Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 90: Kiểm tra 1 tiết (Tiếp)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 90: Kiểm tra 1 tiết (Tiếp)

1.Kiến thức : Giúp học sinh vận dụng những kiến thức tiếng việt vào một bài làm cụ thể, tự nhận xét, đánh giá kiến thức của mình, nâng cao kỹ năng sử dụng tiếng việt.

2.Kỹ năng : Tạo kỹ năng kỹ năng nhận biết, quyết đoán, suy nghĩ chính xác.

3.Thái độ: Tinh thần tự giác nghiêm túc trong học tập.

II. CHUẨN BỊ:

 1. Chuẩn bị của GV : Ra đề kiểm tra, Đáp án, Biểu điểm

doc 4 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 881Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 90: Kiểm tra 1 tiết (Tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 06/02/2011
 Tiết: 90 * Bài dạy: 
I. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức : Giúp học sinh vận dụng những kiến thức tiếng việt vào một bài làm cụ thể, tự nhận xét, đánh giá kiến thức của mình, nâng cao kỹ năng sử dụng tiếng việt.
2.Kỹ năng : Tạo kỹ năng kỹ năng nhận biết, quyết đoán, suy nghĩ chính xác.
3.Thái độ: Tinh thần tự giác nghiêm túc trong học tập.
II. CHUẨN BỊ:
	1. Chuẩn bị của GV : Ra đề kiểm tra, Đáp án, Biểu điểm:
* Đề:
I.Phần trắc nghiệm:(4 điểm) Hãy chọn câu đúng rồi khoanh tròn vào chữ cái đầu tiên 
1) Trong các câu sau đây, câu nào là câu đặc biệt? ( 0,25 đ)
 a. Hằng là một học sinh ngoan. b. Mẹ đã về. 
 c. Ngày mai, đến trường mẹ ạ! d. Phía núi bắt đầu mưa. 
2) Về ý nghĩa, trạng ngữ trong câu: “Người Việt Nam ngày nay có lý do đầy đủ và vững chắc để tự hào về tiếng nói của mình” được thêm vào trong câu để làm gì? ( 0,25 đ)
 a. Để xác định thời gian. b. Để xác định mục đích. 
 c. Để xác định nguyên nhân. 	 d. Để xác định nơi chốn. 
3) Câu rút gọn là câu: ( 0,25 đ)
 a. Chỉ có thể vắng chủ ngữ. b. Chỉ có thể vắng vị ngữ. 
 c. Có thể vắng cả chủ ngữ và vị ngữ. d.Chỉ có thể vắng các thành phần phụ
4) Trong đoạn đối thoại dưới đây, có thể dùng câu rút gọn hay không? ( 0, 5 đ)
- Con đã nấu cơm chưa? – Mẹ hỏi
- Tôi liền trả lời: Đang ạ!
a. Có thể	b. Không thể
5) Câu “ Và để tin tưởng hơn nữa vào tương lai của nó” được rút gọn thành phần nào? ( 0,25 đ)
 a. Chủ ngữ	b. Vị ngữ	c. Chủ ngữ và vị ngữ	 d. Trạng ngữ
6) Tách trạng ngữ thành câu riêng, người nói, người viết nhằm mục đích gì? ( 0,25 đ)
Làm cho câu ngắn gọn hơn. 
Để nhấn mạnh, chuyển ý hoặc thể hiện những cảm xúc nhất định. 
Làm cho nồng cốt câu được chặc chẽ hơn. 
Làm cho nội dung của câu dễ hiểu hơn. 
7) Vị trí trạng ngữ ở câu sau nằm ở? ( 0, 5 đ)	
 “ Rất đẹp hình anh lúc nắng chiều” ( Tố Hữu)
 a. Đầu câu. b. Giữa câu.	 c. Cuối câu. d. abc đều sai	 
8) Dấu nào được dùng để ngăn cách trạng ngữ với nòng cốt câu ( 0,25 đ)
 a.. Dấu chấm. b. Dấu hai chấm. c. Dấu phẩy. 	 d. Dấu ngoặc đơn.	 
9) Câu đặc biệt là câu: ( 0,25 đ)
 a.Không cấu tạo theo mô hình: chủ ngữ-vị ngữ. b. Không phân định chủ ngữ và vị ngữ .
 c. Có một trung tâm cú pháp. d.Tất cả đều đúng. 
10) Câu nào trong các câu sau đây là câu rút gọn. ( 0,25 đ)
 a. Ai cũng học đi đôi với hành. b. Anh trai tôi học luôn đi đôi với hành 
 c. Học đi đôi với hành. d.Rất nhiều người học đi đôi với hành.
11. Điền vào chỗ trống sau để hoàn thành khái niệm: ( 0,5 đ)
 “ Về ý nghĩa, trạng ngữ được thêm vào câu để xác định, .., nguyên nhân, mục đích, cách thức diễn ra sự việc được nêu trong câu”.
