Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Từ ghép, từ láy

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Từ ghép, từ láy

Nêu khái niệm từ ghép?

? Từ ghép được chia làm mấy loại? Nêu đặc điểm của từng loại? Mỗi loại hãy tìm 3 ví dụ để minh họa?

 

doc 5 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 4929Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Từ ghép, từ láy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 20/ 9 / 2010 (7A). Tổng số: ..
22 / 9/ 2010 (7B) . Tổng số: ..
Buổi 1:
Từ ghép, từ láy
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
? Nêu khái niệm từ ghép?
? Từ ghép được chia làm mấy loại? Nêu đặc điểm của từng loại? Mỗi loại hãy tìm 3 ví dụ để minh họa?
? Nhận xét nghĩa của từ ghép so với tiếng chính (từ ghép chính phụ), và so với nghĩa của các tiếng tạo nên nó (từ ghép đẳng lập)?
1. Hãy xếp các từ ghép sau vào bảng phân loại: xe máy, sách vở, mưa ngâu, mưa gió, nhà kho, thước kẻ.
2. Điền thêm các tiếng đứng trước hoặc đứng sau để tạo từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ: 
a, Ao; b, cười, c, ăn, d, bà
3. Tìm từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập trong ví dụ sau:
a, Trước nhà mấy cây bông giấy nở hoa tưng bừng. Trời càng nắng gắt, hoa giấy càng hồng lên rực rỡ. Màu đỏ thắm, màu tím nhạt, màu da cam, màu trắng muốt tinh khiết. Cả vòm cây lá chen hoa bao trùm lấy ngôi nhà mảnh sân nhỏ phía trước. Tất cả như nhẹ bỗng, tưởng chừng chỉ cần một trận gió ào qua, cây bông giấy chĩu chịt hoa sẽ bốc bay lên, mang theo cả ngôi nhà lang thang giữa bầu trời.
b, Ai ơi bưng bát cơm đầy
dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần.
? Nhắc lại khái niệm từ láy đã học ở lớp 6? Cho ví dụ?
? Có mấy loại từ láy? Nêu đặc điểm từng loại? cho ví dụ?
? Xác định nghĩa của từ láy?
1. Trong các từ sau, từ nào là từ láy? láy gì? các từ còn lại thuộc từ gì?
Rộn ràng, rạo rực, gậy gộc, gật gù, râu ria, rơi rớt, mỏi mệt, học hành, nảy nở, nôn nao, lạnh lùng, no nê, chùa chiền.
2. a, Trong các từ sau, từ nào là từ láy toàn bộ: Đèm đẹp, lành lạnh, lạnh lẽo, đẹp đẽ.
b, Hãy xếp các từ láy sau vào bảng phân loại: mềm mại, đo đỏ, tích tắc, li ti, nao nao, bạc bẽo, rẻ rúng, rời rạc, mất mát, cỏn con, tuồn tuột, ầm ầm.
3. Tìm từ láy trong các đoạn thơ sau và cho biết chúng thuộc những loại nào? nghĩa của chúng so với tiếng gốc? Giá trị nghệ thuật của láy trong đoạn thơ?
a. Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà
b. Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh
c. Năm gian nhà cỏ thấp le te
ngõ tối đêm sâu đóm lập lòe
Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt
Làn ao lóng lánh bóng trăng loe.
I. Từ ghép:
1. Khái niệm:
- Từ ghép là từ phức có 2 tiếng trở lên, giữa các tiếng có quan hệ với nhau về mặt ngữ nghĩa.
Vd: Bút máy, bút chì, sách vở
2. Các loại từ ghép:
- Từ ghép chính phụ: có tiếng chính và tiếng phụ. Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau bổ sung ý nghĩa cho tiếng chính.
Vd: Bánh chưng, bánh mì, xe đạp.
- Từ ghép đẳng lập: các tiếng bình đẳng nhau về ngữ nghĩa.
Vd : Nhà cửa, sách vở, ấm chén
3. Nghĩa của từ ghép:
- Nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa của tiếng chính.
- Nghĩa của từ ghép đẳng lập rộng hơn (khái quát hơn) nghĩa của các tiếng tạo nên nó.
4. Bài tập:
Bài 1: Hs làm nhanh vào vở - gv gọi chấm 5 bài và gọi 2 hs lên bảng trình bày.
- Từ ghép đẳng lập: Sách vở, ăn nói, mưa gió.
- Từ ghép chính phụ: còn lại
Bài 2:
Từ ghép chính phụ
Từ ghép đẳng lập
Ao cá
Ao hồ
Ăn cơm
Ăn ở
Cười nụ
Cười nói
Bà ngoại
Ông bà
Bài 3: Hs thực hiện vào vở - gv kiểm tra.
II. Từ láy:
1. Khái niệm:
- Là những từ có 2 tiếng trở lên, giữa các tiếng có quan hệ về ngữ âm.
Vd : Xanh xanh, vằng vặc, long lanh.
2. Các loại từ láy:
- Từ láy toàn bộ: (láy hoàn toàn)
+ Các tiếng lặp lại nhau hoàn toàn: xinh xinh, xanh xanh
+ Tiếng đứng trước biến đổi thanh điệu: trăng trắng, tim tím
+ Biến đổi phụ âm cuối: thâm thấp, chênh chếch, sạch sành sanh
- Từ láy bộ phận: giữa các tiếng có sự giống nhau về phụ âm đầu hoặc vần: Lao xao, nức nở, náo nức
3. Nghĩa của từ láy:
- Nghĩa của từ láy có sắc thái biểu cảm cao hơn so với tiếng gốc.
Vd: nhỏ nhắn - nhỏ
- Nghĩa của từ láy nhấn mạnh hơn nghĩa của tiếng gốc: li ti - ti
- Nghĩa của từ láy giảm nhẹ hơn so với tiếng gốc: anh ách - ách
4. Bài tập:
Bài tập 1:
- Từ láy bộ phận: rộn ràng, gật gù, rạo rực, nôn nao, lạnh lùng
- Từ ghép: còn lại
Bài tập 2:
a, Từ láy toàn bộ: lành lạnh, đèm đẹp
b, Láy bộ phận: 
- Láy hoàn toàn: nao nao, ầm ầm
- Biến đổi thanh điệu: đo đỏ, cỏn con
- Biến đổi phụ âm cuối: Tuồn tuột
Láy bộ phận: còn lại
Bài tập 3:
a, Lom khom: láy bộ phận - hình dáng của chú tiều đốn củi
- Lác đác: láy bộ phận -> gợi tả sự thưa thớt của cs bên sông.
b, loắt choắt - láy bộ phận - hình dáng nhở bé nhanh nhẹn của Lượm
- xinh xinh, nghênh nghênh, thoăt thoắt, - láy toàn bộ
- > hình ảnh Lượm nhỏ bé, nhanh nhẹn, ngây thơ, đáng yêu.
c, le te, lập lòe, phất phơ, lóng lánh: láy bộ phận.
Bài tập về nhà:
1. Vẽ sơ đồ về cấu tạo từ? Lấy ví dụ cho mỗi loại?
2. Tìm hiểu nghĩa của các từ láy : khấp khểnh , bập bềnh , mấp mô , gập ghềnh. 3.Cho các tiếng : hoa , làm, trâu , ăn , rau , ngủ , vở, thước ; tìm tiếng tương ứng để tạo thành từ ghép đẳng lập?
