Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 9: Văn bản: Ca dao – dân ca: Những câu hát về tình cảm gia đình

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 9: Văn bản: Ca dao – dân ca: Những câu hát về tình cảm gia đình

A. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Giúp học sinh: Hiểu được khái niệm ca dao - dân ca. Nắm được giá trị tư tưởng, nghệ thuật của những câu ca dao, dân ca về tình cảm gia đình.

2. Kĩ năng:

* Kĩ năng bài dạy: - Đọc - hiểu và phân tích ca dao dân ca trữ tình . Phát hiện và phân tích những hình ảnh so sánh , ẩn dụ những mô típ quen thuộc trong các bài ca dao trữ tình về tình cảm gia đình.

* Kĩ năng sống: - Giao tiếp: trao đổi, trình bày suy nghĩ về tình cảm gia đình trong mỗi bài ca dao.

 

doc 42 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1190Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 9: Văn bản: Ca dao – dân ca: Những câu hát về tình cảm gia đình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 03.09.2011
Ngày giảng : 07.09.2011	
 Tiết 9: Văn bản 
Ca dao – Dân ca
những câu hát về tình cảm gia đình
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Giúp học sinh: Hiểu được khái niệm ca dao - dân ca. Nắm được giá trị tư tưởng, nghệ thuật của những câu ca dao, dân ca về tình cảm gia đình. 
2. Kĩ năng: 
* Kĩ năng bài dạy: - Đọc - hiểu và phân tích ca dao dân ca trữ tình . Phát hiện và phân tích những hình ảnh so sánh , ẩn dụ những mô típ quen thuộc trong các bài ca dao trữ tình về tình cảm gia đình. 
* Kĩ năng sống : - Giao tiếp : trao đổi, trình bày suy nghĩ về tình cảm gia đình trong mỗi bài ca dao.
- Suy nghĩ, sáng tạo : phân tích, bình luận giá trị nội dung và nghệ thuật của từng bài ca dao.
- Xác định giá trị bản thân : có trách nhiệm đối với gia đình, quê hương, đất nước.
3. Thái độ: Thuộc và tìm hiểu thêm 1 số bài ca dao có nội dung thuộc chủ đề trên 
B. Chuẩn bị:
- GV : bảng phụ, một số bài ca dao ....
- HS: soạn bài theo câu hỏi SGK .
C.Phương pháp: 
- Đàm thoại vấn đáp nêu vấn đề, giảng bình . Kĩ thuật động não
- Học theo nhóm: thảo luận, phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của các bài ca dao.
- Liên tưởng, tưởng tượng từ các hình ảnh đẹp của các bài ca dao.
D. Tiến trình bài dạy:
I. ổn định tổ chức: (1’)
II. Kiểm tra bài cũ: ( 5’)
 ? Trình bày những cảm nhận của em về văn bản: Cuộc chia tay của những con búp bê
 - HS nêu được cảm nhận của mình về câu chuyện của hai anh em Thành & Thuỷ.
 * Đáp án : Yêu cầu HS trả lời theo cảm nhận của mình song phải đảm bảo ND hiểu rõ hoàn cảnh éo le và tình cảm tâm trạng của Thành & Thuỷ.Đồng thời thấy được tình cảm dáng quí đáng trân trọng của họ cũng như vai trò của bố mẹ với con cái .....
III. Bài mới : 
* Giới thiệu bài(2’): Ca dao dân ca VN là “Tiếng hát đi từ trái tim lên miệng” là thơ ca dân gian, đang sẽ mãi mãi ngân vang trong tam hồn con người VN. Những câu hát về tình cảm gia đình chiếm phần lớn trong kho tàng ca dao dân tộc đã diễn tả chân thực, xúc động những tình cảm thân mật, ấm cúng, thiêng liêng của con người, làm rung động xiết bao trái tim.
Hoạt động của thầy và trò
* Hoạt động 1:( 8’) Phương pháp vấn đáp, phân tích giảng giải .