12. Nối cột A với cột B sao cho phù hợp: ( 0,5 đ)
A
B
Ngày mai, chúng ta đi lao động.
Gió! Mưa! Não nùng.
Câu rút gọn.
Câu có trạng ngữ chỉ thời gian.
Câu đặc biệt.
II. Phần Tự luận ( 6 điểm )
 1.Đọc kỹ đoạn văn sau: ( 3 điểm)
“Im lặng. Nghe rõ tiếng thở phì phò của các chiến sĩ. Đoàn trưởng Thăng bậm môi. Cố nhoài người leo dốc. Rồi anh lại gắng bíu lấy từng cái rễ cây mà tụt dần xuống núi”. 
Tìm câu rút gọn và nêu tác dụng. b. Tìm câu đặc biệt và nêu tác dụng. 
 2.Xác định vai trò ngữ pháp của từ “mùa đông” trong các câu sau. ( 1,5 điểm )
 “ Mùa đông đã thật sự về rồi. Mùa đông, cái chết đã gợi lên tới ngọn những hàng cây bên suối.”
 3. Đặt 2 câu có trạng ngữ ( Một câu có trạng ngữ chỉ thời gian; một câu có trạng ngữ chỉ nơi chốn)?( 1,5đ )
* Đáp án và biểu điểm:
I. Phần trắc nghiệm:( 4 điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
d
c
c
a
c
b
c
c
d
c
Thời gian, nơi chốn
1 - b
2 - c
Điểm
0,25
0,25
0,25
0, 5
0,25
0,25
0, 5
0,25
0,25
0,25
0,5
0,5
II.Phần tự luận: ( 6 điểm )
( 3 điểm )
 - Im lặng à câu đặc biệt à thông báo sự xuất hiện, sự tồn tại của sự vật hiện tượng. 
 - Cố nhoài người leo dốc à là câu rút gọn à làm cho câu gọn hơn không trùng lặp với các từ ngữ đứng trước. 
( 1, 5 điểm ) Vai trò ngữ pháp của các từ “mùa đông”. 
Mùa đông 1 là chủ ngữ. 
Mùa đông 2 là trạng ngữ. 
(1, 5 điểm ) 
- Ngày mai, Chúng em đi học Thể dục. ( Trạng ngữ chỉ thời gian)
 - Trên đỉnh núi, Những làn sương đang từ từ bốc hơi. ( Trạng ngữ chỉ không gian)
	2. Chuẩn bị của HS: Ôn bài để kiểm tra cho tốt.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
	1. Ổn định lớp :(1’)
 - Nề nếp của từng lớp:
 - Chuyên cần: 7A1:, 7A4:., 7A5:
	2. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. ( Giấy bút + Sự chuẩn bị bài ở nhà của HS) ( 1’)
 3. Giảng bài mới:
 * Giới thiệu bài mới: ( 1’) .......... ( Kiểm tra Tiếng Việt) 
 * Tiến trình bài dạy: (40’)
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐÔÏNG CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG
1’
 *Hoạt động 1/ Đọc đề, chép đề:
1/ Đề:
-GV đọc đề và chép đề lên bảng.
 - HS chép đề
 Đề: ( Như phần chuẩn bị)
37’
 * Hoạt động 2/ Hướng dẫn HS làm bài và quản lí lớp:
2/ HS làm bài:
- GV hướng dẫn nhanh để HS làm bài:
 + Các em cần xác định bài viết có hai phần: Trắc nghiệm và tự luân.
- Nghiêm túc làm bài.
 -HS tự giác và nghiêm túc làm bài
 1’
 * Hoạt động3/ Thu bài:
3/ Thu bài:
- GV nhắc giờ và thu bài:
 + Lớp 7A1/38: 
 + Lớp 7A4/40:
 + Lớp 7A5/37:
-HS nộp bài, trật tự , nghiêm túc.
1’
 * Hoạt động 4/ nhận xét và bảng thống kê điểm:
4/ Nhận xét và thống kê:
-GV nhận xét từng lớp:
 + Lớp 7A1: 
 à Ưu điểm:
 à Tồn tại: 
 + Lớp 7A4: 
 à Ưu điểm:
 à Tồn tại:
 + Lớp 7A5: 
 à Ưu điểm:
Lớp
SS
0à>2
2à >3,5
3,5à>5
5à>6,5
6,5à>8
8à10
Ghi chú
7A1
38
7A4
40
7A5
37
 4/ Dăn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo:(2’)
 a/ Ra bài tập về nhà: Tự kiểm tra lại bài làm của mình bằng trí nhớ.
 b/ Chuẩn bị bài mới: Soạn bài : Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.
 + Thế nào là câu chủ động và câu bị động?
 + Mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động?
 IV- RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG: 
 - Thời gian:.
 - Nội dung kiến thức:
 - Phương pháp giảng dạy:
 - Hình thức tổ chức:.
 - Thiết bị dạy học:

Tài liệu đính kèm:

  • docKiem tra Tieng Viet Tiet 90.doc