Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 77: Rút gọn câu

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 77: Rút gọn câu

Giúp HS:

 - Hiểu thế nào là rút gọn câu, tác dụng của rút gọn câu.

- Nhận biết được câu rút gọn trong văn bản.

- Biết cách sử dụng câu rút gọn trong nói và viết.

II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC

1. Kiến thức :

- Khái niệm câu rút gọn.

- Tác dụng của việc rút gọn câu.

- Cách dùng câu rút gọn

 

doc 119 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 2151Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 77: Rút gọn câu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn:/.../2011 
Ngày dạy://2011
Tiết 77: Tiếng Việt: RÚT GỌN CÂU
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 Giúp HS: 
 - Hiểu thế nào là rút gọn câu, tác dụng của rút gọn câu.
- Nhận biết được câu rút gọn trong văn bản.
Biết cách sử dụng câu rút gọn trong nói và viết.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC 
Kiến thức :
Khái niệm câu rút gọn.
Tác dụng của việc rút gọn câu.
Cách dùng câu rút gọn
Kĩ năng :
Nhận biết và phân tích câu rútgọn.
Rút gọn câu phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
II. CHUẨN BỊ:
 - Sgk, sgv, Chuẩn kiến thức, kĩ năng
III.CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
 1. Ổn định lớp
 2.Kiểm tra bài cũ:Kiểm tra vở soạn của HS
 3. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
NỘI DUNG CHÍNH
 Hoạt động 1 : Tìm hiểu về câu rút gọn . 
Gv đưa các ví dụ bằng bảng phụ và gọi HS đọc.
Vd 1 : +Học ăn, học nói, học gói, học mở. 
+ Chúng ta học ăn, học nói, học gói, học mở. 
-Câu trên thiếu tp nào? Hãy tìm những từ ngữ có thể dùng làm chủ ngữ trong VD trên ?
-Theo em, vì sao chủ ngữ này được lược bỏ ? 
-Vd 2: Hai ba người đuổi theo nó. Rồi ba bốn người, sáu bảy người
- Hãy xác định những câu in đậm thiếu thành phần nào ?
 -Vậy ta có thể khôi phục lại TPVN đó như thế nào ?
Vdb) - Bao giờ cậu đi Hà Nội?
 - Ngày mai.
-Xác định câu trả lời thiếu những thành phần nào ? 
-Có thể khôi phục lại không ? 
-Ta gọi những trường hợp trên là rút gọn câu .
-Vậy em hiểu thế nào là câu rút gọn ?
Hoạt động 2:Cách dùng câu rút gọn.
+ Vd1:Sáng chủ nhật, Chạy loăng quăng. Nhảy dây. Chơi kéo co. 
- Những câu in đậm của VD trên thiếu thành phần nào ? 
-Ta có nên rút gọn câu như vậy không ? Vì sao ?
-Em hãy khôi phục lại câu này cho đầy đủ ?
Vd 2 : - Mẹ ơi, hôm nay con được một điểm 10.
 -Con ngoan quá! Bài nào được điểm 10 thế ? 
 -Bài kiểm tra toán.
- Có thể thêm những từ ngữ nào vào câu in đậm để thể hiện thái độ lễ phép ?
-Vậy khi rút gọn câu cần chú ý những gì ? 
-Do đó các em cần lưu ý không nên rút câu khi nói với người lớn như ( ông ,bà, cha, mẹ, thầy cô) 
BT2
a.( Tôi) Bước tới Đèo Ngang,
( Tôi )Dừng chân đứng lại,
b.Câu 1 , 2 , 3 ,4, 5,6,8 ( Khôi phục lại TPCN )
Bài 3: HS đọc :Mất rồi – tham ăn
- HS đọc ví dụ và trả lời câu hỏi:
- Thiếu TPCN 
- “Chúng ta”
- HS phát hiện và trả lời
- (Hai ba người đuổi theo nó. Rồi ba bốn người, sáu bảy người cũng đuổi theo nó.)
-HS phát hiện và trả lời
( TPCN, TPVN )
( Ngày mai, tớ sẽ đi Hà Nội)
- HS rút ra ghi nhớ- Cho ví dụ?
- HS phát hiện và trả lời
HS phát hiện và trả lời
