Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 73: Tục nghữ về thiên nhiên và lao động sản xuất

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 73: Tục nghữ về thiên nhiên và lao động sản xuất

1. Kiến thức: Hiểu được thế nào là tục ngữ, cảm nhận một số câu tục ngữ trong bài học.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng phân tích nội dung, nghệ thuật của những câu tục ngữ ngắn gọn, súc tích.

3. Thái độ: Tích cực, tự giác, sáng tạo.

B/ CHUẨN BỊ :

1. Giáo viên: Sưu tầm các câu tục ngữ.

2. Học sinh: Chuẩn bị bài, sgk.

 

doc 8 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1138Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 73: Tục nghữ về thiên nhiên và lao động sản xuất", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết thứ 73 
	 Ngày soạn:......./........./........
tục nghữ về thiên nhiên 
và lao động sản xuất
A/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Hiểu được thế nào là tục ngữ, cảm nhận một số câu tục ngữ trong bài học.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng phân tích nội dung, nghệ thuật của những câu tục ngữ ngắn gọn, súc tích.
3. Thái độ: Tích cực, tự giác, sáng tạo.
b/ chuẩn bị :
1. Giáo viên: Sưu tầm các câu tục ngữ.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài, sgk.
c/ tiến trình bài dạy:
I.ổn định: Gv kiểm tra vệ sinh, nề nếp lớp học.
ii. Bài cũ: Không.
iii. bài mới:
1. Đặt vấn đề: Gv yêu cầu hs nhắc lại các thể loại văn học dân gian và dẫn vào bài.
2. triển khai bài: 
hoạt động của thầy + trò
nội dung kiến thức
Hoạt động 1:
Hs: Đọc chú thích, trình bày khái niệm về tục ngữ.
Gv: Nhận xét, bổ sung.
Gv: Hướng dẫn hs đọc bài, gv đọc mẫu.
Hs: Đọc bài, cả lớp nhận xét.
Gv: Đánh giá, uốn nắn, hướng dẫn hs tìm hiểu chú thích.
* Nêu đề tài của các câu tục ngữ.
Hoạt động 2:
* Nội dung của câu tục ngữ?
* Câu tục ngữ sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Tác dụng của biện pháp nghệ thuật?
* Câu tục ngữ muốn nhắc nhở chúng ta điều gì?
* Nghĩa của câu tục ngữ là gì?
* Thực tế kinh nghiệm được rút ra từ câu tục ngữ là gì?
* Giải nghĩa của câu tục ngữ? 
* Câu tục ngữ muốn nhắc nhở mọi người điều gì?
* Nhận xét cấu trúc của câu tục ngữ?
* Nêu ý nghĩa của câu tục ngữ?
* Giải nghĩa của câu tục ngữ? 
* Bài học kinh nghiệm từ câu tục ngữ?
* Giải nghĩa của câu tục ngữ?
* Câu tục ngữ nói tới vấn đề gì?
* ý nghĩa của câu tục ngữ?
Hoạt động 3:
Hs: Khái quát về nội dung, ý nghĩa của các câu tục ngữ.
Gv: Nhận xét, bổ sung, chốt lại.
Hs: Đọc ghi nhớ.
I. Tìm hiểu chung:
1. Tục ngữ: là những câu nói dân gian ngắn gọn có vần , nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện kinh nghiệm của nhân dân, được nhân dân vận dụng vào đời sống.
2. Đọc bài:
* Đề tài:
- Tục ngữ về thiên nhiên.
- Tục ngữ về lao động sản xuất.
II. Tìm hiểu nội dung:
a. Tục ngữ về thiên nhiên:
Câu 1: Đêm tháng năm ngắn, ngày tháng mười ngắn.
- Nghệ thuật nói quá ề Nhấn mạnh đặc điểm ngắn của đem tháng năm và ngày tháng mười, gây ấn tượng độc đáo.
ề Sử dụng thời gian hợp lý.
Câu 2: 
- Mau sao - sao nhiều ề nắng.
- Vắng sao - sao ít ề mưa.
ề Trông sao để đoán thời tiết ề sắp xếp công việc hợp lý.
Câu 3: Ráng mở gà: Màu vàng nhạt xuất hiện ở cuối chân trời ề sắp có bảo.
ề Kinh nghiệm của nhân dân đối với thiên tai.( Giữ gìn nhà cữa)
Câu 4: Tháng bãy kiến bò ề lụt to.
ề Kinh nghiệm về thời tiết, thiên tai lũ lụt.
b. Tục ngữ về lao độnh sản xuất:
Câu 5: Tấc đất - tấc vàng : So sánh ề đất quý như vàng.