Tiết 4: Phụ đạo hs yếu kém:
*. Củng cố kiến thức về từ ghép và từ láy.
1. Em hãy nêu đặc điểm cấu tạo của từ ghép ? lấy 5 ví dụ minh họa ?
2. Em hãy nêu đặc điểm cấu tạo của từ láy? lấy 5 ví dụ minh họa ?
Nối các tiếng ở cột A với các tiếng ở cột B để tạo thành từ ghép chính phụ .
 A B
 1.sách a, vuông
 2.bàn b, tập đọc 
 3 .xe c, gang 
 4 .nồi d, bò
 5. giày e, da 
4.Chọn từ thích hợp điền vào chổ trống : ( nhỏ nhặt , nhỏ nhắn , nhỏ nhẻ , nhỏ nhen , nhỏ nhoi , nho nhỏ )
a,Chị ấy có vóc người nhỏ nhắn. 
b, Con trai mà ăn nói nhỏ nhẻ như con gái.
c, Những chuyện nhỏ nhặt như thế để bụng làm gì .
d, Ông ta tính rất nhỏ nhen.
4.Hóy đặt cõu với cỏc từ ghộp sau: quần ỏo, xe đạp, bàn ghế, quả bưởi, mốo con, sõn trường.
5. Đặt cõu với cỏc từ lỏy sau: vi vu, thoăn thoắt, lăn tăn, phập phồng, san sỏt, xinh xắn, rối rớt, oang oang.
Ngày dạy:  Tổng số:
 Tổng số:
Buổi 2:
Luyện tập tạo lập văn bản
I. Các bước tạo lập văn bản:
1. Định hướng (y/c của đề)
Viết cái gì? ( Nội dung); - Viết cho ai? (đối tượng); -Viết để làm gì? (mục đích); - Viết ntn? (cách viết)
2. Xây dựng bố cục:
Tìm ý
Lập dàn bài (MB - TB - KB), (sắp xếp các ý hợp lý, mạch lạc)
3. Viết bài hoàn chỉnh:
 Diễn đạt các ý thành từng câu, đoạn văn theo trình tự hợp lý.
4. Kiểm tra lại
 Gv : Để tạo một văn bản có bố cục rõ ràng, mạch lạc, có nghĩa, dễ hiểu cần phải chú ý đến sự liên kết giữa các câu, đoạn đảm bảo tính mạch lạc.
II. Luyện tập:
 1. Đọc văn bản: Vì sao hoa cúc có nhiều cánh nhỏ (sgk. T 13)
a, Phân tích bố cục, sự liên kết của văn bản tự sự trên?
b. Có thể đặt tên cho câu chuyện trên ntn?
c. Cảm nghĩ của em sau khi đọc truyện trên?
Gợi ý:
a. Văn bản có bố cục chặt chẽ:
 Phần 1: Câu 1: giới thiệu hoàn cảnh của câu chuyện và nhân vật chính của truyện.
 Phần 2: hai câu cuối: khẳng định vai trò, giá trị của hoa cúc đến tận ngày nay.
* Sự liên kết của văn bản khá chặt chẽ:
- Mở đầu là vấn đề tìm thuốc chữa bệnh cho mẹ.
 + Được phật cho bông cúc hướng dẫn cách làm thuốc chữa bệnh cho mẹ và còn nói cách để mẹ sống nhiều năm hơn.
 + Hành động hiếu thảo của cô bé: qua xử lí hoa cúc - thuốc cho mẹ.
- Cuối cùng: vai trò của hoa cúc trong y học - thuốc chữa bệnh cho mẹ.
* Văn bản mạch lạc: chủ đề xuyên suốt toàn bộ vb là thuốc chữa bệnh cho mẹ.
b. Tên truyện: Tình mẹ con; Cúc là thuốc chữa bệnh; Lòng hiếu thảo
c. Hs viết đoạn văn trình bày cảm nghĩ của mình.
2. Tả phong cảnh mùa hè ở quê hương em?
Y/c: Hãy thực hiện các bước để tạo lập vb cho đề trên.
 Bước 1: Định hướng:

Tài liệu đính kèm:

  • docDai tra van 7 buoi 1.doc