Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 77: Văn bản : Tục ngữ về con người và xã hội

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 77: Văn bản : Tục ngữ về con người và xã hội

Kiến thức:

 - Nội dung của tục ngữ về con người và xã hội.

 - Đặc điểm hình thức của tục ngữ về con người và xã hội.

2. Kĩ năng:

 a. Kỹ năng chuyên môn:

 - Củng cố, bổ sung thêm hiểu biết về tục ngữ.

 - Đọc - Hiểu phân tích các lớp nghĩa của tục ngữ về con người và xã hội.

 - Vận dụng được ở mức độ nhất định một số câu tục ngữ về về con người và xã hội trong đời sống.

 

doc 19 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 2324Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 77: Văn bản : Tục ngữ về con người và xã hội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :15 / 01 / 2013 
 TIẾT 77: 
Văn bản : TỤC NGỮ VỀ CON NGƯỜI VÀ XÃ HỘI
 I. Môc tiªu cÇn ®¹t:
1. Kiến thức: 
 - Nội dung của tục ngữ về con người và xã hội.
 - Đặc điểm hình thức của tục ngữ về con người và xã hội.
2. Kĩ năng: 
 a. Kỹ năng chuyên môn:
 - Củng cố, bổ sung thêm hiểu biết về tục ngữ.
 - Đọc - Hiểu phân tích các lớp nghĩa của tục ngữ về con người và xã hội.
 - Vận dụng được ở mức độ nhất định một số câu tục ngữ về về con người và xã hội trong đời sống.
b. Kỹ năng sống:
- Tự nhận thức được những bài học kinh nghiệm về về con người và xã hội.
- Ra quyết định : vận dụng các bài học kinh nghiệm đúng lúc đúng chỗ.
3. Thái độ: 
 - Hiểu về tục ngữ qua đó thêm yêu một thể loại văn học dân gian của dân tộc.
 II. CÁC PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG:
 - Phân tích tình huống trong các câu tục ngữ để rút ra những bài học k/ nghiệm về con người và XH.
 - Động não suy nghĩ: rút ra những bài học thiết thực về về con người và xã hội..
 III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định : 
2. Kiểm tra bài cũ :
 Câu hỏi : 1. Đọc 8 câu tục ngữ trong bài “ tục ngữ về thiên nhiên và lao động sx”?
 2. Nêu nội dung, nghệ thuật bài 1
 - Đáp án:
Câu
Nội dung trả lời
Điểm
1
HS đọc theo yêu cầu của GV
10
2
- Vần lưng , phép đối , nói quá
- Tháng năm đêm ngắn, tháng mười đêm dài – Giúp con người chủ động về thời gian , công việc trong những thời điểm khác nhau
10
3. Bài mới : GV giới thiệu bài 
 - Tục ngữ là những lời vàng ý ngọc, là sự kết tinh kinh nghiệm , trí tuệ của nhân dân qua bao đời . Ngoài những kinh nghiệm về thiên nhiên và lao động sx , tục ngữ còn là kho báu những kinh nghiệm dân gian về con người và xh . Dưới hình thức những nhận xét , lời khuyên nhủ , tục ngữ truyền đạt rất nhiều bài học bổ ích , vô giá trong cách nhìn nhận giái trị con người , trong cách học , cách sống và cách ứng xử hằng ngày . Với những điều nói trên được thể hiện trong mỗi câu tục ngữ ntn? Thì tiết học hôm nay , cô cùng các em đi tìm hiểu 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
* HOẠT ĐỘNG 1 : Tìm hiểu chung
? Văn bản trên viết theo thể loại gì? 
- HS: Suy nghĩ trả lời
- GV: Chốt ghi bảng.
* HOẠT ĐỘNG 2 : Tìm hiểu văn bản
- Gv: Đọc sau đó gọi hs đọc ( Chú ý vần lưng , 2 câu lục bát thứ 9. Giọng đọc rõ, chậm )
- Giải thích từ khó ( chú thích sgk)
? Về nội dung có thể chia vb này thành mấy nhóm ? Nêu nội dung từng nhóm ?
