Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 79.: Đặc điểm của văn bản nghị luận (Tiết 2)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 79.: Đặc điểm của văn bản nghị luận (Tiết 2)

I. Mục tiêu.

1.Kiến thức.HS nắm được đặc điểm của văn bản nghị luận bao giờ cũng phải có một hệ thống luận điểm, luận cứ và lập luận gắn bó mật thiết với nhau.

2.Kĩ năng. Biết xác định luận điểm, luận cứ và lập luận trong 1 VB mẫu. Biết xây dựng luận điểm, luận cứ và triển khai lập luận cho một đề bài.

3Thái độ. Có ý thức trong việc xây dựng một VBNL.

 

doc 5 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1196Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 79.: Đặc điểm của văn bản nghị luận (Tiết 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 79.
Đặc điểm của văn bản nghị luận.
I. Mục tiêu.
1.Kiến thức.HS nắm được đặc điểm của văn bản nghị luận bao giờ cũng phải có một hệ thống luận điểm, luận cứ và lập luận gắn bó mật thiết với nhau.
2.Kĩ năng. Biết xác định luận điểm, luận cứ và lập luận trong 1 VB mẫu. Biết xây dựng luận điểm, luận cứ và triển khai lập luận cho một đề bài.
3Thái độ. Có ý thức trong việc xây dựng một VBNL.
II. Chuẩn bị.
 GV: Soạn nội dungbài SGK, tham khảo sách thiết kế bài giảng NV 7.
 HS: Đọc, soạn bài theo câu hỏi SGK.
III. Tiến trình tổ chức dạy học.
1. ổn định tổ chức(1 phút)
2.Kiểm tra bài cũ.(4 phút)
? Thế nào là VB nghị luận? đọc 1 VB nghị luận em đã sưu tầm được?
( HS trả lời mục ghi nhớ sgk trang 9, đọc bài đã sưu tầm)
3.Bài mới. 
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
*Hoạt động 1. HDHS tìm hiểu luận điểm, luận cứ và lập luận.( 19 phút)
- HS đọc lại văn bản: Chống nạn thất học
? Luận điểm chính của bài viết là gì?
( Tập trung ngay ở nhan đề, và được trình bày ở câu: Mọi người Việt Nam trước hết phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ.)
? Luận điểm đó được cụ thể hoá ở những câu văn NTN? 
(Cụ thể hoá ở những việc làm: Những người đã biết chữ dạy cho những người chưa biết chữ, những người chưa biết chữ phải gắng sức mà họccho biết  một công việc phải làm ngay)
? Luận điểm đóng vai trò gì trong bài văn nghị luận?( ý kiến thể hiện tư tưởng của bài văn nghị luận. Luận điểm được thể hiện trong nhan đề dưới dạng các câu khẳng định nhiệm vụ chung)
? Muốn có sức thuyết phục luận điểm phải đạt những yêu cầu gì?
( ý chính cần phải rõ ràng, sâu sắc có tính phổ biến được nhiều người quan tâm) ? Thế nào là luận điểm?
? Tìm ra những luận cứ trong VB: Chống nạn thất học và cho biết những luận cứ ấy đóng vai trò gì? ( Do chính sách ngu dân của thực dân Pháp làm cho hầu hết người Việt Namkhông tiến bộ được.
- Nay nước độc lập rồiXD đất nước)
? Muốn có sức thuyết phục luận cứ cần phải đạt những yêu cầu gì?
 (có tính hệ thống và bám sát luận điểm)
* Hoạt động nhóm ( 2- 3 em)
- GV nêu yêu câu, nhiệm vụ.
