Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 74: Tìm hiểu chung về văn nghị luận

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 74: Tìm hiểu chung về văn nghị luận

1. Kiến thức: Giúp hs nắm

 - Khái niệm văn bản nghị luận.

 - Nhu cầu nghị luận trong đời sống.

 - Những đặc điểm chung của văn bản nghị luận.

 2. Kỹ năng:

 - Nhận biết văn nghị luận khi đọc sách báo, chuẩn bị để tiếp tục tìm hiểu sâu, kĩ hơn về kiểu văn bản quan trọng này.

 

doc 183 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1283Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 74: Tìm hiểu chung về văn nghị luận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 9/1/2012
 Ngày giảng: 11/1/2012
Tiết 74: TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN NGHỊ LUẬN
A- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 I- Chuẩn: 
 1. Kiến thức: Giúp hs nắm
 - Khái niệm văn bản nghị luận.
 - Nhu cầu nghị luận trong đời sống.
 - Những đặc điểm chung của văn bản nghị luận.
 2. Kỹ năng:
 - Nhận biết văn nghị luận khi đọc sách báo, chuẩn bị để tiếp tục tìm hiểu sâu, kĩ hơn về kiểu văn bản quan trọng này.
 3. Thái độ:
 - Thấy được tầm quan trọng của thể loại văn nghị luận
 II- Nâng cao, mở rộng:
B- CHUẨN BỊ:
 + Thầy: SGK, SGV, hệ thống câu hỏi
 + Trò: SGV, đọc và trả lời các câu hỏi sgk
C- PHƯƠNG PHÁP VÀ KTDH:
 + Phương pháp: Phân tích, nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận.
 + KTDH: Động não, hoạt động nhóm.
D- TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 + Ổn định: (1’)
 + Kiểm tra bài cũ: Không
 + Triển khai bài mới: 
 Giới thiệu bài mới: 
 Văn nghị luận là một trong những kiểu văn bản quan trọng trong đời sống xã hội của con người, có vai trò rèn luyện tư duy, năng lực biểu đạt những quan niệm, tư tưởng sâu sắc trước đời sống. Vậy văn nghị luận là gì ? khi nào chúng ta có nhu cầu nghị luận ? Tiết học này, sẽ trả lời cho câu hỏi đó.
 Triển khai: 
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung kiến thức
*Hoạt động 1: (35’) HD tìm hiểu nhu cầu nghị luận và khái niệm văn nghị luận.
? Trong cuộc sống hàng ngày, em có thường gặp các vấn đề và câu hỏi kiểu như: Vì sao em đi học hoặc vì sao con người cần phải có bạn bè không ?
- HS: Rất thường gặp 
? Em hãy nêu một số câu hỏi khác về những vấn đề tương tự ?Vì sao em thích đọc sách ?Vì sao em thích xem phim?Làm thế nào để học giỏi môn ngữ văn ?
? Gặp các vấn đề và câu hỏi loại đó, em có thể trả lời bằng các kiểu văn bản đã học như kể chuyện, miêu tả, biểu cảm hay không ? Vì sao ? 
- HS: Thảo luận, trình bày
- Không thể vì: Tự sự là thuật lại, kể câu chuyện dù đời thường hay tưởng tượng, dù hấp dẫn, sinh động đến đâu cũng mang tính cụ thể – hình ảnh, vẫn chưa có sức thuyết phục 
- Miêu tả là dựng chân dung cảnh, người, vật, sự vật,
sinh hoạt .. cũng tương tự như tự sự 
- Biểu cảm đánh giá đã ít nhiều cần dùng lí lẽ, lập luận nhưng chủ yếu vẫn là cảm xúc, tình cảm, tâm trạng mang nặng tính chủ quan và cảm tính nên cũng không có khả năng giải quyết các vấn đề trên một cách thấu đáo 
? Để trả lời những câu hỏi như thế, hằng ngày trên báo chí, qua đài phát thanh, truyền hình, em thường gặp những kiểu văn bản nào? Hãy kể tên một vài kiểu văn bản mà em biết ?