? Tại sao 3 nhóm trên vẫn có thể hợp thành 1 vb như trong sgk? 
- Gọi hs đọc câu tục ngữ thứ nhất
? Nghĩa của câu tục ngữ này là gì ? T/g dùng phép so sánh như vậy muốn đề cao điều gì ? 
? Kinh nghiệm nào của dân gian đúc kết trong câu tục ngữ này ? 
? Em hãy tìm những câu tục ngữ có ý nghĩa tương tự?
 - Hs đọc câu tục ngữ thứ 2
? Em hiểu góc con người trong câu tục ngữ trên theo nghĩa nào dưới đây : 
? Ở con người , răng và tóc là những chi tiết rất nhỏ . Vậy nghĩa của câu tục ngữ này là gì ? – HS: Thảo luận nhóm ,trả lời
? Kinh nghiệm nào của dân gian được đúng kết trong câu tục ngữ này ? 
- HS: Mọi biểu hiện ở con người đều phản ánh vẻ đẹp, tư cách của anh ta 
? Lời khuyên từ kinh nghiệm này là gì ?
? Về hình thức câu tục ngữ thứ 3 có gì đặc biệt ? tác dụng của hình thức này là gì ? 
-HS: Đối lập ý trong mỗi vế, đối xứng giữa 2 vế nhấn mạnh sạch và thơm, dễ nghe, dễ nhớ 
- Gọi hs đọc câu 3
? Nghĩa của câu tục ngữ này là gì ? 
? Kinh nghiệm sống nào được đúc kết trong câu tục ngữ này ? 
? Từ kinh nghiệm sống này dân gian muốn khuyện ta điều gì?
- Hs: Hãy biết giữ gìn nhân phẩm. Dù trong bất kì cảnh ngộ nào cũng ko để nhân phẩm bị hoen ố. 
 - Chú ý câu 4
? Câu tục ngữ thứ 4 về cấu tạo có gì đặc biệt ? điệp từ học có tác dụng gì ? 
? Dân gian đã từng nhận xét về việc ăn nói của con người bằng những câu tục ngữ nào ? 
? Từ đó kinh nghiệm nào được đúc kết từ câu tục ngữ này?
 - HS: Con người cần thành thạo mọi việc, khéo léo trong giao tiếp, việc học phải toàn diện tỉ mỉ. 
- Hs đọc 2 câu tục ngữ 5,6
? Nghĩa của 2 câu tục ngữ này là gì ?
? Theo em những điều khuyên răn trong 2 câu tục ngữ trên mâu thuẫn với nhau hay bổ sung cho nhau ? Vì sao 
 - Gọi Hs đọc câu 7
? Nghĩa của câu tục ngữ thứ 7 là gì ? 
? Câu tục ngữ này khuyên chúng ta điều gì? 
? Tìm một số câu tục ngữ, th/ngữ có nd tương tự?
- HS: Lá lành đùm là rách, bầu ơi 
- HS đọc câu tục ngữ thứ 8
? Tìm nghĩa đen, nghĩa bóng của câu tục ngữ 
? Câu tục ngữ khuyên chúng ta điều gì ? 
 - Hs đọc câu 9
? Tìm nghĩa đen nghĩa bóng trong câu tục ngữ này là gì?
? Bài học rút ra kinh nghiệm đó là gì ? 
- HS: Đọc ghi nhớ
 * HOẠT ĐỘNG 3 :Hướng dẫn tổng kết
? Qua Văn bản để lại những giá trị gì về nội dung và nghệ thuật ?
* HOẠT ĐỘNG 4 :Hướng dẫn luyện tập
I. §äc – hiÓu chó thÝch :
- Tục ngữ lµ 1 thÓ lo¹i VHDG.
- Ngoài những kinh nghiệm về thiên nhiên và lao động sx , tục ngữ còn là kho báu những kinh nghiệm dân gian về con người và xh -> §©y lµ 1 ND quan träng cña tôc ng÷.