? Em hiểu thế nào là Ca dao, dân ca? Ví dụ ?
- 2, 3 HS trình bày -> GV chốt.
GV: Ca dao còn dùng để chỉ 1 thể thơ dân gian - thể ca dao
 “ Tháp mười đẹp nhất..”
 “ Trên trời mây trắng.”
- Ca dao dân ca thuộc loại trữ tình: Phản ánh tâm tư, tình cảm tâm hồn con người.
- Ca dao dân ca thường rất ngắn. 
Nội dung kiến thức
I. Tìm hiểu chung
 1. Khái niệm về dân ca - ca dao.
+ Dân ca: là những sáng tác kết hợp lời và nhạc
+ Ca dao: là lời thơ của dân ca và những bài thơ dân gian mang phong cách nghệ thuật chung với lời thơ dân ca.
*Hoạt động 2 : ( 5’) PP vấn đáp, luyện đọc
- Gọi HS đọc bài ca dao.
? Theo em những bài ca dao này phải đọc với giọng ntn?
- HS nêu -> GV chốt -> đọc mẫu
- Giải thích một số từ khó.
II. Đọc - hiểu văn bản
1. Đọc - tìm hiểu chú thích
 * Hoạt động 3: ( 20’)PP vấn đáp , phân tích giảng bình . Kĩ thuật động não.
? Lời của từng bài ca dao là lời của ai nói với ai? Tại sao em lại khẳng định như vậy?
- Bài 1: Lời mẹ ru con.
- Bài 2: Lời người con gái lấy chồng xa quê nói với mẹ.
- Bài 3: Lời nói của cháu con nói với ông bà.
- Bài 4: Lời ông bà, cô bác, cháu, cha mẹnói với nhau
- Dựa vào âm điệu, 1 số từ ngữ và hình ảnh
? Tình cảm mà bài 1 muốn diễn tả là tình cảm gì? Hãy chỉ ra cái hay của từ ngữ, hình ảnh, âm điệu?
- âm điệu: lời ru tâm tình, thành kính, sâu lắng
- Hình ảnh so sánh: _ Công cha - Núi ngất trời
 	 Nghĩa mẹ - Nước biển đông
? Em hiểu ntn về 2 hình ảnh: Núi ngất trời – Nước biển đông?
- Núi: Cao tận trời xanh	hình ảnh của 
- Nước: bao la, mênh mông, vô tận vũtrụ vĩnh hằng, vĩ đại
- Vĩ đại -> khẳng định ca ngợi công ơn của cha mẹ Thể thơ lục bát ngọt ngào, uyển chuyển
? Hai câu cuối muốn nói lên điều gì?
- Lời nhắn nhủ ân tình, thiết tha, các con phải biết ơn và đền đáp công ơn to lớn của cha mẹ
? Hai câu cuối sử dụng nghệ thuật gì? Tác dụng?
- NT ẩn dụ “núi caomông” + từ Hán Việt
- Nhấn mạnh công lao cha mẹ -> con cái hiếu thảo với cha mẹ.
* GV: Bằng nghệ thuật so sánh, ẩn dụ, từ ngữ đặc tả từ láy và điệp từ kết hợp với thể thơ lục bát ngọt ngào, bài ca dao khẳng định và ca ngợi công lao to lớn của cha mẹ đối với con cái, là tiếng nói tâm tình truyền cảm lay động trái tim chúng ta là bài học về đạo làm con vô cùng sâu sa, thấm thía.
2. Phân tích
Bài 1:
=> Bằng h/a’ so sánh, NT ẩn dụ và thể thơ lục bát ngọt ngào, bài ca dao k/đ và ca ngợi công lao to lớn của cha mẹ đối với con cái. Đồng thời nhắc nhở bổn phận làm con phải biết ơn, đền đáp công ơn đó.
? Bài 2 là tâm trạng của người phụ nữ lấy chồng xa quê. Hãy nói rõ tâm trạng ấy qua việc phân tích các hình ảnh thời gian, không gian, hành động và nỗi niềm của n/vật?
