biểu tượng?
- Cây nêu.
Cách trang trí cây nêu?
Trên ngọn :Là ba tấm nhiễu đỏ.
Dưới gốc: Là ba chai rượu ngon.
Dưới gốc cây nêu người Mông thường làm gì?
Uống rượu, ca hát, tìm tình yêu.
Sau khi vui tết người Hmông thường làm gì ?
HS: Rủ nhau về làm ăn:trồng hoa mầu, làm ruộng, cấy lúa.
Qua bài dân ca này ta thấy những phẩm chất gì của người Hmông ?
HS: TL.
GV: Phân tích .
HĐ 3: Hướng dẫn tổng kết.
GV: Chốt ý chính 
HĐ 4: Hướng dẫn luyện tập.
Hát một ca khúc quen thuộc trong hội Gầu Tào 
I. Đọc – Thảo luận chú thích 
1. Đọc 
2. Thảo luận chú thích
II. Bố cục .
III. Tìm hiểu văn bản.
1. Nét đẹp văn hoá của đồng bào Hmông.
a. Phong tục .
Cúng tết.
Người Sã: Cúng bia đá, bia gỗ.
Người Mèo: Cúng cột nêu tre,nêu bương.
b. Biểu tượng văn hoá.
Cây nêu được trang trí rất độc đáo gồm : Vải đỏ và rượu ngon.
c. Những sinh hoạt độc đáo .
- Uống rượu 
- Ca hát 
- Yêu nhau.
2. Những phẩm chất của đồng bào Hmông trong bài dân ca này.
- Trân trọng truyền thống văn hoá 
- Say mê ca hát 
-Yêu cuộc sống ,yêu lao động.
-Có tinh thần đoàn kết cộng đồng.
IV. Ghi nhớ.
V. Luyện tập.
4.Củng cố – Dặn dò.
- Học thuộc những nội dung chính.
- Chép bài: Bài hát chỉ đường
_____________________________________________
NS: 07.01.09.
NG: 09.01.09.
Tiết 76 :CTrĐP :VB : Bài hát chỉ đường.
 Dân ca Mèo.
I.Mục tiêu:
HS: 
- Có những hiểu biết cần thiết về nét đặc sắc trong nghi lễ và những quan niệm mang tính nhân bản về vũ trụ,con người và cuộc sống của đồng bào Hmông.
- Nắm được một số nét nghệ thuật tiêu biểu của bài dân ca.
II.Chuẩn bị.
GV: Bài soạn, tài liệu tham khảo.
HS: Chép trước bài dân ca này.
III.Tiến trình dạy học.
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra đầu giờ.
3. Bài mới.
Hoạt động của GV – HS
Nội dung
HĐ 1: Khởi động.
Người Hmông cho rằng ngày xưa thế gian xuất hiện 9 mặt trời 8 mặt trăng làm cho cỏ cây muôn vật chết hết. Sau đó có một ông thần dùng tên nỏ bắn chết các mặt trời và mặt trăng khác ,chỉ còn sót lại một mặt trăng và mặt trời chiếu rọi nhân gian .Quan niệm đó đúng hay sai ? -> bài mới.
HĐ 2 : Đọc thảo luận chú thích .
Giọng đọc :Đ1 :to rõ ràng 
Đ2 :Phấn khởi 
Câu cuối :Buồn thương.
GV: Đọc mẫu đoạn đầu gọi HS đọc tiếp .
GV: Nhấn mạnh chú thích 1,3,4,6,9.
Nêu bố cục của văn bản ?
HS: 3 phần .
Cây lanh là cây như thế nào ? Nó có nguồn gốc từ đâu ?
HS: Lanh là cây dùng làm vải sợi nói chung.
-Cây lanh là do bà Trày ,bà Hmông trồng và chăm sóc .
Bà Hmông làm những việc gì ? Những việc đó có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc sống ? 
HS : Bà hmông trồng cây lanh , làm nương ,thu hái lanh,phân loại lanh , chế biến cây lanh .Ngoài ra bà còn nuôi con nuôi cháu.
Qua những việc làm trên cho thấy bà Hmông là người như thế nào ? 
HS: Thảo luận .
GV : Chốt ý chính .
HĐ3 :Hướng dẫn tổng kết .
GV : Đọc ghi nhớ .
HS : Lưu ý những nội dung chính .
HĐ 4 : Hướng dẫn luyện tập .
Nêu cảm nhận của em về câu thơ cuối ?
I.Đọc –thảo luận chú thích .