( Dạ thưa vào đầu câu hoặc ạ vào cuối câu ).
- HS làm bài tập trong SGK
I. Thế nào là rút gọn câu ?	
1. Vd 1: 
a) Học ăn, học nói, học gói,học mở. 
b) Chúng ta học ăn, học nói, học gói, học mở. 
àThiếu TPCN 
( CN: là “Chúng ta ”)
àlàm câu gọn hơn, thông tin nhanh hơn , tránh lặp những từ ngữ đã xuất hiện trong câu đứng trước.
- Ngụ ý hành động, đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người.
-Vd 2: a) Hai ba người đuổi theo nó. Rồi ba bốn người, sáu bảy người . 
àThiếu TPVN 
- (Có thể hiểu VN là “Rồi ba bốn người, sáu bảy người cũng đuổi theo nó”)
b) -Bao giờ cậu đi Hà Nội?
 -Ngày mai.
à Thiếu TPCN, TPVN (Có thể hiểu là “Ngày mai tớ sẽ đi Hà Nội”)
2. Kết luận: Ghi nhớ /15
II. Cách dùng câu rút gọn.
 Vd1: Sáng chủ nhật, Chạy loăng quăng. Nhảy dây. Chơi kéo co. 
à thiếu TPCN ( thêm “ Chúng em)
à Không nên rút gọn câu như vậy vì không đầy đủ nội dung câu nói .
Vd 2 : -Mẹ ơi, hôm nay con được một điểm 10.
 -Con ngoan quá! Bài nào được điểm 10 thế ? 
 -Bài kiểm tra toán.
à Câu cộc lốc , không lễ phép.
à Phải thêm từ dạ thưa vào đầu câu hoặc ạ vào cuối câu ).
Ghi nhớ / 16 
III Luyện tập 
* Bài tập 1,2 / SGK
BT 1 
b.Ăn quả nhớ kẻ trồng cây .
( rút gọn chủ ngữ )- qui tắc ứng xử
c. Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng.
( rút gọn chủ ngữ )
à Câu gọn hơn 
4)Củng cố, dặn dò:
 - Khi rút gọn, ta cần chú ý những điều gì ?
 - Hoàn chỉnh các bài tập 3, 4, học bài. Xem trước bài “Đặc điểm của văn bản nghị luận.”
Ngày soạn:/.../2011
 Ngày dạy://2011
 Tiết 78: Tập làm văn: ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN BẢN NGHỊ LUẬN 
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 Giúp HS:
 - Nhận biết rõ các yếu tố cơ bản của bài văn nghị luận và mối quan hệ của chúng với nhau.
Biết cách vận dụng những kiến thức về văn nghị luận vào đọc hiểu văn bản.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG 
Kiến thức : 
Đặc điểm của văn nghị luận với các yếu tố luận điểm, luận cứ và lập luận gắn bó mật thiết với nhau.
Kĩ năng :
Biết xác định luận điểm, luận cứ và lập luận trong một văn bản nghị luận.
Bước đầu biết xác định luận điểm, xây dựng hệ thống luận điểm, luận cứ và lập luận cho một đề bài cụ thể.
III. CHUẨN BỊ
sgk, Sgv, Chuẩn kiến thức kĩ năng, giáo án và các đồ dùng cần thiết khác.
IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
 1)Ổn định lớp: 
 2)Kiểm tra bài cũ: Thế nào là văn nghị luận ?
 3)Bài mới:
Các hoạt động của GV
Hoạt động HS
Phần ghi bảng
Hoạt động 1 :Tìm hiểu luận điểm
- GV cho HS đọc lại văn bản “Chống nạn thất học” trong SGK trang 7
-GV nêu câu hỏi trong SGK để HS trả lời 
.-Luận điểm chính của bài viết “Chống nạn thất học”là gì ? Nó được thể hiện tập trung ở câu văn nào trong bài ?
-Luận điểm đó được đưa ra dưới dạng nào và cụ thể hóa thành những câu văn nào ? 
-Luận điểm đóng vai trò gì trong văn nghị luận ? 
-Muốn có sức thuyết phục thì luận điểm phải đạt yêu cầu gì ?
-Như vậy em hiểu thế nào là luận điểm ?
*Hoạt động 2 : Tìm hiểu luận cứ 
-GV cho HS chỉ ra những lý lẽ , dẫn chứng cụ thể được đưa ra trong việc “chống nạn thất học” ?
-Như thế để chống nạn thất học, thì tác giả đã đưa ra những quan điểm của mình chưa đủ, mà tác giả còn nêu những việc gì để tư tưởng quan điểm có sức thuyết phục ?