+ Thời gian: chiều chiều: những buổi chiều: gợi nhớ, gợi buồn -> điệp từ: “Chiều chiều” -> sự triền miên của thời gian và tâm trạng
+ Không gian: Ngõ sau -> vắng lặng, heo hút gợi cảnh ngộ cô đơn, thân phận người phụ nữ trong c/s phong kiến..
+ Động từ “ trông về ” diễn tả một cái nhìn đăm đắm đầy thương nhớ -> bộc lộ nỗi đau khôn nguôi của kẻ làm con mà không đỡ đần được cha mẹ
? Nỗi nhớ và sự yêu kính ông bà được diễn tả ntn qua bài 3? Phân tích cái hay của cách diễn tả đó?
- Cụm từ: Ngó lên -> Trân trọng, tôn kính
- hình ảnh: Nuộc lạt mái nhà: sự kết nối liền chặt không tách rời.
- Mức độ so sánh: tăng cấp qua cặp động từ “ Bao nhiêubấy nhiêu”-> nỗi nhớ da diết không nguôi -> tình cảm gia đình vô cùng đẹp: lòng thương nhớ và biết ơn vô hạn của con cháu đối với ông bà, tổ tiên.
? Bài ca dao 4 diễn tả tình cảm anh em, nhắc nhở chúng ta điều gì?
- Tình cảm anh em thân thiết, khăng khít
- Điệp từ “ Cùng ” chung bác mẹ -> chung cha mẹ
 cùng thân: cùng máu mủ, ruột rà.
- Hình ảnh so sánh “ như thể tay chân”
-> sự gắn bó thiêng liêng của tình anh em
-> nhắc nhở anh em phải hoà thuận nương tựa vào nhau -> là đạo lý đem lại hạnh phúc cho mỗi gia đình.
 * Hoạt động 4 : Phương pháp vấn đáp, tổng hợp & bình. Kĩ thuật động não .
? Cảm nhận của em về nội dung các bài ca dao trên 
* GV: Tình cảm gia đình là bài học đạo lí được nói thật bình dị mà thấm thía trong bài ca dao, chúng ta cần tự hào, trân trọng, giữ gìn và phát triển tình cảm gia đình....
? Những biện pháp NT nào được sử dụng trong 4 bài? Diễn tả tình cảm gì?
- Thể lục bát, âm điệu tâm tình, hình ảnh truyền thống quen thuộc
- Cả 4 đều là độc thoại, có kết cấu 1 vế
Bài 2:
Bài ca dao giản dị. mộc mạc diễn tả tâm trạng nỗi lòng người con gái lấy chồng xa quê luôn luôn khổ, xót xa, âm thầm nhớ mẹ nơi quê người.
 Bài 3
- Bằng cách so sánh độc đáo, bài ca dao diễn tả nỗi nhớ, sự yêu kính và biết ơn vô hạn đối với ông bà. 
Bài 4
- Bài ca dao là tiếng hát về tình cảm anh em thân thương là lời nhắn nhủ chân thành anh em phải đoàn kết, yêu thương, gắn bó, nương tựa vào nhau.
3. Tổng kết :(Ghi nhớ 36)
3.1. Nội dung: 
+ Những tình cảm được biẻu lộ trong các bài ca dao về tình cảm gia đình : Tình yêu thương, Lòng biết ơn , Nỗi nhớ ....
+ Tình cảm đối với ông bà, cha mẹ , anh em & tình cảm của ông bà, cha mẹ đối với con cháu luôn là những tình cảm sâu nặng , thiêng liêng nhất trong đời sống mỗi con người.
 +Tình cảm gia đình là bài học đạo lí được nói thật bình dị mà thấm thía trong bài ca dao, chúng ta cần tự hào, trân trọng, giữ gìn và phát triển tình cảm gia đình.
3.2. Nghệ thuật : 
+ Sử dụng biện pháp nghệ thuật so sannhs ẩn dụ , đối xứng tăng cấp..
+ Có giọng điệu ngọt ngào mà trang nghiêm.