Câu 6: Thứ nhất nuôi cá, thứ nhì làm vườn, thứ ba làm ruộng ề chỉ thứ tự lợi ích của các nghề
 ề Muốn làm giàu thì phát triển thuỷ sản.
Câu 7: Nêu lên cách thức chăm bón trong trồng trọt để đạt năng suất cao.
Câu 8: Nêu lên tầm quan trọng của thời vụ và đất đai trong trồng trọt.
III. Tổng kết:
Ghi nhớ sgk.
IV. Củng cố: 
Gv chốt lại kiến thức về nội dung, ý nghĩa của các câu tục ngữ.
Hs ghi nhớ.
V. Dặn dò: Nắm nội dung bài học, sưu tầm các câu tục ngữ.
	Ngày soạn:......./........./........
Tiết thứ 74 
cương trình địa phương
(Phần văn-TLV)
A/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Biết cách sưu tầm ca dao, tục ngữ theo chủ đề và bước đầu biết lựa chọn, sắp xếp, tìm hiểu ý nghĩa của chúng.
2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng phân tích, tổng hợp.
3. Thái độ: Giáo dục tình yêu quê hương, đất nước.
b/ chuẩn bị :
1. Giáo viên: Bảng phụ, các bài ca dao, câu tục ngữ.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài, sgk.
c/ tiến trình bài dạy:
I.ổn định: Gv kiểm tra vệ sinh, nề nếp lớp học.
ii. Bài cũ: Chọn đọc một câu tục ngữ về thiên nhiên, lao động sản xuất.
iii. bài mới:
1. Đặt vấn đề: Gv giới thiệu trực tiếp vào nội dung bài học.
2. triển khai bài: 
hoạt động của thầy + trò
nội dung kiến thức
Hoạt động 1:
Hs: Sưu tầm trước ở nhà những câu ca dao, tục ngữ ở địa phương mình. trình bày theo nhóm, cả lớp nhận xét.
Gv: Nhận xét, đánh giá, gợi ý nguồn sưu tầm (sách, báo, hỏi cha mẹ, người lớn tuổi)
Hoạt động 2:
Hs: Thảo luận, nhắc lại định nghĩa ca dao, dân ca.
Gv: Nhận xét, đánh giá, bổ sung.
Hoạt động 3:
Hs: Chọn một bài tiêu biểu để phân tích. Sau đó trình bày tại lớp.
Gv: Gợi ý, nhận xét, đánh giá.
I. Thực hiện nội dung:
Sưu tầm các câu ca dao, tục ngữ ở quê hương.
II. Cách thức thực hiện
* Ca dao: Là những lời thơ của dân ca, gồm những bài thơ dân gian mang phong cách chung của nhân dân.
* Dân ca: Là những lời hát, kết hợp với nhạc, diễn xướng.
III. Phân tích ca dao:
Hs làm vào vở.
IV. Củng cố: 
Gv chốt lại kiến thức về dân ca, ca dao, nhận xét buổi học.
Hs ghi nhớ.
V. Dặn dò: Nắm nội dung bài học, tiếp tục phân tích bài ca dao và sưu tầm thêm các bài ca dao ở địa phương.
Quyết chí thành danh
	Ngày soạn:......./........./........
Tiết thứ 75 
tìm hiểu chung về văn nghị luận
	(T1)
A/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Bước đầu làm quen với văn bản nghị luận và hiểu được nhu cầu nghị luận trong đời sống và đặc điểm chung của văn nghị luận.
2. Kĩ năng: Nhận biết văn bản nghị luận.
3. Thái độ: Tích cực, tự giác, sáng tạo.
b/ chuẩn bị :
1. Giáo viên: Văn bản nghị luận, bảng phụ.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài, sgk.
c/ tiến trình bài dạy:
I.ổn định: Gv kiểm tra vệ sinh, nề nếp lớp học.
ii. Bài cũ: Không.
iii. bài mới:
1. Đặt vấn đề: Văn bản nghị luận là một trong những quan trọng trong đời sống xã hội của con người. Muốn làm tốt bài văn nghị luận thì phải nắm được những đặc điểm, cách làm bài văn nghị luận.
2. triển khai bài: 
hoạt động của thầy + trò
nội dung kiến thức
Hoạt động 1:
* Trong cuộc sống các em có thường hay gặp những kiểu câu hỏi vì sao... không? (Thường gặp)
* Nêu một số câu hỏi thường gặp trong cuộc sống.
* Khi gặp những câu hỏi tương tự như trên thì chúng ta giải quyết bằng cách nào? (Tìm cách làm sáng tỏ)
Hoạt động 2:
Hs: Đọc văn bản trong sgk.
* Tác giả viết bài này nhằm mục đích gì?
* Vậy văn bản trên Bác viết cho ai?
* Làm thế nào để thuyết phục nhân dân thực hiện?
* Đó là những nội dung nào?
* Bác đã đưa ra những dẫn chứng, lý lẽ gì để làm rỏ những nội dung đó?
