Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 97: Văn bản: Ý nghĩa văn chương

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 97: Văn bản: Ý nghĩa văn chương

1. Kiến thức: HS Hiểu được quan niệm của Hoài Thanh về nguồn gốc cốt yếu, nhiệm vụ và công dụng của văn chương trong lịch sử loài người. Từ đó bước đầu hiểu được những nét cơ bản về phong cách nghị luận văn chương của nhà phê bình kiệt xuất – Hoài Thanh.

2. Kĩ năng:

+ Phân tích bố cục, dẫn chứng, lĩ lẽ và lời văn trình bày có cảm xúc, có hình ảnh trong văn bản.

3. Thái độ: Yêu thích các tác phẩm văn học, thấy được tác dụng của nó với cuộc sống con người

 

doc 3 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1090Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 97: Văn bản: Ý nghĩa văn chương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS: 25/2/09 
NG: 28/2/09
 Tiết: 97
Văn bản
ý nghĩa văn chương
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: HS Hiểu được quan niệm của Hoài Thanh về nguồn gốc cốt yếu, nhiệm vụ và công dụng của văn chương trong lịch sử loài người. Từ đó bước đầu hiểu được những nét cơ bản về phong cách nghị luận văn chương của nhà phê bình kiệt xuất – Hoài Thanh.
2. Kĩ năng:
+ Phân tích bố cục, dẫn chứng, lĩ lẽ và lời văn trình bày có cảm xúc, có hình ảnh trong văn bản.
3. Thái độ: Yêu thích các tác phẩm văn học, thấy được tác dụng của nó với cuộc sống con người
B. chuẩn bị:
GV: Chân dung nhà văn, bảng phụ
HS: Vở soạn, vở bài tập.
C. phương pháp
- Phương pháp: giảng bình, phát vấn, phân tích, tổng hợp..
D. Tiến trình giờ dạy.
I. ổn định tổ chức: KTSS: -7B.......................................................................
II. Kiểm tra bài cũ:
? Em hãy nêu nét đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của văn bản: “Đức tính giản dị của Bác Hồ”? Cho dẫn chứng minh hoạ?
- Yêu cầu đạt được:
+ Bài văn vừa có những dẫn chứng cụ thể, có sức thuyết phục (dẫn chứng)
+ Có những nhận xét, bình luận sâu sắc, vừa thấm đượm tình cảm chân thành ( dẫn chứng).
III. Bài mới:
G: Đến với văn chương, có nhiều điều cần hiểu biết, những có 3 điều cần hiểu biết nhất là: văn chương có nguồn gốc từ đâu? văn chương là gì và văn chương có công dụng gì trong cuốc sống. Bài viết “ ý nghĩa văn chương” của Hoài Thanh một nhà phê bình văn học có uy tín lớn, sẽ cung cấp cho chúng ta một cách hiểu, một quan niệm đúng đắn và cơ bản về điều cần hiểu biết đó.
Hoạt động của Gv
Hoạt động của HS
Nội dung
? Em hãy nêu một vài nét cơ bản về Hoài Thành?
G: Bổ sung thông tin về tác giả.
? Nêu xuất sứ của văn bản “ý nghĩa văn chương”?
G: Hướng dẫn H đọc văn bản: “ý nghĩa văn chương”
G: đọc mẫu
? Văn bản này thuộc văn bản nghị luận xã hội hay nghị luận văn chương?
? Nội dung nghị luận ở đây là gì?
? Em thấy văn bản này có phần kết luận không ? Vì sao?
? Văn bản này có mấy phần? Nội dung của từng phần?
? Luận đề tác giả đưa ra ở trong văn bản này là gì?
? Cách vào đề là đề cập đến một câu chuyện, cách vào đề đó có tác dụng, ý nghĩa gì?
? Theo Hoài Thanh, nguồn gốc cốt yếu của văn chương là gì?
? Theo em quan niệm đó đúng chưa?
G: Đó là quan niệm đúng, song vẫn còn có cách quan niệm khác. VD: Văn chương bắt nguồn từ cuộc sống lao động của con người.
? Hãy tìm dẫn chứng trong văn học để CM cho quan niệm đó của Hoài Thanh
G: Hoài Thanh viết: “Văn chương... tạo ra sự sống”
? Em thấy lời văn này có mấy ý chính
? Em hiểu từ hình dung được dùng với nghĩa ntn?
? Em hiểu câu nói này của Hoài Thanh NTN?
? Ngoài ra văn chương còn nhiệm vụ gì nữa?