II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
1. Đ ọc – tìm hiểu từ khó
2. Tìm hiểu văn bản:
a. Bố cục:Chia làm ba phần
b. Phương thức biểu đạt: Trữ tình
c. Phân tích :
* Kinh nghiệm về bài học phẩm chất con người 
Câu 1: Một mặt người .
- Vần lưng , so sánh, nhận hoá 
=> Đề cao giá trị con người so với mọi thứ của cải , người quí hơn của gấp nhiều lần. 
Câu 2: Cái răng , cái tóc
=> những chi tiết nhỏ nhặt nhất cũng làm thành vẻ đẹp của con người về hình thức và nhân cách 
Câu 3: Đói cho sách ,rách 
a. Nghĩa đen : dù đói cũng phải ăn uống sạch sẽ , giữ gìn cho thơm tho 
b. Nghĩa bóng : Dù nghèo khổ thiếu thốn vẫn phải sống trong sạch , không vì nghèo khổ mà làm điều xấu xa 
=>Giáo dục con người phải có lòng tự trọng 
* Kinh nghiệm về học tập tu dưỡng 
Câu 4 : Học ăn , học nói .
 -> Con người cần thành thạo mọi việc , khéo léo trong giao tiếp , việc học phải toàn diện tỉ mỉ 
Câu 5: Không thầy đố mày làm nên 
 -> Khẳng định vai trò ,công ơn người thầy dạy ta từ những bước đi ban đầu về tri thức , về cách sống . Vì vậy phải biết kính trọng thầy 
Câu 6 : Học thầy không tày học bạn 
 -> Câu tục ngữ đề cao ý nghĩa vai trò của việc học bạn . Nó không hạ thấp việc học thầy , không coi học bạn quan trọng hơn học thầy 
=> Cả 2 câu tục ngữ này bổ sung cho nhau 
* Kinh nghiệm về quan hệ ứng xử , t/c
Câu 7: Thương người như thể thương
 -> Khuyên nhủ con người thương yêu người khác như chính bản thân mình
Câu 8: Ăn quả nhớ kẻ ..
 -> Khi được hưởng thụ thành quả nào đó phải nhớ đến người đã gây dựng nên , phải biết ơn người đã giúp mình
Câu 9: Một cây .Núi cao 
 ->Một người lẻ loi không thể làm nên việc lớn, nhiều người hợp sức sẽ làm được việc cần làm – khẳng định sức mạnh đoàn kết
III. TỔNG KẾT : Ghi nhớ : sgk
1. Nghệ thuật : 
- Sử dụng cách diễn đạt ngắn gọn, cô đúc.
- Sử dụng các phép so sánh,ẩn dụ, đối, điệp từ, ngữ.......
- Tạo vần nhịp cho câu văn dễ nhớ, dễ vận dụng.
2. Nội dung:
- Không ít câu tục ngữ là nhữngkinh nghiệm quý báu của nhân dân ta về cách sống, cách đối nhân sử thế.
IV. LUYỆN TẬP :
 Đồng nghĩa: 
1. - Người sống hơn đống vàng 
8. - Uống nước nhớ nguồn 
 Trái nghĩa :
1. - Của trọng hơn người 
8 . - Ăn cháo đá bát 
4. CỦNG CỐ, DẶN DÒ,HƯỚNG DẪN TỰ HỌC :
- Nhắc lại sơ qua nội dung của các câu tục ngữ là nói về con người và xã hội. 
 - Đọc phần đọc thêm: 
- Học thuộc 9 câu tục ngữ , phần ghi nhớ 
- Tìm thêm 1 số câu tục ngữ VN và tục ngữ nước ngoài ; Soạn bài tiếp theo “ Rút gọn câu”
 Ngày soạn: 15/01/2013 
 TIẾT 78: 
Tiếng việt : RÚT GỌN CÂU
 I. Môc tiªu cÇn ®¹t:
1. Kiến thức: 
 - Khái niệm câu rút gọn.
 - Tác dụng của việc rút gọn câu.
 - Cách dùng câu rút gọn.
2. Kĩ năng:
a. Kỹ năng chuyên môn 
 - Nhận biết phân tích câu rút gọn.
