Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Từ đồng nghĩa

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Từ đồng nghĩa

A/ Mục tiêu cần đạt :

- Nắm được khái niệm từ đồng nghĩa , các loại từ đồng nghĩa

- Nắm được cách sử dụng từ đồng nghĩa cho hợp lý.

 - Vận dụng vào sử dụng trong cuộc sống , trong hành văn.

B/ Chuẩn bị :

- Tài liệu có liên quan.

- Bảng phụ.

 

doc 18 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 2527Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Từ đồng nghĩa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài dạy - Tháng 10
Ôn tập kiến thức Tiếng Việt – Về từ loại
Nghĩa của từ 
Ôn tập văn bản truyện – kể chuyện 
Rèn kĩ năng cảm thụ văn học cho học sinh
Tiếng việt
Từ đồng nghĩa
A/ Mục tiêu cần đạt :
Nắm được khái niệm từ đồng nghĩa , các loại từ đồng nghĩa
Nắm được cách sử dụng từ đồng nghĩa cho hợp lý.
 - Vận dụng vào sử dụng trong cuộc sống , trong hành văn.
B/ Chuẩn bị :
Tài liệu có liên quan.
Bảng phụ.
C/ Tiến trình giờ dạy:
GV treo bảng phụ có VD :
 Đem qua , gà gáy, canh ba 
Vợ tôi, con gái, đàn bà, nữ nhi.
? Nhận xét về ý nghĩa của nhóm từ trên ?
? Em hiểu thế nào là từ đồng nghĩa ?
BT : Tìm các từ đồng nghĩa với nhóm từ sau:
Phụ mẫu / Thuỷ chung/ Nông nghiệp/ Sơn thuỷ
Giang sơn /Mai một /Bần tiện/ Phú quý Không phận
GV cho VD : So sánh hai nhóm từ đồng nghĩa sau đây :
a) - Rủ nhau xuống bể mò cua
Đem về nấu quả mơ chua trên rừng
 - Chim xanh ăn trái xoài xanh
Ăn no tắm mát đậu cành cây đa
b) – Trước sức tấn công như vũ bão và tinh thần chiến đấu tuyệt vời của nghĩa quân Tây Sơn, hàng vạn quân Thanh đã bỏ mạng.
 - Công chúa Ha-ba-na đã hi sinh anh dũng , thanh kiếm vẫn cầm tay.
? Có mấy loại từ đồng nghĩa ?
? Lấy VD về từ đồng nghĩa hoàn toàn và từ đồng nghĩa không hoàn toàn ?
BT : Tìm các từ đồng nghĩa với các từ địa phương sau :
Vừng Lạc
Lợn Mẹ 
? Thử thay thế các từ đồng nghĩa quả- trái ; bỏ mạng- hi sinh trong các VD ở mục 2 và rút ra nhận xét ?
? Có phải các từ đồng nghĩa bao giờ cũng thay thế được cho nhau không ?
 ? Vậy khi nói và viết ta cần sử dụng từ đồng nghĩa ntn ?
1- Từ đồng nghĩa là gì ?
- Có nghĩa gần giống nhau.
-> Là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.
2- Các loại từ đồng nghĩa :
- Quả , trái : giống nhau, không phân biệt sắc thái ý nghĩa.
- Bỏ mạng : chết ( sắc thái coi thường )
 Hi sinh : chết ( Sẵc thái trang trọng )
- Có hai loại từ đồng nghĩa : đồng nghĩa hoàn toàn ( không phân biệt sắc thái ý nghĩa ) và đồng nghĩa không hoàn toàn (có sắc thái ý nghĩa khác nhau ).
3- Cách sử dụng từ đồng nghiã
-> Không phải bao giờ các từ đồng nghĩa cũng có thể thay thế được cho nhau.
-> Khi nói cũng như khi viết, cần cân nhắc để chọn trong số các từ đồng nghĩa những từ thể hiện đúng thực tế khách quan và sắc thái biểu cảm.
