Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 76: Tập làm văn: Tìm hiểu chung về văn nghị luận (tiếp)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 76: Tập làm văn: Tìm hiểu chung về văn nghị luận (tiếp)

. Mục tiêu cần đạt.

 a. Kiến thứ :

- Nắm được những đặc điểm chung của văn nghị luận.

- Luyện tập khắc sâu kiến thức

b. Rèn kỹ năng:

Rèn kỹ năng làm bài tập thực hành.

 c. Tư tưởng:

Giáo dục HS ý thức làm bài tập, tinh thần tích cực của HS

 

doc 12 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1775Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 76: Tập làm văn: Tìm hiểu chung về văn nghị luận (tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 7 / 1 / 2011 Ngày giảng : 7A: 10/ 1 /2011
	 7D: 11/ 1/ 2011
Tiết 76: Tập làm văn:
TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN NGHỊ LUẬN (TIẾP)
1. Mục tiêu cần đạt.
	a. Kiến thứ :	
- Nắm được những đặc điểm chung của văn nghị luận.
- Luyện tập khắc sâu kiến thức
b. Rèn kỹ năng:
Rèn kỹ năng làm bài tập thực hành.
 c. Tư tưởng:
Giáo dục HS ý thức làm bài tập, tinh thần tích cực của HS.
2. Chuẩn bị:
a.Thầy : SGK, soạn giáo án, Bảng phụ.
b.Trò: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới.
3. Tiến trình bài dạy
a. Kiểm tra bài cũ (4')
*. Câu hỏi: Thế nào là nghị luận? Văn nghị luận có đặc điểm gì?
	*. Trả lời: 
 - Văn bản nghị luận là loại văn bản được viết ra nhằm nêu lên và xác lập cho người đọc một tư tưởng, một vấn đề nào đó.
 - Văn bản nghị luận nhất thiết phải có luận điểm rõ ràng, lí lẽ và dẫn chứng thuyết phục.
b.Bài mới 
 Giới thiệu bài ( 1’): Chúng ta đã tìm hiểu thế nào là văn bản nghị luận, đặc điểm chung của nó. Hôm nay cô chò ta cùng đi làm một số bài tập.
Hoạt động của Gv
Hoạt động của Hs
Nội dung
Củng cố nội dung tiết 75 
Hỏi: Theo em đây có phải là một bài văn nghị luận không? vì sao?
Hỏi: Tác giả đề xuất ý kiến gì? những câu văn nào thể hiện ?
Hỏi: Để khắc phục, người đọc tác giả nêu những lý lẽ và dẫn chững nào?
Gv: Liên hệ: qua so sánh, có thể thấy tác giả chủ yếu muốn nêu và nhắc nhở mọi người khắc phục những thói quen xấu, hình thành những thói quen tốt khi mà trong thực tế hiện nay 
Hỏi: Bài văn nghị luận này có nhằm giải quyết vấn đề trong thực tế không? Em có tán thành ý kiến trong bài không? Vì sao?
Hỏi: Tìm hiểu về bố cục của văn bản trên?
Hỏi: Đó có phải là văn bản nghị luận không? Vì sao?
Gv: Có ý kiến cho rằng :
a. Văn bản trên thuộc văn bản miêu tả cụ thể là miêu tả hai biển hồ ở Paletxtin.
b. Kể chuyện về hai biển hồ
c. Biểu cảm về hai biển hồ.
d. Nghị luận về hai cách sống qua việc kể truyện về hai biển hồ.
Hỏi: Theo em ý kiến nào đúng ? Vì sao?
Đọc văn bản
Đây chính là một văn bản nghị luận vì nó nêu ra và bàn luận một vấn đè xá hội. Vấn đề lối sống đạo đức để giải quyết vấn đề, tác giả sử dụng nhiều lí lẽ, lập luận và dẫn chứng đề trình bày và bảo vệ quan điểm của mình.
Cần phân biệt thói quen tốt và thói quen xấu. Cầm tạo thói quen tốt và khắc phục thói quen xấu trong đời sống hàng ngày từ những việc rất nhỏ.
Những câu văn biểu hiện: Những thói quen tốt – xấu trong xã hội đó cũng chính là các lý lẽ.
