Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 9: Ca dao, dân ca những câu hát về tình cảm gia đình (Tiếp)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 9: Ca dao, dân ca những câu hát về tình cảm gia đình (Tiếp)

1. Kiến thức: Khái niệm về ca dao, dân ca. Nội dung, ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của những bài ca dao về tình cảm gia đình.

2. Kĩ năng: Đọc- hiểu và phân tích ca dao, dân ca trữ tình. Phát hiện và phân tích những hình ảnh so sánh, ẩn dụ, những mô típ quen thuộc trong các bài ca dao trữ tình về tình cảm gia đình.

3. Thái độ: Yêu thích văn học dân gian qua các bài ca dao

 

doc 4 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 835Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 9: Ca dao, dân ca những câu hát về tình cảm gia đình (Tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 9: CA DAO, DÂN CA
NHỮNG CÂU HÁT VỀ TÌNH CẢM GIA ĐÌNH
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Khái niệm về ca dao, dân ca. Nội dung, ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của những bài ca dao về tình cảm gia đình. 
2. Kĩ năng: Đọc- hiểu và phân tích ca dao, dân ca trữ tình. Phát hiện và phân tích những hình ảnh so sánh, ẩn dụ, những mô típ quen thuộc trong các bài ca dao trữ tình về tình cảm gia đình.
3. Thái độ: Yêu thích văn học dân gian qua các bài ca dao
B. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
2. Học sinh:
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ, soạn bài mới: 
- Qua câu chuyện "Cuộc chia tay của những con búp bê " Tác giả muốn nhắn gửi đến mọi người điều gì? Em có suy nghĩ gì khi học xong văn bản này ? 
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: Khởi động
- GV giới thiệu: Ca dao Việt Nam với vẻ đẹp, giá trị trong nền văn học Việt Nam.
Hoạt động 2: Tìm hiểu chung về bài học.
- Tìm hiểu khái niệm ca dao, dân ca.
- HS đọc chú thích * sgk/35
- GV hướng dẫn đọc bài ca dao số 1, 4.
- Gọi HS đọc bài 1.
+ Bài ca dao 1 là lời của ai nói với ai?- Xác định nhân vật trữ tình
+ Bằng hình thức gì?
 - Mẹ nói với con bằng lời ru với âm điệu sâu lắng, bộc lộ được tâm tình.
+ Tình cảm bài ca dao diễn tả tình cảm gì?
+ Chỉ ra cái hay của ngôn ngữ, hình ảnh, âm điệu của bài ca dao này?
- Bài ca dao đã có cách so sánh: “Công cha” so sánh “núi ngất trời”; “Nghĩa mẹ” so sánh “nước biển Đông”
+ Cách so sánh đó có tác dụng cho ta thấy điều gì? Công ơn sinh thành, nuôi dạy của cha mẹ không thể nào đo được.
- Bài ca dao dùng lối ví quen thuộc để thể hiện công cha, nghĩa mẹ, lấy những cái to lớn, mênh mông vĩnh hằng của thiên nhiên làm hình ảnh so sánh. Những hình ảnh đó được miêu tả bằng những từ chỉ mức độ: (núi ngất trời, núi cao, biển rộng mênh mông) hình ảnh núi và biển được nhắc lại 2 lần có ý nghĩa tượng trưng cho công lao của cha mẹ không thể nào đo được.
 Bài thơ không đưa ra một lời giáo huấn nào về chữ hiếu mà chỉ bằng biện pháp so sánh các khái niệm công cha nghĩa mẹ lại trở nên cụ thể, sinh động dễ đi vào lòng người.
