. Mục tiêu
1. Kiến thức: Giúp HS hiểu sơ lược thế nào là tục ngữ. Hiểu nội dung, một số hình thức nghệ thuật (kết cấu, nhịp điệu, cách lập luận và ý nghĩa của những câu tục ngữ đã học).
2. Kỹ năng:
* Kĩ năng bài dạy: Học thuộc lòng tục ngữ, vận dụng thực tế cuộc sống.
* Kĩ năng sống: - Tự nhận thức được những bài học kinh nghiệm về thiên nhiên, lao động sản xuất, con người, xã hội.
- Ra quyết định: vận dụng các bài học kinh nghiệm đúng lúc, đúng chỗ.
3. Thái độ : HS thêm yêu thiên nhiên và lao động.
Ngày soạn : 01/01/2012 Ngày giảng : 04/01/2012 Tiết 73 - Văn bản Tục ngữ về thiên nhên Và lao động sản xuất A. Mục tiêu 1. Kiến thức: Giúp HS hiểu sơ lược thế nào là tục ngữ. Hiểu nội dung, một số hình thức nghệ thuật (kết cấu, nhịp điệu, cách lập luận và ý nghĩa của những câu tục ngữ đã học). 2. Kỹ năng: * Kĩ năng bài dạy: Học thuộc lòng tục ngữ, vận dụng thực tế cuộc sống. * Kĩ năng sống: - Tự nhận thức được những bài học kinh nghiệm về thiên nhiên, lao động sản xuất, con người, xã hội. - Ra quyết định: vận dụng các bài học kinh nghiệm đúng lúc, đúng chỗ. 3. Thái độ : HS thêm yêu thiên nhiên và lao động. B. Chuẩn bị - GV : SGK, SGV, bài soạn, bảng phụ và tài liệu tham khảo - HS : Soạn bài và n/c bài. C. Phương pháp - Phân tích tình huống trong các câu tục ngữ để rút ra những bài học kinh nghiệm về thiên nhiên, lao động sản xuất, con người, xã hội. - Động não: suy nghĩ rút ra những bài học thiết thực về kinh nghiệm thiên nhiên, lao động sản xuất, con người, xã hội. D. Tiến trình giờ dạy I- ổn định tổ chức (1’) II- Kiểm tra bài cũ(3’): Kiểm tra vở bài tập của học sinh III- Bài mới * Giới thiệu bài: Tục ngữ là một thể loại của văn học dân gian. Nó được ví là kho báu của linh nghiệm và trí tuệ dân gian. Là “túi khôn dân gian vô tận”. Tục ngữ mang tính trí tuệ, triết lý nhưng bắt rễ từ cuộc sống sinh động, phong phú nên khô khan mà như “cây đời xanh tươi”.Vậy những kinh nghiệm mà tục ngữ đúc rút được đó là kinh nghiệm gì? Có ý nghĩa gì?... Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức * Hoạt động 1:(3’) ?) Em hiểu như thế nào về tục ngữ? – 2 HS ?) Cách hiểu ý nghĩa của tục ngữ? - 2 cách Nghĩa đen Nghĩa bóng I. Khái niệm tục ngữ 1. Hình thức: Là những câu nói ngắn gọn, có kết cấu bền vững, có hình ảnh, nhịp điệu 2. Nội dung: Những kinh nghiệm về tự nhiên, lao động sản xuất con người, xã hội (nghĩa đen, nghĩa bóng) * Hoạt động 2:(5’) - Gọi 2 HS đọc -> GV đọc lại toàn bài - GV cùng HS tìm hiểu những từ khó ?) Những câu nào nói về thiên nhiên? Những câu nào diễn tả lao động sản xuất? + Thiên nhiên: Câu 1 -> Câu 4 + Lao động sản xuất: Câu 5 -> Câu 8 ?) Tại sao những câu tục ngữ trên lại gộp trong một