+ Diễ tả tình cảm qua những mo típ 
+ Sử dụng thể thơ lục bát và lục bát biến thể.
* Hoạt động 5: (5’) PP ôn luỵên . Kĩ thuật động não.
- Gọi 3 HS trình bày
- 4 HS đọc -> nhận xét
IV. Luyện tập
 Bài 1, 2 ( SGK 36 )
 Bài 3 : đọc thêm (37)
IV. Củng cố: (2’) HS đọc diễn cảm 4 bài ca dao.
V. HDVN: (3’) 
- Học thuộc lòng và phân tích nội dung - nghệ thuật của bài ca dao 
- Chuẩn bị: những câu hát về tình yêu quê hương
E. Rút kinh nghiệm
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn : 04.09.2011
Ngày giảng: 07.09.2011
 Tiết 10 : Văn bản
những câu hát về tình yêu quê hương
đất nước con người
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Giúp học sinh nắm được nội dung, ý nghĩa và một số biện pháp nghệ thuật của bài ca dao tình yêu quê hương, đất nước, con người. 
2. Kỹ năng : 
* Kĩ năng bài dạy :- Đọc- hiểu và phân tích ca dao dân ca trữ tình. đồng thời phát hiện và phân tích những hình ảnh so sánh ẩn dụ , những mô típ quen thuộc trong các bài ca dao trữ tình về tình yêu quê hương đất nước con người. 
* Kĩ năng sống : - Giao tiếp : trao đổi, trình bày suy nghĩ về tình yêu quê hương, đất nước trong mỗi bài ca dao.
- Suy nghĩ, sáng tạo : phân tích, bình luận giá trị nội dung và nghệ thuật của từng bài ca dao.
- Xác định giá trị bản thân : có trách nhiệm đối với quê hương, đất nước.
3. Thái độ : Qua bài học, HS thêm tự hào về quê hương đất nước, con người.
B. Chuẩn bị:
- GV: SGK, SGV, giáo án, TLTK sưu tầm một số bài ca dao dân ca theo chủ đề trên
- HS: Đọc và soạn bài ở nhà.
C. Phương pháp:
- Phát vấn câu hỏi, giảng bình, thảo luận nhóm, phiếu học tập. Kĩ thuật động não.
- Học theo nhóm: thảo luận, phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của các bài ca dao.
- Liên tưởng, tưởng tượng từ các hình ảnh đẹp của các bài ca dao.
D. Tiến trình giờ dạy:
I. ổn định tổ chức : (1’)
II. Kiểm tra bài cũ: ( 5’)
 ? Đọc thuộc lòng bài ca dao 1, 2 phân tích ND - NT của 2 bài ca dao đó ? 
* Đáp án : Yêu cầu HS đọc thuộc lòng hai bài ca dao & PT rõ ND – NT của hai bài đó
 Bài 1 : Bằng h/a’ so sánh, NT ẩn dụ và thể thơ lục bát ngọt ngào, bài ca dao k/đ và ca ngợi công lao to lớn của cha mẹ đối với con cái. Đồng thời nhắc nhở bổn phận làm con phải biết ơn, đền đáp công ơn đó....
Bài 2 : Bài ca dao giản dị. mộc mạc với điệp từ đã diễn tả tâm trạng nỗi lòng người con gái lấy chồng xa quê luôn luôn khổ, xót xa, âm thầm nhớ mẹ nơi quê người.......
III. Bài mới : (35’)
* Giới thiệu bài(1’): “ VN đất nước ta ơi sớm chiều”. Ngược dòng thời gian trở về quá khứ ta thực sự rung động trước tình yêu chân chất, niềm tự hào sâu sắc tinh tế về quê hương, đất nước con người của người dân lao động gửi gắm qua những bài ca dao ngắn gọn mà thấm đượm lòng người.
Hoạ ...  trọng âm, một nốt nhấn trong ca khúc khải hoàn diễn tả niềm vui thắng trận tràn ngập lòng người. Hai câu thơ như một trang ký sự chân thực, hào hứng, bộc lộ niềm tự hào của một dân tộc chiến thắng.