Luyện tập :
Tìm các từ đồng nghĩa thay thế các từ in đậm trong các câu sau :
Trên những chiếc máy bay chênh chếch dọc đường băng , các phi công đã ngồi yên trong khoang lái , sẵn sàng đợi lệnh.
Người già, trẻ con, đông nhất là gái trai trong bản xúm lại mỗi đêm đập lúa ở từng chòi canh của từng nhà.
Làng mới định cư lên trong nắng sớm. Những sinh hoạt đầu tiên của một ngày bắt đầu. Thanh niên ra rừng gỡ bẫy gà, bẫy chim. Phụ nữ quây quần giặt giũ bên những giếng nước mới đào. Em nhỏ đùa vui trước nhà sàn.
Hướng dẫn học ở nhà.
Nắm nội dung bài học.
Đặt câu với mỗi từ trong nhóm sau :
xấu, xấu xa, xấu hổ, xấu xí.
Thành đạt, thành công, thành quả, thành tích.
Trọng đại, lớn lao, to lớn, vĩ đại
Bao la, mênh mông, bát ngát
Từ trái nghĩa
A/ Mục tiêu cần đạt :
Hiểu thế nào là từ trái nghĩa/ Các trường hợp trái nghĩa
Tác dụng của việc dùng từ trái nghĩa
Vận dụng vào sử dụng trong văn cảnh cụ thể, trong giao tiếp hằng ngày để gây ấn tượng mạnh, biểu cảm
B/ Chuẩn bị : 
C/ Tiến trình giờ dạy :
GV treo bảng phụ có ghi VD :
Từ hôm vào mùa mới, đất trời u ám mưa phùn. Cảnh buồn mà lòng vui.
 ( Tô Hoài )
? trong VD trên , từ nào và từ nào có nghĩa trái ngược nhau ?
? Em hiểu thế nào là từ trái nghĩa ?
? Tìm từ trái nghĩa với các từ sau :
Tuổi già/ Tre già / Cân già / vịt già
? Từ đó em rút ra kết luận gì ?
? Lấy VD về từ thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau ?
Bài tập 1 : Điền từ trái nghĩa thích hợp vào chỗ trống trong đoạn thơ sau :
 Nhà ai vừa chín quả đầu
Đã nghe xóm trướcvườn .thơm lừng
 Lá chiều cụp ngủ ung dung
Để cây tưng bừng sớm mai
 Ngọt thơm sau lớp vỏ gai
Quả ngon lớn mãi cho ai đẹp lòng
 Mời cô, mời bác ăn cùng
Sỗu riêng mà hoá trăm nhà
 ( Phạm Hổ )
Bài tập 2 : Tìm từ trái nghĩa với những từ in đậm trong đoạn trích sau :
 Thông thường, người đi xa trở lại quê nhà hay kể với bà con láng giềng chuyện lạ phương xa. Riêng tôi về làng, về xứ, lúc nào cũng thích nói đến cái đẹp, cái lớn quê mình.
 ( Mai Văn Tạo )
? Tìm 1 số thành ngữ, tục ngữ có sử dụng từ trái nghĩa ? Nêu tác dụng của việc sử dụng từ trái nghĩa ấy ?
? Trong BT 1 em vừa làm , sử dụng từ trái nghĩa có tác dụng gì ?
1- Thế nào là từ trái nghĩa ?
- buồn & vui
- Là những từ có nghĩa trái ngược nhau
trẻ
non
non ( đuối )
tơ
-Một từ có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau.
sau
thức dậy
 - vui chung
2- Sử dụng từ trái nghĩa :
- Tạo tính tương phản, gây ấn tượng mạnh, làm cho lời nói thêm sinh động .