VB. - Các hiện tượng tự nhiên (mưa, nắng, bão, lụt) có liên quan trực tiếp đến sản xuất (trồng trọt, chăn nuôi) II. Đọc - Hiểu văn bản. 1. Đọc, tìm hiểu chú thích 2. Kết cấu, bố cục * Hoạt động 3 :(18’) ?) Đọc lại câu 1 và phân tích nội dung, nghệ thuật của câu tục ngữ - Phép đối: Đêm – ngày Tháng 5 – Tháng 10 Nằm – cười Sáng – tối - Nói quá Chưa nằm đã sáng Chưa cười đã tối => Nhấn mạnh đặc điểm của đêm tháng 5 và ngày tháng 10 * GV: Trước đây nhân dân ta chưa có máy móc đo thời tiết nhưng bằng kinh nghiệm, trực giác và vốn sống họ đã nói một cách hồn nhiên, hóm hỉnh những nhận xét đúng về độ dài của đêm tháng 5 và ngày tháng 10 (đêm mùa hè, ngày mùa đông) ?) Câu tục ngữ muốn khuyên điều gì? - Sử dụng thời gian cho hợp lí với công việc và giữ gìn sức khỏe * Đọc câu 2 ?) Em hiểu “mau sao thì nắng” nghĩa là gì? - Đêm nhiều sao thì hôm sau nắng ?) Câu tục ngữ sử dụng nghệ thuật gì? Tác dụng? - Vần lưng : nắng – vắng - Đối giữa hai vế => Nhấn mạnh sự khác biệt về sao -> sự khác biệt về nắng, mưa ?) Kinh nghiệm được đúc kết từ hiện tượng này là gì? Nhắc nhở con người điều gì? - Trông sao đoán thời tiết mưa nắng -> nắm được thời tiết để chủ động sắp xếp công việc * GV: Do tục ngữ dựa trên kinh nghiệm nên không phải lúc nào cũng đúng vì có hôm ít sao nhưng trời không mưa. Đấy là kinh nghiệm dự báo thời tiết mùa hè còn mùa đông “nhiều sao thì mưa, thưa sao thì nắng” ?) Câu 3 có ý nghĩa gì? Em hiểu “Ráng mỡ gà” như thế nào? - Ráng mỡ gà: Ráng vàng phía chân trời: Sắp có bão ?) Em hiểu như thế nào về bão? - Gió, mưa to, ngập lụt - Nhà cửa, cây cối đổ => Khuyên dân chủ động giữ gìn nhà cửa, hoa màu * GV: Xưa kia nhà ở của người nông dân chủ yếu bằng tranh, rạ...ngày nay ở vùng sâu, vùng xa phương tiện thông tin còn hạn chế -> Câu tục ngữ còn có tác dụng * Đọc câu 4 ?) Kinh nghiệm nào được rút ra từ hiện tượng “kiến bò tháng 7” - Thấy kiến ra nhiều vào tháng 7(âm lịch) thì sẽ có lụt ?) Qua câu tục ngữ giúp em hiểu gì về tâm trạng của người nông dân? - Lo lắng nhiều bề, đặc biệt là thời tiết ?) Bài học rút ra là gì? - Đề phòng lũ lụt sau tháng 7 âm lịch * GV: Nạn lũ lụt thường xuyên xảy ra ở nước ta vì vậy nhân dân phải có ý thức dự đoán lũ lụt từ nhiều hiện tượng tự nhiên như: “ Gió bấc hiu hiu, sếu kêu thì rét “Tháng 7 heo may, chuồn chuồn bay thì bão” *GV chuyển ý: 4 câu tiếp theo nêu lên những nhận xét kinh nghiệm về đất đai, ngành nghề trồng trọt kĩ thuật làm ruộng của bà con nông dân ?) Câu 5 sử dụng nghệ thuật gì? Kinh nghiệm nào được đúc kết từ câu tục ngữ này? Nhận xét gì về từ ngữ? Tác dụng? - Đối vế: Tấc đất – tấc vàng -> Đất quý hơn vàng ?) Câu tục ngữ khuyên chúng ta điều gì? - Khuyên chúng ta