Giáo án môn Ngữ văn khối 7 năm 2009 - Tiết 35: Từ đồng nghĩa

Giáo án môn Ngữ văn khối 7 năm 2009 - Tiết 35: Từ đồng nghĩa

I. MỤC TIÊU: GIÚP HỌC SINH:

- HIỂU ĐƯỢC THẾ NÀO LÀ TỪ ĐỒNG NGHĨA.

- PHÂN BIỆT GIỮA TỪ ĐỒNG NGHĨA HOÀN TOÀN VÀ TỪ ĐỒNG NGHĨA KHÔNG HOÀN TOÀN.

- LUYỆN TẬP NÂNG CAO KỸ NĂNG PHÂN TÍCH TỪ ĐỒNG NGHĨA.

- CÓ Ý THỨC TRONG VIỆC SỬ DỤNG TỪ ĐỒNG NGHĨA CHÍNH XÁC.

II. CHUẨN BỊ: - GIÁO VIÊN: THIẾT KẾ BÀI GIẢNG + BẢNG PHỤ.

- HỌC SINH: HỌC BÀI, SOẠN BÀI. + BẢNG PHỤ

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:

1.ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC: (1)

2. KTBC: (4) - QUAN HỆ TỪ LÀ GÌ ? ĐẶT 2 CÂU CÓ SỬ DỤNG QUAN HỆ TỪ ?

 - TRONG QUAN HỆ TỪ KHI TA SỬ DỤNG THƯỜNG MẮC LỖI GÌ?

3. BÀI MỚI: GIÁO VIÊN GIỚI THIỆU BÀI.

KHI NÓI VÀ VIẾT TA PHẢI CẨN THẬN VÌ CÓ NHỮNG TỪ PHÁT ÂM GIỐNG NHAU NHƯNG NGHĨA HOÀN TOÀN KHÁC XA NHAU. TRÁI LẠI NHỮNG TỪ PHÁT ÂM KHÁC NHAU NHƯNG CÓ NHỮNG NÉT NGHĨA GIỐNG NHAU HOẶC GẦN GIỐNG NHAU TA GỌI LÀ TỪ ĐỒNG NGHĨA. VẬY THẾ NÀO LÀ TỪ ĐỒNG NGHĨA? CHÚNG ĐƯỢC DÙNG NHƯ THẾ NÀO CHO CHÍNH XÁC. MUỐN HIỂU RÕ ĐIỀU NÀY TA SẼ ĐI VÀO TÌM HIỂU BÀI TỪ ĐỒNG NGHĨA.

 

