Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 14 - Tiết 53: Văn bản: Tiếng gà trưa

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 14 - Tiết 53: Văn bản: Tiếng gà trưa

 1. Kiến thức:

- Sơ giản về tác giả Xuân Quỳnh.

- Cơ sở của lòng yêu nước, sức mạnh của người chiến sĩ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ: những kỉ niệm tuổi thơ trong sáng, sâu nặng nghĩa tình.

- Nghệt thuật sử dụng điệp từ, điệp ngữ, điệp câu trong bài thơ.

 2. Kĩ năng

- Đọc - hiểu, phân tích văn bản thơ trữ tình có sử dụng yếu tố tự sự.

- Phân tích các yếu tố biểu cảm trong văn bản.

 3. Thái độ.

- Có tình yêu quê hương làng xóm trân trọng kỉ niệm tuổi thơ và tình bà cháu thiêng liêng.

B. CHUẨN BỊ:

 

doc 9 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1354Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 14 - Tiết 53: Văn bản: Tiếng gà trưa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 14
Ngày soạn : 15/11/2011
Ngày dạy :22/11/2011
 Tiết 53 Văn bản: 
Tiếng gà trưa
Xuân Quỳnh 
A. Mục tiêu cần đạt:
 1. Kiến thức:
- Sơ giản về tác giả Xuân Quỳnh.
- Cơ sở của lòng yêu nước, sức mạnh của người chiến sĩ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ: những kỉ niệm tuổi thơ trong sáng, sâu nặng nghĩa tình.
- Nghệt thuật sử dụng điệp từ, điệp ngữ, điệp câu trong bài thơ.
 2. Kĩ năng
- Đọc - hiểu, phân tích văn bản thơ trữ tình có sử dụng yếu tố tự sự.
- Phân tích các yếu tố biểu cảm trong văn bản.
 3. Thái độ.
- Có tình yêu quê hương làng xóm trân trọng kỉ niệm tuổi thơ và tình bà cháu thiêng liêng.
B. Chuẩn bị:
- GV: - Tài liệu, SGK, chuẩn KT
 - Phương tiện: 
- HS: Soạn, trả lời các câu hỏi trong SGK 
C. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
- Phương pháp: Thảo luận, trực quan, giảng bình
 - Kĩ thuật dạy học: + Động não, thảo luận nhóm, vấn đáp, nêu vấn đề, bình giảng, liên hệ thực tế..
D. Tiến trình dạy học
 I. ổn định tổ chức.(1') 
 KTSS: 7A ............................................................ 
II. Kiểm tra bài cũ. (4')
HS1	- Đọc thuộc bài thơ “Cảnh khuya” và cho biết cái hay cái đẹp trong bài thơ đó?
HS2	- Đọc thuộc bài thơ “ Rằm tháng giêng” và nêu những đặc sắc về nội dung nghệ thuật?
III. Bài mới: (35’ )
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung 
- Trình bầy những hiểu biết của em về tác giả Xuân Quỳnh?
- Gv giảng bổ sung: Đó là một hồn thơ trẻ trung, sôi nổi thiết tha và mạnh bạo. Xuân Quỳnh thường viết về những điều bình dị gần gũi thể hiện một trái tim giầu yêu thương và khát khao hạnh phúc.
- Nêu những tác phẩm của Xuân Quỳnh mà em biết?
- Tác phẩm ra đời trong hoàn cảnh nào?
Gv bổ sung.
+ H/s đọc chú thích *
+ H/s dựa vào SGK để trả lời
+ H/s lắng nghe.
- Tập thơ “Chồi biếc” năm (1963).
- “Hoa dọc chiến hào” (1968)
+ Cuộc kháng chiến chống Mĩ.