Luyện tập :
Bài tập 1 : Chỉ ra cơ sở chung, tiêu chuẩn để xác định hiện tượng trái nghĩa ở các cặp từ sau đây : 
Sao đang vui vẻ ra buồn bã
Vừa mới quen nhau đã lạ lùng
 ( Trần Tế Xương )
Chết vinh còn hơn sống nhục
 ( Thành ngữ )
Hoa héo và hoa tươi
Mắt quen và mắt lạ
Thành phố là một con tàu đóng dở
Đêm đêm hồi hộp đợi ra khơi
 ( Lưu Quang Vũ )
Hướng dẫn HS làm theo bảng mẫu sau :
Cặp từ trái nghĩa
Cơ sở, tiêu chí xác định 
Vui vẻ- buồn bã
Trạng thái, tâm trạng của con người
Bài tập 2 : Tìm các cặp từ trái nghĩa trong các câu sau :
a) Nước non lận đận một mình
 Thân cò lên thác , xuống ghềnh bấy nay
 Ai làm cho bể kia đầy 
 Cho ao kia cạn, cho gầy cò con ?
 ( Ca dao )
b) Thân em như hạt mưa sa
 Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày
 ( Ca dao )
c) Thân em như trái bần trôi
 Gió dập, sóng dồi, biết tấp vào đâu ?
 ( Ca dao )
Từ đồng âm
A/ Mục tiêu cần đạt :
Hiểu được thế nào là từ đồng âm.
Nghĩa của các từ đồng âm.
Phân biệt từ đồng âm, từ nhiều nghiã , từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa .
Vận dụng vào sử dụng trong những trường hợp khác nhau.
 B/ Chuẩn bị :
C/ Tiến trình giờ dạy :
GV treo bảng phụ có ghi VD : 
 Bà già đi chợ Cầu Đông
Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng ?
 Thầy bói gieo quẻ nói rằng
Lợi thì có lợi nhưng răng không còn.
 ( ca dao )
? Tìm các từ có âm đọc giống nhau trong VD trên ?
? ý bà già muốn hỏi điều gì ?
? Còn thầy bói lại muốn nói điều gì ?
Hai từ lợi trong bài ca dao là từ đồng âm. Vậy em hiểu từ đồng âm là gì ?
? Nhận xét cách viết các từ đồng âm đó ?
? các từ đồng âm đó nghĩa có giống nhau không ?
? Từ đồng âm có phải là từ nhiều nghĩa không ?
? Lờy VD về từ đồng âm ?
? từ đồng âm , từ nhiều nghĩa có điểm gì giống nhau ?Khác nhau ?
1- Thế nào là từ đồng âm ?
- Lợi 
- Lợi lộc.
 - Lợi răng.
- Từ đồng âm là những từ có âm thanh giống nhau.
- Trong tiếng Việt, phần lớn các từ đồng âm được viết giống nhau (đồng tự )
- Nghĩa của các từ đồng âm khác hẳn nhau.
- Không, nghĩa của các từ đồng âm không có quan hệ gì với nhau 
- VD : Con ruồi đậu mâm xôi đậu.
 Con kiến bò đĩa thịt bò.
Con ngựa đá con ngựa đá.
2- Phân biệt từ đồng âm, từ nhiều nghĩa .
- Giống nhau về âm thanh.
- Khác nhau : một từ có nhiều nghĩa liên hệ với nhau -> từ nhiều nghĩa.
Nhiều từ khác nghĩa không có liên hệ với nhau -> từ đồng âm.
Luyện tập :
Tìm những từ đồng âm với các từ in đậm trong bài thơ sau :
 Khóc Tổng Cóc.
Chàng Cóc ơi ! Chàng Cóc ơi !
Thiếp bén duyên chàng có thế thôi
Nòng nọc đứt đuôi từ đây nhé
Nghìn vàng khôn chuộc dấu bôi vôi
 ( Hồ Xuân Hương )
Kiểm tra
Câu 1 : Nối từ ở cột A với nét nghĩa phù hợp ở cột B :
 A B
a) lạnh 1) rét buốt
b) lành lạnh 2) rất lạnh
c) rét 3) hơi lạnh
d) giá 4) trái nghĩa với nóng
Câu 2 :Điền từ thích hợp vào chỗ trống :
 Nhanh nhảu, nhanh nhẹn, nhanh chóng
Công việc đã hoàn thành .
Con bé nói năng..
Đôi chân Nam đi bóng rất..