1.Đọc:
2.Thảo luận chú thích.
II.Bố cục : 3phần .
III.Tìm hiểu văn bản.
1.Giải thích nguồn gốc cây lanh.
Do bà Trày ,bà Hmông trồng và chăm sóc.
Cây lanh dùng để dệt vải may quần áo khi đi nương .
Vải làm từ cây lanh dùng trong đám cưới ,đám ma của người Hmông.
2.Hình ảnh người phụ nữ Hmông.
a.Việc làm :
- Trồng, chăm sóc , phân loại,chế biến cây lanh.
b.Phẩm chất.
- Chăm chỉ, chịu khó,đảm đang.
- Yêu chồng thương con.
- Sống có nghĩa với người đã khuất .
IV . Ghi nhớ.
V . Luyện tập .
4 . Củng cố – dặn dò .
Ngoài trồng cây lanh ,người phụ nữ Hmông còn làm gì ?
Bài dân ca giáo dục truyền thống gì ?
NS : 10.01.09.
NG : 12.01.09.
Tiết 77 : CTrĐP : VB : Bài hát trong đám cưới .
Dân ca Mèo.
I . Mục tiêu :
HS : 
Thấy được cái hay của những làn điệu dân ca của địa phương.
Thấy được niềm hạnh phúc của những đôi bạn trẻ khi đã trở thành vợ chồng .
II. Chuẩn bị :
GV : Giáo án.
HS : Chép bài thơ trước.
III. Tiến trình dạy học : 
1 ổn định tổ chức .
2. Kiểm tra đầu giờ :
3. Bài mới .
 Hoạt động của GV – HS 
 Nội dung
HĐ 1 : Khởi động .
Cưới xin là việc trọng đại là hạnh phúc trăm năm . Có rất nhiều ca khúc được cất lên trong đám cưới rất hay với nội dung vô cùng phong phú -> Bài mới .
HĐ 2 : Đọc thảo luận chú thích .
Giọng : Vui tươi .
GV : Đọc mẫu 
Gọi HS đọc lại .
GV : Nhấn mạnh chú thích 1,2.
Có thể chia văn bản làm mấy phần ?
HS : 3 phần 
Gọi HS đọc lại đoạn đầu .
Điều gì chứng tỏ tình cảm vợ chồng gắn bó keo sơn ?
HS : Qua lao động 
Em có nhận xét gì về công việc của người vợ và người chồng ?
GV : Phân tích .
Người vùng cao thường có thói quen canh tác ở đâu? 
HS : Trên nương ,trên rẫy 
GV : Tập quán này ngày nay còn phù hợp không ?
HS : Thảo luận nhóm 5 phút .
GV : Nếu tập quán này vẫn diễn ra sẽ ảnh hưởng đến rừng đồi sẽ gây lũ lụt ,hạn hán .Nó cần được thay bằng việc trồng rừng , phủ xanh đất trống đồi trọc.
HĐ 3 : Hướng dẫn tổng kết .
GV : Nhấn mạnh ý cơ bản 
Gọi HS đọc ghi nhớ .
HĐ 4 : Hướng dẫn luyện tập .
Kể tên những bài dân ca thường được hát trong đám cưới ?
I . Đọc – thảo luận chú thích .
1. Đọc .
2. Thảo luận chú thích .
II . Bố cục : 3 phần.
III. Tìm hiểu văn bản .
1, Tình cảm vợ chồng gắn bó keo sơn.
- Qua công việc :
. Người chồng : Chặt cây , phát nương, gieo hạt giống ,chăm sóc ,thu hoạch .
. Người vợ : Mang cơm ,đưa nước,cũng gieo hạt và phát những cây rậm rì.
ở đây có sự phân công lao động , người chồng làm công việc nặng , người vợ làm việc nhẹ nhàng hơn.
2.Tập quán canh tác .
- Phát rừng làm nương rẫy để trồng lúa và hoa mầu.
Cần thay đổi thói quen canh tác để không làm ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên.
IV . Ghi nhớ .
V . Luyện tập .
4 . Củng cố – dặn dò :
Học bài ,soạn bài : Cảnh mồ côi
___________________________________________
NS : 13.01.09.
NG : 15.01.09.
Tiết 78 : CTrĐP : Cảnh mồ côi.
 Dân ca Mèo
I . Mục tiêu : 
HS : 
Thấy được nỗi thống khổ của những người bất hạnh chịu cảnh mồ côi .
Thấy được sự giống và khác nhau của ca dao truyền thống .
