Giáo án môn Ngữ văn khối 7 năm 2009 - Tiết 37: Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh

Giáo án môn Ngữ văn khối 7 năm 2009 - Tiết 37: Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh

I. MỤC TIÊU: GIÚP HỌC SINH:

- THẤY ĐƯỢC TÌNH CẢM QUÊ HƯƠNG SÂU NẶNG CỦA NHÀ THƠ.

- THẤY ĐƯỢC MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA BÀI THƠ : HÌNH ẢNH GẦN GŨI, NGÔN NGỮ TỰ NHIÊN, BÌNH DỊ,

 TÌNH CẢM GIAO HÒA.

- BƯỚC ĐẦU NHẬN BIẾT BỐ CỤC THƯỜNG GẶP 2/2 TRONG BÀI THƠ TUYỆT CÚ, THỦ PHÁP ĐỐI VÀ TÁC DỤNG

 CỦA NÓ.

II. CHUẨN BỊ: - GIÁO VIÊN: THIẾT KẾ BÀI GIẢNG

- HỌC SINH: HỌC BÀI, SOẠN BÀI.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:

1.ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC: (1)

2. KTBC: (4) - ĐỌC THUỘC BÀI THƠ “XA NGẮM THÁC NÚI LƯ”.

- NÊU NỘI DUNG VÀ GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT CỦA BÀI THƠ?

3. BÀI MỚI: GIÁO VIÊN GIỚI THIỆU BÀI.

“VỌNG NGUYỆT HOÀI HƯƠNG” ( TRÔNG TRĂNG NHỚ QUÊ ) LÀ MỘT CHỦ ĐỀ PHỔ BIẾN TRONG THƠ CỔ KHÔNG CHỈ Ở TRUNG QUỐC MÀ CẢ VIỆT NAM. VẦNG TRĂNG TRÒN LẠI CÀNG NHỚ QUÊ. BẢN THÂN HÌNH ẢNH VẦNG TRĂNG CÔ ĐƠN TRÊN BẦU TRỜI CAO THĂM THẲM TRONG ĐÊM KHUYA THANH TĨNH ĐỦ GỢI LÊN NỖI SẦU XA XỨ. TÌNH CẢNH TRÔNG TRĂNG NHỚ QUÊ CỦA LÍ BẠCH ĐÃ ĐƯỢC THỂ HIỆN QUA BÀI “ TĨNH DẠ TỨ ”.

 