- HS: Bình luận , xã luận , bình luận thời sự , bình luận thể thao , các mục nghiên cứu , phê bình , hội thảo khoa học 
Hs đọc văn bản “ Chống nạn thất học “ của Hồ Chí Minh 
 - Bác viết bài này nhằm mục đích gì ? Bác viết cho ai đọc, ai thực hiện ? Bài viết nêu lên luận điểm nào? Tìm những câu văn mang luận điểm đó ? 
Học sinh thảo luận nhóm và cử đại diện trả lời câu hỏi
- Mục đích Bác viết bài này là chống giặc dốt , đối tượng Bác hướng tới là quốc dân Việt Nam – toàn thể nhân dân Việt Nam
 - Luận điểm: Một trong những công việc phải thực hiện cấp tốc lúc này là: nâng cao dân trí
 * Những câu mang luận điểm đó 
 - Chính sách ngu dân của thực dân pháp đã làm cho hầu hết người Việt Nam mù chữ 
 - Phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ thì mới có kiến thức để tham gia xây dựng tổ quốc 
 - Làm cách nào để nhanh chóng biết chữ quốc ngữ ? những điều kiện tiến hành công việc
? Vâỵ em hiểu thế nào là văn nghị luận ?
( ghi nhớ sgk)
- GV: Như vậy văn nghị luận tồn tại khắp nơi
I- Tìm hiểu chung:
1. Nhu cầu nghị luận:
 2. Thế nào là văn nghị luận: 
 a) Ví dụ: Văn bản: “ Chống nạn thất học “ của HCM
 - Mục đích Bác viết bài này là chống giặc dốt , đối tượng Bác hướng tới là quốc dân Việt Nam – toàn thể nhân dân Việt Nam
 - Luận điểm: Một trong những công việc phải thực hiện cấp tốc lúc này là: nâng cao dân trí
 * Những câu mang luận điểm đó 
 - Chính sách ngu dân của thực dân pháp đã làm cho hầu hết người Việt Nam mù chữ 
 - Phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ thì mới có kiến thức để tham gia xây dựng tổ quốc 
 - Làm cách nào để nhanh chóng biết chữ quốc ngữ ? những điều kiện tiến hành công việc
 b) Ghi nhớ: (sgk)
E- TỔNG KẾT-RÚT KINH NGHIỆM:
 + Củng cố phần KT-KN: (4’)
Thế nào là văn bản nghị luận?
Sử dụng văn bản nghị luận trong những trường hợp nào?
 + Hướng dẫn tự học và chuẩn bị bài học: (5’)
 - Nắm được khái niệm văn bản nghị luận. Các trường hợp cần sử dụng và cách sử dụng văn bản nghị luận.
 - Làm bài tập trong SGK phần luyện tập và sưu tầm những đoạn văn, bài văn nghị luận.
 + Đánh giá chung về buổi học: 
.
 + Rút kinh nghiệm: ..
.
 Ngày soạn: 9/1/2012
 Ngày giảng: 11/1/2012
Tiết 75: TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN NGHỊ LUẬN (tiếp)
A- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 I- Chuẩn: 
 1. Kiến thức: Giúp hs
 - Làm các bài tập về vưn nghị luận 
 2. Kỹ năng:
 - Nhận biết văn nghị luận khi đọc sách báo, chuẩn bị để tiếp tục tìm hiểu sâu, kĩ hơn về kiểu văn bản quan trọng này.
 3. Thái độ:
 - Thấy được tầm quan trọng của thể loại văn nghị luận
 II- Nâng cao, mở rộng:
B- CHUẨN BỊ:
 + Thầy: SGK, SGV, hệ thống câu hỏi
 + Trò: SGV, đọc và trả lời các câu hỏi sgk
C- PHƯƠNG PHÁP VÀ KTDH:
 + Phương pháp: Phân tích, nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận.
 + KTDH: Động não, hoạt động nhóm.
D- TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 + Ổn định: (1’)
 + Kiểm tra bài cũ: (4’)
 ? Thế nào là văn bản nghị luận? Cách sử dụng?