Lí lẽ: những câu văn trên.
Dẫn chứng: khá phong phú trong đời sống hằng ngày.
Thói quen tốt: luôn dạy sớm, luôn đúng hẹn, giữ lời hứa, luon đọc sách.
Thói quen xấu: hút thuốc là, hay cáu giận, mất trận tự, gạt tàn bừa bãi, vứt rác bừa bãi.
Vấn đề nghị luận sát với thực tế, về cơ bản đồng ý với vấn đè tác giả nêu, tuy nhiên cần phối hợp nhiều biện pháp.
Cho HS chia bố cục:
Sưu tầm hai đoạn văn nghị luận và chép vào vở bài tập.
Đọc đoạn văn của mình sưu tầm.
Đọc văn bản
- Ý kiến d
Văn bản nghị luận thường được trình bày chặt chẽ rõ ràng, sáng sủa, khúc triết avf trực tiếp, nhưng cũng có khi được trình bày một cách gián tiếp hình ảnh bóng bẩy và kín đáo. Văn bản hai biển hồ thuộc loại thứ hai, vì đọc kỹ văn bản ta thấy văn bản có từ hồ, tả cuộc sống tự nhiên và con người quanh vùng hồ, kể về cuộc sống dân cư qunh hồ hoặc phát biểu cảm tưởng về hồ. Văn bản này nhằm làm sáng tỏ hai cách sống:
+ Cách sống cá nhân: thu mình không quan hệ
+ Cách sống chia sẻ, hoà nhập là cách sống mở rộng làm cho tâm hồn tràn ngập niềm vui.
Bởi vậy, đây là văn bản nghị luận
III. Luyện tập
1. Bài tập 1: (16’).
Văn bản: “Cần tạo thói quen tốt trong đời sống xã hội”
- Vấn đề tác giả nê ra: cần phân biệt thói quen tốt và thói quen xấu trong đời sống hàng ngày từ những vấn đề rất nhỏ (luận điểm)
- Lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục, phong phú.
2. Bài tập 2 (3’)
-MB: Đoạn 1
-TB: Đoạn 2,3,4,5
-KB: đoạn 6
3. Bài tập 3 (7’)
4. Bài tập 4 (9’)
Văn bản: Hai biển hồ.
c. Củng cố, luyện tập (3’) 
- Khái quát về lí thuyết.
- Thề nào là văn bản nghị luận? đặc điểm chung? 
 d. Hướng dẫn hs học bài ở nhà (2’) 
 - Nắm được thế nào là văn bản nghị luận, đặc điểm chung của văn bản nghị luận.
 - Làm bài tập trong sách bài tập: 1.2.3.4
 - Chuẩn bị: đặc điểm chung của bài văn nghị luận.
Ngày soạn : 7 / 1 / 2011 Ngày giảng : 7A: 10/ 1 /2011
	 7D: 14/ 1/ 2011
Tiết 77: Văn bản:
TỤC NGỮ VỀ CON NGƯỜI VÀ XÃ HỘI
1. Mục tiêu cần đạt
	a. Kiến thức :	
Giúp HS hiểu rõ thế nào là tục ngữ. Nắm được nội dung, một số hình thức nghệ thuật (kết cấu, nhịp điệu cách lập luận) và ý nghĩa của những câu tục ngữ trong bài học 
b. Rèn kỹ năng :
Rèn kỹ năng tìm hiểu tục ngữ, học thuộc tục ngữ: phân tích nghĩa đen, nghĩa bóng của câu tục nghĩa.
c. Tư tưởng :
Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, tôn trọng những kinh nghiệm quý báu của nhân dân.
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
a.Thầy : SGK, soạn giáo án, Bảng phụ.
b.Trò: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới.
3. Tiến trình bài dạy
 	a.Kiểm tra bài cũ (3')
 * Hỏi: Đọc thuộc lòng những câu tụ ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất, em hiểu thế nào là tục ngữ?
 * Đáp án: - Học sinh đọc thuộc lòng 8 câu tục ngữ.
 - Hình thức: ngắn ngọn, ổn định, có hình ảnh, nhịp điệu.