? Văn chương có công dụng gì ?
G: Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có.
? Em hiểu câu nói này ntn?
G: Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, đây chính là sự giàu có của văn chương. khi đọc một tác phẩm, nhiều khi ta học được, tiếp thu được những tình cảm cao đẹp, những nét ứng xử tinh tế, những bài học nhân sinh để nhân đôi tâm hồn mình.
? Nêu những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của văn bản này?
G: Bổ sung.
G: Hướng dẫn H làm bài tập
H: Nêu theo SGK.
- Viết năm 1936 in trong sách “ Văn chương và hành động”.
H đọc lại và nhận xét
H: Nghị luận văn chương, vì nó bàn về những vấn đề chung của văn chương.
H: Bàn về ý nghĩa của văn chương..
H: Không, vì đây chỉ là một đoạn trích...
H: 2 phần: 
+ P1:Đầu – muôn loài: Nêu vấn đề: Nguồn gốc cốt yếu của văn chương.
+ P2: Còn lại: Phân tích, chứng minh ý nghĩa và công dụng của văn chương.
H: Đọc phần đầu của văn bản.
H: Gây xúc động cho người đọc.
H: Rất đúng...
H: đọc phần còn lại của văn bản.
H: + Văn chương...văn trạng.
 + Văn chương ... sự sống.
H: Dùng từ gợi hình ảnh.
H: Cuộc sống của con người, của XH vốn là thiên hình vạn trạng. văn chương có nhiệm vụ phản ánh cuộc sống đó.
H: Văn chương dựng lên những hình ảnh đưa ra những ý tưởng mà cuộc sống hiện tại chưa có, hoặc chưa đủ mức cần có để mọi người phấn đấu, xây dựng, biến chúng thành hiện thực tốt đẹp trong tương lai...
H: Văn chương luyện những tình cảm ta săn có: văn chương giúp ta mài sắc hơn cái nhìn về cuộc sống, nhân hậu, giàu tình yêu thương hơn đối với con người, muôn vật.
" Văn chương giúp ta suy ngẫm lại mình, rèn luyện những tình cảm vốn có khiến cho những tình cảm ấy trở nên sâu hơn, nhạy hơn..
H: Trả lời
I. Tác giả và tác phẩm: 
1. Tác giả:
- Hoài Thanh: ( 1909 – 1982) quê ở Nghệ An, là nhà phê bình văn học xuất sắc.
2. Tác phẩm: Viết năm 1936 in trong sách 
“ Văn chương và hành động”.
3. Đọc - Tìm hiểu chú thích.
II. Phân tích:
1. Thể loại – bố cục:
- Nghị luận văn học.
- Bố cục: 2 phần 
 + P1: Đầu – muôn loài. 
 + P2: Còn lại. 
2. Phân tích:
a/ Nguồn gốc cốt yếu của văn chương.
-Là lòng thương người, thương vật, thương cả muôn loài.
" Quan niệm đúng
b/ ý nghĩa và công dụng của văn chương đối với cuộc sống.
* ý nghĩa, nhiệm vụ:
+ Văn chương sẽ là hình dung của cuộc sống muôn hình vạn trạng.
" Nhiệm vụ: Phản ánh cuộc sống muôn hình vạn trạng.
+ Văn chương còn sáng tạo ra sự sống..
+ Văn chương đã phát hiện vẻ đẹp và tìm tòi cái mới bằng nghệ thuật ngôn từ.
* Công dụng:
- Gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có.
" Làm cho tình cảm người đọc trở nên phong phú, sâu sắc và đẹp hơn.
III. Tổng kết:
1. Nội dung: Khẳng định nguồn gốc, ý nghĩa, công dụng của văn chương.
2. Nghệ thuật:
- Lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc sảo, giàu cảm xúc, hình ảnh.
3. Ghi nhớ: SGK.
IV. Luyện tập: 
IV. Củng cố:
? nguồn gốc cốt yếu của văn chương là gì? công dụng của văn chương?
? Sức hấp dẫn của bài văn này xuất phát từ những yếu tố nào?
V. Hướng dẫn về nhà:
- Học kĩ nội dung bài học, hoàn thiện câu hỏi phần luyện tập, tìm thêm dẫn chứng cho ý nghĩa, công dụng của văn chương.
E. Rút kinh nghiệm:
.................................................................................................................................................................................................................................................................................	.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docT97.doc