 + Triển khai bài mới: 
 Giới thiệu bài mới:	
 Tiết trước, chúng ta đã tìm hiểu thế nào là văn bản nghị luận, cách sử dụng. Tiết hôm nay chúng ta sẽ tiến hành luyện tập về thể loại văn bản này.
 Triển khai
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung kiến thức
*Hoạt động 1: (35’) HD luyện tập
- HS đọc phần luyện tập bài tập 1.
- Thảo Luận nhóm câu hỏi sgk
- Đây là một bài văn nghị luận vì nhan đề là một ý kiến , một luận điểm . Mở bài là nghị luận kết bài là nghị luận, Thân bài trình bày những thói quen xấu cần loại bỏ . Bài viết gọn 
 + Ý kiến đề xuất của tác giả: Cần chống lại những thói quen xấu và tạo ra những thói quen tốt trong đời sống xã hội.
+ Ý kiến đó được thể hiện bằng những câu sau : có thói quen tốt và thói quen xấu ..có người biết phân biệt 
+ Tác giả đưa ra những lí lẽ dẫn chứng 
- Thói quen tốt: Luôn dậy sớm, luôn đúng hẹn, giữ lời hứa, luôn đọc sách 
 - Thói quen xấu: Hút thuốc là, hay cáu giận, mất trật tự, gạt tàn thuốc bừa bãi ra cả nhà, vứt rác bừa bãi ( ăn chuối xong là vứt toẹt cái vỏ ra cửa, ra đường ) những nơi khuất, nơi công cộng, rác
đâỳ rẫy, ném bừa chai, cốc vỡ ra đường rất nguy hiểm. 
+ Bài viết này nhằm giải quyết vấn đề có trong thực tế khắp cả nước ta. Chúng ta tán thành với ý kiến trong bài viết vì những ý kiến giải thích của tác giả nêu đều đúng đắn , cụ thể tốt xấu nhưng đã thành thói quen xã hội
Bố cục của vb trên 
Bài văn này chỉ có bố cục 2 phần 
+ Phần 1 : từ đầu đến nguy hiểm 
+ Phần hai phần còn lại 
? Bài tập 2 yêu cầu điều gì ? 
(HSTLN)
Đây là bài văn nghị luận viết theo lối qui nạp mà phần tự sự ở cầu đoạn chính là dẫn chứng được đưa ra trước để rồi từ đó rút ra 1 suy nghĩ , một định lí trong cuộc sống con người
- GV: Hai cái hồ có ý nghĩa tượng trưng, từ hai cái hồ mà nghĩ tới hai cách sống của con người
- Gv: Hướng dẫn khuyến khích học sinh sưu tầm bài, đoạn văn nghị luận ngắn trên báo chí
II- Luyên tập:
 1. Bài tập 1 
 - Đây là một bài văn nghị luận vì nhan đề là một ý kiến , một luận điểm 
 * Ý kiến đề xuất của tác giả: Cần chống lại những thói quen xấu và tạo ra những thói quen tốt trong đời sống xã hội.
 * Ý kiến đó được thể hiện bằng những câu: có thói quen tốt và thói quen xấu ..có người biết phân biệt 
 * Tác giả đưa ra những lí lẽ dẫn chứng :
 - Thói quen tốt: Luôn dậy sớm, luôn đúng hẹn, giữ lời hứa, luôn đọc sách 
 - Thói quen xấu: Hút thuốc là, hay cáu giận, 
 * Bài viết này nhằm giải quyết vấn đề có trong thực tế khắp cả nước ta. 
 2. Bài tâp 2: 
 - Bố cục của vb trên 
 - Bài văn này chỉ có bố cục 2 phần 
 + Phần 1 : từ đầu đến nguy hiểm 
 + Phần hai phần còn lại 
 3. Bài tập 4 : 
 Đây là bài văn nghị luận viết theo lối qui nạp mà phần tự sự ở cầu đoạn chính là dẫn chứng được đưa ra trước để rồi từ đó rút ra một suy nghĩ , một định lí trong cuộc sống con người
E- TỔNG KẾT-RÚT KINH NGHIỆM:
 + Củng cố phần KT-KN: Thực hiên trong tiết học
 + Hướng dẫn tự học và chuẩn bị bài học: (5’)
 - Nắm khái niệm và các trường hợp sử dụng văn nghị luận.