 - Nội dung: Thẻhiện những kinh nghiệm của nhân dân về thiên nhiên và lao động sản xuất. 
 GV nhận xét--> cho điểm.
 b. Bài mới 
 Giới thiệu bài ( 1’): Tục ngữ là lời vàng, ý ngọc, là sự kết tinh kinh nghiệm rí tuệ của nhân dân qua bao đời. Ngoài những kinh nghiệm và thiên nhiên và lao động sản xuất, tục ngữ còn là kho báu của những kinh nghiệm dân gian và con người và văn học.
Hoạt động của Gv
Hoạt động của Hs
Nội dung
Hỏi: Theo em, văn bản này cần đọc như thế nào?
Đọc mẫu--> một hs đọc.
Nhận xét.
Hỏi: Nếu chữ "mặt" chỉ chỉ sự có mặt thì nghĩa của từng vế câu là gì?
Hỏi: Câu tục ngữ có nghĩa là gì?
Hỏi: Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
Hỏi: Kinh nghiệm dân gian đã đúc rút là gì?
Liên hệ: một bà mẹ bán vỏ chai nuôi 50 đứa con rơi.
Hỏi: Em hiểu "Góc con người trong câu tục ngữ này như thế nào?"
Hỏi: Răng và tóc được nhận xét trên phương diện sức khoẻ hay vẻ đẹp con người?.
Hỏi: Nghĩa của câu tục ngữ này là gì?
Hỏi: Lời khuyên rút ra từ kinh nghiệm này là gì?
Hỏi: Em có nhận xét gì về hình thức của câu tục ngữ này?
Hỏi: Nghĩa đen của câu tục ngữ này là gì?
Hỏi: Nghĩa bóng là gì?
Hỏi: Qua câu tục ngữ, dân gian muốn khuyên ta điều gì?
Hỏi: Từ "Học" được nhắc lại mấy lần, tác dụng? 
Hỏi: Câu tục ngữ này có nghĩa là gì? 
Hỏi: Dân gian thương nhận xét về việc ăn, việc nói của con người ntn?
Hỏi: Kinh nghiệm được rút ra từ câu tục ngữ này là gì?
Hỏi: Giải nghĩa các từ: "thầy, mày, làm nên"?
Hỏi: Kinh nghiệm được rút ra từ câu tục ngữ này là gì?
Hỏi: Nhận xét về cách nói của câu tục ngữ.?
Hỏi: Tìm những câu tục ngữ có nôi dung tương tự?
Hỏi: Hãy nhẩm lại câu tục ngữ và giải nghĩa ?
Hỏi: Cả câu có nghĩa là gì?
Hỏi: Từ kinh nghiệm này, dân gian có lời khuyên nào cho người học?
Hỏi: Hai câu tục ngữ: "Không thày đố mày... và học thầy .." có quan hệ với nhau không? hay chúng mâu thuẫn với nhau?
Hỏi: Câu tục ngữ này có nghĩa như thế nào?
Hỏi: Lời khuyên từ kinh nghiệm sống này là gì?
Hỏi: Nghĩa của câu tục ngữ này là gì?
Từ kinh nghiệm trên em rút ra bài học gì?
Hỏi: Câu tục ngữ này có thể sử dụng trong hoàn cảnh nào?
Hỏi: Nghĩa của câu tục ngữ này là gì?
Hỏi: Trong thực tế cuộc sống câu tục nữ này mang ý nghĩa gì?
Hỏi: Câu tục ngữ này khẳng định điều gì?
Hỏi: Trong câu tục ngữ trên tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
Hỏi: Bác Hồ đã có bài thơ nào cũng có ý nghĩa tương tự?
Hỏi: Từ câu tục ngữ trên em rút ra được bài học gì cho bản thân?
Gv: Chốt lại.
Đọc chậm dãi, đúng nhịp.
- Sự có mặt của một con người
- Sự có mặt của mười thứ của cải.
- Sự có mặt của một con người bằng sự có mặt của mười thứ của cải.
- Hoán dụ: mặt – con người.
So sánh: một mặt người bằng mười mặt của.
- Của cải không thể quý hơn con người, con người là thứ của cải quý giá nhất.