Nội dung thức
I. Giới thiệu chung
1. Tác giả: Trần Quang Khải (1241 – 1294)
ông là con trai thứ ba của vua Trần Thái Tông . Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông ông là một võ t]ớng kiệt xuất và cũng là người có những vần thơ hay...
2. Tác phẩm :
Bài thơ được làm lúc ông đi đón Thái Thượng Hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông về Thăng Long sau chiến thắng Chương Dương , Hàm Tử & giải phóng kinh đô năm 1285.
II. Đọc - hiểu văn bản
1. Đọc - chú thích
2. Thể thơ
Thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt đường luật
3. Phân tích
a. Hai câu đầu
- Là chiến thắng hào hùng trước kẻ thù xâm lược và bộc lộ niềm tự hào dân tộc
HS đọc hai khổ thơ cuối.
? Nội dung 2 câu cuối được thể hiện ntn?
- Suy nghĩ của tác giả về đất nước trong hoà bình -> mong muốn khát khao
- Giọng thơ sâu lắng thâm trầm như một lời tâm tình nhắn gửi nhiệm vụ xay dựng đất nước
* GV: Nghĩa của bài thơ biểu ý, nhạc của bài thơ biểu cảm Lời răn dạy hài hoà niềm tin và hi vọng 2 câu thơ hàm chứa 1 tư tưởng vĩ đại.
? Cách biểu ý và biểu cảm của bài thơ có gì giống nhau?
- Thể hiện bản lĩnh, khí phách dân tộc.
- Đều là thể thơ đường luật diễn tả ý tưởng và cảm xúc nằm trong ý tưởng.
* GV: Sông núi nước Nam là bản tuyên ngôn độc lập thì “ Phò giá về Kinh” là một kiệt tác trong nền văn học cổ 
* Hoạt động 3 : (4’)( Chuyển sang tiết 18). PP đàm thoại . Kĩ thuật động não.
? Nội dung chính của 2 bài thơ?
HS trả lời . GV bình và chốt
Bài thơ thể hiện hào khí chiến thắng và khát vọng về một đất nước thái bình thịnh trị của dân tộc ta ở thời nhà Trần.
? Hãy nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật của 2 bài thơ?
HS đọc ghi nhớ trong SGK
b. Hai câu cuối
- Là lời động viên xây dựng, phát triển đất nước trong hoà bình và niềm tin vào sự bềnvững của đất nước
4.Tổng kết
4.1. Nội dung
Bài thơ thể hiện hào khí của DT ta ở thời Trần qua hai trận chiến thắng ở Chương Dương & Hàm Tử trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên-Mông xâm lược. 
- Phương châm giữ nước vững bền:
 + Thể hiện về khát vọng đất nước thái bình thịnh trị.
+ Thể hiện sự sáng suốt của vị cầm quân lo việc lớn, thấy rõ ý nghi của việc dốc hết sức lực giữ vững hoà bình bảo vệ đất nước.
4.2. Nghệ thuật :
+ Sử dụng thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt cô đọng hàm súc
+ Có nhịp thơ phù hợp với việc tái hiện lại những chiến thắng dồn dập của ND ta & việc bày tỏ tìn càm của TG.
+ Sử dụng hình thức diễn đạt cô đúc ,dồn nén cảm xúc vào bên trong tư tưởng
+ Có giọng điệu sảng khoáI , hân hoan tự hào.
4.3 Ghi nhớ (sgk – 68 ) 
IV. Củng cố :(1’) 2. Em có biết 2 văn bản nào được coi là Tuyên ngôn độc lập lần 2, 3 của dân tộc ta ?
Của ai?
V. Hướng dẫn về nhà: (1’)
- Học thuộc lòng 2 bài thơ. Phân tích?
- Soạn: Từ Hán Việt
E. Rút kinh nghiệm:
.