 - Làm các bài tập còn lại.
 - Phân biệt văn bản nghị luận và văn bản tự sự ở những văn bản cụ thể.
 - Soạn bài: Tục ngữ về con người và xã hội. 
 Đọc và trả lời các câu hỏi trong SGK
 + Đánh giá chung về buổi học:.
..
..
 + Rút kinh nghiệm:...
..
..
..
 ******************************
 Ngày soạn: 
 Ngày giảng:
Tiết 76: TỤC NGỮ VỀ CON NGƯỜI VÀ XÃ HỘI
A- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 I- Chuẩn:
 1. Kiến thức: Giúp HS nắm.
 - Nội dung của tục ngữ về con người và xã hội.
 - Đặc điểm hình thức của tục ngữ về con người và xã hội.
 2. Kỹ năng:
 - Củng cố, bổ sung thêm hiểu biết về tục ngữ.
 - Đọc- hiểu, phân tích các lớp nghĩa của tục ngữ vế con người và xã hội.
 - Vận dụng ở mức độ nhất định tục ngữ về con người và xã hội trong đời sống.
 3. Thái độ: 
 - Giữ gìn và phát huy nền văn học dân gian Việt Nam.
 - Từ ý nghĩa của tục ngữ để rút ra bài học cho bản thân.
 II- Nâng cao, mở rộng.
B- CHUẨN BỊ:
 + Thầy: SGK, SGV, sưu tầm các câu tục ngữ về con người và xã hội.
 + Trò: SGK, đọc và trả lời câu hỏi.
C- PHƯƠNG PHÁP VÀ KTDH:
 + Phương pháp: Phân tích, thảo luận.
 + KTDH: Động não.
D- TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 + Ôn định: (1’)
 + Kiểm tra bài cũ: (4’)
 ? Đoc thuộc long các câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất. Nội dung chung của các câu tục ngữ đó?
 + Triển khai bài mới: 
 Giới thiệu bài:
 Ngoài những câu tục ngữ được đút rút trong cuộc sống về thiên nhiên và lao động sản xuất, nhân dân ta còn rút ra những kinh nghiệm về con người và xã hội.
 Triển khai:
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: (10’) Hướng dẫn đọc và tìn hiểu chú thích.
HD đọc: Chú ý vần lưng, đối, hai câu lục bát thứ 9. Đọc rõ, chậm.
 GV đọc mẫu, gọi 2 HS đọc lại.
Hoạt động 2: (25’ Hướng dẫn tìm hiểu văn bản.
Văn bản có thể chia thành mấy nhóm? Hãy phân và đặt tên nội dung của từng nhóm?
? Câu tục ngữ sử dụng nghệ thuật gì.
? Câu TN đề cao cái gì.
? Nó còn có tác dụng an ủi khi nào.Tìm những câu tục ngữ tương tự.
- Người sống đóng vàng.
- Người làm ra của chứ của không làm ra người.
- Của đi thay người.
? Tại sao nói “Cái răng cái tóc là góc con người”? Góc con người là gì?
- Cái răng cái tóc thể hiện một phần hình thức, tính cách con người. Người răng trắng, tóc đen, mượt mà là người khỏe mạnh. Tóc bạc răng long là biểu hiện của tuổi già.
? Câu tục ng ... ụ dỗ, lừa bịp Phan Bội Châu theo phe của hắn để phục vụ cho bon thực dân cướp các nước Đông Dương. Nhưng kết quả hắn nhận được chỉ là sự im lặng, điệu cười mỉa mai của Phan Bội Châu, và có lẽ cay xứng đáng nhất cho hắn là bị cụ Phan nhổ vào mặt...
III- Tìm hiểu văn bản:
 2. Phân tích:
 Nhân vật Va-ren và Phan Bội Châu
Va-ren
Phan Bội Châu
- Là một viên toàn quyền.
- Kẻ bất lương nhưng thống trị.