Nét đặc sắc của việc sử dụng BPNT so sánh .
II . Chuẩn bị .
GV : Giáo án .
HS : Chép trước bài dân ca .
III . Tiến trình dạy học .
1 . ổn định tổ chức .
2 Kiểm tra đầu giờ .
3 . Bài mới .
 Hoạt động của GV – HS 
 Nội dung 
HĐ 1 : Khởi động .
Cha ông ta thường nói “ Có cha có mẹ thì hơn . Không cha không mẹ như đàn đứt dây.” chàng trai và cô gái trong bài dân ca đã phải chịu cảnh mồ côi như thế nào ? Bài mới .
HĐ 2 : Đọc –thảo luận chú thích .
Giọng đọc : Buồn ,than trách .
GV ; Đọc mẫu .
HS : Đọc lại .
GV : Nhấn mạnh chú thích 1,2,3.
Có thể chia bài bài dân ca làm mấy phần ?
Chàng trai có cảnh ngộ gì ? 
Mồ côi cha mẹ
Nhận xét về hình ảnh trứng ung và trứng thối ?
HS : Gợi sự khổ đau, bế tắc 
Tình cảm của em đối với chàng trai và cô gái trong bài dân ca này ?
HS : Thông cảm ,xót xa 
Chàng trai và cô gái ao ước còn cha mẹ để làm gì ?
Để giúp con canh tác , làm ăn.
Chàng trai và cô gái có điểm gì chung ?
HS : Họ cùng cảnh mồ côi .
HĐ 3 : Hướng dẫn tổng kết .
Nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài dân ca ?
HS : Trả lời 
GV : Chốt 
Đọc ghi nhớ .
HĐ 4 : Hướng dẫn luyện tập .
Tìm những câu ca dao dân ca có cùng chủ đề .
GV: Gợi ý .
HS có thể sưu tầm trong sách báo ,lịch ,...
 I . Đọc –thảo luận chú thích .
1. Đọc :
2. Thảo luận chú thích .
II . Bố cục : Hai phần ứng với hai lượt thoại.
III . Tìm hiểu văn bản .
1 . Nỗi thống khổ của chàng trai và cô gái .
Chàng trai : 
Mồ côi cha mẹ .
->Rơi vào tình cảnh khó khăn cô đơn , vất vả .
Hình ảnh : Trứng thối , trứng ung gợi sự khổ đau ,bế tắc .
Cô gái : 
Cha mẹ cũng mất sớm .
=>Cũng gặp vô vàn khó khăn .
2.Nỗi ước ao có cha có mẹ .
Chàng trai ước có cha có mẹ để giúp cày ruộng .
Cô gái ước có cha mẹ để trồng cây lanh .
3.Đôi lứa xứng đôi.
- Chàng trai và cô gái gặp được nhau , yêu nhau cùng xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc.
IV . Ghi nhớ .
V . Luyện tập .
Tìm những câu dân ca khác nói về cảnh mồ côi, nói về cha mẹ .
4. Củng cố – Dặn dò.
- Học bài.
- Soạn bài về: Tục ngữ về thiên nhiên và lao động và sản xuất.
 ----------------------------------------------------------------
phòng GD&ĐT Sa pa
trường thcs nậm cang
Số: /BC-THCS
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Nậm Cang, ngày 03 tháng 03 năm 2009
Báo cáo 
(Về việc đổi mới kiểm tra đánh giá thúc đẩy đổi mới PPDH
 các môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý và GDCD THCS)
 Thực hiện công văn số: 76/PGD&ĐT – THCS về việc đổi mới kiểm tra đánh giá thúc đẩy đổi mới PPDH các môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, GDCD THCS, trường THCS Nậm Cang đã thảo luận thống nhất nội dung đánh giá như sau :
I.Thực trạng việc thực hiện đổi mới kiểm tra đánh giá thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học các môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, GDCD.
 Mặc dù đã được thảo luận và đi đến thống nhất trong dịp bồi dưỡng hè 2008-2009 về kiểm tra đánh giá đối với các môn ngữ văn, lịch sử, địa lí, GDCD với cấu trúc 30% trắc nghiệm, 70% tự luận song trong quá trình thực thi lại không có sự nhất quán. Điều đó thể hiện rất rõ trong kì khảo sát chất lượng học kì I năm học 2008-2009 vừa qua, ở đó cho thấy” trống đánh xuôi kèn thổi ngược”. Chính điều này làm ảnh hưởng đến việc kiểm tra đánh giá tại đơn vị trong thời gian sau kiểm tra học kì I.