Ngày soạn : 21/9/2011
Ngày giảng : 24/9/2011
	 Tiết 19: Tiếng Việt
từ hán việt
A. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Giúp HS hiểu khái niệm từ Hán Việt yếu tố Hán Việt, các loại từ Hán Việt .
2. Kĩ năng: 
* Kĩ năng bài dạy: Nhận biết từ hán việt, cấu tạo từ ghép Hán Việt.
* Kĩ năng sống: + Ra quyết định: lựa chọn cách sử dụng từ Hán Việt phù hợp với thực tiễn giao tiếp của bản thân.
+ Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẻ quan điểm cá nhân về cách sử dụng từ Hán Việt.
3. Thái độ: Có ý thức sử dụng từ Hán Việt đúng ngữ cảnh.
B.Chuẩn bị:
- GV: SGK, SGV, bài soạn, TLTK
- HS: n/cứu bài trước
C. Phương pháp: 
- Phân tích các tình huống mẫu để hiểu cấu tạo và cách dùng từ Hán Việt.
- Thực hành có hướng dẫn: sử dụng từ Hán Việt theo những tình huống cụ thể.
- Động não: suy nghĩ, phân tích các ví dụ để rút ra những bài học thiết thực về giữ gìn sự trong sáng trong dùng từ Hán Việt.
D. Tiến trình giờ dạy:
I. ổn định tổ chức : (1’)
II. Kiểm tra bài cũ : (5’) GV hướng dẫn HS nêu phần tổng kết VB phò giá về kinh của tiết trước . sau đó kiểm tra bài cũ (3’)
? Thế nào là đại từ? Các loại đại từ ? Cho ví dụ?
* Đáp án :
+ Đại từ dùng để trỏ người, sự vật hoạt động tính chấtđược nói đến trong 1 ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi .Đại từ có thể đảm nhiệm vai trò ngữ phápnh CN-VN trong câu hay phụ ngữ của DT,ĐT,TT
+ Đại từ để trỏ : ĐT để trỏ dùng đêtrỏ người, sự vật gọi là đại từ nhân xưng; trỏ số lượng; trỏ hoạt động tính chất sự việc . ĐT để hỏi: Hoie về người sự vật, hỏi về số lượng, hỏi về hoạt động tính chất sự việc.HS nêu VD
III. Bài mới:(31’)
* Giới thiệu bài: Từ Hán Việt là mượn gốc Hán nhưng đọc theo cách phát âm Việt, viết bằng chữ cái La Tinh và đặt trong câu theo văn phạm Việt Nam. Có hiểu từ Hán Việt mới hiểu sâu cái hay, cái đẹp của thơ văn cổ Việt Nam, văn bản VHVN, mới nói, viết đúng và hay...
Hoạt động của thầy và trò
* Hoạt động 1:(8’)PP vấn đáp, qui nạp. Kĩ thuật động não
- Yêu cầu 1HS đọc lại văn bản “ Nam quốc Sơn Hà”
? Các tiếng “Nam, Quốc, Sơn, Hà” trong bài thơ nghĩa là gì? Tiếng nào có thể dùng như một từ đơn để đặt câu? Tiếng nào không?
+ Nam : phương Nam 
+ Quốc: nước Không dùng độc lập mà 
+ Sơn: núi chỉ làm yếu tố cấu tạo từ 
+ Hà: sông ghép (tiếng)
Vì có thể nói: Tôi yêu nước Không dùng như 
Chứ không thể nói: Tôi yêu quốc 1 từ đơn
- Tiếng “Nam” chỉ được dùng một từ đơn ( chỉ phương hướng)
? Tiếng “Thiên” trong “Thiên thư” và “thiên” trong “Thiên niên kỉ”,”Thiên lí mã”, “Thiên đô” khác nhau ntn?