Câu 3 : Gạch chân những cụm từ trái nghĩa trong các câu sau :
Non cao non thấp mây thuộc
Cây cứng cây mềm gió hay 
 ( Nguyễn Trãi )
Trong lao tù cũ đón tù mới
Trên trời mây tạnh đuổi mây mưa.
 ( Hồ Chí Minh)
Nơi im lặng sắp bùng lên bão lửa
Chỗ ồn ào đang hoá than rơi.
 ( Phạm Tiến Duật )
Câu 4: Tìm những từ có chứa các từ sau :
Lợi : 
Bình:..
Ba :.
Là :
Câu 5 : Từ đồng trong những trường hợp sau muốn nói điều gì ?
trống đồng : 
làm việc ngoài đồng :.
đồng lòng :.
đồng tiền :..
Nghĩa của từ
A. Mục tiêu cần đạt
1. Học sinh nắm vững :
- Thế nào là nghĩa của từ ?
- Một số cách giải thích nghĩa của từ.
2. Luyện kĩ năng giải thích nghĩa của từ đề dùng từ một cách có ý thức trong nói và viết.
B. Chuẩn bị của thầy và trò: Bảng phụ
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học.
GV treo bảng phụ có ghi VD ở Sgk 
HS đọc và trả lời câu hỏi:
? Nếu lấy dấu (:) làm chuẩn thì các ví dụ trên gồm mấy phần ? Là những phần nào?
Một học sinh đọc to phần giải thích nghĩa từ : Tập quán.
?Trong hai câu sau từ tập quán và thói quen có thể thay thế cho nhau được hay không ? Tại sao ?
a. Người Việt có tập quán ăn trầu.
b. Bạn Nam có thói quen ăn quà vặt.
? Vậy từ tập quán đã được giải thích ý nghĩa như thế nào ?
? Mỗi chú thích cho 3 từ: tập quán, lẫm liệt, nao núng gồm mấy bộ phận ?
? Bộ phận nào trong chú thích nêu lên nghĩa của từ
? Nghĩa của từ ứng với phần nào trong mô hình dưới đây.
	Hình thức
	Nội dung
? Từ mô hình trên em hãy cho biết em hiểu thế nào là nghĩa của từ ?
? Em hãy tìm hiểu từ : Cây, bâng khuâng, thuyền, đánh theo mô hình trên.
Giáo viên giao theo 4 nhóm.
? Các từ trên đã đợc giải thích ý nghĩa nh thế nào ?
Học sinh chú giải từ lẫm liệt
? Trong 3 câu sau, 3 từ lẫm liệt, hùng dũng, oai nghiêm có thể thay thế cho nhau được không ? Tại sao ?
? 3 từ có thể thay thế cho nhau được, gọi là 3 từ gì ?
? Vậy từ lẫm liệt đã được giải thích ý nghĩa như thế nào ?
? Cách giải nghĩa từ nao núng ?
Giáo viên : Như vậy ta đã có 2 cách giải nghĩa từ :Giải thích = khái niệmvà giải thích = cách dùng từ đồng nghĩa. Vậy còn cách nào ?
? Các em hãy tìm những từ trái nghĩa với từ : Cao thượng, sáng sủa, nhẵn nhụi.
? Các từ trên đã được giải thích ý nghĩa như thế nào ?
? Có mấy cách giải nghĩa của từ ? Là những cách nào ?
Học sinh đọc ghi nhớ II.
Lu ý : Để hiểu sâu sắc ý nghĩa của từ, có thể đưa ra cùng lúc các từ đồng nghĩa và trái nghĩa.
I. Nghĩa của từ là gì ?
1. Ví dụ 1
- Gồm 2 phần :
+ Phần bên trái là các từ in đậm cần giải nghĩa.
+ Phần bên phải là nội dung giải thích nghĩa của từ.
à Câu a có thể dùng cả 2 từ
à Câu b chỉ dùng được từ thói quen.
- Có thể nói : Bạn Nam có thói quen ăn quà.
- Không thể nói : Bạn Nam có tập quán ăn quà.
Vậy lí do là :
- Từ tập quán có ý nghĩa rộng, thường gắn với chủ đề là số đông.