-Hãy cho biết luận cứ là gì ?
* Hoạt động 3 :Tìm hiểu lập luận
GV cho HS chỉ ra những lập luận của văn bản “Chống nạn thất học”
-Trước hết tác giả nêu lý do gì để chống nạn thất học ? (tức là là luận điểm chính)
-Vậy muốn chống nạn thất học thì làm thế nào? ( tức là đưa ra lý lẽ dẫn chứng )
-Vậy tất cả những quan điểm, tư tưởng , lý lẽ, dẫn chứng trong văn bản “Chống nạn thất học” đều qui một mục đích chính là gì ?
-Cách diễn đạt sắp xếp theo trình tự hợp lý đó gọi là gì ?
-Vậy em hãy cho biết lập luận là gì ? 
-Hoạt động 4: Phần củng cố 
-GV cho HS phân tích văn bản “Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống ”GV gợi ý:
-Văn bản này có luận điểm chính là gì ?
-Luận cứ trong văn bản này là những lý lẽ và dẫn chứng nào ? 
-Vậy tất cả những quan điểm, tư tưởng , lý lẽ, dẫn chứng trong bài đều qui một mục đích chính là gì ?
-Cách trình bày quan điểm tư tưởng thống nhất hợp lý tạo ra cho văn bản một lập luận gì ?
 - HS đọc đọan văn 
- HS trả lời
- HS trả lời
- Hs thảo luận 
- HS tìm trong văn bản
- Hs thảo luận 
- Hs thảo luận 
Đại diện 2 nhóm lên trình bày
I/ Luận điểm. Luận cứ và lập luận .
1/ Luận điểm: là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận
-Luận điểm chính của bài thể hiện qua nhan đề “Chống nạn thất học”
-Luận điểm được nêu ra dưới dạng một quan điểm và được cụ thể hoá thành câu khẳng định:
+“ Một trong những công việc ...nâng cao dân trí.”
+ Mọi người Việt Nam trước phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ .
- Luận điểm được cụ thể hoá thành việc làm: “ Những người đã biết chữ hãy dạy.... Phụ nữ lại càng phải học”
àThể hiện tư tưởng , quan điểm của bài viết .
àThống nhất các đoạn, phải đúng đắn chặt chẽ, đáp ứng nhu cầu thực tế .
* Ghi nhớ SGK trang 19
2/ Luận cứ :
Những lí lẽ :
+ Do chính sách ngu dân của TDP chúng không muốn dân tộc ta biết chữ để lừa dối và bóc lột.
+ Nay ta giành được độc lập muốn tiến bộ phải nâng cao dân trí.
- Những dẫn chứng :
+ Những người đã biết chữ hãy dạy cho những người chưa biết chữ và những người chưa biết chữ phải gắng sức mà học cho biết.
+ “Vợ chưa biết thì chồng bảo, em chưa biết thì anh bảo ”Phụ nữ lại cần phải học
à Đưa ra lý lẽ và dẫn chứng để thuyết phục. Đó là luận cứ .
*Ghi nhớ SGK trang 19
3/ Lập luận
- Vì sao phải chống nạn thất học ?Tác giả đưa ra dẫn chứng :
 + Chính sách ngu dân của Pháp
 + 95% dân Việt Nam mù chữ 
 - Chống nạn thất học để làm gì ?Tác giả nêu tư tưởng chống nạn thất học : 
+ Nay ta giànhthực hiện cấp tốc là nâng cao dân trí
+ Mọi người Việt Nam phải biết ..
- Các việc làm – biện pháp cụ thể chống nạn thất học :
 + Những người đã biết chữ hãy dạy cho những người chưa biết chữ .có quyền bầu cử và ứng cử 
+ Vợ chồng, anh em bảo nhau mà học
+ Phụ nữ càng phải học
*Ghi nhớ SGK trang 19
II/ Luyện tập 
Văn bản “Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống ”
àLuận điểm chính : Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội ( luận đề )
- Lí lẽ, dẫn chứng : luận cứ :
+ có thói quen tốt và thói quen xấu 
Cụ thể :dậy sớm, đúng hẹn, giữ lời hứa, đọc sáchàthói quen tốt.