- Thiên (Thư) : Trời
- Thiên( lí mã, niên kỉ): Nghìn
- Thiên(đô): Dời
? Những từ đọc giống nhau nhưng nghĩa khác nhau gọi là loại từ gì? ( Đồng âm)
- GV chốt bằng ghi nhớ( SGK 69)
Nội dung kiến thức
A. Lý thuyết
I. Đơn vị cấu tạo từ Hán Việt
1. Khảo sát, phân tích ngữ liệu
- Yếu tố Hán Việt là tiếng tạo từ Hán Việt
- Phần lớn yếu tố Hán Việt dùng để tạo từ ghép
- Có nhiều yếu tố Hán Việt đồng âm
2. Ghi nhớ : SGK (69)
 * Hoạt động 2:(8’) PP vấn đáp nêu vấn đề, qui nạp.Kĩ thuật động não
? Các từ: Sơn Hà, xâm phạm, giang sơn thuộc loại từ ghép đẳng lập hay từ ghép chính phụ?
- Sơn Hà: sông núi	
- Xâm phạm: chiếm lấn Từ ghép đẳng lập
- Giang sơn: sông núi
GV chốt: Các từ trong TGĐL đều có nghĩa và cùng chung từ loại? (D-D,ĐT-ĐT, TT-TT)
? Các từ “ái quốc, thủ môn, chiến thắng” thuộc loại từ ghép gì?
 - ái quốc: yêu nước	
- Thủ môn: giữ cửa Từ ghép chính phụ
- Chiến thắng: giành thắng lợi
=> Yếu tố chính trước, phụ sau -> giống TGCP thuần Việt
? Các từ “ Thiên thư, thạch mã, tái phạm” thuộc loại từ ghép gì?
- Thiên thư: sách trời	
- Thạch mã: ngựa đá Từ ghép chính phụ
- Tái phạm: sai trái lặp lại
? Nhóm từ ghép này trật tự các tiếng có gì đặc biệt?
- Tiếng phụ đứng trước tiếng chính
=> Đây là điểm khác của TGCP Hán Việt so với TGCP thuần Việt
- GV chốt bằng ghi nhớ 2 (sgk 70)
* Hoạt động 3: (15’) PP vấn đáp nêu vấn đề.Kĩ thuật động não & KT góc
GV phân góc thảo luận :
Nhóm1: Bài 1 Nhóm : Bài 2
Nhóm 3 : Bài 3 Nhóm 4 : Bài 4
HS các nhóm thảo luận cử đại diện nhóm lên trình bày.
GV nhận xét và chữa.
- Yêu cầu 2 HS lên bảng làm
- Yêu cầu HS trình bày vào phiếu học tập
- Gọi HS lên bảng
II. Từ ghép Hán Việt
1. Khảo sát phân tích ngữ liệu
a) Từ ghép đẳng lập
b) Từ ghép chính phụ
- Yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau
- Yếu tố chính đứng sau, yếu tố phụ đứng trước
c. Ghi nhớ: sgk(70)
B. Luyện tập
Bài 1:(sgk70)
* Hoa 1: cơ quan sinh sản của cây thường có hương, màu
 Hoa 2: đẹp
* Phi 1: bay
 Phi 2: trái, không phải
 Phi 3: vợlẽ của vua hay các vươngcông 
* Tham 1: ham thích quá đáng
 Tham 2: Dự phòng, góp phần
* Gia 1: nhà
 Gia 2: thêm
Bài 2:(sgk/71)
- Quốc gia, quốc thể, quốc kì, quốc ngữ...
- Sơn hà, Sơn nữ, Sơn lâm, Sơn tặc...
- Chung cư, di cư, định cư, cư trú, an cư...
- Chiến bại, đại bại, thành bại, thảm bại...
Bài 3:(sgk/71)
a) Từ ghép chính phụ
Hữu ích, phát thanh, bảo mật, phòng hoả
b) Từ ghép Phụ Chính
Thi nhân, đại thắng, tân binh, hậu đãi
Bài 4:(sgk/71)
- C-P: Đại diện, hữu hiệu, hữu danh, hoá thạch, tam đại
- P-C: Hải đăng, gia cầm, nhật ký, cổ đại...