doc 4 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 519Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 7 năm 2009 - Tiết 35: Từ đồng nghĩa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :13/10/2009 Tuần 9
Ngày dạy :14/10/2009 Tiết 35
I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:
- Hiểu được thế nào là từ đồng nghĩa.
- Phân biệt giữa từ đồng nghĩa hoàn toàn và từ đồng nghĩa không hoàn toàn.
- Luyện tập nâng cao kỹ năng phân tích từ đồng nghĩa.
- Có ý thức trong việc sử dụng từ đồng nghĩa chính xác.
II. CHUẨN BỊ: 	- Giáo viên: Thiết kế bài giảng + bảng phụ. 
- Học sinh: Học bài, soạn bài. + bảng phụ
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:
1.Ổn định tổ chức: (1’)
2. KTBC: (4’)	- Quan hệ từ là gì ? Đặt 2 câu có sử dụng quan hệ từ ?
 	- Trong quan hệ từ khi ta sử dụng thường mắc lỗi gì?
3. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài.
Khi nói và viết ta phải cẩn thận vì có những từ phát âm giống nhau nhưng nghĩa hoàn toàn khác xa nhau. Trái lại những từ phát âm khác nhau nhưng có những nét nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau ta gọi là từ đồng nghĩa. Vậy thế nào là từ đồng nghĩa? Chúng được dùng như thế nào cho chính xác. Muốn hiểu rõ điều này ta sẽ đi vào tìm hiểu bài từ đồng nghĩa.
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
6’
7’
7’
15’
HOẠT ĐỘNG 1: HÌNH THÀNH KHÁI NIỆM
HS. Đọc bản dịch thơ “Xa ngắm thác núi Lư”.
H. Ở tiểu học các em đã học về từ đồng nghĩa.
 Hãy tìm từ đồng nghĩa với từ “rọi, trông” ?
H. Hãy tìm thêm nghĩa của từ “trông” ở 
 ví dụ mục 2 SGK/113-114.
H. Đặt câu với từ “trông” ?
 Ví dụ: Nó trông sang bờ sông bên kia.
H. Thông qua ví dụ trên, em hiểu thế nào là từ 
 đồng nghĩa?
HS. Đọc ghi nhớ. SGK/114
HOẠT ĐỘNG 2. PHÂN LOẠI TỪ ĐỒNG NGHĨA
HS. Đọc ví dụ 1.II. SGK/114
H. So sánh các từ “quả”, “trái”. Ý nghĩa của từ “quả”, “trái” có giống nhau không?
HS. Giống, đều chỉ bộ phận của cây do bầu nhụy hoa phát triển mà thành. “Quả” là từ toàn dân (Miền Bắc), “Trái” là từ địa phương Nam Bộ.
GV nhấn mạnh: Từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau gọi là từ đồng nghĩa hoàn toàn.
Bài tập nhanh:
 Phân biệt sắc thái nghĩa khác nhau các từ cùng chỉ cái chết sau đây: Hi sinh, thiệt mạng, tử hình, từ, trần, qua đời.
Nghĩa của các từ này và khác nhau như thế nào ?
H. Em hiểu thế nào là từ đồng nghĩa không hoàn 
 toàn?
H. Vậy ta có mấy loại từ đồng nghĩa?
HS. Đọc ghi nhớ SGK/114.
HOẠT ĐỘNG 3. HD CÁCH SỬ DỤNG
H. Hai từ “bỏ mạng, hi sinh” có thể thay thế cho 
 nhau không?
HS. Không. Vì có sắc thái ý nghĩa khác nhau.
H. Hai từ “quả, trái” có thể thay thế cho nhau 
 được không?
HS. Được, vì ý nghĩa cơ bản của câu không thay
 đổi à Sắc thái trung hòa.
H. Tại sao trong đoạn trích “Chinh phụ ngâm 
 khúc” Lấy tiêu đề là “Sau phút chia ly” mà 
 không phải là “Sau phút chia tay” ?
Gợi ý:
 - Chia ly có sắc thái cổ xưa là sự xa cách không 
 biết có ngày gặp lại, thậm chí là không biết có 
 ngày gặp lại.
 - Chia tay chỉ là sự xa cách tạm thời, sẽ có ngày 
 gặp lại (có sắc thái trung tính).
 - Dùng chia ly trong văn bản là phù hợp bởi 
 người chồng đi ra chiến trận chưa biết ngày
 về , có thể bỏ mạng nơi chiến trường, không 
 bao giờ được trở lại quê nhà.