- Một phần cơ thể của con người.
- Dáng vẻ, đường nét con người.
- Phương diện vẻ đẹp ở con người, răng và tóc là những chi tiết rất nhỏ.
- Hãy hoàn thiện mình từ những điều nhỏ nhất vì nó thể hiện tư cách, tính cách của con người.
- Khuyên nhủ và nhắc nhở con người phải giữ gìn và hoàn thiện mình. Bình phẩm, đánh giá con người.
- Câu tục ngữ có hai vế đối nhau rất chỉnh, bổ sung, làm sáng tỏ nghĩa cho nhau.
Đói, rách thể hiện sự thiếu thốn nghèo túng, sạch thơm... vượt nên hoàn cảnh .
Dù đói phải ăn uống sạch sẽ, rách phải mặc sạch thơm tho.
- Dù nghèo khổ, thiếu thốn vẫn phải sống trong sạch, không vì nghèo khổ mà làm điều xấu xa.
- Lời khuyên sâu sắc của nhân dân ta, hãy giữ gìn nhân phẩm, không vì nghèo mà làm điều xấu xa.
- 4 lần => nhấn mạnh việc học toàn diện, tỉ mỉ. 
- Học cách ăn, cách nói, cách gói, cách mở.
- Ăn trông nồi, ngồi trông hướng 
- Con người cần phải học hành mọi thứ để thành thạo trong mọi việc, khéo léo trong giao tiếp.
Thầy: người dạy, truyền bà kiến thức.
Mày: người học, tiếp thu kiến thức.
Làm nên: làm được việc, thành công.
- Phải kính trọng thầy, không được quên ơn thầy.
- Cách nói dân dã, gần gũi dễ nhớ
- Muốn sang thì bắc cầu Kiều...
- Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy.
Học thầy: việc học dưới sự hướngdẫn của thầy.
Học bạn: tự học hỏi những bạn bè xung quanh mình.
Không tày: không bằng.
- Cách học theo lời dạy của thầy có khi lại không bằng cách học của mình theo gương bạn bè.
- Cần mở rộng sự học ra xung quanh với bạn bè, đông nghiệp.
- Hai câu tục ngữ không hề mâu thuẫn mà chúng bổ sung để hoàn chỉnh quan niệm: học thày và học bạn là hai việc quan trọng...
- Thương mình như thế nào thì thương người khác như thế ấy.
- Hãy sống nhân ái, vị tha
- Khi hưởng thành quả nào đó phải nhớ đến người có công gây dựng nên, cần biết ơn người đã giúp mình.
- Trân trọng sức lao động của mọi người, biết ơn người đi trước.
- Khi thể hiện tình cảm của con cháu với ông bà, cha mẹ, học trò với thầy cô, sự biết ơn của nhân dân với anh hùng.
- Một cây riêng lẻ không làm thành rừng núi mà nhiều cây gộp lại thành rừng rậm, núi cao.
Một cây riêng lẻ không làm thành rừng núi mà nhiều cây gộp lại thành rừng rậm, núi cao.
- Khẳng định sức mạnh của đoàn kết
- Sử dụng hình ảnh ẩn dụ, hoán dụ, so sánh, từ đồng âm, đối lập – cả nghĩa đen, nghĩa bóng.
- Hòn đá to ..
- Tự bộc lộ
- Đọc 
I. Đọc và tìm hiểu chung 
( 5’)
II. Phân tích văn bản
1. "Một mặt người bằng..."(4')
- Đề cao giá trị con người so với của cải vật chất.
2. " Cái răng, cái tóc là góc con người"(3')
- Những chi tiết nhỏ nhất cũng làm nên vẻ đẹp con người.
- Hãy hoàn thiện mình từ những điều nhỏ nhất.
3. "Đói cho sạch, rách cho thơm"(3')
- Lời khuyên sâu sắc của nhân dân ta, hãy giữ gìn nhân phẩm, không vì nghèo mà làm điều xấu xa.
4. "Học ăn, học nói,... mở"(3')
- Con người cần phải học hành mọi thứ để thành thạo trong mọi việc, khéo léo trong giao tiếp.