 - Rút gọn câu phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
b. Kỹ năng sống
- Ra quyết định lựa chọn cách sử dụng các loại câu rút gọn theo những mục đích giao tiếp 
cụ thể của bản thân.
- Giao tiếp: trình bày suy nghĩ ý tưởng trao đổi về rút gon câu
3. Thái độ: 
 - Dùng câu rút gọn đúng hoàn cảnh nâng cao hiệu quả giao tiếp khi cần thiết.
 II. ChuÈn bÞ:
 - GV: SGK, SGV vµ chuÈn KTKN ; B¶ng phô ghi c¸c VD.
 - HS : ChuÈn bÞ bµi.
 III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định : 
2. Kiểm tra bài cũ :- Kiểm tra việc chuẩn bị bài của hs
3. Bài mới : GV giới thiệu bài 
 - Trong c/s hàng ngày trong khi nói hoặc viết chúng ta nhiều khi dùng câu rút gọn nhưng chúng ta không biết. Vậy câu rút gọn là gì ? rút gọn như thế nào và có tác dụng gì ? Hôm nay, cô cùng các em sẽ đi tìm hiểu .
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
* HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu Thế nào là câu rút gọn ? Cách dùng câu rút gọn.
? Qua phân tích vd em hiểu thế nào là câu rút gọn ? ( sgk)
? Rút gọn như thế có tác dụng gì ?
? Em hãy lấy cho cô một vài câu rút gọn mà chúng ta đã học trong các vb trước ?
- HS: Đọc vd trong sgk 
? Những từ in đậm trong vd thiếu thành phần nào ? có thể rút gọn câu như vậy không ? Vì sao ?
- HS: Rút gọn thành phần chủ ngữ 
- Không nên rút gọn câu như vậy vì trong trường hợp này nội dung câu không được thông báo đầy đủ. Người nghe chưa hiểu rõ ai “chạy loăng quăng, ai nhảy dây, ai chơi kéo co. 
? Trong vd 2 cần thêm những từ ngữ nào vào câu rút gọn in đậm để thể hiện được thái độ lễ phép ?
- HS: Thưa mẹ ..ạ !
? Từ hai bài tập trên, hãy cho biết khi rút gọn câu cần chú ý những điều gì ?( ghi nhớ sgk)
- Hs: Đọc ghi nhớ sgk
*HOẠT ĐỘNG2: Hướng dẫn luyện tập
1. Bài tập 1: 
? Bài tập 1 yêu cầu điều gì ? 
- HS: Làm việc độc lập.
- GV: Chốt ghi bảng
2. Bài tập 2: 
? Bài tập 2 yêu cầu điều gì ? 
- HS: Làm việc độc lập.
- GV: Chốt ghi bảng
3. Bài tập 3: 
? Bài tập 3 yêu cầu điều gì ? 
- HS: Thảo luận trình bày bảng.
- GV: Chốt 
1. Bài tập 4: 
? Bài tập 4 yêu cầu điều gì ? 
- HS: Thảo luận trình bày bảng.
- GV: Chốt ghi bảng
I. Thế nào là câu rút gọn ?
1. Xét vd.
 a. Học ăn.
 b.Chúng ta.
 => Là lời khuyên chung cho tất cả mọi người.
2. Kết luận: Ghi nhớ.
- Là lược bỏ một số thành phần của câu mà vẫn hiểu được ý nghĩa của nó 
- Tác dụng :
+ Làm cho câu gọn hơn, thông tin nhanh hơn, tránh được lặp từ 
+ Ngụ ý hành động đặc điểm nói ở trong câu là của chung mọi người 
II. Cách dùng câu rút gọn: 
+ Không làm cho người nghe, người đọc hiểu sai hoặc hiểu không đầy đủ nội dung câu nói 
+ Không biến câu nói thành 1 câu cộc lốc khiếm nhã 
*Ghi nhớ : sgk/15,16
III.LuyÖn tËp:
 Bài tập 1: Những câu rút gọn là “
- b, c hai câu đều lược bỏ chủ ngữ. Rút gọn như vậy làm cho cách nói của câu tục ngữ trở nên cô đọng, súc tích hơn, làm cho thông tin được nhanh hơn và có ý nhắc chung mọi người 
 Bài Tập 2 : 
a. Tôi bước tới 
- ( thấy ) cỏ cây ; lom khom .;lác đác 
 - ( Tôi như ) con quốc quốc đau lòng nhớ nước 
 ... p vào vở rồi đánh dấu X vào ô thích hợp ?