- Dành 1 số lượng từ ngữ lớn,hình thức ngôn ngử trần thuật để khắc hoạ tính cách nhân vật.
- - Đối thoại đơn phương
- Thể hiện sự vuốt ve, dụ dỗ một cách trắng trợn.
- Là 1 người ở tù.
-Người cách mạng vĩ đại nhưng thất bại,bị đàn áp.
-Dùng hình thức im lặng, phớt lờ, bộc lộ thái độ khinh bỉ và bản lĩnh kiên cường 
trước kẻ thù
 *NT: Đối lập, vừa tả vừa gợi
 Giọng điệu hóm hỉnh, mỉa mai.
=> Tính cách gang thép của Phan Bội Châu.
 3. Tổng kết:
 a) Nghệ thuật:
 - Sử dụng biệp pháp đối lập, tương phản.
 - Lựa chọn các chi tiết nhằm tập trung miêu tả cử chỉ, tác phong có ý nghjiax tượng trưng.
 - Sáng tạo hình thức ngôn ngữ đối thoại đơn phương của Va-ren
 - Giọng điệu mỉa mai, châm biếm sâu cay.
 b) Nội dung: (ghi nhớ)
IV- Luyện tập:
E- TỔNG KẾT- RÚT KINH NGHIỆM:
 + Củng cố phần KT-KN: (2’)
 Tính cách của Phan Bội Châu và Va-ren được tác giả xây dựng như thế nào?
 + Hướng dẫn tự học và chuẩn bị bài học: (3’)
Đọc lại và tóm tắt được tác phẩm.
Nắm được bút pháp nghệ thuật được sử dụng trong truyện.
Chuẩn bị bài mới: Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy.
Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy dùng để làm gì.
 + Đánh giá chung về buổi học: .......................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
 + Rút kinh nghiệm: .........................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
--------------------—¶–--------------------
 Ngày soạn: 1/5/2012
 Ngày giảng: 2/5/2012
Tiết 136: DẤU CHẤM LỬNG VÀ DẤU CHẤM PHẨY
A- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 I- Chuẩn:
 1. Kiến thức: giúp hs nắm
 - Công dụng của dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy trong văn bản.
 2. Kỹ năng:
 - Sử dụng dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy trong tạo lập văn bản.
 - Đặt câu có dấu chấm lửng, dấu chấm phẩy.
 3. Thái độ:
 - Có ý thức trong việc sử dụng dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy.
 II- Nâng cao- mở rộng:
 - Viết đoạn văn có sử dụng dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy.
B- CHUẨN BỊ:
 + Thầy: SGK, SGV, máy tính và máy chiếu
 + Trò: SGK, đọc và trả lới các câu hỏi phần ví dụ.
C- PHƯƠNG PHÁP VÀ KTDH:
 + Phương pháp: phân tích, nêu và giải quyết vấn đề
 + KTDH: Động não, viết tích cực
D- TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 + Ổn định: (1’)
 + Kiểm tra bài cũ: (4’)
 Công dụng của dấu gạch ngang, dấu gạch ngang phân biệt với dấu gạch nối như thế nào?
 + Triển khai bài mới:
 Giới thiệu bài: Dấu chấm lửng được dùng để làm gì? Tác dụng của dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy trong câu như thế nào? Khi nào thì dùng dấu chấm lửng? Khi nào thì dùng dấu chấm phẩy? Hôm nay, ta vào tìm hiểu bài để biết được những điều đó.
 Triển khai:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: (10’)
GV gọi hs đọc các ví dụ
? Trong các câu trên dấu chấm lửng được dùng để làm gì.
HS trả lời:
? Dấu chấm lửng dùng để làm gì.
HS trả lời, gv chốt ghi nhớ.
Hoạt động 2: (10’)
GV gọi hs đọc ví dụ
? Trong các câu trên dấu chấm phẩy được dùng để làm gì.
HS trả lời: 
? Có thể thay nó bằng dấu phẩy được không? Vì sao. 
HS trả lời: - Không vì dấu phẩy dùng để ngăn cách các thành phần đồng chức.
- Dấu chấm phẩy dùng để phân giới các bộ phận liệt kê.