doc 5 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 617Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 7 năm 2009 - Tiết 37: Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :18/10/2009 Tuần 10
Ngày dạy : 20/10/2009 Tiết 37 
( LÍ BẠCH )
I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:
- Thấy được tình cảm quê hương sâu nặng của nhà thơ.
- Thấy được một số đặc điểm của bài thơ : hình ảnh gần gũi, ngôn ngữ tự nhiên, bình dị, 
 tình cảm giao hòa.
- Bước đầu nhận biết bố cục thường gặp 2/2 trong bài thơ tuyệt cú, thủ pháp đối và tác dụng 
 của nó.
II. CHUẨN BỊ: 	- Giáo viên: Thiết kế bài giảng 
- Học sinh: Học bài, soạn bài.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:
1.Ổn định tổ chức: (1’) 
2. KTBC: (4’) 	- Đọc thuộc bài thơ “Xa ngắm thác núi Lư”. 
- Nêu nội dung và giá trị nghệ thuật của bài thơ?
3. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài.
“Vọng nguyệt hoài hương” ( Trông trăng nhớ quê ) là một chủ đề phổ biến trong thơ cổ không chỉ ở Trung Quốc mà cả Việt Nam. Vầng trăng tròn lại càng nhớ quê. Bản thân hình ảnh vầng trăng cô đơn trên bầu trời cao thăm thẳm trong đêm khuya thanh tĩnh đủ gợi lên nỗi sầu xa xứ. Tình cảnh trông trăng nhớ quê của Lí Bạch đã được thể hiện qua bài “ Tĩnh dạ tứ ”.
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
7’
23’
5’
 HOẠT ĐỘNG 1: HDHS HIỂU CHÚ CHUNG.
HS. Đọc chú thích đấu (*) SGK. GV giới thiệu vài nét về 
 tác giả, hoàn cảnh ra đời tác phẩm.
GV. Đọc mẫu, nhịp 2/3 với giọng diễn cảm thể hiện nỗi 
 buồn mênh mang. HS đọc.
H. Xét về thể thơ, em hãy tìm ra điểm giống nhau và khác
 nhau của 2 văn bản này ( bản phiên âm+ dịch thơ )?
HS. Cả 2 đều là ngũ ngôn tứ tuyệt, song ở bản dịch thơ, 
 câu đầu không gieo vần.
HS. Giải nghĩa yếu tố Hán Việt ở bản phiên âm
HOẠT ĐỘNG 2. HDHS TÌM HIỂU VĂN BẢN.
GV. Nêu xuất xứ bài thơ: Nói về LB với tâm hồn phóng 
 khoáng, tự do, nhạy cảm với chủ đề trăng trong thơ ông.
H. So sánh 2 bài thơ “Xa ngắm.” và “ Cảm nghĩ.”, em 
 hãy nhận xét nội dung miêu tả không gian, thời gian và
 cảm xúc của tác giả ở 2 bài thơ có gì khác nhau?
Gợi ý:
 - “ XNTNL”: Tả cảnh thiên nhiên hùng tráng.
 - “ CNTĐTT”: Bức tranh thiên nhiên thanh tĩnh.
 - “ XNTNL”: Là ban ngày, ánh nắng mặt trời chiếu rọi.
 - Thời gian “ CNTĐTT”: Là ban đêm, ánh trăng bàn bạc.
 - Bài kia ca ngợi cảnh đẹp thác nước.
 Bài này là tình cảm suy tư trong đêm trăng sáng.
H. Vậy nội dung chính của bài “ Tĩnh dạ tứ ” là gì?
HS. Mối suy tư, niềm cảm xúc của bài thơ trong đêm 
 thanh tĩnh.
H. Em hiểu thế nào là đêm thanh tĩnh? 
HS. Đó là đêm bầu trong xanh, mát mẻ, không có tiếng 
 động, cảnh vật vắng lặng êm ái, thơ mộng, trữ tình.
H. Có người cho rằng trong bài “ Tĩnh dạ tứ ”, 2 câu đầu 
 tả cảnh, 2 câu cuối tả tình. Em có tán thành ý kiến đó 
 không? Vì sao?
GV gợi ý: Cho HS đọc 2 câu thơ đầu.
 à Giải thích yếu tố Hán Việt.
HS. Đọc 2 câu thơ đầu. Giải thích yếu tố Hán Việt.
H. Tìm chủ thể trong 2 câu thơ này?
HS. Hai câu thơ đầu không phải là tả cảnh thuần túy. 
 Ơû đây chủ thể vẫn là con người.
H. Chữ “ Sàng ” ( giường ) gợi cho em biết nhà thơ ngắm 
 trăng với cách thức ntn? ( Nằm trên giường )
H. Nếu thay “ Sµng ” ( giường ) bằng “án” “ trác” (bàn) 