IV. Củng cố :(2’) - Câu hỏi SGK
V. Hướng dẫn về nhà: (1’)
- Làm BT 6 (SBT 35)
- Tập viết đoạn văn chủ đề học tập có sử dụng 2 từ ghép Hán Việt
- Chuẩn bị: Tìm hiểu chung về văn biểu cảm
E. Rút kinh nghiệm
Ngày soạn : 21/09/2011
Ngày giảng : 24/09/2011
	Tiết 20: Tập làm văn
trả bài viết số 1
A. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Giúp HS củng cố lại kiến thức và kỹ năng về văn tự sự( hoặc văn miêu tả), về tạo lập văn bản, về các tác phẩm văn học có liên quan, về cách sử dụng từ, câu...
2. Kỹ năng: 
* Kĩ năng bài dạy:
- Đánh giá được chất lượng bài làm của HS so với yêu cầu của đề bài để có khả năng giúp đỡ HS cho phù hợp. 
* Kĩ năng sống: - Tự nhận thức: biết tự uốn nắn, sửa chữa những câu chữ chưa phù hợp để cho khả năng viết văn ngày càng hoàn thiện.
- Giao tiếp: trao đổi, trình bày suy nghĩ / kinh nghiệm của bản thân về cách viết văn tự sự.
3. Thái độ: Rèn ý thức phê và tự phê cho HS.
B. Chuẩn bị:
- GV : SGK, SGV, Bài viết của HS đã chấm
- HS : xây dựng lại bố cục
C. Phương pháp:
- Trả bài tại lớp.
D. Tiến trình giờ dạy:
I. ổn định :(1’)
II. Kiểm tra bài cũ: 
III. Bài mới: (40’)
Hoạt động của thầy và trò
* Hoạt động 1 : (5’)
- GV chép lại đề lên bảng:
- Yêu cầu HS đọc đề, phân tích đề
Nội dung kiến thức
I. Đề bài:
 Đề 1: Kể cho bố mẹ nghe một chuyện lí thú (hoặc cảm động, hoặc buồn cười,) mà em đã gặp ở trường.
* Hoạt động 2: (10’)
?) Đề 1 viết cho ai? Về cái gì? 
 Phải viết ntn?
? Nhiệm vụ của phần mở bài là gì?
?) Phần thân bài sẽ làm ntn?
?) Phần thân bài sẽ làm ntn?
?) Sau bố cục ta làm gì?
II. Các bước xây dựng văn bản
1) Định hướng 
2) Xây dựng bố cục:
* Mở bài: Giới thiệu chung
*Thân bài: - Kể lại diễn biến câu chuyện.
* Kết bài: nêu nhận xét và cảm nghĩ của em.
3) Diễn đạt
4) Kiểm tra
* Hoạt động 3 : (10’)
- GV nhận xét
* Hoạt động 4 : (10’)
- GV nêu một số lỗi để HS sửa lỗi 
* Hoạt động 5 : (5’)
+ Bài làm tốt của HS Thu Trang, Nam Khánh Lớp 7A ; 
+ Bài kém Lớp 7A: Đường, Thế 
7C: Mạnh, Huyền, Hậu
III. Nhận xét ưu - nhược điểm
1) ưu điểm
- Đa số HS hiểu và xác định được yêu cầu của đề, tuân theo các bước xây dựng văn bản
- Một số HS hiểu và nhớ chính xác về thể loại văn tự sự.
- Hầu hết HS lớp đều trình bày sạch đẹp 2)Nhược điểm
- Một số em kể còn sơ sài
- Một số em diễn đạt yếu, chữ xấu, sai lỗi chính tả.
- 1 số bài còn viết tắt, viết hoa tuỳ tiện.
IV. Chữa lỗi về từ, câu
V. Đọc các bài làm tốt, bài kém
IV. Củng cố: (2’)
	- HS nêu ý chính của bài văn.
V. Hướng dẫn về nhà: (2’)
	- Xem lại bài và chuẩn bị bài “Tìm hiểu chung về văn biểu cảm”
E. Rút kinh nghiệm:
.
.
.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Ngu van 7 tuan 345.doc