-Hút thuốc lá, cáu giận, mất trật tự-Gạt tàn thuốc bừa bãi, vứt rác bừa bãi làm mất vệ sinh à là thói quen xấu .
àNhìn lại mình để cần tạo cho mình một thói quen tốt .
à Lập luận chặt chẽ có sức thuyết phục gồm 3 phần :
+ Mở bài : Giới thiệu về thói quen tốt và xấu.
+ Thân bài : đưa ra những lí luận và dẫn chứng về thói xấu của con người.
+ Kết bài : đề ra hướng có thói quen tốt.
4)Củng cố, dặn dò:
 - Một bài văn nghị luận đều phải có những đặc điểm gì ?
 - Học bài – đọc kỹ bài tham khảo “ích lợi của việc đọc sách ”để lập ý cho bài luyện tập trang 23 . Chuẩn bị “ Đề văn nghị luận và lập ý cho bài văn nghị luận ”
 ---------------------*****---------------------
Ngày soạn:/.../2011 
Ngày dạy://2011
Tiết 79: Tập làm văn: 
 ĐỀ VĂN NGHỊ LUẬN VÀ VIỆC LẬP Ý CHO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 Giúp HS: Làm quen với các đề văn nghị luận, biết tìm hiểu đề và cách lập ý cho bài văn nghị luận.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
1. Kiến thức :
-Đặc điểm và cấu tạo của đề bài văn nghị luận, các bước tìm hiểu đề và lập ý cho một đề văn nghị luận.
2. Kĩ năng :
- Nhận biết luận điểm, biết cách tìm hiểu đề và cách lập ý cho bài văn nghị luận.
- So sánh để tìm ra sự khác biệt của đề văn nghị luận với các đề tự sự, miêu tả, biểu cảm.
III. CHUẨN BỊ
Sgk, Sgv, Chuẩn kiến thức kĩ năng, giáo án và các đồ dùng cần thiết khác.
IV.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1)Ổn định lớp: 
 2)Kiểm tra bài cũ: Nêu những đặc điểm của văn bản nghị luận ?
 3)Bài mới:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
NỘI DUNG CHÍNH
Hoạt động 1: Giúp học sinh tìm hiểu đề văn nghị luận.
GV cho HS đọc 11 đề ở SGK và đặt câu hỏi:
-Các đề văn nêu trên có thể xem là đề bài, đầu đề được không? Nếu dùng làm đề bài cho đề văn sắp viết có được không?
-Căn cứ vào đâu để nhận ra các đề trên là đề văn nghị luận?
-phân tích cho HS thấy, chỉ có phân tích, chứng minh thì mới giải quyết được các đề ra trên.
- Nếu đề không có lệnh, các em sẽ làm như thế nào ... Cho VD ?
 3. Bài mới .
 GV cho HS hệ thống các kiến thức đã học theo bảng sau :
STT
KHÁI NIỆM
ĐỊNH NGHĨA
PHÂN LOẠI
VÍ DỤ
1
Rút gọn câu.
Cách bỏ một số thành phần câu làm cho câu gọn hơn, thông tin nhanh, tránh lặp.
- Rút gọn chủ ngữ.
-- Rút gọn vị ngư.õ 
- Rút gọn cả C-V.
VD1- Thế ông được mấy cô, mấy cậu rồi ?
- Mỗi.(Rút gọn c-v)
VD2-Ai ngồi đấy ?
 - Tôi.(Rút gọn vn)
2
Câu đặc biệt.
Là loại hình câu không cấu tạo theo mô hình CN-VN.
- Câu đặc biệt nêu thời gian, nơi chốn.
 - Câu đặc biệt bộc lộ cảm xúc.
- Câu đặc biệt gọi đáp. 
- Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru...
- Trời ơi ! Cô gái tái mặt.
- An gào lên : Sơn ! Sơn ơi ! Em Sơn ơi !
3
Thêm trạng ngữ cho câu.
Là bổ sung vào câu chính một thành phần chỉ thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích... 
-Trạng ngữ đầu câu.
-Trạng ngữ giữa câu.
-Trạng ngữ cuối câu.
- Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim.
- Anh với tôi- từ hôm đó- xa nhau mãi mãi.
- Tiếng Việt giàu và đẹp, do cuộc sống muôn màu của dân tộc ta.
4
Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.
Là cách đổi hai kiểu câu chủ động thành bị động và ngược lại nhằm liên kết mạch văn trong đoạn.
-Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động .
- Chuyển đổi câu bị động thành câu chủ động. 
-Mẹ tôi xây ngôi nhà này= Ngôi nhà này được mẹ tôi xây.
- Nam bị thầy giáo phạt = Thầy giáo phạt Nam.
5
Dùng cụm C- V để mở rộng câu.
Là cách dùng các cụm từ có hình thức giống câu đơn bình thường để mở rộng thành phần câu hoặc thành phần cụm từ.
- Mở rộng thành phần câu. 
- Mở rộng thành phần cụm từ. 
- Chiếc xe máy lốp đã hỏng.(mở rộng câu)
- Chị tôi mặc chiếc áo mẹ mới may.(mở rộng cụm từ)
6
Liệt kê. 
Là cách sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ để diễn tả cụ thể hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng tình cảm. 
-Xét theo cấu tạo, có thể phân biệt kiểu liệt kê theo từng cặp với kiểu liệt kê không theo từng cặp.
- Xét theo ý nghĩa, có thể phân biệt kiểu liệt kê tăng tiến với kiểu liệt không tăng tiến.
- Bạn tôi là học sinh gương mẫu về mọi mặt : học tập và lao động ; văn nghệ và thể thao.
- Tôi đi chợ mua áo, quần, sách, vở, giày dép...chuẩn bị cho năm học mới.
- Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung. 
7
Dấu chấm lửng.
Dấu dùng để tỏ ý còn nhiều ý chưa nói, thể hiện lời nói ngập ngừng, chuẩn bị cho sự xuất hiện một từ mới.
- Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết.
- Thể hiện lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quảng.
- Làm giản nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm.
- Sân trường có rất nhiều loại cây : bàng, phượng, bằng lăng, hoàng hậu......
- Bẩm.....quan lớn ! Đê vở rồi.
- Cuốn tiểu thuyết được viết trên...... bưu thiếp.
8
Dấu chấm phẩy.
Là dấu câu dùng để vạch ranh giới giữa các vế câu ghép và phép liệt kê.
-Đánh dấu ranh giới giữa các vế câu ghép có cấu tạo phức tạp.
- Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trông một phếp liệt kê phức tạp.
- Cốm không phải thức quà của người ăn vội ; ăn cốm phải ăn từng chút ít.
- Tiêu chuẩn đạo đức của con người : yêu nước, yêu nhân dân ; ghét ăn bám, yêu lao động....
9
Dấu gạch ngang.
Là dấu câu dùng để đánh dấu phần chú thích, lời nói trực tiếp của nhân vật, liệt kê,nối các từ trong một liên danh.
-Đặt ở giữa câu để đánh dấu phần chú thích, giải thích.
- Đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc để liệt kê.
- Nối các từ trong cùng một liên danh. 
+ Tôi vừa gặp anh ấy- người vừa đỗ tiến sĩ- trên một chuyến tàu.
+ Hôm nay, Lan bắt đầu chuyến hành trình Hà Nội- Sài Gòn.
4 – Củng cố - dặn dò .
 Xem lại kiến thức đã ôn tập.
 Học thuộc lí thuyết.
 Xem lại các dạng bài tập.
 Soạn bài : Văn bản báo cáo.
@?@?@?@?&@?@?@?@?
Tiết 125:	 Ngày soạn:/.../.2010
 Ngày dạy:/.../.2010
A – Mục tiêu cần đạt :
Nắm được đặc điềm của văn bản báo cáo : Mục đích , yêu cầu, nội dung và cách làm loại văn bản này. Biết cách viết văn bản báo cáo đúng quy cách . Nắm dược sai sót thường gặp khi viết văn bản báo cáo .
B-.Chuẩn bị:
GV:Soạn bài, bảng phụ, các tài liệu liên quan đến bài học.
 HS: Soạn bài, chuẩn bị bài .
C – Các bước lên lớp :
Ổn định. 
Kiểm tra bài cũ.
Nêu các bước làm văn bản đề nghị ?
Bài mới .
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
GHI BẢNG
- Tìm hiểu đặc điểm của văn bản báo cáo .
- Câu hỏi thảo luận .