I) Tìm hiểu chung.
1, Tác giả:
+ Xuân Quỳmh (1942 – 1988) là nhà thơ cữ xuất sắc trong nền thơ hiện đại VN.
2, Tác phẩm:
+ Ra đời những năm 1960, đất nước ta bắt đầu cuộc kháng hiến chống đế quốc Mĩ đầy cam go.
+ Yêu cầu giọng truyền cảm, ngắt nghỉ phù hợp.
- Gv đọc mẫu đoạn 1.
Gọi 2 H/s đọc bài.
Gv nhận xét
- Yêu cầu H/s giải thích một số từ khó hiểu.
- Bài thơ này được chia thành mấy phần?
- Cảm xúc của từng phần là gì?
Gv bổ sung
Gọi H/s đọc lại phần 1 của bài thơ.
- Tác giả nghe tiếng gà trong hoàn cảnh nào?
- Người chiến sĩ có cảm nhận gì khi nghe tiếng gà trưa?
Gv giảng.
Tiếng gà trưa trở lên quen thuộc gần gũi -> người chiến sĩ đang hành quân mệt mỏi xa lạ bỗng cảm thấy như được trở về nhà, về với tuổi thơ.
- Tác giả đã sử dụng biên pháp nghệ thuật gì trong đoạn 1?
- Từ “nghe” thuộc từ loại gì?
- Việc tác giả lập lại 3 lần từ nghe có tác dụng gì?
Gv khái quát lại. Cảm xúc bâng khuâng xao xuyến khi được nghe tiếng gà cục tác trên đường hành quân. Tiếng gà đã xua đi bao mỏi mệt của người chiến sĩ.
+ 2 H/s đọc tiếp bài.
- H/s giải thích từ : Lang mặt, sương muối, chéo go, trúc bâu.
+ 3 phần
- P1: Trên đường hành quân, người chiến sĩ chợt nghe tiếng gà nhẩy ổ gọi về những kỉ niệm tuổi thơ.
- P2: Hình ảnh người bà với tình yêu sự chắt chiu chăm lo cho cháu.
- P3: Tiếng gà trưa đi vào cuộc chiến đấu với người chiến sĩ.
- Trên đường hành quân
- Bên xóm nhỏ.
+ Xao động nắng trưa
+ Bàn chân đỡ mỏi
+ Gọi về tuổi thơ
- Tiếng gà trưa trở lên quen thuộc gần gũi => đưa người chiến sĩ trở về tuổi thơ.
+ Lời thơ nhịp nhàng chân thực lập lại nhiều lần từ nghe.
- Làm nổi bật tác động của tiếng gà đối với tác giả
+ Động từ
+ Thể hiện sự xúc động của tác giả.
II. Đọc, hiểu văn bản.
1. Đọc, tìm hiểu chú thích.
2. Bố cục.
 3 phần
+ P1 Từ đầu ... tuổi thơ.
+ P2 Tiếng gà trưa ... sột soạt.
+ P3 Còn lại.
3. Phân tích.
a) Âm thanh tiếng gà trưa cất lên trên đường hành quân.
- Người chiến sĩ hành quân mệt mỏi ở nơi xa lạ nghe tiếng gà trưa -> như được trở về nhà, về nơi tuổi thơ.
- Sử dụng động từ “nghe”.
- Lời thơ nhịp nhàng.
=> Thể hiện nhiều xúc động đang từng đợt, từng đợt trào dâng trong lòng người chiến sĩ những sâu lắng nhất về hồi ức tuổi thơ.
 IV. Củng cố (3 phút )
Gv khái quát lại toàn bài. 
- Tìm và đọc những câu thơ miêu tả mầu lông của gà?
V. Hướng dẫn về nhà.( 1phút )
- Học thuộc phần 1 của bài thơ .
- Nắm được nội dung, nghệ thuật của phần 1.
- Soạn tiếp phần 2,3 bài: Tiếng gà trưa.
 Tuần 14
Ngày soạn : 15/11/2011
Ngày dạy :22/11/2011
 Tiết 54 Văn bản: 
Tiếng gà trưa (Tiếp)
Xuân Quỳnh 
A. Mục tiêu cần đạt:
 1. Kiến thức:
- Thấy được cơ sở của lòng yêu nước, sức mạnh của người chiến sĩ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ: những kỉ niệm tuổi thơ trong sáng, sâu nặng nghĩa tình.