? Dấu phẩy dùng để làm gì.
HS trả lời, gv chốt ghi nhớ, gọi hs đọc.
Hoạt động 3: (15’) HD luyện tập
GV gọi hs đọc bài tập 1 
? Trong mỗi câu có dùng dấu chấm lửng sau, dấu chấm lửng được dùng để làm gì.
HS trả lời:
? Hãy nêu công dụng của dấu chấm phẩy trong các câu.
? Bài tập 3: Viết đoạn văn ngắn về Ca Huế trên sông Hương có dùng dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy.
I- Dấu chấm lửng:
 1. Ví dụ:
 a. Dấu chấm lửng tỏ ý còn nhiều vị anh hùng dân tộc nữa chưa được liệt kê.
 b. Biểu thị sự ngắt quảng trong lời nói của nhân vật do quá mệt và hoảng sợ.
 c. Làm giảm nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện bất ngờ của từ bưu thiếp. 
 2. Ghi nhớ: (sgk)
II- Dấu chấm phẩy: 
 1. Ví dụ:
 a. Dùng để đánh dấu ranh giới giữa hai vế của một câu ghép có câu tạo phức tạp.
 b. Dùng để ngăn cách các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp, nhằm giúp người đọc hiểu được các bộ phận các tầng bậc ý trong khi liệt kê.
 - Dấu phẩy dùng để ngăn cách các thành phần đồng chức.
 - Dấu chấm phẩy dùng để phân giới các bộ phận liệt kê.
 2. Ghi nhớ: (sgk)
III- Luyện tập: 
 1. Bài tập 1:
 a. Biểu thị lời nói bị ngắt quảng do sợ hãi, lúng túng.
 b. Biểu thị câu nói bị bỏ dở
 c. Biểu thị sự liệt kê chưa đầy đủ.
 2. Bài tập 2:
 Dấu chấm phẩy dùng để ngăn cách các vế trong câu ghép.
 3. Bài tập 3:
E- TỔNG KẾT- RÚT KINH NGHIỆM:
 + Củng cố phần KT-KN: (2’)
 Công dụng của dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy.
 + Hướng dẫn tự học và chuẩn bị bài học: (3’)
 - Nắm được công dụng của dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy, phân biêt với dấu phẩy.
 - Hoàn thành các bài tập
 - Viết đoạn văn về chủ đề học tập có sử dụng dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy.
 - Soạn bài mới: Ôn tập kiểm tra học kì II (ngoài chương trình)
 Các loại câu, dấu câu đã học ở học kì II.
 + Đánh giá chung về buổi học: ...
..
..
 + Rút kinh nghiệm: .
..
..
---------------------—·–--------------------------
 Ngày soạn: 6/5/2012
 Ngày giảng: 7/5/2012
Tiết 130: HƯỚNG DẪN LÀM BÀI KIỂM TRA
A- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 I- Chuẩn:
 1. Kiến thức: Giúp HS
 - Biết cách làm một bài kiểm tra học kì.
 - Nắm được những nội dung cơ bản của chương trình học kì 2
 2. Kỹ năng: 
 - Làm bài kiểm tra có hiệu quả.
 3. Thái độ: 
 - Có thái độ tích cực trong việc xác định nội dung chính cần ôn tập để làm bài kiểm tra.
 II- Nâng cao, mở rộng:
B- CHUẨN BỊ:
 + Thầy: Hệ thống lại kiến thức cơ bản, cách làm bài kiểm tra.
 + Trò: Những kiến thức chưa hiểu để hỏi.
C- PHƯƠNG PHÁP VÀ KTDH:
 + Phương pháp: Thảo luận.
 + KTDH: Động não.
D- TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 + Ổn định: (1’)
 + Kiểm tra bài cũ: không
 + Triển khai bài mới:
 Giới thiệu bài: Để cho các em làm bài kiểm tra học kì 2 có chất lượng, tiết học này thầy sẽ định hướng nội dung ôn tập và hướng dẫn câc em làm bài kiểm tra.
 Triển khai:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: (10’)
? Ở học kì 2 chúng ta đã được học các văn bản nghị luận nào.