- Cho hs nhận xét về 2 văn bản vừa đọc ( chú ý những yêu cầu gì về nội dung , hình thức )
- GV trình bày văn bản báo cáo trên bảng phụ . Giới thiệu bố cục văn bản 
- Phần đầu , phần chính , phần cuối gồm những chi tiết nào ?
- Theo em phần nào quan trọng ? Nếu không có phần đầu văn bản báo cáo sẽ như thế nào ? 
GV cho HS sưu tầm văn bản báo cáo, sau đó cho HS phân tích.
GV cho HS viết một văn bản báo cáo về kết quả học tập của mình trong năm học này.
- Đọc 2 văn bản ( SGK tr 133 , 134)
- HS thảo luận , trình bày ý kiến , nhận xét
- HS quan sát văn bản mẫu .
- HS nêu ý kiến
HS thảo luận làm bài.
HS viết.
I – Đặc điểm của văn bản báo cáo :
- Nội dung : Trình bày kết quả cụ thể , số liệu rõ ràng .
- Hình thức : trang trọng , rõ ràng , sáng sủa .
II – Cách làm một văn bản báo cáo :
A – Phần đầu : Quốc hiệu , nơi báo cáo , tên bảng báo cáo , nơi gởi 
B – Phần chính : Lý do , sự việc , các kết quả đã làm 
C – Phần cuối : Kí tên , hồ sơ đính kèm (nếu có ) 
III. Luyện tập.
 Bài 1: Học sinh sưu tầm một văn bản báo cáo.
Bài 2: GV cho HS tự viết một văn bản báo cáo về kết quả học tập của mình trong năm học này.
C – Củng cố :
- Tên văn bản cần phải viết chữ in hoa , khổ chữ to .
- Trình bày cần sáng sủa , cân đối .
- Nội dung và mục đích cần báo cáo phải rõ ràng , các số liệu chi tiết phải chính xác .
D – Dặn dò :
- Hãy tự viết một văn bản báo cáo theo đề tài tự chọn .
- Soạn tiếp bài : Luyện tập làm văn đề nghị và báo cáo.
@?@?@?@?&@?@?@?@?
Tiết 126: Ngày soạn:/.../.2010
 Ngày dạy:/.../.2010
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
Giúp học sinh :
- Thông qua thực hành, biết ứng dụng các văn bản báo cáo và đề nghị vào các tình huống cụ thể nắm được cách thức làm hai loại văn bản này.
- Qua các bài tập trong SGK để tự rút ra những lỗi mắc, phương hướng và cách sửa chữa các lỗi thường mắc phải khi viết hai loại văn bản trên.
II/.Chuẩn bị:
GV:Soạn bài, bảng phụ, các tài liệu liên quan đến bài học.
 HS: Soạn bài, chuẩn bị bài .
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP :
1/ Ổn định
2/ Kiểm tra bài cũ :
Trình bày cách làm một văn bản đề nghị và một văn bản báo cáo? Cho hai tình huống cụ thể về 2 loại văn bản này?
3/ Bài mới :
Ở tiết trước các em đã được cung cấp lý thuyết cũng như qua cách viết về văn bản đề nghị và văn bản báo cáo. Hôm nay trong tiết học này, chúng ta chủ yếu đi vào phần luyện tập để giúp cho các em nắm bắt rõ ràng, cụ thể hơn những kiến thức về hai loại văn bản này, từ cách làm bài đến các lỗi thường mắc phải.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Ghi bảng
Giáo viên tổ chức ôn lại kiến thức lý thuyết về 2 loại văn bản này thông qua 4 câu hỏi trong SGK /138
Đề nghị
Báo cáo
- Mục đích viết văn bản đề nghị và mục đích viết văn bản báo cáo có gì khác nhau?
- Văn bản đề nghị: nhằm đề xuất một nguyện vọng, ý kiến.
- Văn bản báo cáo: nhằm tổng kết nêu lên những gì đã làm để cấp trên được biết.
1. Mục đích:
- Nhằm đề xuất một nguyện vọng, ý kiến.
- Nhằm tổng kết nêu lên những gì đã làm để cấp trên được biết.
- Nội dung văn bản đề nghị và văn bản báo cáo có gì khác nhau?
- Nội dung văn bản đề nghị: Ai đề nghị? Đề nghị ai (nơi nào). Đề nghị điều gì?