- Nghệt thuật sử dụng điệp từ, điệp ngữ, điệp câu trong bài thơ.
 2. Kĩ năng
- Đọc - hiểu, phân tích văn bản thơ trữ tình có sử dụng yếu tố tự sự.
- Phân tích các yếu tố biểu cảm trong văn bản.
 3. Thái độ.
- Có tình yêu quê hương làng xóm trân trọng kỉ niệm tuổi thơ và tình bà cháu thiêng liêng.
B. Chuẩn bị:
- GV: - Tài liệu, SGK, chuẩn KT
 - Phương tiện: 
- HS: Soạn, trả lời các câu hỏi trong SGK 
C. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
- Phương pháp: Thảo luận, trực quan, giảng bình
 - Kĩ thuật dạy học: + Động não, thảo luận nhóm, vấn đáp, nêu vấn đề, bình giảng, liên hệ thực tế..
D. Tiến trình dạy học
 I. ổn định tổ chức.(1') 
 KTSS: 7A ............................................................ 
II. Kiểm tra bài cũ. (4')
- 1HS: Đọc thuộc và phân tích khổ một bài "Tiếng gà trưa".
III. Bài mới: (35’ )
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung 
- Quan sát khổ 2 của đoạn3.
- Em thấy tiếng gà trưa đã gợi hình ảnh thân thương nào trong kỉ niệm ?
- Hình ảnh thân thương đó hiện lên qua những chi tiết nghệ thuật nào?
- Em phát hiện ra những biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong khổ thơ?
- Ngoài hình ảnh thân thương về ổ trứng, về những con gà mái, những khổ thơ tiếp theo của đoạn 2 còn cho biết tiếng gà trưa gợi hình ảnh thân thương nào nữa trong lòng tác giả?
- Hình ảnh người bà hiện lên gắn liền với những kỉ niệm nào?
- Em có nhận xét gì về câu mắng của bà?
- Chi tiết bà mắng yêu gợi cho em cảm nghĩ gì?
- Ngoài kí ức về những lời mắng yêu của bà, trong tâm trí người cháu , h/a người bà còn hiện lên qua những chi tiết nào?
- Hình ảnh đó gợi cho em suy nghĩ gì về đức tính của bà?
- Ngoài sự tần tảo, tiết kiệm em còn nhận thấy ở bà có đức tính nào nữa? Đọc khổ thơ tiếp theo.
- Vì sao bà lại có nỗi lo ấy và vì sao bà lại mong điều đó?
 (Cuộc sống vất vả, khó khăn
=> c/s của nước ta trong h/c’ chiến tranh).
- Và trong cuộc sống khó khăn ấy, chính sự tần tảo, nỗi lo, niềm mong ước của bà là để mang lại cho cháu niềm vui. Đọc lại khổ thơ thể hiện niềm vui ấy?
- GV: những khổ thơ đầu của đoạn 2 là biểu cảm gián tiếp, còn khổ thơ này là biểu cảm trực tiếp.
- Cách biểu cảm trực tiếp ở khổ thơ này được biểu hiện thông qua từ ngữ nào?
- Vì sao cháu lại có niềm vui ấy?
- Đó là những quần áo như thế nào?
- Qua đó em hiểu được tình cảm bà dành cho cháu, cháu dành cho bà và tình bà cháu ở đây như thế nào ?
- Như vậy tiếng gà trưa không chỉ gợi về những kỉ niệm ấu thơ mà còn tiếp tục gợi lên những gì khác nữa?
- Đó là những suy tư gì?
- Ngoài ra, người cháu còn suy tư về điều gì nữa?
0 Em có nhận xét gì về biện pháp nghệ thuật được sử dụng ?
? Điệp ngữ đó có tác dụng như thế nào?(Gv bình)
- Nhìn lại toàn bài thơ, em nhận thấy sử dụng thể thơ 5 chữ trong bài có gì đặc biệt?
- Việc nhắc lại 4 lần như vậy có tác dụng gì?