HS trả lời: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, Sự giàu đẹp cua Tiếng Việt, Đức tính giản dị của Bác Hồ, Ý nghĩa văn chương.
GV: Các em cần chú ý tác giả, nội dung của các văn bản này, các luận cứ làm sáng tỏ cho các luận điểm trên.
GV gợi ý cho hs cách tìm luận cứ trong văn bản.
VD: tìm dẫn chứng để làm sáng tỏ cho đức tính giản dị cảu Bác Hồ.
? Chúng ta đã tìm hiểu những truyện ngắn nào.
HS: Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn và Những tò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu của Nguyễn Ái Quốc.
GV: Ở thể loại này cần chú ý giá trị nghệ thuật của các tác phẩm đã làm nổi bật hình ảnh của các nhân vật.
GV: Ở thể loại văn bản nhật dụng, chúng ta đã được học bài Ca Huế trên sông Hương.
Cần chú ý khái niệm ca Huế, nội dung của văn bản.
? Các em đã được học các loại tục ngữ nào.
HS: TN về thiên nhiên và lao động sản xuất. Tục ngữ về con người và xã hội.
GV: cần chú ý khái niệm tục ngữ, học thuộc các câu tục ngữ trong sgk, nêu được ý nghĩa của một số câu TN.
Hoạt động 2: (10’)
? Chúng ta đã được học các kiểu câu nào.
HS: Câu rút gọn, câu đặc biệt, câu chủ động, câu bị động.
GV: cần nắm được đặc điểm, cấu tạo, cách chuyển đổi, tác dụng của các kiểu câu trên. Xác định được các kiểu câu đó trong đoạn văn.
GV: Nắm được đặc điểm và tác dụng của biện pháp tu từ liệt kê. Các kiểu liệt kê.
? Có các cách mở rộng câu nào.
HS: Thêm trạng ngữ cho câu và dùng cụm C-V để mở rộng câu.
GV: Cần chú ý đặc điểm, công dụng, các trường hợp sử dụng. 
Hoạt động 3: (10’)
? Chúng ta đã được học các thể loại văn nghị luận nào.
HS: Văn nghị luận chứng minh và nghị luận giải thích.
GV: nắm được cách làm văn chứng minh và văn giải thích.
(Đưa ra một số lưu ý khi làm bài: Mở bài, thân bài, kết bài)
? Các loại văn bản hành chính đã được học.
HS: Văn bản đề nghị và văn bản báo cáo.
GV: Cần nắm đặc điểm của văn bản hành chính, đan mục của văn bản đề nghị và báo cáo.
Hoạt động 4: (9’)
GV đưa ra một số lưu ý khi làm bài kiểm tra.
- Trình bày cẩn thận, không tẩy xóa.
- Câu nào dễ làm trước, câu khó làm sau.
- Làm bài xong cần đọc lại để sửa các lỗi chính tả, lỗi về sử dụng câu.
- Phân phối thời gian làm bài hợp lí giữa các câu.
GV đưa ra một số đề bài để học sinh tham khảo. 
I- Về phần văn:
 1. Các văn bản nghị luận đã học:
2. Các tác phẩm tự sự (truyện ngắn):
 3. Văn bản nhật dụng:
 4. Tục ngữ:
II- Về phần Tiếng Việt:
 1. Các kiểu câu:
 2. Liệt kê:
 3. Mở rộng câu:
III- Về phần Tập làm văn:
 1. Văn nghị luận:
 2. Văn bản hành chính:
IV- Một số lưu ý:
E- TỔNG KẾT- RÚT KINH NGHIỆM:
 + Củng cố phần KT- KN: Không
 + Hướng dẫn tự học và chuẩn bị bài học: ( 5’)
Học thuộc phần lí thuyết các bài đã ôn tập.
Tập làm các dạng bài tập Tiếng Việt.
Đọc các bài văn tham khảo.
Chuẩn bị tốt tất cả các mặt cho việc làm bài kiểm tra học kì 2.
 + Đánh giá chung về buổi học:........................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
 + Rút kinh nghiệm:..........................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Ngu van 7 Phuc HKII.doc