+Một đêm mùa xuân. ->xđ th.gian, nơi chốn.
+Tiếng reo. Tiếng vỗ tay. ->liệt kê, thông báo về sự tồn tại của v.chất, h.tượng.
+Trời ơi ! ->bộc lộ cảm xúc.
+Sơn ! Em Sơn ! Sơn ơi ! Hỏi-đáp.
+Chị An ơi !
-Câu đ.biệt thường được dùng để làm gì ?
-Hs đọc ghi nhớ
HĐ3:Luyện tập
-Hs đọc các đ.v.
-Tìm câu đ.biệt và câu rút gọn ?
-Vì sao em biết đó là câu rút gọn ?
-Mỗi câu đ.biệt và rút gọn em vừa tìm được trong bài tập trên có t.d gì ?
-Câu đ.biệt có những t.d gì ?
-Viết đ.v ngắn khoảng 5-7 câu, tả cảnh q.hg em, trong đó có 1 vài câu đ.biệt ?
I-Thế nào là câu đặc biệt:
1.Ví dụ: Ôi, em Thuỷ !
->không có CN-VN -> Câu đặc biệt
2. Kết luận: Câu đ.biệt: là loại câu không c.tạo theo mô hình CN-VN.
II-Tác dụng của câu đ.biệt:
- Nêu lên thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc được nói đến trong đoạn.
- Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng.
- Bộc lộ cảm xúc.
- Gọi đáp.
* Ghi nhớ - sgk (29 ).
III. Luyện tập:
-Bài 1 (29 ):
a- Câu đ.biệt: không có.
 -Câu rút gọn: câu 2,3,5.
b-Câu đ.biệt: câu 2.
 -Câu rút gọn: không có.
c-Câu đ.biệt: câu 4.
 -Câu rút gọn: không có.
d-Câu đ.biệt: Lá ơi !
 -Câu rút gọn: Hãy kể chuyện... đi !
Bình thường... đâu.
-Bài 2 (29 ):
b-Xđ th.gian (3 câu),
 bộc lộ cảm xúc (câu 4).
c-Liệt kê, thông báo sự tồn tại của sự vật, h.tượng
d-Gọi đáp.
-Bài 3 (29 ):
 Quê em ở vùng lòng Hồ. Để đến được trong học, chúng em phải đi thuyền. Vào n ngày mưa rét, chúng em không thể đến trong được vì sóng to, đi trên sông rất nguy hiểm. Những hôm như vậy, đứng trên bờ, chúng em thầm gọi: Gió ơi ! Đừng thổi nữa. Mưa ơi ! Hãy tạnh đi.
4. CỦNG CỐ, DẶN DÒ,HƯỚNG DẪN TỰ HỌC :
 -Tìm trong các văn bản đã học những câu đặc biệt và nêu tác dụng của chúng.
- Nhận xét về cấu tạo của câu đặc biệt và câu rút gọn
- Học thuộc lòng ghi nhớ, làm tiếp bài tập 3.
- Chuẩn bị bài: Tự học có hướng dẫn - Bố cục và phương pháp lập luận trong văn NL
 Ngày soạn: 20 / 1 / 2013.
Tiết 83:
 Tự học có hướng dẫn:
BỐ CỤC VÀ PHƯƠNG PHÁP LẬP LUẬN TRONG
BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: 
- Bố cục chung của 1 bài văn NL. 
- Phương pháp lập luận.
- Mối quan hệ giữa bố cục và lập luận.
2. Kĩ năng: 
 - Viết bài văn NL có bố cục rõ ràng.
 - Sử dụng các phương pháp lập luận.
II. ChuÈn bÞ:
 - GV: SGK, SGV vµ chuÈn KTKN ; Bảng phụ; Những điều cần lưu ý.