Nội dung báo cáo: báo cáo của ai? Báo cáo với ai? Báo cáo về việc gì? Kết quả như thế nào?
2/ Nội dung:
- Ai đề nghị? Đề nghị ai (nơi nào)? Đề nghị điều gì?
- Báo cáo của ai? Báo cáo với ai? Báo cáo việc gì? Kết quả như thế nào?
- Hình thức trình bày của một văn bản đề nghị và văn bản báo cáo có gì giống và khác nhau?
- Giống: Cần trình bày trang trọng và sáng sủa theo một số mục đã quy định sẵn.
- Khác:
. Văn bản đề nghị: cần ngắn gọn
. Văn bản báo cáo: cần rõ ràng
3. Hình thức:
- Giống : cần trình bày trang trọng, sáng sủa theo một số mục quy định sẵn.
- Khác: cần ngắn gọn.
- Giống : cần trình bày trang trọng, sáng sủa theo một số mục quy định sẵn
-Khác:- Cần rõ ràng.
- Cả hai loại văn bản khi viết có điểm gì cần lưu ý? Những mục nào không thể thiếu trong mỗi loại văn bản?
- Tên văn bản cần viết in, hoa, khổ chữ to.
- Trình bày văn bản cần sáng sủa cân đối: các phần quốc hiệu, tên văn bản, nơi gửi và nội dung mỗi phần cách nhau 2 -3 dòng không viết sát lề giấy, không để phần trên và phần dưới trang giấy khoảng trống lớn.
- Tên người, nơi gửi và nội dung là những mục không thể thiếu ở 2 loại văn bản này.
* Điểm cần lưu ý:
Cả hai loại văn bản
- Tên văn bản cần viết hoa, khổ chữ to.
- Trình bày văn bản cần sáng sủa, cân đối: các phần quốc hiệu, tên văn bản, nơi gửi và nội dung mỗi phần cách nhau 2-3 dòng, không viết sát lề giấy, khoảng trên và phần dưới trang giấy khoảng trống quá lớn.
- Tên người, nơi gởi và nội dung là những mục không thể thiếu trong hai loại văn bản này.
Các kết quả bao giờ cũng rõ ràng với các số liệu chi tiết cụ thể, tránh tình trạng nói chung chung.
II. Luyện tập:
1, 2, 3 SGK/138.
Sau khi ôn lại phần lý thuyết chúng ta tiếp tục sang phần luyện tập.
Bài tập 1, 2, 3 SGK/138, giáo viên hướng dẫn học sinh làm sau đó nhận xét và bổ sung sửa chữa những sai sót.
* Bài tập 1 :
- Tình huống làm văn bản đề nghị:
Có một địa danh rất nỗi tiếng gần trường, cả lớp muốn cô giáo chủ nhiệm tổ chức đi tham quan.
. Chuẩn bị cho việc tổng kết năm học, cô giaóù chủ nhiệm muốn biết tình hình của lớp em trong học kỳ vừa qua.
* Bài tập 2 : sau khi làm xong bài tập 1, giáo viên chia cho các nhóm, mỗi nhóm tìm hiểu và viết 1 loại văn bản. Sau đó các nhóm cùng giáo viên nhận xét, sửa chữa.
* Bài tập 3 : Những chỗ sai trong việc sử dụng các văn bản sau đây:
- Trường hợp 1 : học sinh viết báo cáo là không phù hợp, trong tình huống này phải viết đơn để trình bày hoàn cảnh gia đình và đề đạt nguyện vọng của mình.
- Trường hợp 2 : học sinh viết văn bản đề nghị là không đúng, trong trường hợp này phải viết báo cáo vì cô giáo chủ nhiệm muốn biết tình hình và kết quả của lớp trong việc giúp đỡ gia đình thương binh liệt sĩ và bà mẹ anh hùng.
- Trường hợp 3 : trường hợp này không thể viết đơn mà cả lớp phải viết văn bản đề nghị cô giáo chủ nhiệm và Ban giám hiệu nhà trường biểu dương khen thưởng cho bạn H.
Củng cố : Giáo viên cho học sinh ôn lại phần lý thuyết.
IV. Dặn dò :
- Học lại lý thuyết 2 loại văn bản này.
- Mỗi học sinh tự cho 2 tình huống về 2 loại văn bản này. Sau đó, viết thành 2 văn bản cụ thể.
- Soạn bài : ôn tập phần tập làm văn.
@?@?@?@?&@?@?@?@?

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Ngu van 7 hk2 dung chuan.doc