 thì ý nghĩa của câu thơ sẽ ntn?
HS. Ý nghĩa của câu thơ sẽ khác vì người đọc có thể nghĩ 
 tác giả đang ngồi đọc sách. Còn dùng “Sàng” thì ta sẽ 
 hiểu: Tác giả nằm trên giường mà không ngủ được mới 
 nhìn thấy ánh trăng xuyên qua cửa sổ.
H. Nếu thay “ Sàng ” bằng “ đình” (sân) thì ý nghĩa của 
 câu thơ có thay đổi gì không?
HS .Có, trăng trước sân khác trăng trước giường.
GV nhấn mạnh: Có thể cảm nhận được chỗ tinh tế của 
 cách dùng “ Sµng ” ở đây bằng cách so sánh với 1 câu 
 thơ nổi tiếng của Án Thù (991-1005) đời Tống:
 “ Minh nguyệt bất am li hận khổ
 Tà quang đáo hiểu xuyên chu hộ”
 ( Trăng sáng chẳng am hiểu nỗi khổ hận của cách biệt ly
 Vần cứ chênh chếch xuyên mãi vào phòng cho đến nay).
à Rõ ràng là Án Thù cũng như LB trong một đêm trăng
 cực sáng ở chốn tha hương đã trằn trọc không ngủ được.
à Cũng có thể đã ngủ rồi song tỉnh dậy mà không ngủ lại 
 được.
GV. Trong tình trạng mơ màng ấy chữ “Nghi” (ngỡ là) 
 và chữ “sương” đã xuất hiện tự nhiên và hợp lí.
H. Từ “Nghi” có ý nghĩa gì trong việc tả cảnh ở câu thơ 
 thứ 2?
HS. Trăng sáng quá màu trắng của ánh trăng à ngỡ là 
 sương đã bao phủ khắp nơi trên mặt đất.
GV giảng: Qua những phát triển trên, 2 câu đầu ta đã thấy
 hành động nhiều mặt cảu chủ thể trữ tình: ánh trăng dù 
 đẹp đẽ, ràn rụa, vẫn chỉ là đối tượng nhận xét cảm nghĩ 
 của chủ thể; Ngoài ra ĐT “nghi” (ngỡ là) ở bản dịch thơ
 còn có 2 ĐT miêu tả “rọi”, “phủ”.
Þ Nhầm tưởng 2 câu đầu thuần túy là tả cảnh ( mà chủ thể
 là ánh trăng).
GV bình, chuyển ý: Ở 2 câu đầu, ánh trăng nặng trĩu nỗi niềm suy tư của tác giả còn 2 câu cuối thì sao?
* HS đọc 2 câu cuối:
H. Có thể xem 2 câu cuối là tả tính thuần túy không?
Gợi ý:
H. Tìm cụm từ tả tính trực tiếp “Tư cố hương” ?
H. Những chữ còn lại tả cái gì?
HS. + Tả cảnh: Vọng minh nguyệt
 + Tả người: cử đầu, đê đầu.
à Thú vị là tả cảnh, tả người song tính người được thể hiện
 rõ, nói khác hơn, ở đây tình người, tình yêu quê hương 
 đã được khách quan hóa, biến thành hành động: “vọng, 
 cử, đê”.
H. Em có nhận xét gì về từ “vọng, ngắm, nhìn”. Về mặt 
 đồng nghĩa em thích từ “nhìn” hay “ngắm”. Tại sao?
Gợi ý: + Vọng: hướng về 1 hướng cả ánh mắt và tâm hồn.
 + Nhìn: có khi là 1 đối tác sinh lí.
 + Ngắm: hay hơn vì đó là đối tác nhìn với tâm hồn, 
 với sự thưởng thức hòa hợp.
H. Hãy chỉ ra những từ ngữ có hình ảnh đối nhau?
H. Nêu tác dụng của phép đối trong việc biểu hiện tình 
 cảm quê hương? (HS thảo luận trả lời)
GV nhận xét, BS: 
 - Trước khi “ngẩng đầu”, nhà thơ đã “cúi đầu”.
 - Cúi đầu- ngẩng đầu -cúi đầu, cái cử động liên tục lấp 
 lánh hành động tư duy và cảm xúc của con người.
 - Cúi đầu lần thứ nhất là hướng ra ngoại cảnh đã nhìn 
 trăng, cúi đầu lần thứ 2 là hành động hướng nội nặng trĩu 
 tâm tư.
 à 2 câu thơ đối nhau rất chỉnh, giữa 2 tư thế:
 Cử đầu - đê đầu, 2 hành động: vọng-tư,
 Hai hình ảnh: minh nguyệt - cố hương. Vừa khắc họa rất 
 rõ hình ảnh của nhân vật trữ tình, vừa thể hiện nỗi nhớ 
 quê hương da diết, khôn cùng.
GV mở rộng: Chẳng riêng gì LB, có một nhà thơ lớn của 
 Việt Nam cũng có những phút giây ngẩng cao đầu mà 
 chiêm ngưỡng vẻ đẹp cảu thiên nhiên và gửi gắm vào đó