- Từ thói quen có ý nghĩa hẹp, thường gắn với chủ đề là một cá nhân. Từ tập quán được giải thích bằng cách diễn tả khái niệm mà từ biểu thị. 
2. Kết luận.
 * Ví dụ :
- 2 bộ phận : từ và  ... n dị
+ Nhân dân ta rất yêu nước ai cũng mong Gióng lớn nhanh đánh giặc
+ Gióng được nhân dân nuôi dưỡng Gióng là con của nhân dân tiêu biểu cho sức mạnh toàn dân
* Gióng lớn nhanh như thổi vươn vai thành tráng sĩ
+ Trong truyện cổ người anh hùng thường phải khổng lồ về thể xác, sức mạnh, chiến công (Thần trụ trời -Sơn tinh ) Gióng vươn vai thể hiện sự phi thường ấy
+ Sức mạnh cáp bách của việc cứu nước làm thay đổi con người Gióng đ thay đổi tầm vóc dân tộc.
Câu 3 : Những ước mơ chiến đấu và chiến thắng kẻ thù được thể hiện qua những hình ảnh, chi tiết nào trong TT “Thánh Gióng”?
Câu 4: Tại sao tinh thần bảo vệ đất nước, chống ngoại xâm lại được đặt vào tay cậu bé Gióng mới có 3 tuổi? Qua hình tượng Thánh Gióng, em hãy trình bày về truyền thống quật cường chống ngoại xâm của dân tộc ta.
Câu 5: Viết đoạn văn trong câu PBCN của em sau khi đọc: "Thánh Gióng"
Yêu cầu: đoạn văn không quá dài.
 Cảm nghĩ phải chân thật xác đáng
	 Nói rõ tại sao lại có cảm nghĩ đó
sơn tinh - thuỷ tinh
A. Mục tiêu cần đạt:
	- Giúp HS nắm được sâu hơn về ND và NT văn bản.
	- Cảm thụ được những chi tiết hay, hình ảnh đẹp.
B. Tiến trình tiết dạy
Câu 1: Kể diễn cảm truyện "Sơn Tinh - Thuỷ Tinh" hoặc hãy đóng vai nhân vật Sơn Tinh hoặc nhân vật Thuỷ Tinh để kể lại đoạn hai nhân vật ra mắt vua Hùng.
+ Vua Hùng có người con gái đẹp muốn kén rể.
+ Hai chàng đến cầu hôn tài năng như nhau.
+ Vua ra điều kiện kén rể.
+ Sơn Tinh đến trước lấy được Mị Nương.
+Thuỷ Tinh đến sau tức giận đem quân đánh Sơn Tinh
+ Hai bên giao chiến hàng tháng trời,cuối cùng Thuỷ Tinh thua, rút về.
+Hằng năm Thuỷ Tinh đều dâng nước đánh nhưng đều thua.
Câu 2: Xét về mặt thời đại được kể, truyện “ Sơn Tinh, Thuỷ Tinh” giống truyện “Thánh Gióng” ở điểm nào? Truyện này có đặc điểm của truyện thần thoại. Đó là các đặc điểm nào trong các đặc điểm sau:
 + Giải thích một hiện tượng tự nhiên.
 + Nhân vật là các vị thần.
 + Gắn với thời đại các vua Hùng.
 + Truyện được xây dựng bằng trí tưởng tượng của người xưa.
Câu 3: ý nghĩa tượng trưng của nhân vật Sơn Tinh - Thuỷ Tinh. Có nhiều chi tiết thể hiện sự thiện cảm của nhân dân với Sơn Tinh ngay cả vua Hùng cũng thiên vị cho Sơn Tinh. TháI độ đó giúp ta hiểu gì về cuộc sống và ước mong của nhân dân Việt cổ?
- Thuỷ Tinh: Tượng trương cho mưa to bão lụt ghê gớm hàng năm, cho thiên tai khắc nghiệt, hung dữ.
- Sơn Tinh: Tượng trưng cho lực lượng cư dân Việt cổ đắp đe chống lũ lụt, ước mơ chiến thắng thiên tai.