5. "Không thầy đố mày làm nên"(3')
- Thầy là người dạy ta văn hoá, đạo đức và giúp ta nên người, phải kính trọng thầy, không được quên ơn thầy
6. "Học thầy không tày học bạn"(4')
- Cần mở rộng sự học ra xung quanh với bạn bè, đồng nghiệp.
7-Thương người... thân
(3')
-Hãy sống nhân ái, vị tha, dành tình thương cho mọi người, không nên sống ích kỉ.
8. "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" (3')
- Khi hưởng thành quả nào đó phải nhớ đến người đã gây dựng.
9. "Một cây làm chẳng nên...núi cao"(3').
- Câu tục khẳng định sức mạnh của đoàn kết tinh thần tập thể trong nối sống và làm việc.
III. Tổng kết(2')
* Ghi nhớ.
c. Củng cố, luyện tập (2’) 
 - Tìm những câu tục ngữ trái nghĩa với câu tục ngữ trên? 
 - Đọc phần đọc thêm
 d. Hướng dẫn học bài và làm bài tập (1’) 
 - Học thuộc 9 câu tục ngữ, ghi nhớ.
Tập phân tích các câu tục ngữ
Sưu tầm những câu tục ngữ về phẩm chất của con người trong và ngoài nước. 
Chuẩn bị bài "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta".
------------------------------------------------------
Ngày soạn : 9 / 1 / 2011 Ngày giảng : 7A: 12/ 1 /2011
	 7D: 14/ 1/ 2011
Tiết 78: Tiếng Việt:
RÚT GỌN CÂU
1. Mục tiêu cần đạt
	a. Kiến thức :	
Nắm được cách rút gọn câu.
Hiểu được tác dụng của câu rút gọn.
b. Rèn kỹ năng
 Rèn kỹ năng làm bài tập thực hành, vận dụng câu rút gọn vào hoàn cảnh giao tiếp cần thíêt. 
c. Tư tưởng :
Giáo dục HS ý thức sử dụng câu rút gọn. :
2. Chuẩn bị:
a. Thầy : SGK, soạn giáo án, Bảng phụ.
b. Trò: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới.
3. Tiến trình bài dạy
a- Kiểm tra bài cũ (2')
Gv: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của hs.
b.Bài mới 
 Giới thiệu bài ( 1’): Một trong nhiều thao tác mà người ta sử dụng trong nói hàng ngày là rút gọn câu. Vậy thế nào là rút gọn câu và tác dụng của rút gọn câu là gì?.
Hoạt động của Gv
Hoạt động của Hs
Nội dung
Gv: Treo bảng phụ lên bảng.
Hỏi: Hai ví dụ trên cấu trúc NP có gì khác nhau?
Hỏi: Hãy tìm những từ ngữ có thể làm chủ ngữ ở câu a?
Hỏi: Câu a ( Tục ngữ) là kinh nghiệm đúc rút cho riêng một người hay là lời khuyên cho mọi người?
Thảo luận 1'
Hỏi: Vì sao chủ ngữ trong câu a được lược bỏ?
Hỏi: Trong ví dụ sau, thành phần nào của câu được bỏ?
a. Hai ba người đuổi theo nó. Rồi ba bốn người...
b. Bao giờ cậu đi Hà Nội?
 - Ngày mai.
Gv: Hướng dẫn khôi phục lại thành phần.
Thảo luận1'
Vì sao hai ví dụ có thể lược bỏ thành phần câu?
Hỏi: Qua tìm hiểu ví dụ trên, em hiểu thế nào là câu rút gọn?
Hỏi: Việc lược bỏ một số thành phần câu thường nhằm mục đích gì?
Bài tập nhanh: Hãy xác định thàn phần bị lược bỏ trong câu sau, cho biết câu được rút gọn nhằm mục đích gì?
- Lan ơi, mai cậu cho mình mượn quyển truyện nhé!
- ừ.
Hỏi: Những câu in đậm sau đây thiếu thành phần nào? có nên rút gọn câu như vậy không? vì sao?
Gv: Khôi phục lại thành phần chủ ngữ
 --> không nên nói như vậy vì câu trở nên khó hiểu, thậm chí dẫn đến hiểu sai.
