Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 91: Cách làm bài văn lập luận chứng minh (Tiếp theo)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 91: Cách làm bài văn lập luận chứng minh (Tiếp theo)

- Hệ thống hóa những kiến thức cần thiết ( Về tạo lập văn bản, về văn bản lập luận chứng minh) để học cách làm bài văn chứng minh có cơ sở chắc chắn hơn.

 - Bước đầu hiểu được cách thức cụ thể trong việc làm một bài văn lập luận chứng minh, những điều cần lưu ý và những lỗi cần tránh trong lúc làm bài.

B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:

1. Kiến thức:

 - Các bước làm bài văn lập luận chứng minh .

 

doc 2 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 649Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 91: Cách làm bài văn lập luận chứng minh (Tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 91: Cách làm bài văn lập luận chứng minh
A. Mục tiêu cần đạt 
 - Hệ thống hóa những kiến thức cần thiết ( Về tạo lập văn bản, về văn bản lập luận chứng minh) để học cách làm bài văn chứng minh có cơ sở chắc chắn hơn.
 - Bước đầu hiểu được cách thức cụ thể trong việc làm một bài văn lập luận chứng minh, những điều cần lưu ý và những lỗi cần tránh trong lúc làm bài.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG: 
1. Kiến thức: 
 - Các bước làm bài văn lập luận chứng minh .
2. Kĩ năng: 
 - Tìm hiểu đề, lập ý, lập dàn ý và viết các phần, đoạn trong bài văn chứng minh.
3. Thái độ: 
 - Những điều cần lưu ý và những lỗi cần tránh trong lúc làm bài. 
C.Hoạt động dạy học:
 1.ổn định :
 2. Bài cũ :? Em hãy trình bày quy trình viết một bài văn nói chung ?
 3.Bài mới : GV giới thiệu :
 Quy trình làm một bài văn nghị luận chứng minh cũng nằm trong quy trình làm một bài văn nói chung. Nghĩa là nhất thiết cần phải tuân thủ các bước. Nhưng với kiểu bài nghị luận chứng minh vẫn có những cách thức cụ thể riêng phù hợp với đặc điểm của bài này.
 Hoạt động của Gv và HS
Nội dung cần đạt
Cho đề ra sau: Nhân dân ta thường nói: "Có chí thì nên’’. Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ đó .? Luận điểm mà đề yêu cầu chứng minh là gì ?
? Luận điểm ấy được thể hiện trong những từ ngữ nào ?
? Em hiểu "chí "có nghĩa là gì ?
? Với một luận điểm như thế bài viết cần có những luận cứ nào ?
? Và sắp xếp theo bố cục ra sao ?
? Gọi học sinh đọc 3 mở bài ở sách giáo khoa ? 
? Khi viết mở bài có cần phải lập luận không ?
? Ba cách mở bài khác nhau chổ nào về cách lập luận ?
? Các cách mở bài đó có phù hợp với yêu cầu của đề không ?
? Em hãy viết một đoạn mở bài ?
? Làm thế nào để đoạn đầu tiên của thân bài liên kết được với mở bài ?
?Thử tìm một số từ hoặc câu có thể dùng để đảm bảo yêu cầu trên ?
? Thân bài em sẽ viết như thế nào ?
? Nội dung của kết bài ?
? Kết bài có yêu cầu gì ?
? Em hãy trình bày cách làm bài văn lập luận chứng minh ?
? HS đọc ghi nhớ?
Cho 2 đề văn sau :
1. Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ : Có công mài sắt, có ngày nên kim .
2. Chứng minh tính chân lí trong bài thơ : 
 Không có việc gì khó 
 Chỉ sợ lòng không bền 
 Đào núi và lấp biển 
 Quyết chí ắt làm nên .
? Em hãy làm theo các bước như thế nào ?
? Hai vấn đề này có gì giống và khác so với đề văn đã làm mẩu ở trên ? 
I. Các bước làm bài văn lập luận chứng minh .
- HS đọc .
1. Tìm hiểu đề :
- ý chí quyết tâm học tập, rèn luyện 
- Khẳng định vai trò, ý nghĩa to lớn của chí trong cuộc sống . 
- Hoài bảo, lí tưởng tốt đẹp, ý chí nghị lực, sự kiên trì .
2. Tìm ý và lập dàn bài :
a. Mở bài : Nêu vấn đề: Hoài bảo trong cuộc sống .
b. Thân bài : Chứng minh tính đúng đắn của vấn đề .
- Lấy dẫn chứng từ đời sống: Những tấm gương vượt khó vươn lên để học giỏi .
- Lấy dẫn chứng trong thời gian, không gian: Quá khứ, hiện tại, trong nước, ngoài nước 
c. Kết bài : Nêu sức mạnh tinh thần của con người có lí tưng .
3. Viết bài :
* Mở bài : 
- Trực tiếp : đi thẳng vào vấn đề .
- Gián tiếp : - Đi từ chung -> riêng.
 - Suy từ tâm lí con người .
- Rất phù hợp .
* Thân bài :
- Sử dụng các từ liên kết, câu liên kết .
- Đúng vậy, thật vậy, chúng ta có thể thấy rằng, không phải ngẩu nhiên mà câu tục ngữ lại khuyên chúng ta như vậy 
- Phân tích lí lẽ -> dẫn chứng .
- Nêu dẫn chứng -> phân tích lí lẻ .
* Kết bài :
- Khẳng định lại vấn đề . 
- HS đọc ví dụ ở sách giáo khoa .
- Phải hô ứng với mở bài 
- Chứng tỏ luận điểm đã được chứng minh .
4. Kiểm tra , sửa chữa .
- HS trả lời .
* Ghi nhớ : ( SGK ) 
II. Luyện tập :
Bài tập 1 : 
- Tìm hiểu đề .
- Tìm ý, lập dàn ý .
- Viết bài .
- Kiểm tra, sữa chữa .
- Giống nhau : Đều khuyên nhủ con người phải bền lòng, không nản chí 
- Khác nhau :
+ Đề 1 :Chứng minh theo chiều thuận .
+ Đề 2: Chứng minh theo hai chiều thuận và nghịch .
D .Hướng dẫn học ở nhà 
- Học thuộc ghi nhớ .
- Dựa vào dàn ý đã viết ở mục I viết bài hoàn chỉnh .
- Chuẩn bị bài luyện tập .

Tài liệu đính kèm:

  • docngu van 7 tiet 91.doc