phải bảo vệ và giữ gìn đất đai ?) Chuyển câu tục ngữ này sang TV? - Thứ 1 nuôi cá - Thứ nhì làm vườn - Thứ 3 làm ruộng ?) Tục ngữ muốn xác định tầm quan trọng hay lợi ích của 3 nghề trên? - Lợi ích ?) Bài học rút ra là gì? - Phải khai thác tốt điều kiện tự nhiên để tạo của cải vật chất * Liên hệ thực tế ?) Em hiểu câu tục ngữ thứ 7 như thế nào? Có gì đặc biệt trong cách diễn đạt? - Sắp xếp vai trò các yếu tố trong nghề trồng lúa liệt kê -> Tổng kết, khẳng định 4 bài học lớn về làm ruộng cho năng suất cao - Câu tục ngữ còn có ý nghĩa sâu sắc khuyên người nông dân muốn mùa màng bội thu cần phải đảm bảo 4 yếu tố trên ?) Em hiểu “thì” và “thục” ở câu 8 như thế nào? - Thì: thời vụ - Thục: đất canh tác ?) Kinh nghiệm được đúc kết là gì? - Trồng trọt phải đảm bảo 2 yếu tố nhưng thời vụ đặt lên hàng đầu ?) Câu tục ngữ này có gì đặc biệt? Tác dụng? - Gọn và đối xứng -> nhấn mạnh 2 yếu tố thì, vụ... ?) Câu tục ngữ này đi vào thực tế nông nghiệp nước ta như thế nào? - Cần gieo cấy đúng thời vụ, cải tạo đất đai sau khi canh tác... 3. Phân tích văn bản a. Những kinh nghiệm từ thiên nhiên * Câu 1 - Với cách nói quá và phép đối câu tục ngữ khẳng định đêm tháng 5, ngày tháng 10 rất ngắn để khuyên nhủ con người sử dụng thời gian cho hợp lý và bảo vệ sức khỏe của mình * Câu 2 - Câu tục ngữ dùng phép đói để đúc kết kinh nghiệm dự báo thời tiết nắng, mưa để sắp xếp công việc * Câu 3 - Câu tục ngữ là kinh nghiệm về dự báo thời tiết, khuyên người dân giữ gìn nhà cửa và hoa màu * Câu 4 - Bằng sự quan sát tỉ mỉ thấy kiến bò ra vào tháng 7 thì tháng 8 sẽ lụt => Cần chủ động để phòng chống 2. Những kinh nghiệm trong sản xuất * Câu 5 - Bằng hình ảnh so sánh, câu tục ngữ đề cao giá trị của đất và khuyên chúng ta phải biết bảo vệ, giữ gìn đất * Câu 6 - Câu tục ngữ khuyên nhủ, muốn làm giàu cần phải phát triển thủy sản * Câu 7 - Với phép liệt kê, câu tục ngữ khẳng định 4 bài học lớn về làm ruộng cho năng suất cao. * Câu 8 - Câu tục ngữ khẳng định tầm quan trọng của 2 yếu tố: thời vụ và sức lao động của con người tạo nên năng suất bội thu *Hoạt động 4: (5’) ?) Các câu tục ngữ có cách diễn đạt độc đáo như thế nào? - Ngắn gọn, thường có 2 vế đối xứng... ?) Nội dung, nghệ thuật của bài -> GV chốt -> Ghi nhớ, gọi 1 HS đọc IV. Tổng kết * Ghi nhớ: sgk * Hoạt động 5:(5’) V. Luyện tập * Tìm một số câu tục ngữ có nội dung tương tự qua đó đánh giá những khả năng nổi bật của người dân lao động - Am hiểu sâu sâu nghề nông - Sẵn sàng truyền bá kinh nghiệm 1) Với cách nói quá, phép đối, các câu tục ngữ đúc kết những kinh nghiệm về dự báo thời tiết để khuyên nhủ con người sử dụng thời gian cho hợp lý để bảo vệ sức khỏe và đời sống vật chất, sắp