+ Từ nào trong câu ca dao nói lên lời khuyên tha thiết của mẹ? (cù lao chín chữ).
+ Em hiểu “cù lao chín chữ” là gì? 
+ Câu ca dao đã nhắn nhủ con cái điều gì? - Ghi nhớ và phải biết kính trọng, biết ơn đối với cha mẹ.
+ Tìm những câu ca dao có ý nghĩa tương tự bài 1.
 Mẹ già ở túp lều tranh
Sớm thăm tối viếng mới đành dạ con
 Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa
 Miệng nhai cơm búng, lưỡi lừa cá xương.
- HS đọc bài ca dao số 4
+ Tình cảm gì được thể hiện ở bài ca dao? -- Anh em ruột thịt
+ Theo em đây là lời ai nói? Nói với ai về tình cảm này? (Có thể là ông bà hoặc cô bác nói với cháu hoặc cha mẹ với con).
+ Tình cảm anh em được diễn tả bằng những từ ngữ nào? Tại sao anh em phải thương yêu.
 Cùng cha mẹ sinh ra, cùng sướng khổ có nhau trong cùng 1 ngôi nhà.
+ Tình cảm ấy còn được so sánh ntn?
- Như thể tay chân
+ Cách so sánh này cho ta thấy tình anh em gắn bó với nhau đến mức nào? 
- Anh em gắn bó máu thịt không thể tách rời nhau.
+ Bài ca dao muốn nhắc nhở ta điều gì?
+ Tìm thêm những bài ca dao khác nói về tình cảm anh em.
Hoạt động 3
+ Bốn bài ca dao là những lời khuyên lẫn nhau trong phạm vi nào của cuộc sống. (gia đình).
+ Những lời giáo dục tình cảm trong 2 bài ca dao có nhẹ nhàng và có sức truyền cảm không?
+ Nghệ thuật sử dụng ở 2 bài ca dao là gì?
+ Trong cuộc sống gia đình, em đã bao giờ vi phạm tình cảm gia đình trái với lời khuyên của 2 bài ca dao chưa?
Hoạt động 4
- GV hướng dẫn HS luyện tập.
- 2 bài ca dao nói lên tình cảm nào? Em có nhận xét gì về các tình cảm đó?
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Thể loại: ca dao, dân ca 
- Dân ca: Dân ca là những sáng tác dân gian kết hợp giữa lời và nhạc .
- Ca dao: Ca dao là lời thơ của dân ca và những bài thơ dân gian.
- Thể thơ lục bát
2. PTBĐ: Bbiểu cảm
II. HIỂU VĂN BẢN
Bài 1
Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông. 
Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!
- Lời hát ru với hình ảnh so sánh. 
→ Công lao trời biển của cha mẹ, làm con phải ghi nhớ công lao đó.
Bài 4
Anh em nào phải người xa,
Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân.
Yêu nhau như thể tay chân,
Anh em hoà thuận, hai thân vui vầy.
- Dùng lối nói so sánh, tượng trưng.
 → Lời khuyên anh em trong nhà phải biết yêu thương đùm bọc nhau để cha mẹ vui lòng.
III. TỔNG KẾT - GHI NHỚ
1. Nội dung
 Những nhân vật trữ tình và những tình cảm gia đình, được biểu lộ trong các bài ca dao về tình cảm gia đình.
2. Nghệ thuật
- Sử dụng nghệ thuật so sánh, tượng trưng.
- Giọng điệu ngọt ngào mà trang nghiêm.
- Sử dụng thể thơ lục bát.
3.Ý nghĩa
- Tình cảm gia đình là những tình cảm sâu nặng, thiêng liêng nhất trong đời sống mỗi con người.
IV. LUYỆN TẬP
4. Củng cố:
- HS đọc diễn cảm lại 2 bài ca dao
5. Dặn dò:
- Học thuộc lòng 2 bài ca dao 1, 4
- Chuẩn bị văn bản “Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người”/37, bài 1, 4.
- Tìm vài câu ca dao khác có nội dung tương tự 2 bài ca dao đã học.

Tài liệu đính kèm:

  • docvan 7 nhung cau hat ve tinh cam gia dinh.doc