 - HS : ChuÈn bÞ bµi.
 III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định : 
2. Kiểm tra bài cũ: 
 - Em hãy trình bày cách lập ý của bài văn nghị luận ?
 3.Bài mới: 
 Không biết lập luận thì không làm được bài văn nghị luận. Bài hôm nay sẽ giúp chúng ta biết cách lập bố cục và lập luận trong văn nghị luận.
Hoạt động của thầy-trò
Nội dung kiến thức
HĐ1: Hướng dẫn HS tìm hiểu Bố cục và pp lập luận
+Hs đọc bài văn “Tinh thần yêu...”.
-Bài văn gồm mấy phần ? Mỗi phần có mấy đoạn ?
Mỗi đoạn có những luận điểm nào?
*Mở bài (Đoạn 1):Nêu vấn đề nghị luận (Luận điểm xuất phát)
*Thân bài (Đoạn 2,3)
 +LĐ phụ 1:Lịch sử có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại
 +LĐ phụ 2:Lòng yêu nước của nhân ta ngày nay
*Kết bài (Đoạn 4): Luận điểm kết luận
-Qua phần tìm hiểu trên, em hãy cho biết bố cục bài văn nghị luận có mấy phần ? Nhiệm vụ của từng phần?
-Dựa vào sơ đồ sgk, hãy cho biết các p.pháp lập luận được sd trong b.văn ?
+Hàng ngang 1,2: lập luận theo qh nhân quả.
+Hàng ngang 3: lập luạn theo qh tổng-phân-hợp (đưa nhận định chung, rồi d.c bằng các trường hợp cụ thể, cuối cùng là KL: mọi người đều có lòng yêu nước).
+Hàng ngang 4: là suy luận tương đồng (từ truyền thống suy ra bổn phận của chúng ta là phát huy lòng yêu nước. đây là mục đích của b.văn nghị luận).
+Hàng dọc 1: suy luận tương đồng theo th.gian (có lòng nồng nàn yêu nước-trong quá khứ-đến hiện tại-bổn phận của chúng ta).
-Để xđ luận điểm trong từng phần và mối quan hệ giữa các phần, ng ta thường sd các p.pháp lập luận nào ?
+Gv: Có thể nói mối quan hệ giữa bố cục và lập luận đã tạo thành 1 mạng lưới LK trong văn bản nghị luận, trong đó p.pháp lập luận là chất keo gắn bó các phần, các ý của bố cục .
-Nêu bố cục của bài văn nghị luận? Và các pp lập luận trong bài văn nghị luận?
-Hs đọc ghi nhớ
HĐ2:Luyện tập
- GV h/dẫn HS luyện tập.
- Gọi Hs đọc b.văn”Học cơ bản...”.
-Bài văn nêu tư tưởng gì ?
-T.tưởng ấy được thể hiện bằng n luận điểm nào ?
-Tìm n câu mang luận điểm ?
-Bài văn có bố cục mấy phần ?
-Hãy cho biết cách lập luận được sd ở trong bài ?
-Câu mở đầu đối lập nhiều người và ít ai, là dùng phép lập luận gì ? (suy luận tương phản).
-Câu chuyện Đờ vanh xi vẽ trứng đóng vai trò gì trong bài ? (là d.c để lập luận).
-Hãy chỉ ra đâu là ng. nhân, đâu là k.quả ở đoạn kết ? (thầy giỏi là ng.nhân, trò giỏi là k.quả).
I- Bố cục bài văn lập luận gồm có 3 phần :
- MB : Nêu luận điểm xuất phát, tổng quát.
- TB : Triển khai trình bày nội dung chủ yếu của bài.
- KB : Nêu kết luận nhằm khẳng định tư tưởng, thái độ, quan điểm của người viết về v/đ được giải quyết trong bài.
II. Các pp lập luận :
 Để xá lập luận điểm trong từng phần và mối quan hệ giữa các phần, người ta có thể sử dụng các pp lập luận khác nhau như : suy luận nhân quả, suy luận tương đồng...
*Ghi nhớ: sgk (31 ).