xếp công việc cho hợp lý 2) Bằng những hình ảnh so sánh, liệt kê ngắn gọn, các câu tục ngữ khuyên con người phải yêu quý, bảo vệ đất đai, biết tính toán trong lao động sản xuất để đạt được năng suất và hiệu quả kinh tế cao nhất. IV. Củng cố (3’) - Câu hỏi SGK V. Hướng dẫn về nhà: (2’) - Học thuộc lòng và phân tích 8 câu tục ngữ - Chuẩn bị: Chương trình địa phương E. Rút kinh nghiệm ............... ............... ............... Ngày soạn : 01/01/2012 Ngày giảng : 04/01/2012 Tiết 74 Chương trình địa phương Văn & tập làm văn A. Mục tiêu 1. Kiến thức : Giúp HS ý thức sưu tầm tục ngữ, ca dao theo chủ đề và bước đầu biết chọn lọc, sắp xếp, tìm hiểu ý nghĩa của chúng. 2. Kỹ năng : * Kĩ năng bài dạy: Sưu tầm các câu TN * Kĩ năng sống: - Tự nhận thức được ý nghĩa của các câu tục ngữ và có ý thức sưu tầm ca dao, tục ngữ 3. Thái độ : Tăng thêm tình cảm, sự hiểu biết về quê mình B.Chuẩn bị - Tư liệu về tục ngữ, ca dao có ở địa phương. C. Phương pháp - Phát vấn câu hỏi, giảng bình D. Tiến trình giờ dạy I- ổn định tổ chức (1’) II- Kiểm tra bài cũ (4’) Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh III- Bài mới Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức Hoạt động 1(15’) ?) Thế nào là tục ngữ? ?) Nhắc lại khái niệm về ca dao, dân ca? ?) Điểm chung giữa tục ngữ, ca dao, dân ca? - Là một thể loại của văn học dân gian I. Tục ngữ, ca dao, dân ca 1. Tục ngữ: Là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt và được vận dụng vào đời sống, suy nghĩ, lời nói hàng ngày 2. Ca dao: Là lời thơ của dân ca, là một thể thơ dân gian 3. Dân ca: Là những sáng tác kết hợp lời và nhạc (những câu hát dân gian) Hoạt động 2 (23’) ?) Em hiểu như thế nào về cụm từ “Lưu hành ở địa phương”? - Ca dao, tục ngữ có mặt được sử dụng ở địa phương chứ không phải là nói về địa phương - GV nêu yêu cầu về nội dung, cách sưu tầm, thời gian II. Yêu cầu sưu tầm 1. Giới hạn - Đông Triều – Quảng Ninh - 20 câu 2. Nguồn sưu tầm - Hỏi cha, mẹ, người già, nhà văn - Tìm trong sách báo địa phương 3. Nội dung - Nói về sản vật, di tích, thắng cảnh danh nhân, sự tích, từ ngữ địa phương 4. Cách sưu tầm - Chép vào vở hoặc sổ tay văn học - Phân loại: tục ngữ, ca dao, dân ca - Sắp xếp theo chữ cái a, b, c 5. Thời gian sưu tầm; 2 tuần -> 1 tháng IV. Củng cố: V. Hướng dẫn về nhà(2’) - Chuẩn bị: Tìm hiểu chung về văn nghị luận E. Rút kinh nghiệm ................ Ngày soạn : 03/01/2012 Ngày giảng : 06-07/01/2012 Tiết 75, 76 – Tập làm văn Tìm hiểu chung về văn nghị luận A. Mục tiêu 1. Kiến thức: Giúp HS hiểu được nhu cầu nghị luận trong đời sống và đặc điểm chung của văn bản nghị luận. 2. Kỹ năng : * Kĩ năng bài dạy: Nhận diện văn bản nghị luận. * Kĩ năng sống: - Suy nghĩ, phê phán, sáng tạo: phân tích, bình luận và đưa ra ý kiến cá nhân về đặc điểm, bố cục, phương pháp làm bài văn nghị luận. - Ra quyết định: lựa chọn cách lập luận, lấy dẫn chứngkhi tạo lập và giao ti ... Ghi nhớ (86 – Kì 2) 3. Các yếu tố quan trọng trong bài biểu cảm - Miêu tả - Tự sự =>Tả kể về đối tượng biểu cảm để bộc lộ tình cảm,cảm xúc 4. Phương tiện, cách biểu đạt - Biểu đạt + trực tiếp bằng các từ ngữ bộc lộ tình cảm: than ôi + giao tiếp: qua miêu tả, tự sự - Dùng các biện pháp tu từ về từ, câu 5. Bố cục * Mở bài: Giới thiệu đối tượng biểu cảm và cảm xúc khái quát của mình * Thân bài: Tả đặc điểm và kể các sự việc, hành động của đối tượng để bộc lộ cảm xúc * Kết bài: khẳng định tình cảm, cảm xúc đối với đối tượng biểu cảm Hoạt động 2 ?) Nêu các VBNL? ?) Văn bản nghị luận phải có những yếu tố cơ bản nào? Yếu tố nào là chủ yếu? Luận điểm là gì? ?) Đã học những kiểu nghị luậnnào? ?) Thế nào là lập luận chứng minh? ?) Cách làm bài nghị luận chứng minh? ?) Nêu bố cục bài chứng minh? Lưu ý gì? - Mở bài - kết bài hô ứng với nhau - Các phần, các đoạn có phương tiện liên kết ?) Thế nào là nghị luận giải thích? ?) Nêu cách làm bài giải thích? ?) Nêu bố cục bài giải thích? ?) Cần lưu ý gì về l2, liên kết đoạn? ?) Hãy so sánh điểm giống và khác nhau giữa chứng minh - giải thích? II. Văn nghị luận 1. Các văn bản nghị luận 2. Các yếu tố cơ bản trong văn nghị luận - Luận điểm - Luận cứ (lí lẽ + dẫn chứng) - Lập luận 3. Các kiểu nghị luận a. Nghị luận chứng minh a) Khái niệm: Là phép lập luận dùng những lí lẽ, bằng chứng chân thực đã được thừa nhận để chứng tỏ luận điểm mới là đáng tin cậy b) Cách làm: chứng minh bằng lí lẽ + dẫn chứng (chủ yếu) -> Dẫn chứng là linh hồn của bài nghị luận chứng minh c) Bố cục * Mở bài: Nêu luận điểm cần chứng minh * Thân bài: Dùng các luận cứ (lí lẽ + dẫn chứng) để chứng minh luận điểm * Kết bài: ý nghĩa của luận điểm, liên hệ - bài học b. Nghị luận giải thích a) Khái niệm:làm cho người đọc hiểu rõ các tư tưởng, đạo lý, phẩm chất, quan hệ cần được giải thích nhằm nâng cao nhận thức, trí tuệ, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm cho con người b) Cách làm: ghi nhớ (71 - 86) Giải thích = lí lẽ (chủ yếu) + dẫn chứng -> Lí lẽ là bản chất của bài giải thích c) Bố cục: * Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần giải thích – phương hướng giải quyết * Thân bài: Lần lượt trình bày các nội dung giải thích (giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng) - Trả lời câu hỏi tại sao? Để làm gì? Là gì? Như thế nào? * Kết bài: Nêu ý nghĩa của vấn đề giải thích? 