- Với mạch ý xuyên suốt như vậy, dòng cảm xúc của tác giả đã được lập theo hướng nào?
- Nêu giá trị nội dung chính của bài thơ?
- HS đọc khổ một và khổ hai của bài thơ.
- Tiếng gà trưa:
+ H/a’ những con gà mái với những quả trứng hồng.
- Hồng những trứng.
- Này - mái mơ - hoa đốm trắng.
Mái vàng - óng như màu nắng.
=> Đảo ngữ, điệp ngữ, so 
sánh, tính từ chỉ màu sắc
+ Bức tranh gà nhiều màu sắc.
=> Vẻ đẹp tươi sáng đầm 
ấm, hiền hoà, bình dị cuả làng quê.
+ Hình ảnh người bà:
- Lời bà mắng:
- Gà đẻ nhiều - lang mặt.
=>Lời mắng yêu chân thật, 
giản dị mà sâu sắc. 
-> Tình yêu của bà dành cho cháu.
- Tay bà khum, dành,.. 
chắt chiu.
=> chịu thương, chịu khó, tiết kiệm.
- Bà lo đàn gà toi, mong trời đừng sương muối.
-> nỗi lo, niềm mong ước rất đời thường => tình yêu thương thầm lặng, giản dị.
+ “Ôi cái quần chéo go
ống rộng dài quét đất.
... sột soạt”
- Từ láy, từ biểu cảm trực tiếp. Niềm vui khôn xiết. Niềm biết ơn của cháu>< bà.
- Vì cháu được quần áo mới.
+ Đó là quần áo bình thường.
-> Bà: yêu thương, lo lắng,
 hiểu tâm lí trẻ thơ của cháu.
Cháu: kính trọng, biết ơn bà và h/a về bà in đậm trong lòng cháu.
+ Tình bà cháu: sâu nặng, thân thiết.
- Gợi những suy tư
+ Về hạnh phúc:
- Tiếng gà trưa mang hạnh phúc
+ Giấc ngủ hồng sắc trứng.
-> Đó là niềm hạnh phúc được sống bình yên trong tình yêu thương, đó là giấc mơ tới những điều tốt lành, vui vẻ.
+ Về cuộc chiến đấu.
Vì:Tổ quốc, xóm làng
Vì bà,vì tiếng gà
Vì ổ trứng
+ Biện pháp điệp ngữ 
=> Khẳng định mục đích chiến đấu cao cả nhưng rất bình dị.
-Thể thơ 5 chữ có sự phá cách bằng những dòng 3 chữ; TGT: 4 lần
- Tạo mạch ý, mạch cảm xúc cho bài thơ.
- Hiện tại -> hồi tưởng quá khứ -> suy nghĩ về hiện tại.
- Gợi lại những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ người chiến sĩ và tình cảm bà cháu. Tình yêu quê hương đất nước.
3. Phân tích.
b, Tiếng gà trưa gợi về những kỉ niệm thơ ấu.
Tiếng gà trưa:
+ Đảo ngữ, điệp ngữ, so sánh, tính từ chỉ màu sắc
-> Hình ảnh những con gà mái với những quả trứng hồng đẹp như trong tranh.
+ Hình ảnh người bà:
Đầy lòng yêu thương chắt chiu dành dụm chăm lo cho cháu.
+ Bà là người chịu thương, chịu khó, tiết kiệm.
- Bà: yêu thương, lo lắng, hiểu tâm lí trẻ thơ của cháu.
- Cháu: kính trọng, biết ơn bà và hình ảnh về bà in đậm trong lòng cháu.
- Tình bà cháu: sâu nặng, thân thiết.
c) Tiếng gà trưa gợi những suy tư:
+ Về hạnh phúc: cuộc sống bình yên, hạnh phúc.
+ Về cuộc chiến đấu.
- Biện pháp điệp ngữ => Khẳng định mục đích chiến đấu cao cả nhưng rất bình dị
4. Tổng kết
1. Nghệ thuật.
2. Nội dung.
Ghi nhớ trang 151
 IV. Củng cố (4 phút)
- Hình ảnh xuyên suốt, nổi bật nhất trong bài thơ?
	- Đọc diễn cảm bài thơ.
V.Hướng dẫn về nhà.(1phút)
- Học thuộc bài thơ .
- Viết một đoạn văn ngắn ghi lại một kỉ niệm về bà.