HS. Đọc ghi nhớ. SGK/115
HOẠT ĐỘNG 4. HDHS LUYỆN TẬP
HS.Tìm từ Hán Việt đồng nghĩa (Bảng phụ)
 Xác định yêu cầu, HS đứng tại chỗ trả lời.
HS. Tìm từ có gốc Ấn – Âu đồng nghĩa với các
 từ sau.
HS. Đứng tại chỗ trình bày.
HS. Tìm một số từ địa phương đồng nghĩa với từ 
 toàn dân (phổ thông).
HS. Tìm từ đồng nghĩa thay thế các từ in đậm 
 trong các câu sau (bảng phụ)
HS. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống.
GV gợi ý: HS làm bài tập 7, 8, 9 SGK/116-117.
I. THẾ NÀO LÀ TỪ ĐỒNG NGHĨA
1. Bài thơ:
 Xa ngắm thác núi Lư
- Rọi: chiếu, soi, tỏa
- Trông: nhìn, xem, thấy, ngó, 
 ngắm, nhòm, liếc
Þ Có nghĩa giống nhau hoặc 
 gần giống nhau.
* Từ đồng nghĩa với từ “trông”:
a. Coi sóc, giữ gìn cho yên ổn: 
 Trông coi, trông nhà, chăm 
 sóc
b. Mong: Hi vọng, trông mong, 
 mong đợi
2. Khái niệm: 
 Ghi nhớ SGK/114
II. CÁC LOẠI TỪ ĐỒNG NGHĨA:
1. Từ “quả, trái”: Có ý nghĩa 
 giống nhau.
 Þ Từ đồng nghĩa hoàn toàn.
2. Nghĩa của từ “bỏ mạng, hi sinh”:
- Giống nhau: Đều nói về cái 
 chết.
- Khác nhau:
 + Bỏ mạng: Chết vô ích 
 à khinh bỉ.
 + Hi sinh : chết vì lí tưởng cao 
 đẹp à kính trọng.
 + Thiệt mạng : Chết tai nạn, 
 chết bất đắc kì tử.
 + Tử hình : Chết do pháp luật 
 xử lý.
 + Từ trần : Cái chết của người 
 cao tuổi hoặc có địa vị xã hội
 (dùng trong ngôn ngữ viết).
 + Qua đời : Dùng nhiều trong 
 ngôn ngữ viết, sắc thái thân 
 mật.
 Þ Từ đồng nghĩa không hoàn 
 toàn.
* GHI NHỚ SGK/114
III. SỬ DỤNG TỪ ĐỒNG NGHĨA.
1. Từ “bỏ mạng, hi sinh” 
 à Không thay thế được cho nhau.
 - Từ “trái, quả” thay thế được cho 
 nhau.
2. Tiêu đề: “Sau phút chia ly” 
 Dùng chia ly trong văn bản là
 phù hợp bởi người chồng đi ra
 chiến trận chưa biết ngày về, 
 có thể bỏ mạng nơi chiến 
 trường, không bao giờ được 
 trở lại quê nhà.
* GHI NHỚ .SGK/ 115.
IV. LUYỆN TẬP:
Bài tập 1/115. Tìm từ Hán 
 Việt đồng nghĩa.
 - Gan dạ Û dũng cảm.
 - Nhà thơ Û thi sĩ, thi nhân
 - Mổ xẻ Û phẩu thuật
 - Của cải Û tài sản
 - Nước ngoài Û Ngoại quốc.
 - Chó biển Û Hải cẩu
 - Đòi hỏi Û yêu cầu
 - Năm học Û Niên khóa
 - Loài người Û Nhân loại
 - Thay mặt Û Đại diện
Bài tập 2/115. Từ có gốc 
 Ấn – Âu đồng nghĩa với các
 từ sau:
 - Máy thu thanh Û Ra-đi-ô
 - Sinh tố Û Vitamin
 - Xe hơi Û Ô tô
 - Dương cầm Û Pi-a-nô
Bài tập 3.SGK/115. Tìm từ 
 địa phương đồng nghĩa với 
 từ toàn dân:
 Vớ – tất, chén - bát, về – dzìa,
 nón – mũ
Bài tập 4/115. Tìm từ đồng nghĩa thay thế (bảng phụ).
 Đưa – trao, đưa – tiễn, 
 kêu – phàn nàn, nói – cười, 
 đi – từ trần.
Bài tập 5/115. Phân biệt 
 nghĩa.
 - Xinh: chỉ người trẻ, ưa nhìn.
 - Đẹp: mức độ cao hơn xinh.
Bài tập 6/116.
 a. Thành quả – thành tích.
 b. Ngoan cố – ngoan cường.
Bài tập 7/116.
 a. Đối đãi / đối xử; đối xử.
 b. Trọng đại / to lớn; to lớn
4. CỦNG CỐ: (3’) Bảng phụ
TỪ ĐỒNG NGHĨA
Từ đồng nghĩa không hoàn toàn
(Phân biệt sắc thái ý nghĩa)
Từ đồng nghĩa hoàn toàn
(Không phân biệt sắc thái ý nghĩa)
5. DẶN DÒ: ( 2’)
- Học thuộc 3 ghi nhớ SGK/114 - 115
- Hoàn thành các bài tập. Viết đoạn văn có sử dụng ít nhất 2 cặp từ đồng nghĩa.
 - Chuẩn bị bài : CÁCH LẬP Ý CỦA BÀI VĂN BIỂU CẢM
+ Đọc các bài văn và trả lời câu hỏi SGK.
+ Tham khảo phần ghi nhớ SGK/ 121 và phần luyện tập.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIE 35.doc