? Em hãy chỉ ra trình tự lập luận của VB: Chống nạn thất học và cho biết lập luận như vậy tuân theo thứ tự nào và có ưu điểm gì?
- Hoạt động nhóm( 5 phút)
- Nhiệm vụ: Các nhóm tập trung giải quyết vấn đề. - Đại diện nhóm trình bày.
- HS khác nhận xét, GVKL
? Qua tìm hiêu 3 mục trên em hiểu Luận điểm, luận cứ, lập luận NTN ?
- Hai HS đọc ghi nhớ.
* Hoạt động 2. Luyện tập.( 16 phút)
* Hoạt động nhóm ( 5- 6 em)
- GV nêu yêu cầu, nhiệm vụ.
? Đọc lại VB cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội và cho biết luận điểm, luận cứ và cách lập luận trong bài? Nhận xét về sức thuyết phục của bài văn ấy?
- Hoạt động nhóm ( 5 phút)
- Nhiệm vụ: Các nhóm tập trung giải quyết vấn đề.- đại diện nhóm trình bày.
- HS nhận xét – GVKL.
I.Luận điểm, luận cứ và lập luận.
1. Luận điểm.
* Trong văn bản nghị luận người ta thường gọi ý chính là luận điểm.
2. Luận cứ.
-Là lí lẽ và dẫn chứng làm cơ sở cho luận điểm.
3. Lập luận.
- Lập luận có vai trò cụ thể hoá luận điểm, luận cứ thành các câu văn đoạn văn có tính liên kết về hình thức và nội dung để đảm bảo cho 1 mạch tư duy nhất quán, có sức thuyết phục.
* Ghi nhớ SGK – 19.
II. Luyện tập.
1. Đọc văn bản.
* Luận điểm: Cần tạo thói quen tốt trong đời sống xã hội.
* Luận cứ.
- Có thói quen tốt và thói quen xấu.
- Có người biết phân biệt tốt, xấu nhưng vì đã thành thói quen nên rất khó bỏ, khó sửa.
- Tạo được thói quen tốt là rất khó, nhưng nhiễm thói quen xấu thì thì rễ.
* Lập luận:
- Luôn dậy sớm là thói quen tốt.
- Hút thuốc lá là thói quen xấu.
- Một thói quen xấu ta thường gặp hàng ngày...
 4. Củng cố.( 3 phút)
- Thế nào là luận điểm? Luận cứ, lập luận?
- HS trả lời – GV hệ thống nội dung bài giảng.
5 HD học ở nhà.( 2 phút)
- Học kĩ nội dung bài. Hoàn thiện bài tập vào vở.
- Soạn tiết 80. Đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận.
Ngày giảng:
Tiết 80.
đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận.
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức. HS nhận rõ đặc điểm và cấu tạo của đề văn nghị luận. Các bước tìm hiểu đề bài văn nghị luận. Các yêu cầu chung của bài văn nghị luận. Xác định luận đề và luận điểm.
2. Kĩ năng. Nhận biết luận điểm, tìm hiểu đề bài văn nghị luận và tìm ý, lập ý.
3. Thái độ. Rèn kĩ năng làm bài nghị luận.
II. Chuẩn bị.
 GV: Tham khảo sách thiết kế, Đề bài văn nghị luận.
 HS: Đọc trả lời câu hỏi SGK.
III. Tiến trình tổ chức dạy học.
1.ổn định tổ chức.( 1 phút) 7B..
2. Kiểm tra bài cũ( 4 phút)
? Thế nào là luận điểm, luận cứ, lập luận?
( HS trả lời mục ghi nhớ SGK -19)
3. Bài mới. 
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
* Hoạt động 1.Tìm hiểu đề văn nghị luận.(10 phút)
- HS đọc thầm 11 đề trong SGK.
? Các vấn đề trong cả 11 đề trên đều xuất phát từ đâu?
( bắt nguồn từ cuộc sống xã hội con người)
? Người ra đề đặt ra những vấn đề ấy nhằm mục đích gì? Những vấn đề ấy gọi là gì? (đưa ra để người viết bàn luận, làm sáng tỏ. Đó là những luận điểm)