III.Luyện tập:
Bài văn “Học cơ bản...”
a-Bài văn nêu lên 1 t.tưởng: Muốn thành tài thì trong h.tập phải chú ý đến học cơ bản.
-Luận điểm: Học cơ bản mới có thể trở thành tài lớn. ->Luận điểm chính.
-Những câu mang luận điểm (luận điểm phụ):
+ở đời có nhiều ng đi học, nhưng ít ai biết học thành tài.
+Nếu không cố công luyện tập thì không vẽ đúng được đâu.
+Chỉ có thầy giỏi mới đào tạo được trò giỏi.
b*Bố cục: 3 phần.
-MB: đoạn 1.
-TB: đoạn 2.
-KB: đoạn 3.
*Cách lập luận được sd trong bài là: Câu chuyện vẽ trứng của Đờ vanh xi, tập trung vào vào câu: Người xưa nói, chỉ có thầy giỏi mới đào tạo được trò giỏi, quả không sai.
 Để lập luận CM cho luận điểm nêu ở nhan đề và phần MB, tác giả kể ra 1 câu chuyện, từ đó mà rút ra KL.
4. CỦNG CỐ, DẶN DÒ,HƯỚNG DẪN TỰ HỌC :
-Học thuộc lòng ghi nhớ, làm tiếp phần luyện tập.
- Chỉ ra những pp lập luận được sử dụng trong Vb tự chọn.
-Đọc bài, Soạn bài: Luyện tập về p.pháp lập luận trong văn nghị luận.
 Ngày soạn : 26 / 1 / 2013.
Tiết 84:
Tập làm văn: LUYỆN TẬP VỀ PHƯƠNG PHÁP LẬP LUẬN 
TRONG VĂN NGHỊ LUẬN
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: 
- Đặc điểm của luận điểm trong văn NL.
- Cách lập luận trong văn NL
2. Kĩ năng: 
 - Nhận biết được luận điểm, luận cứ trong VB NL.
 - Trình bày được luận điểm, luận cứ trong bài văn NL.
II. ChuÈn bÞ:
 - GV: SGK, SGV vµ chuÈn KTKN ; Bảng phụ; Những điều cần lưu ý: Lập luận trong đ.s thg mang tính cảm tính, tính hàm ẩn, không tường minh; còn lập luận trong văn nghị luận đòi hỏi có tính lí luận chặt chẽ và tường minh
 - HS : ChuÈn bÞ bµi.
 III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định : 
2. Kiểm tra bài cũ: 
-Bố cục của b.văn nghị luận gồm có mấy phần, nhiệm vụ của từng phần là gì ?
-Trong văn nghị luận thg có những p.pháp lập luận nào ? 
 3.Bài mới:
Hoạt động của thầy-trò
Nội dung kiến thức
HĐ 1: Tìm hiểu lập luận trong đời sống.
+Gv: lập luận là đưa ra luận cứ nhằm dẫn dắt người nghe, người đọc...
+Hs đọc ví dụ (bảng phụ).
-Trong những câu trên, bộ phận nào là luận cứ, bộ phận nào là kết luận, thể hiện tư tưởng (ý định q.điểm) của người nói ?
-Mối quan hệ của luận cứ đối với kết luận như thế nào ?
-V.trí của luận cứ và KL có thể thay đổi cho nhau không ?
-Hãy bổ sung luận cứ cho các kết luận sau ?
-Viết tiếp kết luận cho các luận cứ sau nhằm thể hiện tư tưởng, q.điểm của người nói ?
+Gv: Trong đời sống, hình thức biểu hiện mối quan hệ giữa luận cứ và luận điểm (KL) thường nằm trong 1 c.trúc câu nhất định. Mỗi luận cư có thể có 1 hoặc nhiều luận điểm (KL) hoặc ngược lại.Có thể mô hình hoá như sau: Nếu A thì B (B1, B2...)
 Nếu A (A1, A2...) thì B
 Luận cứ + Luận điểm =1 câu
HĐ 2: Tìm hiểu lập luận trong văn NL.
+Hs đọc ví dụ (bảng phụ).