- Soạn bài: Một thứ quà ... .
_________________________________________
 Tuần 14
Ngày soạn : 17/11/2011
Ngày dạy :24/11/2011
Tiết 55 Tiếng Việt 
điệp ngữ.
A, Mục tiêu cần đạt:
 1. Kiến thức:
- Khái niệm điệp ngữ.
- Các loại điệp ngữ.
- Tác dụng của điệp ngữ trong văn bản.
 2. Kĩ năng
- Nhận biết điệp ngữ.
- Phân tích tác dụng của điệp ngữ.
- Sử dụng được phép điệp ngữ phù hợp với ngữ cảnh.
 3. Thái độ.
- Có ý thức sử dụng điệp ngữ phù ợp và đạt hiệu quả trong giao tiếp.
- Ra quyết định: lựa chọn các cách sử dụng phép tu từ điệp ngữ phù hợp với thực tế giao tiếp của cá nhân.
- Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm cá nhân về cách sử dụng phép tu từ điệp ngữ.
B. Chuẩn bị:
- GV: - Tài liệu, SGK, chuẩn KT
 - Phương tiện: Bảng phụ ghi vd
- HS: Soạn, trả lời các câu hỏi trong SGK 
C. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
- Phương pháp: Thảo luận, trực quan, giảng bình
 - Kĩ thuật dạy học: + Động não, thảo luận nhóm, vấn đáp, nêu vấn đề, bình giảng, liên hệ thực tế..
D. Tiến trình dạy học
 I. ổn định tổ chức.(1') 
 KTSS: 7A ............................................................ 
II. Kiểm tra bài cũ. (4')
- 1HS: Thế nào là thành ngữ? Lấy ví dụ.
III. Bài mới: (35’ )
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung 
- Đưa 2 ví dụ khổ đầu và khổ cuối bài thơ "Tiếng gà trưa". GV treo bảng phụ
- Trong 2 khổ thơ đó có những từ ngữ nào được lặp lại ?
- Nhớ lại và nêu tác dụng của việc lặp lại?
- Em hiểu thế nào là phép điệp ngữ ?
- Cho ví dụ điệp ngữ em đã gặp?
- So sánh điệp ngữ trong khổ đầu của bài Tiếng gà trưa với điệp ngữ trong các ví dụ a,b?
- Trở lại với các VD mà H/s vừa tìm để chỉ ra các dạng điệp ngữ ?
- Nhắc lại kiến thức toàn bài?
- Nêu một ví dụ có sử dụng điệp ngữ mà em được biết hoặc đã sử dụng? Tác dụng?
- Hướng dẫn H/s thảo luận nhóm.
- 2 nhóm lớn (3')
+ N1: đoạn trích 1
+ N2: đoạn trích 2.
- Gọi các nhóm trình bầy.
Gv nhận xét, bổ sung
- Tìm điệp ngữ trong đoạn văn sau và nói rõ đấy là những dạng điệp ngữ gì?
 Gọi H/s đọc yêu cầu BT3
Yêu cầu H/s chữa lại đoạn văn trên.
- H/s quan sát, tìm hiểu VD.
- Những từ ngữ được lặp lại: nghe, vì, bà
+ “Nghe” – lặp lại 3 lần: nhấn mạnh cảm xúc.
+ “vì”- lặp lại 4 lần: nhấn mạnh mục đích chiến đấu của người chiến sĩ.
=> Phép điệp ngữ.
- Những từ ngữ được lặp đi lặp lại có tác dụng => điệp ngữ.
2 H/s đọc ghi nhớ.
- Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết.
Thành công, thành công, đại thành công.
+ Trong khổ đầu bài Tiếng gà trưa là điệp ngữ cách quãng.
+ Ví dụ a điệp ngữ nối tiếp
+ Ví dụ b điệp ngữ chuyển tiếp (điệp ngữ vòng).
H/s trình bầy.
- Chuyển tiếp là có ở cuối câu thơ này, xuất hiện đầu câu thơ tiếp theo.
- Có 3 dạng điệp ngữ thường gặp:
+ Điệp ngữ nối tiếp.
+ Điệp ngữ chuyển tiếp.
+ Điệp ngữ cách quãng.