4. So sánh nghị luận chứng minh và nghị lụân giải thích * Giống: Là văn nghị luận * Khác: + Chứng minh: dùng dẫn chứng là chủ yếu -> phân tích + Giải thích: dùng lí lẽ là chủ yếu ->không phân tích Hoạt động 3 - HS làm dàn ý: Mỗi dãy HS 1 đề III. Luyện tập 1. BT 4 (140) - Luận điểm: a, d (có từ “có, là”) - Câu b: là câu cảm thán, câu c: không phải là luận điểm 2. BT 5 (140) - Nói là chứng minh chỉ nêu luận điểm và dẫn chứng: chưa đủ vì phải phân tích, diễn giải dẫn chứng để làm sáng tỏ lí lẽ 3. BT: Đề 3, 4 (141) 4. BT: Đề 7, 8 (142, 143) a) Đề 7 - Câu 1: nêu luận điểm - Câu 2, 3: giải thích luận điểm - Cách giải thích: + Tiếng việt “đẹp”: về hình thức (âm hưởng, TĐ) + Tiếng việt “hay”: diễn đạt nội dung (TT, tình cảm) => quan hệ gắn bó, không tách rời b) Đề 8 * Phần a: ý 3 * Phần b: ý 2 * Phần c: ý 1 4. Củng cố 5. Hướng dẫn về nhà - Ôn tập Tập làm văn, chuẩn bị: Ôn tập Tiếng việt (Tiếp) E. Rút kinh nghiệm ............... ............... Soạn : Tuần 33, Tiết 129 ôn tập tiếng việt A. Mục tiêu - Giúp học sinh hệ thống hoá kiến thức về các phép biến đổi câu và các phép tu từ cú pháp đã học - Củng cố kỹ năng đặt câu, viết đoạn văn với các yêu cầu ngữ pháp trên B. Phương tiện - GV: Các đoạn văn mẫu C. Cách thức tiến hành - Phát vấn câu hỏi, thảo luận D. Tiến trình giờ dạy 1- ổn định tổ chức (1’) 2- Kiểm tra bài cũ ? Có những phép biến đổi câu nào? Cho ví dụ minh hoạ? 3- Bài mới Hoạt động 1 HS đọc đề 5 -> làm miệng phần a, b HS đọc đề 6 -> Trả lời miệng - 1 HS lên bảng, còn lại làm ra phiếu học tập - HS viết ra phiếu học tập -> cử đại diện trình bày 1. BT 1: Đề 5, 6 (141 -142) Đề 5 a- Từ xưa đến nay, mỗi khi tổ quốc bị xâm lược -> Trạng ngữ chỉ thời gian b – Dùng cụm C – V mở rộng cụm từ Dân ta/ có một lòng//nồng nàn yêu nước -> cụm CN làm phụ sau cho ĐT của cụm ĐT làm VN => Cụm C – V này đặc biệt vì đảo phần phụ sau của cụm ĐT lên trước: yêu nước nồng nàn -> nồng nàn yêu nước Đề 6 - Đoạn văn sử dụng biện pháp liệt kê: từ các cụ già.chính phủ -> tác dụng: nêu các lứa tuổi, các tầng lớp nhân dân, các giai cấp.cụ thể, đầy đủ để chứng minh cho luận điểm 2. BT 2 - Đặt câu đặc biệt, câu rút gọn rồi phân biệt - Đặt câu đơn rồi thêm trạng ngữ -> ý nghĩa của trạng ngữ + dùng cụm C – V để mở rộng -> mở rộng thành phần nào - Viết 1 câu chủ động -> biến đổi thành câu bị động 3. BT 3: viết đoạn văn ngắn (chủ đề tự chọn) trong đoạn văn có dùng phép ĐN, liệt kê. Cho biết tác dụng? 4. Củng cố 5. Hướng dẫn về nhà - Ôn tập lại lý thuyết Tiếng việt - Chuẩn bị: Kiểm tra tổng hợp cuối năm (145) E. Rút kinh nghiệm ............... ............... Soạn : Tuần 33, Tiết 130 Hướng dẫn làm bài kiểm tra tổng hợp A. Mục tiêu - Giúp học sinh định hướng được những nội dung cần ôn để kiểm