-Hãy so sánh các KL ở mục I.2 với các l.điểm ở mục II ? (Chống nạn thất học là l.điểm có tính kq cao, có ý nghĩa phổ biến với XH. Còn Em rất yêu trường em là KL về 1 sự việc, mang ý nghĩa nhỏ hẹp).
-Trong văn nghị luận, luận điểm có t.d gì ?
+Gv: L.điểm trong văn nghị luận là những KL có tính k.q, có ý nghĩa phổ biến đối với XH.
+Gv: Về hình thức: Lập luận trong đ.s hằng ngày thg được diễn đạt dưới hình thức 1 câu. Còn lập luận trong văn nghị luận thg được diễn đạt dưới hình thức 1 tập hợp câu. 
 Về ND ý nghĩa: Trong đ.s, lập luận thg mang tính cảm tính, tính hàm ẩn, không tường minh. Còn lập luận trong văn nghị luận đòi hỏi có tính lí luận chặt chẽ và tường minh.
 Do l.điểm có tầm q.trong nên ph.pháp lập luận trong văn nghị luận đòi hỏi phải có tính kh.học chặt chẽ. Nó phải...
-Em hãy lập luận cho luận điểm: Sách là người bạn lớn của con người ?
I. Lập luận trong đời sống:
1-Ví dụ:
a-Hôm nay trời mưa, chúng ta không đi ...
 Luận cứ - KL (qh nhân quả).
b-Em rất thích đọc sách, vì qua sách....
 KL -LC (qh nh.quả)
c-Trời nóng quá, đi ăn kem đi.
 Luận cứ - KL (qh nhân quả).
->Có thể thay đổi v.trí giữa luận cứ và kết luận.
2-Bổ sung luận cứ cho kết luận:
a-Em rất yêu trường em, vì từ nơi đây em đã học được nhiều điều bổ ích.
b-Nói dối có hại, vì nói dối sẽ làm cho người ta không tin mình nữa.
c-Mệt quá, nghỉ 1 lát nghe nhạc thôi.
3-Bổ sung kết luận cho luận cứ:
a-Ngồi mãi ở nhà chán lắm, đến thư viện chơi đi.
b-Ngày mai đã đi thi rồi mà bài vở còn nhiều quá, phải học thôi (chẳng biết học cái gì trước).
c-Nhiều bạn nói năng thật khó nghe, ai cũng khó chịu (họ cứ tưởng như thế là hay lắm).
d-Các bạn đã lớn rồi, làm anh làm chị chúng nó phải gương mẫu chứ.
e-Cậu này ham đá bóng thật, chẳng ngó ngàng gì đến việc học hành.
II-Lập luận trong văn nghị luận:
1-So sánh:
-Giống: Đều là những KL.
-Khác: ở mục I.2 là lời nói giao tiếp hàng ngày thường mang tính cá nhân và có ý nghĩa nhỏ hẹp. Còn ở mục II là luận điểm trong văn nghị luận thường mang tính kq cao và có ý nghĩa phổ biến đối với XH.
*Tác dụng của l.điểm: 
-Là cơ sở để triển khai luận cứ.
-Là KL của l.điểm.
2-Lập luận cho luận điểm: Sách là người bạn lớn của con người.
-Sách là ph.tiện mở mang trí tuệ, khám phá tác giả và cuộc sống. Bạn và người thân cùng nhau h.tập. Vai trò của sách giống như vai trò của bạn.
-Luận điểm này có cơ sở thực tế vì bất cứ ai và ở đâu cũng cần có sách để thoả mãn nhu cầu cần thiết trong h.tập, rèn luyện, giải trí.
-Từ các luận cứ trên có thể KL: Sách là người bạn lớn của con người.
4. CỦNG CỐ, DẶN DÒ,HƯỚNG DẪN TỰ HỌC :
- Đọc 1 truyện ngụ ngôn và rút ra kết luận làm thành luận điểm, sau đó trình bày lập luận làm sáng tỏ luận điểm đó.
-VN soạn bài: “Sự giàu đẹp của tiếng Việt”

Tài liệu đính kèm:

  • docGAN VAN 7 CHUAN KTKN KHII tet 7784.doc