- Hs đọc ghi nhớ SGK.
- Hs nêu ý kiến
VD: Bài Cảnh khuya, điệp ngữ từ chưa ngủ
- HS thảo luận nhóm 3'
- Đại diện 1-2 nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét.
a. Một dân tộc, dân tộc đó phải được. 
=> Khẳng định quyền dành độc lập của dân tộc ta.
b. Trông => chỉ sự vất vả của người nông dân.
+ Xa nhau => câu 1,2 điệp ngữ cách quãng.
+ Một giấc mơ (cuối câu 3, đầu câu 4) => điệp ngữ vòng.
... Nào hoa cúc, hoa thược dược, hoa đồng tiền và cả hoa hồng. Hoa lay ơn nữa.
I) Điệp ngữ và tác dụng của điệp ngữ. 
1, Ví dụ:
2, Nhận xét:
+ Việc lặp lại những từ ngữ trên làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh đó là điệp ngữ..
3) Ghi nhớ: 
SGK. trang 152
II. Các dạng điệp ngữ.
1, Ví dụ: 
2, Nhận xét:
+ Có 3 dạng điệp ngữ: Nối tiếp, cách quãng, vòng.
3, Ghi nhớ: 
SGK: trang 152
III. Luyện tập (15'):
Bài tập1:
Các điệp ngữ là: 
a. Một dân tộc, dân tộc đó phải được. 
b. Trông
Bài tập2
Điệp ngữ là: Xa nhau, một giấc mơ.
Bài tập 3.
- Lỗi lặp từ.
- Chữa lỗi lặp từ trong đoạn văn.
IV. Củng cố (4 phút )
	- Thế nào là điệp ngữ ?
- Có mấy dạng điệp ngữ ?
V. Hướng dẫn về nhà.( 1 phút )
- Học bài.
 - Viết đoạn văn ngắn có sử dụng điệp ngữ. Nhận xét tác dụng của điệp ngữ ttrong đoạn văn đó.
 - Chuẩn bị bài: Chơi chữ
________________________
 Tuần 14
Ngày soạn : 17/11/2011
Ngày dạy :24/11/2011
Tiết 56 Tập làm văn 
Luyện nói:
Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học
A. Mục tiêu cần đạt:
 1. Kiến thức:
- Giá trị nội dung và nghệ thuật của một số tác phẩm văn học.
- Những yêu cầu khi trình bày văn nói biểu cảm về một tác phẩm văn học.
 2. Kĩ năng
- Tìm ý, lập dàn ý bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học.
- Biết cách bộc lộ tình cảm về một tác phẩm văn học trước tập thể.
- Diễn đạt mạch lạc, rõ ràng những tình cảm của bản thân về một tác phẩm văn học bằng ngôn ngữ nói.
 3. Thái độ.
- Có ý thức tự giác tích cực trong học tập.
- Giao tiếp: trình bày cảm nghĩ trước tập thể.
- Thể hiện sự tự tin.
B. Chuẩn bị:
- GV: - Tài liệu, SGK, chuẩn KT
 - Phương tiện: 
- HS: Soạn, trả lời các câu hỏi trong SGK 
C. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
- Phương pháp: Thảo luận, trực quan, giảng bình
 - Kĩ thuật dạy học: + Động não, thảo luận nhóm, vấn đáp, nêu vấn đề, bình giảng, liên hệ thực tế..
D. Tiến trình dạy học
 I. ổn định tổ chức.(1') 
 KTSS: 7A ............................................................ 
II. Kiểm tra bài cũ. (4')
 - Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị bài của H/s.
III. Bài mới: (38’ )
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung ghi bảng
Gv chép đề lên bảng: Đề1
- Đứng trước đề bài này em xác định cần mấy thao tác?
Tiến hành thao tác: Tìm hiểu đề.
- Đề bài thuộc thể loại gì?
- Đối tượng biểu cảm của đề là gì?