tra cuối năm - Rèn học sinh các thao tác làm bài kiểm tra với yêu cầu trắc nghiệm + tự luận B.Chuẩn bị - GV: Soạn bài - HS : Đọc và chuẩn bị bài C. Cách thức tiến hành - Phát vấn câu hỏi, thảo luận D. Tiến trình giờ dạy 1- ổn định tổ chức (1’) 2- Kiểm tra bài cũ 3- Bài mới Hoạt động 1 ?) Hãy nêu lại các kiểu văn bản đã học ở kỳ II? Hoạt động 2 ?) Nêu các phép biến đổi câu? Hoạt động 3 ?) Đã học ở kỳ II những kiểu bài nào? Đặc điểm? I. Phần Văn - Ôn lại nội dung các văn bản nhật dụng và văn bản nghị luận kỳ II (các ghi nhớ) - Nêu nội dung, ý nghĩa chủ đề cơ bản của 2 truyện ngắn: Sống chết mặc bay, Những trò lố. - Nêu các biện pháp nghệ thuật của văn bản nghị luận và tự sự 2. Phần Tiếng việt - Đặc điểm câu đặc biệt, câu rút gọn, câu chủ động, câu bị động - Cách mở rộng câu bằng cụm C – V và trạng ngữ - Nêu công dụng của các loại dấu câu vừa học 3. Phần Tập làm văn a) Đặc điểm của văn nghị luận - Khái niệm, bố cục, thao tác lập luận - Phân biệt Nghị luận chứng minh – nghị luận giải thích b) Cách làm bài nghị luận - Giải thích, chứng minh một vấn đề chính trị, xã hội: câu nói, châm ngôn - Giải thích, chứng minh về một vấn đề văn học: tục ngữ, ca dao, tác phẩm văn học c) Nội dung khái quát của văn bản hành chính - Đặc điểm, cách làm, các lỗi thường mắc 4. Củng cố 5. Hướng dẫn về nhà - Ôn tập kỹ chuẩn bị kiểm tra kỳ II E. Rút kinh nghiệm ............... ............... Soạn : Tuần 33, Tiết 131, 132 Kiểm tra tổng hợp cuối năm A. Mục tiêu - Đánh gia một cách đầy đủ những hiểu biết của học sinh về 3 phân môn: Văn, Tập làm văn, Tiếng việt đã học ỏ học kỳ II - Rèn kỹ năng tư duy độc lập, sáng tạo B. Phương tiện - Ôn tập, đồ dùng học tập C. Cách thức tiến hành - Phát vấn câu hỏi, thảo luận D. Tiến trình giờ dạy 1- ổn định tổ chức (1’) 2- Kiểm tra bài cũ: Đề + Đáp án, biểu điểm kèm theo 3- Thu bài Soạn : Tuần 34, Tiết 133, 134 Chương trình địa phương phần văn bản và tập làm văn A. Mục tiêu - Học sinh trình bày nội dung, nghệ thuật của những bài ca dao, tập làm văn mà các em đã sưu tầm từ tiết 74 - GV đánh giá ý thức tìm tòi, yêu ca dao dân ca ở địa phương của học sinh B. Phương tiện - HS: thống kê, sắp xếp các câu ca dao theo yêu cầu (thứ tự bảng chữ cái C. Cách thức tiến hành - Phát vấn câu hỏi, thảo luận D. Tiến trình giờ dạy 1- ổn định tổ chức (1’) 2- Kiểm tra bài cũ Kiểm tra phần chuẩn bị của học sinh 3- Bài mới Hoạt động 1 Hoạt động 2 Hoạt động 3 I. Nội dung 1. Các tổ trưởng, trưởng nhóm thu thập kết quả sưu tầm của từng tổ viên 2. Biên tập, xếp theo bảng chữ cái II. Thực hành - Đọc các câu tục ngữ, ca dao đã sưu tầm - Chọn câu hay -> giải thích địa danh, tên cây quả, phong tụctrong các câu trên - Tập