1.Về cấu trúc:
 Sau nhiều lần họp bàn tổ chuyên môn xã hội trường THCS Nậm Cang đã cho kiểm tra đánh giá các môn trên theo cấu trúc 100% tự luận nhằm phù hợp với yêu cầu của kì khảo sát học kì I vừa qua .
2.Về nội dung:
- Các câu hỏi đưa ra xoay quanh các vấn đề trọng tâm của chương của bài với yêu cầu phát huy tính chủ động sáng tạo của mỗi học sinh, đồng thời hạn chế sự sao chép ( một căn bệnh nan y trong học sinh hiện nay)
- Hạn chế các câu hỏi mang tính học thuộc lòng tăng các câu hỏi liên hệ bản thân, liên hệ thực tế của địa phương.
3. Về kết quả :
Vì đề kiểm tra là 100% tự luận nên không còn tình trạng học sinh làm thẻ để gắp phiếu A, B, C, D gắp vào chữ nào thì khoanh vào đáp án đó khi làm các bài trắc nghiệm. Chính điều này mang lại kết quả :
- Khả năng hành văn tốt hơn .
- Học sinh chăm chỉ học bài cũ hơn.
II. Định hướng và những giải pháp thực hiện trong thời gian tới.
1.Về cấu trúc :
- Yêu cầu giáo viên giảng dạy các môn trên khi kiểm tra đánh giá học sinh ra đề với cấu trúc 100% tự luận.Vì học sinh của trường hoàn toàn là người dân tộc khả năng diễn đạt bằng tiếng phổ thông còn kém do đó cần ra các đề với mục đích tăng khả năng diễn đạt bằng ngôn ngữ.
2.Về nội dung:
a. Đối với môn ngữ văn .
- Các câu hỏi trong đề cần xoay quanh những nội dung chính của chương của bài.
VD1: Ngữ văn 6 : 
Học kì I TLV chủ yếu là văn kể chuyện có thể ra đề:
 Hãy đóng vai Táo Quân lên thiên đình tâu với Ngọc Hoàng về sự đổi mới của trường em trong năm học qua?
VD2: Ngữ văn 7:
Học kì I: TLV chủ yếu là văn biểu cảm có thể ra đề:
 Phát biểu cảm nghĩ của em về cây thảo quả?
 VD 3: Ngữ văn 8:
 Có thể ra đề: 
 - Thuyết minh về cảnh đẹp của SA PA ? 
 - Thuyết minh cách làm món thịt chua?
 - Thuyết minh về tình trạng tảo hôn đã và đang diễn ra ở quê em ?
b. Đối với môn lịch sử :
Các câu hỏi đưa ra xoay quanh các sự kiện chính, tăng những câu hỏi mang tính nhập vai hoặc kể chuyện lịch sử. 
VD 1:Theo em, nếu vua Quang Trung không mất sớm ông sẽ làm gì cho đất nước?
VD 2: Sưu tầm những mẩu chuyện kể về đời hoạt động cách mạng của Nguyễn ái Quốc giai đoạn 1911->1925?
c. Đối với môn Địa Lý :
Các câu hỏi đưa ra xoay quanh các yếu tố tự nhiên, xã hội của các vùng miền, tăng những câu hỏi thực địa, viết bài thu hoạch.
VD: Nêu đặc điểm địa hình của quê hương em? Nêu thuận lợi và khó khăn của địa hình đó đối với việc phát triển kinh tế của quê hương?
d. Đối với môn GDCD
Các câu hỏi xoay quanh các vấn đề chính của chương của bài, đặc biệt chú trọng đến những đức tính cơ bản của con người. Tăng cường những câu hỏi nhập vai.
VD: Theo bạn tình yêu là gì ? Chúng ta có nên yêu sớm không?
3. Về hình thức:
Ngoài kiểm tra viết nên cho học sinh kiểm tra vấn đáp sau mỗi chương để dần hình thành cho HS khả năng diễn đạt, khả năng đối diện thực tế,giảm sự hồi hộp, tăng sự tự tin .
III. Những kiến nghị với Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT.
Nên thống nhất cấu trúc, nội dung và hình thức kiểm tra đánh giá đối với các môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, GDCD nhằm đánh giá đúng và trúng khả năng nhận thức của học sinh theo từng giai đoạn./.
Hiệu trưởng
Nguyễn Bá Tuấn 

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN DIA PHUONG NGU VAN 7 LAO CAI.doc