Trên cơ sở dàn ý h/s đã chuẩn bị ở nhà, gv cùng h/s xây dựng một dàn ý chung cho cả lớp.
- Nêu những ý chính ở phần mở bài?
- Bài thơ để lại trong em ấn tượng chung là gì?
- Nêu những nội dung chính của bài thơ?
- Đứng trước hình ảnh thiên nhiên và tâm hồn Bác em có những cảm xúc gì ?
- Bức tranh thiên nhiên có những hình ảnh nào mà giúp em có cảm xúc ấy?
- Những hình ảnh ấy được miêu tả thông qua biện pháp nghệ thuật đặc sắc gì 
- ở phần này em cần nêu ý nào?
- Từ những hình ảnh ấy em liên tưởng đến những gì ?
- Đứng trước đêm chưa ngủ của Bác em hiểu thêm gì về Người?
GV nhận xét, bổ sung.
GV hướng dẫn H/s phân biệt văn nói và văn viết.
- Yêu cầu 1 giờ luyện nói cần đảm bảo về những mặt nào? 
- Lưu ý: Nghi thức chào, hỏi, cảm ơn.
GV chia công việc cụ thể cho từng nhóm H/s cụ thể.
+ Đại diện nhóm lên trình bày trước lớp.
Một HS trình bày toàn bài.
 GV theo dõi, nhận xét, sửa.
H/s chép đề vào vở
- Gồm 4 thao tác.
+ Văn biểu cảm.
+ Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ: “Cảnh khuya” Hồ Chí Minh
+ Dàn ý.
a. Mở bài
Bài thơ “ Cảnh khuya” Bác viết năm 1947 tại Việt Bắc. Bài thơ để lại trong em ấn tượng rất sâu sắc
b. Thân bài: 
+ Ngạc nhiên, thích thú khi ngắm bức tranh thiên nhiên đẹp
+ Tiếng suối- so sánh với tiếng hát xa- ấm áp có hồn.
+ Trăng- lồng bóng cây, hoa.
Cảnh vật đan dệt vào nhau.
+ Bức tranh lung linh, huyền ảo.
- Tiếng suối trong thơ Nguyễn Trãi
- Nghệ thuật so sánh, điệp ngữ.
c. Xúc động, cảm phục tự hào về Bác .
+ Bác chưa ngủ- thưởng ngoạn trăng (Vì Người là thi sĩ).
+ Lo cho đất nước (Vì Người là vị lãnh tụ).
- Nhiều đêm không ngủ của Bác (“Đêm nay Bác không ngủ” – Minh Huệ)
“ Không ngủ được”- HCM
- HS nêu suy nghĩ.
+ Nội dung: theo dàn ý.
+ Hình thức: Mạch lạc, rõ ràng, biểu cảm.
a)Nhóm
+Nhóm 1: Mở bài
+Nhóm2: PBCN về hình ảnh thiên nhiên.
+Nhóm 3: PBCN về tâm hồn Bác
+ Nhóm 4: Kết bài.
b) Cả lớp
I. Tìm hiểu đề:
- Thể loại: Văn biểu cảm về tác phẩm văn học
- Đối tượng biểu cảm: Bài thơ “ Cảnh khuya”- HCM
II. Tìm ý, lập dàn ý
Mở bài
- ấn tượng chung về bài thơ, về Bác.
Thân bài.
+ Ngạc nhiên, thích thú khi ngắm bức tranh thiên nhiên đẹp
+ Tiếng suối- so sánh với tiếng hát xa- ấm áp có hồn.
+ Trăng- lồng bóng cây, hoa.
Cảnh vật đan dệt vào nhau.
+ Bức tranh lung linh, huyền ảo.
C. Kết bài.
-Khái quát cảm xúc của em về bài Cảnh khuya.
III) Luyện nói.
1. Phân biệt văn nói và văn viết.
2. Nêu yêu cầu của giờ luyện nói
3. Luyện nói.
a)Nhóm
b) Cả lớp
IV. Củng cố (2 phút )
	Muốn luyện nói tốt cần phải làm gì ?
V. Hướng dẫn về nhà.(1phút )
- Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Rằm tháng giêng của Hồ Chí Minh, hoặc mọt tác phẩm em thích. Tập nói một mình hoặc với bạn.
 - Đọc trước bài: Ôn tập văn biểu cảm.
________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docGA7 tuan 14.doc