 một tâm trạng : “Ngẩng đầu mặt trời mọc
 Bên suối một nhành mai”
 ( Thượng Sơn-Hồ Chí Minh)
GV bình giảng: Câu thơ khép lại mà mở ra một thế giới 
mênh mang của tâm trạng, chỉ 2 chữ “cố hương” mà đủ để nhà thơ gửi gắm tâm hồn mình. Đó là một nỗi buồn, nỗi buồn thấm vào từng câu chữ, thấm vào màu sáng bàng bạc của ánh trăng, quyện trong hình ảnh nhà thơ cúi đầu, đấy là nỗi buồn của con người tha hương mà khi từ quê hương ra đi những mong đem tài năng ra giúp vua, mang lại hạnh phúc cho nhân dân. Vậy mà đến nay vẫn chưa thực hiện được.
Đó chính là tình yêu quê hương đậm đà, như máu trong tim, như hơi thở của tác giả. Ba câu đầu gợi lên hình ảnh rất đẹp của thiên nhiên nhưng chính câu thơ cuối mới là “câu thơ thần”, “điểm gút” của bài thơ. Đó chính là câu thơ “khép” là đỉnh cao của cảm xúc tác giả dồn nén lại.
 HOẠT ĐỘNG 3: TỔNG KẾT:
H. Nhận xét về bố cục của bài thơ?
Gợi ý: 4 câu thơ được liên kết với nhau bởi những ĐT nào?
 Và liên kết ntn?
HS. ĐT “nghi-cử-vọng-đê-tư”. Bên cạnh đó, các ĐT đều 
 đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc liên kết các ý 
 trong bài thơ.
à Bố cục chặt chẽ nên dù tất cả chủ ngữ đều bị lược bỏ 
 nhưng vẫn có thể khẳng định 1 chủ ngữ duy nhất: chủ 
 thể trữ tình.
Þ Tất cả những điều trên đã tạo nên tính thống nhất, liền 
 mạch cảu cảm xúc trong bài thơ.
H. Bài thơ này được viết theo phương thức biểu đạt nào?
 Đối tượng biểu cảm là gì?
HS. Phương thức biểu cảm. Đối tượng biểu cảm chính là
 quê hương.
HS. Đọc ghi nhớ SGK/124 
I. TÌM HIỂU CHUNG.
1. Tác giả:
- Lí Bạch ( 701-762 )
- Thể thơ : Ngũ ngôn tứ 
 tuyệt.
- Hoàn cảnh sáng tác:
 Sống tha phương trong cơn 
 li loạn.
2. Đọc và tìm hiểu chú 
 thích.
II. TÌM HIỂU VĂN BẢN.
1. Mối quan hệ giữa cảnh
 và tình.
“Sàng tiền minh nguyệt 
 quang
Nghi thị địa thượng sương”.
à Sức liên tưởng nhạy bén 
 phóng khoáng, dễ rung cảm
 với thiên nhiên.
Þ Ánh trăng cực sáng là đối 
 tượng cảm nghĩ của chủ thể 
 trữ tình trong một đêm trằn 
 trọc không ngủ được.
2. Cách sử dụng phép đối 
 trong bài thơ:
“Cử đầu vọng minh nguyệt
Đê đầu tư cố hương”.
Cử đầu >< đê đầu,
 vọng minh nguyệt >< Tư cố 
 hương.
à Phép đối chặt chẽ tạo 
 nên tính thống nhất, liền 
 mạch của cảm xúc.
Þ Hình ảnh nhân vật trữ tình
 và nỗi nhớ quê hương da 
 diết khôn nguôi.
III. TỔNG KẾT.
* GHI NHỚ SGK/124
4. CỦNG CỐ: ( 3’) Bảng phụ 
 - Hai câu thơ đầu gợi tả gì? Cảnh đĩ như thế nào?
 - Tác giả nhìn trăng để làm gì? Thấy trăng tác giả ra sao?
 - Phép đối cĩ tác dụng gì?
* Khoanh tròn chữ Đ cho câu nhận xét đúng, chữ S cho câu nhận xét sai.
A. “Tĩnh dạ tứ ” là một bài thơ Đường Luật.	Đ	S
B. “Tĩnh dạ tứ” thuộc thể thơ thất ngôn.	Đ	S
C. Hai câu thơ đầu là tả cảnh thuần túy.	Đ	S
D. Hai câu thơ đầu miêu tả 2 hình ảnh trăng và sương.	Đ	S
E. Bài thơ là nỗi niềm hoài hương của những con người xa xứ.	Đ	S
5. DẶN DÒ: ( 2’)
- Học thuộc phần phiên âm + dịch thơ + ghi nhớ.
- Soạn bài:XA NGẮM THÁC NÚI LƯ
 + Đọc bài thơ phần phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ.
 + Đọc phần chú thích dịch nghĩa và chú thích dấu (*)
 + Trả lời câu hỏi phần đọc hiểu văn bản + Ghi nhớ.
 + Tổ 1 Lớp 7A vẽ tranh thác núi Lư.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 37.doc