phân tích, bình những câu học sinh yêu thích III. Đánh giá, khen thưởng - HS khá -> GV đánh giá, góp ý -> chọn những câu hay, bài giải thích, bình hay 4. Củng cố 5. Hướng dẫn về nhà - Tập đọc diễn cảm các văn bản nghị luận E. Rút kinh nghiệm ............... ............... Soạn : Tuần 34, Tiết 135, 136 Hoạt động ngữ văn A. Mục tiêu - Giúp học sinh tập đọc rõ ràng, đúng dấu câu, dấu giọng và phần nào thể hiện tình cảm ở những chỗ cần nhấn giọng B. Phương tiện - HS: đọc ở nhà các văn bản nghị luận C. Cách thức tiến hành - Phát vấn câu hỏi, thảo luận D. Tiến trình giờ dạy 1- ổn định tổ chức (1’) 2- Kiểm tra bài cũ (5'): Kiểm tra phần chuẩn bị của học sinh 3- Bài mới Hoạt động 1 I. Nội dung – yêu cầu Tập đọc rõ ràng, đúng dấu câu, dấu giọng đọc nhấn mạnh những từ ngữ quan trọng thể hiện luận điểm của bài văn, các TĐ biểu hiện tình cảm II. Thực hành 1. HS chọn văn bản, dùng bút chì gạch dấu ngắt, gạch dưới nững vế cần nhấn mạnh và biểu cảm 2. Các nhóm học tập đọc -> cử đại diện đọc trước lớp 3. Đánh giá, nhận xét: học sinh nhận xét, GV đánh giá, uốn nắn và đọc mẫu 1 số đoạn, câu III. Tổng kết - HS trình bày tác dụng của giờ luyện đọc - GV nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đọc văn bản 4. Củng cố 5. Hướng dẫn về nhà - Tập đọc các văn bản - Chuẩn bị bút, giấy để tập viết chính tả E. Rút kinh nghiệm ............... ............... Soạn : Tuần 35, Tiết 137, 138 Chương trình địa phương Phần: tiếng việt A. Mục tiêu - Giúp HS khắc phục một số lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương B. Phương tiện - Học sinh tập đọc, luyện viết chính tả ở nhà - GV chuẩn bị những đoạn văn để học sinh chép C. Cách thức tiến hành - Phát vấn câu hỏi, thảo luận D. Tiến trình giờ dạy 1- ổn định tổ chức (1’) 2- Kiểm tra bài cũ 3- Bài mới Hoạt động 1 - 2 HS lên bảng - HS dưới lớp điền vào phiếu -> chấm chéo ->GV thu kiểm tra 5 bài - HS nhận xét -> GV sửa - GV nhận xét -> sửa chữa I. GV đọc cho học sinh chép - Đoạn văn: Dân ta có một lòngcướp nước - GV: kiểm tra, đánh giá, chấm 1 số bài 2. BT: Điền các phụ âm vào chỗ trống cho đúng: non nước, lung linh, trong trắng, giản dị, hiền triết, sáng sủa, lẻ loi, dõng rạc, lúng túng, chập trùng, tròn trĩnh, nườm nượp, rườm rà, sâu sắc, rù rì, rủi ro, sành sỏi, sâu xa, trĩu trịt, trò chơi, trịnh trọng, dập dìu, dè dặt, di chúc 3. Các nhóm học tập tự đặt ra các từ có âm ch – tr, r – gi – d, s – x; n – l, để nhóm khác phát hiện 4. HS đọc đoạn văn cho cả lớp chép “Tinh thần yêu nước cũng nhưkháng chiến” (Tinh thần yêu nước của nhân dân ta) 4. Củng cố 5. Hướng dẫn về nhà - Nhớ và tự chữa bài kiểm tra học kỳ II E. Rút kinh nghiệm ...............
Tài liệu đính kèm: