Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 85: Sự giàu đẹp của tiếng Việt (Tiết 1)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 85: Sự giàu đẹp của tiếng Việt (Tiết 1)

1. Kiến thức. Hiểu được những nét chung sự giàu đẹp của Tiếng Việt qua sự phân tích , chứng minh của tác giả.

- Nắm được những điểm nổi bật trong nghệ thuật nghị luận của bài văn.

2. Kĩ năng. Tìm hiểu, nắm vững nội dung và nghệ thuật 1 bài văn nghị luận.

3. Thái độ. Giáo dục lòng yêu mến, trân trọng tiếng mẹ đẻ. Khơi gợi niềm tự hào và ý thức giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt, ý thức nói và viết đúng tiếng Việt.

 

doc 5 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 822Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 85: Sự giàu đẹp của tiếng Việt (Tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 85.
Sự giàu đẹp của tiếng việt.
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức. Hiểu được những nét chung sự giàu đẹp của Tiếng Việt qua sự phân tích , chứng minh của tác giả.
- Nắm được những điểm nổi bật trong nghệ thuật nghị luận của bài văn.
2. Kĩ năng. Tìm hiểu, nắm vững nội dung và nghệ thuật 1 bài văn nghị luận.
3. Thái độ. Giáo dục lòng yêu mến, trân trọng tiếng mẹ đẻ. Khơi gợi niềm tự hào và ý thức giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt, ý thức nói và viết đúng tiếng Việt.
II. Chuẩn bị.
 GV: Tham khảo SGK, SGV Ngữ văn 7.
 HS: Đọc bài, soạn bài theo câu hỏi SGK. 
III. Tiến trình tổ chức dạy học.
1. ổn định tổ chức. ( 1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ.( 4 phút)
? Đọc thuộc lòng đoạn văn trong bài “ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”.( Từ đầu -> tiêu biểu của 1 dân tộc anh hùng)
- HS lên bảng thực hiện - HS khác nhận xét -> GV KL cho điểm.
3. Bài mới.
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
* Hoạt động 1. Đọc, tìm hiểu chung văn bản.( 10 phút)
- HS đọc phần chú thích SGK - 36.
? Nêu vài nét về tác giả, tác phẩm?
-HS bổ sung - GV nhấn mạnh thêm đôi nét về tác giả, tác phẩm.
- GV hướng dẫn đọc: Giọng rõ ràng, mạch lạc, khúc chiết
- GV đọc 1 đoạn, 3 hs đọc tiếp- NX cách đọc - GV uốn nắn.
? Gọi HS giải thích 1 số từ khó SGK.
? Theo em văn bản “ Sự giàu đẹp của Tiếng Việt” có phải là bài văn nghị luận không?
( VBNL mang phong cách nghiên cứu khoa học ngôn ngữ)
? Luận đề của bài văn được thể hiện rõ ở câu nào? ( Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay)
? Bài văn chia mấy phần? Nội dung của mỗi phần đó là gì?
- HS phát biểu, NX, GVKL.
* Hoạt động 2. Tìm hiểu văn bản.
( 25phút)
- HS đọc lại đoạn 1.
? Trong đoạn 1 tác giả đã nêu vấn đề nghị luận như thế nào?
? Vì sao lại tự hào và tin tưởng vào tương lai của tiếng việt? 
( Những câu hỏi đó được trả lời ở các câu tiếp theo)
? Luận đề chủ chốt được thể hiện qua câu nào?
? Nhận định tiếng việt là 1 thứ tiếng đẹp, 1 thứ tiếng hay được tác giả giải thích cụ thể ntn?
? Em có nhận xét gì về cách giải thích của tác giả?
- HS đọc đoạn 2.
? Vì sao nói đoạn văn này là văn chứng minh? Chứng minh vấn đề gì?
? Để chứng minh cho vẻ đẹp của tiếng việt tác giả đã đưa ra những chứng cứ gì?
? Chứng cứ ấy như thế nào?
* Hoạt động nhóm ( theo bàn)
- GV nêu yêu cầu, nhiệm vụ:
? Để chứng minh cho nhận định của tác giả, em hãy tìm dẫn chứng cụ thể trong các tác phẩm văn, thơ em đã được học ở lớp 6,7?
- Hoạt động nhóm ( 5 phút)
- Nhiệm vụ: Các nhóm tập trung giải quyết vấn đề.
- Đại diện nhóm trình bày, NX- GVNX bổ sung:
( -Bầu ơi thương lấy .
Tuy rằng khác giống một giàn.
- Thoắt mua về, thoắt bán đi
Mây trôi bèo nổi thiếu gì là nơi !
- Người sống đống vàng)
? Điểm nổi bật trong nghệ thuật nghị luận của bài văn này là gì?
- HS trao đổi bàn trả lời. 
 HS khác bổ sung. GV chốt lại vấn đề.
 Nêu nội dung, nghệ thuật văn bản?
- HS đọc ghi nhớ SGK.
I. Đọc, tìm hiểu chung văn bản.
1. Tác giả - Tác phẩm( SGK-36)
2. Đọc.
3. Từ khó.( SGK- 36)
4. Thể loại. Văn nghị luận.
5. Bố cục ( chia 2 đoạn)
- Đ1: Từ đầu -> Qua các thời kì lịch sử => Nhận định Tiếng Việt là một thứ tiếng giàu đẹp.
- Đ2: Còn lại -> Chứng minh cái đẹp và sự phong phú của tiếng việt.
II. Tìm hiểu văn bản.
1. Phân tích đoạn 1.
- Tác giả thể hiện niềm tự hào và tin tưởng vào tương lai phát triển của tiếng việt. Tác giả viết: “ Người Việt Nam ngày nay tương lai của nó”.
- Sau đó tác giả nêu ngắn gọn vấn đề nghị luận: “ Tiếng Việt có những đặc sắc tiếng hay.”
- Hài hoà về âm hưởng, thanh điệu. Tinh tế uyển chuyển trong cách đặt câu.
- Có khả năng diễn đạt tình cảm, tư tưởng của người Việt Nam
-> Giải thích ngắn gọn về nhận định Tiếng Việt đẹp và hay.
2. Phân tích đoạn 2.
- Tiếng việt giàu và đẹp.
- Giàu hình tượng ngữ âm.
- Hệ thống nguyên âm, phụ âm phong phú
- Giàu thanh điệu ( 6 thanh)
- uyển chuyển cân đối nhịp nhàng về cú pháp.
- Từ vựng dồi dào về giá trị thơ, nhạc, hoạ.
- Có khả năng dồi dào về cấu tạo từ ngữ và hình thức diễn đạt.
3. Nghệ thuật nghị luận.
- Kết hợp giải thích với chứng minh, bình luận làm cho vấn đề đưa ra nghị luận vừa sáng rõ, sâu sắc, đầy sức thuyết phục.
- Lập luận chặt chẽ, dẫn chứng khá toàn diện, bao quát
* Ghi nhớ SGK - 37.
4. Củng cố ( 3 phút)
? Em có nhận xét gì về nội dung, nghệ thuật sau khi học song bài “ Sự giàu đẹp của tiếng việt”
- Đọc lại văn bản: Sự giàu đẹp của tiếng việt.
5. HD học ở nhà ( 2 phút)
- Học thuộc ghi nhớ, hoàn thiện bài tập SGK -37.
- Đọc bài đọc thêm SGK - 38.
- Soạn Tiết 86. Thêm trạng ngữ cho câu.
Ngày giảng:
Tiết 86.
Thêm trạng ngữ cho câu.
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức.HS nắm vững được khái niệm trạng ngữ trong cấu trúc câu. Biết phân loại trạng ngữ theo nội dung mà nó biểu thị. 
- Ôn các loại trạng ngữ đã học ở tiểu học.
2. Kĩ năng. Thêm thành phần trạng ngữ cho câu vào các vị trí khác nhau.
3. Thái độ. Rèn cách dùng từ đặt câu đúng ngữ pháp.
II. Chuẩn bị.
 GV: SGK, tham khảo SGV ngữ văn 7.
 HS: Đọc bài, soạn bài theo nội dung câu hỏi SGK.
III. Tiến trình tổ chức dạy học.
1. ổn định tổ chức ( 1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ ( 4 phút)
? Nêu nội dung, nghệ thuật văn bản “ Sự giàu đẹp của Tiếng Việt” ?
- HS nêu nội dung mục ghi nhớ SGK - 37.
3. Bài mới.
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
* Hoạt động 1. Đặc điểm của trạng ngữ.
( 18 phút)
- HS đọc đoạn văn SGK - 39.
? Xác định trạng ngữ trong mỗi câu?
? Các trạng ngữ vừa tìm được bổ sung cho câu những nội dung gì?
? Về ý nghĩa, trạng ngữ có vai trò gì?
( bổ sung ý nghĩa cho nòng cốt câu, giúp cho ý nghĩa của câu cụ thể hơn)
? Có thể chuyển các trạng ngữ nói trên sang những vị trí nào trong câu?
( - Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời vỡ ruộng, khai hoang. => Người dân cày Việt Nam, dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang.
- Đời đời, kiếp kiếp tre ăn ở với người.)
? Em có nhận xét gì về vị trí của trạng ngữ trong câu?
( Trạng ngữ có thể đứng ở đầu câu, cuối câu, giữa câu.)
? Giữa trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ được ngăn cách bởi dấu hiệu gì khi nói, viết? ( nhận biết bằng 1 quãng ngắt hơi khi nói, dấu phẩy khi viết)
- HS đọc ghi nhớ SGK -39.
*Hoạt động 2. HD HS luyện tập.(17phút
- HS đọc bài tập 1.
+ Hoạt động nhóm ( theo bàn)
- GV nêu yêu cầu, nhiệm vụ:
? Trong 4 câu trên câu nào có cụm từ mùa xuân là trạng ngữ? Những câu còn lại, cụm từ mùa xuân đóng vai trò gì?
- Hoạt động nhóm ( 5 phút)
- Nhiệm vụ: Các nhóm tập trung giải quyết vấn đề. - Đại diện nhóm trình bày.
- HS nhận xét -> GV chốt lại vấn đề.
- HS đọc yêu cầu bài tập 2,3.
? Xác định và gọi tên trạng ngữ trong ví dụ?
- HS hoạt động độc lập. – Phát biểu.
- HS bổ sung- GV tổng hợp kết luận.
? Kể thêm các loại trạng ngữ mà em biết? Cho ví dụ?
I. Đặc điểm của trạng ngữ.
1. Ví dụ.( SGK - 39)
2. Nhận xét.
- Trạng ngữ:
+ Dưới bóng tre xanh -> nơi chốn
+ đã từ lâu đờiđời đời, kiếp kiếp. Từ nghìn đời nay -> Bổ sung thông tin về thời gian.
* Ghi nhớ SGK - 39.
II. Luyện tập
Bài tập1.
a. Mùa xuân mùa xuân - > Chủ ngữ và vị ngữ.
b. Mùa xuân - > trạng ngữ.
c. Bổ ngữ.
d. Câu đặc biệt. 
Bài tập 2,3. Xác định và gọi tên trạng ngữ.
a. – Như báo trước mùa xuân về. -> TN cách thức.
- Khi đi qua những cánh đồng xanh. 
-> TN thời gian.
- Trong cái vỏ xanh kia -> TN địa điểm.
- Dưới ánh nắng. -> TN nơi chốn.
b. Với khả năng thích ứng -> TN cách thức.
* Các loại trạng ngữ: TG, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, phương tiện cách thức
4. Củng cố.( 3 phút)
? Trạng ngữ có tác dụng gì trong câu? Vị trí của trạng ngữ?
- GV hệ thống kiến thức bài giảng.
5. HD học ở nhà.(2 phút)
- Học thuộc bài, hoàn thiện bài tập vào vở. Soạn tiết 87, 88.

Tài liệu đính kèm:

  • docNV7H(6).doc