Gv: Đọc ví dụ 2
Hỏi: Theo em câu trả lời cuả người con có lễ phép không?
Có thể thêm từ ngữ (thành phần) nào để câu trả lời thể hiện thái độ lễ phép.
Hỏi: Qua ví dụ trên, em hãy cho biết khi rút gọn câu cần chú ý đến điều gì?
Đọc yêu cầu của bài
Hỏi: Em hãy khôi phục lại thành phần câu?
(người) ăn quả ...
(người) nuôi lợn.
(chúng ta nên nhớ)
Hỏi: Em hãy tìm và khôi phục câu rút gọn?
Hỏi: Vì sao trong thơ, ca dao có những cau rút gọn như vậy?
Gv: Cậu bé đã dùng ba câu rút gọn khi trả lời người khách nên người khách hiểu sai nghĩa.
Hỏi: Qua câu chuyện em rút ra bài học gì về cách nói năng?
Đọc ví dụ.
a. Học ăn, học nói, học gói, học mở.
b. Chúng ta học ăn, học nói, học gói, học mở.
Câu a: Vắng CN
Câub: có CN " Chúng ta"
- Chúng ta, chúng em, người Việt Nam...
- Là lời khuyên chung cho mọi người.
- Đây là lời khuyên chung cho mọi người nên có thể lược bỏ chủ ngữ mà mọi người vẫn hiểu, làm cho câu ngắn gọn hơn, chỉ đặc điểm của người Việt Nam.
Câu a: Vị ngữ.
Câub: Cả chủ và vị
- Có thể đảm bảo lượng thông tin truyền đạt mà câu gọn hơn
- Rút gọn câu là lược bỏ một số thành phần của câu
- Làm cho câu gọn hơn, thông tin được nhanh mà tránh lặp từ ngữ.
Câu trả lời được lược bỏ thành phần chủ ngữ - vị ngữ nhằm mục đích thông tin được nhanh hơn, không lặp từ ngữ.
Đọc ví dụ 1.
- Câu thiếu thành phần chủ ngữ.
Không lễ phép.
Thêm từ: ạ, mẹ ạ! (thàn phần vị ngữ)
Không làm cho người đọc người nghe hiểu sai
Đọc ghi nhớ.
Thảo luận
Phát biểu
suy nghĩ, trả lời
- Thơ, ca dao chuộng lối diễn đạt ngắn, súc tích và số câu chữ trong dòng rất hạn chế.
- Khi dùng câu rút gọn phải thận trọng, tránh gây hiểu nhầm.
I. Thế nào là câu rút gọn (13')
1. Ví dụ
2. Nhận xét:
- Rút gọn câu là lược bỏ một số thành phần của câu.
- Làm cho câu gọn hơn, thông tin được nhanh mà tránh lặp từ ngữ.
- Ngụ ý hành động, đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người (lược bỏ chủ ngữ).
II. Cách dùng câu rút gọn (7')
- Không làm cho người đọc người nghe hiểu sai
* Ghi nhớ SGK trang 16
III. Luyện tập(18')
1. Bài tập 1
b) Rút gọn chủ ngữ
c) Rút gọn chủ ngữ
d) Rút gọn lòng cốt câu
2. Bài tập 2
a) Tôi bước tới ...
Thấy cỏ cây ...
Thấy lom
Thấy lác đác ...
Tôi như con quốc ...
Tôi dừng chân
Tôi cảm thấy chỉ có ...
b) Người ta đến
Vua ...
Quan tướng ...
Quan tướng ...
3. Bài tập 3
- (Tờ giấy) mất rồi; người khách hiểu bố cậu bè mất rồi.
- Cháy ạ => bố cậu bé mất vì cháy.
c. Củng cố, luyện tập (3’) 
 - Nhắc lại nội dung bài học, lưu ý khi giao tiếp cần tuỳ theo tình huống mà sử dụng câu rút gọn, tránh tình trạng nói vô lễ
 d. Hướng dẫn học bài và làm bài tập (1’) 
Nắm được thế nào là rút gọn câu?
Cách rút gọn câu?
Làm bài tập 4, bài tập 1, 2, 3 sách bài tập.
Chuẩn bị: Câu đặc biệt.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 21.doc