? Vậy các vấn đề trên có thể xem là đề bài được không ? ( được )
? Căn cứ vào đâu để nhận ra các đề trên là đề văn nghị luận? ( Căn cứ vào chỗ mỗi đề đều đưa ra 1 số khái niệm, 1 luận điểm VD: Lối sống giản dị của Bác Hồ, Tiếng Việt giàu và đẹp. Nhưng để giải quyết luận điểm, tất yếu người viết phải lần lượt giải quyết các vấn đề nhỏ hơn như: - Tiếng Việt giàu.
 - Tiếng Việt đẹp)
? Tính chất của đề văn có ý nghĩa gì đối với việc làm văn? 
( Tính chất của đề như lời khuyên, tranh luận, giải thíchcó tính chất định hướng cho bài viết.)
- Hs đọc mục 2 SGK.
? Đề nêu nên vấn đề gì?
? Đối tượng và phạm vi nghị luận ở đây là gì? ( Tất cả mọi người, HS)
? Đề này đòi hỏi người viết phải làm gì? 
( Bàn, phân tích, lập luận)
? Vậy trước 1 đề văn, muốn làm bài tốt, cần tìm hiểu điều điều gì trong đề?
- HS đọc ghi nhớ ý 1,2 SGK.
* Hoạt động 2. Lập ý cho bài văn nghị luận.( 12 phút)
- Đề bài: “Chớ nên tự phụ” nêu ra 1 ý kiến thể hiện 1 tư tưởng, 1 thái độ đối với thói tự phụ. Em có tán thành với ý kiến đó không?
? Hãy nêu ra các luận điểm?
- Để lập luận cho tư tưởng “Chớ nên tự phụ” thông thường người ta nêu ra các câu hỏi : Tự phụ là gì? Vì sao khuyên chớ nên tự phụ? Tự phụ có hại NTN? Tự phụ có hại cho ai?
? Hãy liệt kê và chọn các lí lẽ, dẫn chứng quan trọng nhất để thuyết phục mọi người.
- HS đọc mục 3 sgk.
- Gợi ý HS trả lời theo câu hỏi SGK.
? Lập ý cho bài văn nghị luận là gì?
-HS đọc ghi nhớ.
* Hoạt động 3. HDHS luyện tập.( 13 phút)
- Hoạt động nhóm ( 5 -> 6 em)
- GV nêu yêu cầu, nhiệm vụ.
? Tìm hiểu đề, lập ý cho đề bài “ Sách là người bạn lớn của con người”
- Hoạt động nhóm ( 5 phút )
- Nhiệm vụ: Các nhóm tập trung giải quyết vấn đề.
- Đại diện nhóm trình bày. HS bổ sung.
- GV tổng hợp KL.
* Trong khi HS thảo luận GV có thể gợi ý HS: - Cần bám sát vào đề bài.
VD: Con người ta sống không thể không có bạn. Người ta cần bạn để làm gì? Sách thoả mãn con ngưới những yêu cầu nào mà được coi là người bạn lớn?
I. Tìm hiểu đề văn nghị luận.
1. Nội dung và tính chất của đề văn nghị luận.
2. Tìm hiểu đề văn nghị luận.
 Đề: Chớ nên tự phụ.
* Ghi nhớ (1,2)
II. Lập ý cho bài văn nghị luận.
 Đề: Chớ nên tự phụ.
1. Xác lập luận điểm.
2. Tìm luận cứ.
3. Xây dựng lập luận.
* Ghi nhớ ( SGK - 23)
III. Luyện tập.
1. Tìm hiểu đề, lập ý cho đề bài: Sách là người bạn lớn của con người.
* Lập ý:
+ Luận điểm: Lợi ích của việc đọc sách, sách thoả mãn nhu cầu hưởng thụ và phát triển tâm hồn.
+ Luận cứ. - Giúp học tập rèn luyện hàng ngày.
- Mở mang trí tuệ tìm hiểu thế giới.
- Nối liền quá khứ hiện tại và tương lai.
- Cảm thông chia sẻ với con người, dân tộc, nhân loại.
- Thư giãn thưởng thức trò chơi.
- Cần biết trọn sách quý, quý sách, biết đọc sách. 
4. Củng cố.( 3 phút)
- Đọc bài tham khảo SGK- 23.
? Các bước lập dàn ý cho bài văn nghị luận?
5.HD học ở nhà.( 2 phút)
- Học thuộc ghi nhớ + Hoàn thiện bài tập 1.

Tài liệu đính kèm:

  • docNV7H(4).doc