Câu 4: Đánh dấu vào chi tiết tưởng tượng kì ảo về cuộc giao tranh của hai vị thần.
a) Hô mưa gọi gió làm dông bão rung chuyển cả đất.
b) Dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi.
c) Không lấy được vờ, đùng đùng nổi giận đem quân đuổi theo.
d) Vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cơn bão
e) Gọi gió gió đến, hô mưa mưa về.
g) Nước sông dân lên cao bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu.
Các chi tiết tưởng tượng kì ảo và bay bổng này có ý nghĩa gì ?
Câu 5 : Thần núi Tản viên có tài cao, phép lạ nhưng lại là rể vua Hùng? Chi tiết này có ý nghĩa gì?
Câu 6 : Trong truyện em thích nhất chi tiết nào? Vì sao?
 "Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu"
- Cho thấy không khí cuộc giao tranh gay go quyết liệt bởi:
+ Sự ngang sức ngang tài của hai vị thần.
- Sức mạnh và quyết tâm của Sơn Tinh, của ND đắp đê
- Ước mơ khát vọng của con người chiến thắng thiên nhiên.
- Thể hiện trí tưởng tượng bay bổng, diệu kỳ của người xưa (chiến công của các vua Hùng).
Câu 7 : Qua những truyền thuyết thời Hùng Vương, Em hiểu thêm gì về lịch sử và đời sống của nhân dân ta thời ấy?
Tập làm văn
luyện tập kể chuyện bằng lời văn của em
A. Mục tiêu cần đạt:
	- HS ôn lại lý thuyết văn tự sự.
	- Luyện tập kẻ chuyện bằng lời văn của em.
B. Tiến trình giờ dạy
Đọc đề bài
HS tìm hiểu nội dung yêu cầu của đề.
GV hướng dẫn HS lập GV hướng dẫn HS viết bài hoàn chỉnh.
+ Thuộc truyện, nắm chắc cốt truyện.
+ Vừa kể, vừa miêu tả, biểu cảm.
+ Biết chuyển lời trực tiếp thành lời gián tiếp và ngược lại.Các đoạn liên kết với nhau.
HS đọc từng đoạn.
GV nhận xét chấm chữa
Đề: Kể lại truyện "Sự tích Hồ Gươm" bằng lời văn của em.
A) Tìm hiểu đề
1. Thể loại: Tự sự
2. Nội dung: "Sự tích Hồ Gươm"
3. Yêu cầu: Lời văn của em (tránh sao chép)
B) Dàn ý
1. Mở bài:Giới thiệu hoàn cảnh được đọc được nghe câu chuyện.
2. Thân bài: Kể diễn biến sự việc giặc Minh đô hộ nước ta. 
- Nghĩa quân Lam Sơn non yếu bị thua.
- Lê Thân nhận được lưỡi gươm.
- Lê Lợi nhận được chuôi gươm.
- Tra vào vừa như in.
- Lê Lợi được trao quyền đánh giặc Minh, chiến thắng vang dội.
- Lê Lợi trả lại gươm thần.
- Hồ Tả Vọng đổi tên thành Hồ Gươm. 
3. Kết bài: Nêu ý nghĩa, rút ra bài học.
C) Viết bài
Sự việc và nhân vật trong văn tự sự.
A. Mục tiêu cần đạt.
1. Học sinh nắm vững.
- Thế nào là sự việc ? Thế nào là nhân vật trong văn tự sự ? Đặc điểm và cách thể hiện sự việc và nhân vật trong tác phẩm tự sự. Hai loại nhân vật chủ yếu : nhân vật chính và nhân vật phụ.
- Quan hệ giữa sự vật và nhân vật.
2. Tích hợp với phần văn ở văn bản ‘Sơn Tinh, Thuỷ Tinh’ với phần tiếng việt ở khái niệm : Nghĩa của từ .
3. Kĩ năng nhận diện, phân loại nhân vật, tìm hiểu xâu chuỗi các sự việc, chi tiết trong truyện.
B.Chuẩn bị : Bảng phụ ,đọc các tài liệu có liên quan
C.Thiết kế bài dạy học.
Hoạt động của thầy và trò
Hoạt động 1.
Hướng dẫn học sinh nắm đặc điểm của sự việc và nhân vật.
 GV treo bảng phụ
? Xem xét 7 sự việc trong truyền thuyết "Sơn Tinh, Thuỷ Tinh" em hãy chỉ ra :
- Sự việc khởi đầu ?
- Sự việc phát triển ?
- Sự việc cao trào ?
- Sự việc kết thúc ?
? Hãy phân tích mối quan hệ nhân quả giữa các sự việc đó ?
Có 6 yếu tố cụ thể cần thiết của sự việc trong tác phẩm tự sự là :
- Ai làm ? (nhân vật)
- Xảy ra ở đâu ? (không gian, địa điểm)
- Xảy ra lúc nào ? (thời gian)
- Vì sao lại xảy ra ? (nguyên nhân)
- Xảy ra như thế nào ? (diễn biến, quá trình)
? Em hãy chỉ ra 6 yếu tố đó ở truyện ‘Sơn Tinh, Thuỷ Tinh’
? Theo em có thể xóa yếu tố thời gian, đặc điểm trong truyện này được không ? Vì sao ?
? Việc giới thiệu Sơn Tinh có tài có cần thiết không ?
? Nếu bỏ sự việc vua Hùng kén rể đi có được không ?
? Việc Thuỷ Tinh nổi dậy có lí hay không ? Vì sao ?
Giáo viên : Sự thú vị, sức hấp dẫn vẻ đẹp của truyện nằm ở các chi tiết thể hiện 6 yếu tố đó. Sự việc trong truyện phải có ý nghĩa, người kể nêu sự việc nhằm thể hiện thái độ yêu ghét của mình. Em hãy cho biết sự việc nào thể hiện mối thiện cảm của người kể đối với Sơn Tinh và vua Hùng ?
? Sơn Tinh thắng Thuỷ Tinh mấy lần, có ý nghĩa gì ?
? Có thể xóa bỏ sự việc ‘Hàng năm ... dâng nước’ được không ? Vì sao ? Điều đó có ý nghĩa gì ?
Qua phân tích các ví dụ và trả lời các câu hỏi. Em hiểu như thế nào về sự việc trong văn tự sự ?
Học sinh rút ra kết luận .
Giáo viên chốt lại
Giáo viên chuyển ý 2.
? Trong truyện ‘Sơn Tinh, Thuỷ Tinh’ ai là nhân vật chính, nhân vật quan trọng nhất ?
? Ai là nhân vật phụ ? Nhân vật phụ này có cần thiết không ? Có thể bỏ được không ? Qua đó em hiểu gì về nhân vật chính trong văn tự sự.
? Nhân vật phụ có vai trò gì ?
? Vậy các nhân vật trong văn tự sự được kể nh thế nào ?
Hãy cho biết các nhân vật trong truyện ‘Sơn Tinh, Thuỷ Tinh’ được kể như thế nào ?
Học sinh rút ra kết luận 
GV kết luận 
Nội dung bài học
I. Đặc điểm của sự việc và nhân vật trong văn tự sự.
1. Sự việc trong văn tự sự
a. Sự việc trong văn tự sự
- Sự việc khởi đầu (1) : Vua Hùng kén rể.
- Sự việc phát triển (2, 3, 4)
	+ Hai thần đến cầu hôn.
	+ Vua Hùng ra điều kiện kén rể
	+ Sơn Tinh đến trước, đợc vợ.
- Sự việc cao trào (5. 6) 
	+ Thuỷ Tinh thua cuộc, đánh ghen dâng nước đánh Sơn Tinh.
	+ Hai lần đánh nhau hàng tháng trời cuối cùng Thuỷ Tinh thua, rút về.
- Sự việc kết thúc (7)
	+ Hàng năm Thuỷ Tinh lại dâng nước đánh Sơn Tinh, nhưng đều thua.