* Bác đã nêu ra những cách giải quyết nào?
Hoạt động 3:
Hs: Thảo luận, khái quát đặc điểm về văn nghị luận.
Gv: Nhận xét, bổ sung, khái quát.
Hs: Đọc ghi nhớ.
I. Nhu cầu nghị luận và văn bản nghị luận:
1. Nhu cầu nghị luận:
* Những câu hỏi trong cuộc sống chính là những vấn đề nãu sinh trong cuộc sống hàng ngày khiến ta phải bận tâm, tìm cách giải quyết.
* Cách giải quyết các câu hỏi nãy sinh đó chính là nghị luận trong cuộc sống.
2. Văn bản nghị luận:
* Mục đích của bài này là để vận động nhân dân học chữ, chống giặc dốt, nạn thất học do chính sách ngu dân của thực dân Pháp thực hiện.
* Bác viết cho nhân dân.
* Có nội dung, dẫn chứng rỏ ràng.
* Luận điểm:
- Nâng cao dân trí.
- Mọi người dân Việt Nam phải biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình.
* Lý lẽ:
- Chính sách ngu dân của Pháp đã làm cho hầu hết người Việt Nam mù chữ, lạc hậu.
- Phải biết đọc, biết viết để xây dựng nước nhà.
+ Góp sức vào bình dân học vụ.
+ Đặc biệt phụ nữ cần phải học.
+ Thanh niên giúp đở.
- Dẫn chứng:
+ 90% ds Việt Nam mù chữ.
- Công việc ấy có thể và nhất định làm được.
II. Khái quát:
* Văn nghị luận là văn bản được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng quan điểm nào đó.
- Văn nghị luận cần có luận điểm rỏ ràng, có lý lẽ dẫn chứng.
IV. Củng cố: 
Gv chốt lại kiến thức về văn bản nghị luận.
Hs ghi nhớ.
V. Dặn dò: Nắm nội dung bài học, tìm hiểu về văn nghị luận trong cuộc sống hàng ngày, thực hiện phần luyện tập.
Quyết chí thành danh
	 Ngày soạn:......./........./........
Tiết thứ 76 
tìm hiểu chung về văn nghị luận
	(T2)
A/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Cũng cố kiến thức về văn nghị luận
2. Kĩ năng: Vận dụng kiến thức đã học vào thực hành. Rèn luyện kỹ năng nhận diện văn bản nghị luận.
3. Thái độ: Tích cực, tự giác, sáng tạo.
b/ chuẩn bị :
1. Giáo viên: Bảng phụ, bài văn nghị luận.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài, sgk.
c/ tiến trình bài dạy:
I.ổn định: Gv kiểm tra vệ sinh, nề nếp lớp học.
ii. Bài cũ: Nêu đặc điểm của bài văn nghị luận?
iii. bài mới:
1. Đặt vấn đề: Gv nhắc lại kiến thức bài cũ, dẫn vào bài mới.
2. triển khai bài: 
hoạt động của thầy + trò
nội dung kiến thức
Hoạt động 1:
Hs: Đọc bài văn, thảo luận, trả lời câu hỏi.
* Đây có phải là một bài văn nghị luận không? Vì sao?
* Tác giả đề xuất ý kiến gì? Những câu văn nào thể hiện rỏ ý kiến đó?
* Nêu những dẫn chứng mà người viết đưa ra.
* Bài văn nghị luận này có giải quyết được vấn đề trong đời sống hay không, em có tán thành không?
Hs: Tự suy nghĩ trả lời.
Hoạt động 2:
Hs: Đọc bài tập 3, thảo luận, làm vào vở sau đó trình bỳ tại lớp.
Gv: Nhận xét, bổ sung.
II. Luyện tập:
Bài tập 1:
- Đây là một bài văn nghị luận, vì:
+ Vấn đề nêu ra là cần được làm sáng tỏ: Cần tạo ra thói quen tốt trong cuộc sống.
+ Để giải quyết vấn đề đó, tg đưa ra lý lẽ, lập luận, dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề.
- Tg đề xuất những ý kiến: Cần phân biệt những thói quen tốt và thói quen xấu, cần tạo ra thói quen tốt, khắc phục thói quen xấu trong đời sống hàng ngày.
- Dẫn chứng: 
+ Thói quen tốt: Luôn dậy sớm, đúng hẹn, giữ lời, luôn đọc sách.
+ Thói quen xấu: hút thuốc, cáu giận, mất trật tự, vứt rác bừa bải...
Bài tập 3:
IV. Củng cố: 
Gv chốt lại kiến thức cần nắm về văn bản nghị luận.
Hs ghi nhớ.
V. Dặn dò: Nắm nội dung kiến thức, tiếp tục hoàn thành bài tập. tìm hiểu đặc điểm của văn bản nghị luận.
Quyết chí thành danh

Tài liệu đính kèm:

  • doct73- t76.doc