à Giữa các sự việc trên có quan hệ nhân quả với nhau. Cái trước là nguyên nhân của cái sau, cái sau là nguyên nhân của cái sau nữa à Tóm lại, các sự việc móc nối với nhau trong mối quan hệ rất chặt chẽ không thể đảo lộn, bỏ bớt một sự việc nào. Nếu cứ bỏ một sự việc trong hệ thống à dẫn đến cốt truyện bị ảnh hưởng à phá vỡ.
b. 6 yếu tố ở trong truyện
- Hùng Vương, Sơn Tinh, Thuỷ Tinh.
- ở Phong Châu, đất của Vua Hùng.
- Thời vua Hùng.
- Do sự ghen tuông của Thuỷ Tinh.
- Những trận đánh nhau dai dẳng của 2 thần hàng năm.
- Thuỷ Tinh thua. Hàng năm cuộc chiến giữa hai thần vẫn xảy ra.
à Không được vì : Cốt truyện sẽ thiếu sức thuyết phục, không còn mang ý nghia truyền thuyết.
à Có cần thiết vì như thế mới có thể chống chọi nổi với Thuỷ Tinh.
à Nếu bỏ thì không được, vì không có lí do gì để 2 thần thi tài.
à Có lí, vì :
- Thuỷ Tinh cho rằng mình chẳng kém gì Sơn Tinh. Chỉ vì chậm chân nên mất vợ à Tức giận.
- Thể hiện tính ghen tuông ghê gớm của thần.
c. Sơn Tinh có tài chống lụt.
- Sính lễ là sản vật của núi rừng, dễ cho Sơn Tinh, khó cho Thuỷ Tinh. Sơn Tinh chỉ việc đem của nhà mà đi hỏi vợ nên đến được sớm.
- Sơn Tinh thắng liên tục : Lấy được vợ, thắng trận tiếp theo, về sau năm nào cũng thắng à có ý nghĩa : Nếu để Thuỷ Tinh thắng thì Vua Hùng và thần dân sẽ phải ngập chìm trong nớc lũ, bị tiêu diệt. Từ đó ta thấy câu chuyện này kể ra nhằm để khẳng định Sơn Tinh, Vua Hùng 
- Không à Vì đó là hiện tượng tự nhiên, qui luật của thiên niên ở xứ sở này à Giải thích hiện tượng mưa bão lũ lụt của nhân dân ta.
Bài học 1 :
 Sự việc trong văn tự sự được trình bày cụ thể vể :
- Thời gian, địa điểm
- Nhân vật cụ thể.
- Nguyên nhân, diễn biến, kết quả.
Sắp xếp sao cho thể hiện được tư tưởng mà người kể muốn biểu đạt.
2. Nhân vật trong văn tự sự
a. Nhân vật trong văn tự sự là ai ?
- Là kẻ vừa thực hiện các sự việc là kẻ được nói tới, được biểu dương hay bị lên án. (người làm ra sự việc, người được nói tới)
- Nhân vật chính, có vai trò quan trọng nhất đó là : Sơn Tinh, Thuỷ Tinh.
- Nhân vật đợc nói tới nhiều nhất là Thuỷ Tinh.
- Nhân vật phụ : Hùng Vương, Mị Nơng à rất cần thiết à không thể bỏ được vì nếu bỏ thì câu chuyện có nguy cơ chệch hướng, đổ vỡ.
Bài học 2
- Nhân vật chính là nhân vật được kể nhiều việc nhất, là được nói tới nhiều nhất à có vai trò chủ yếu trong việc thể hiện tư tưởng văn bản.
- Nhân vật phụ chỉ giúp nhân vật chính hoạt động.
b. Nhân vật được kể thể hiện qua các mặt : tên gọi, lai lịch, tính nết, hình dáng, việc làm.
Luyện tập :
1. Kể lại một trong 4 truyện đã học mà em yêu thích nhất bằng lời văn của em ? Nói rõ lí do vì sao ?
2- Truyện cổ tích cây tre trăm đốt đã gây cho em nhiều ấn tượng bất ngờ, thú vị . Hãy kể lại câu chuyện bằng lời văn của em .
3- Hãy tự giới thiệu về bản thân em ?

Tài liệu đính kèm:

  • docday them ngu van 6 thang 10.doc