Mục đích yêu cầu:
I)Về kiến thức: Giúp HS hệ thống hoá kiến thức về phần từ vựng tiếng Việt đã học: Từ và cấu tạo của từ tiếng Việt, từ mượn, nghĩa của từ.
II) Về kĩ năng: Giúp HS nắm định nghĩa, khái niệm, nêu ví dụ minh hoạ, nhận diện được các từ loại. Biết vận dụng lúc nói, lúc viết cho đúng,cho hay.
III) Về giáo dục: Ý thức học tập một cách nghiêm túc và có hiệu quả tiếng Việt phổ thông, sử dụng trong lúc nói và viết một cách rành mạch, rõ ràng.
Ngày soạn: 31/10/2009. Chủ đề bám sát Tiết: 6 tiết. Chủ đề: 1. Từ vựng. Từ và cấu tạo của từ tiếng Việt. Từ mượn. Nghĩa của từ. A) Mục đích yêu cầu: I)Về kiến thức: Giúp HS hệ thống hoá kiến thức về phần từ vựng tiếng Việt đã học: Từ và cấu tạo của từ tiếng Việt, từ mượn, nghĩa của từ. II) Về kĩ năng: Giúp HS nắm định nghĩa, khái niệm, nêu ví dụ minh hoạ, nhận diện được các từ loại. Biết vận dụng lúc nói, lúc viết cho đúng,cho hay. III) Về giáo dục: Ý thức học tập một cách nghiêm túc và có hiệu quả tiếng Việt phổ thông, sử dụng trong lúc nói và viết một cách rành mạch, rõ ràng. B) Chuẩn bị của thầy và trò: Tài liệu tham khảo : 1. Đọc lại phần tiếng Việt đã học ở lớp 6 SGK, trang 13, 24, 35, 55. 2. Làm một số bài tập trắc nghiệm ở các tài liệu tham khảo. 3. Chuẩn bị: Hệ thống hoá các kiến thức đã học có sự kết hợp với các văn bản văn và tập làm văn. C) Nội dung bài học: I. Từ và cấu tạo của từ tiếng Việt, bài tập thực hành. II.Từ mượn, bài tập thực hành. III. Nghĩa của từ, bài tập thực hành. IV. Kiểm tra tự luận và trắc nghiệm. Tiết 1,2. Từ và cấu tạo của từ tiếng Việt. I. Mục đích yêu cầu. 1. Kiến thức: Giúp HS hiểu được thế nào là từ và cấu tạo từ tiếng Việt. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng biết từ và cấu tạo của từ một cách chính xác. 3. Thái độ: Ý thức học và biết viết câu văn tiếng Việt phổ thông chính xác. II. Nội dung bài học. Phần 1. ( Tiết 1 ) Lí thuyết. Từ là gì ? Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu. VD. Hãy lấy gạo làm bánh mà lễ tiên vương. ( Bánh chưng,bánh giầy ). Câu này do các từ: hãy, lấy, gạo, làm, bánh, mà, lễ, Tiên vương, tạo nên. II. Từ đơn và từ phức. 1.Từ đơn: Từ chỉ gồm một tiếng là từ đơn. VD. Cha, mẹ, bàn, ghế, trường lớp... 2.Từ phức: - Từ gồm hai hay nhiều tiếng là từ phức. VD. Quần áo, cha mẹ, ông bà, thầy giáo, hợp tác xã, xã hội chủ nghĩa... - Từ phức chia làm hai loại: từ ghép và từ láy. * Từ ghép. Những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa được gọi là từ ghép. VD. Cha mẹ, bản làng, nhà rông, nhà sàn, cồng chiêng... * Những từ phức có quan hệ láy âm giữa các tiếng được gọi là từ láy. VD. Róc rách, ầm ầm, thình thịch... ** Câu hỏi củng cố. H1. Thế nào là từ ? cho ví dụ. ( 2 HS trả lời ) ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ H2. Từ được chia ra làm mấy loại và nêu các tên gọi ? ( 2 HS trả lời ) ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ H3. Thế nào là từ đơn ? cho ví dụ. ( 2 HS lên bảng trả lời và cho ví dụ ) ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ H4. Thế nào là từ phức ? cho ví dụ. ( 2 HS trả lời ) Phần 2. ( Tiết 2 ) Luyện tập. ( HS lần lượt lên bảng trình bày các bài tập sau ) 1. Trong đoạn văn sau đây từ nào là từ ghép, từ nào là từ láy ? “ Mã Lương vờ như không nghe thấy, cứ tiếp tục vẽ. Gió bão càng to, mây đen kéo mù mịt trời tối sầm. Sóng lớn nổi lên dữ dội như những trái núi đổ sập xuống thuyền. Chiếc thuyền ngả nghiêng rồi bị chôn vùi trong những lớp sóng hung dữ. ” Từ ghép: ----------------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------------------------------------Từ láy: ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 2.Em hãy tìm các từ láy : a. Tượng hình. Ví dụ: ngoằn ngoèo, khấp khểnh,... ---------------------------------------------------------------------------------------------------------- ---------------------------------------------------------------------------------------------------------- b. Tượng thanh. Ví dụ: lách cách, rột roat,... ---------------------------------------------------------------------------------------------------------- ---------------------------------------------------------------------------------------------------------- c. Chỉ tâm trạng. Ví dụ: bâng khâng, thẩn thờ,... ---------------------------------------------------------------------------------------------------------- ---------------------------------------------------------------------------------------------------------- 3. Đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu gọi là gì ? A. Tiếng B. Từ C. Ngữ D. Cụm từ 4. Từ đựơc chia làm 2 loại: từ đơn, từ phức. A. Đúng B. Sai 5. Từ đơn là từ chỉ có một tiếng. Ví dụ: Mẹ / khen/ con/ ngoan / và/ học/ giỏi : có 7 tiếng, có 7 từ đơn A. sai B Đúng 6. Từ phức là từ có hai tiếng trở lên. Ví dụ: Gia đình, tổ quốc, Hà Nội, Hoàng Su Phì, hươ cao cổ, thái thượng hoàng A. Đúng B. Sai. 7. Từ phức đượng chia thành 2 loại: từ ghép, từ láy Ví dụ: - Từ ghép: chăn nuôi, trồng trọt, bánh chưng, bánh giầy,... - Từ láy: lấp lánh, ngọt ngào, thênh thang, xanh xanh,... A. Sai B. Đúng. Chọn từ cho trước để điền vào chỗ trống cho thích hợp. BÀ NỘI (...) Tôi ngẩng đầu mới thấy (1) của bà ; chứ cứ nhìn bà chặt củi, nhổ sắn (2) bà đứng, bà đi thì không ai biết bà đã gần bảy mươi. Bà làm nhanh, đi nhanh, lưng thẳng. Bà không hút thuốc lào như u tôi, không ăn giầu. Bà như một (3) lặng lẽ, đi không ai biết, về không ai hay. Bà (4) khi đi giồng sắn ở trại, lúc rẫy ràng ràng, khi bắt cua bán, lúc cấy thuê. Có lần bà bỏ nhà bốn năm ngày. Tôi hỏi Lĩnh (5) nước mắt. Tuần phu rầm rập bắt thuế. Trống dồn (6) cả bụng, đập thình thịch vào cái ngực nhỏ bé của tôi. Cả làng đã im ắng. Bà như chiếc bóng giở về. Ít khi tôi thấy bà nói chuyện nói trò với ai khác ngoài các cháu ra. Ít khi tôi thấy bà(7) với ai. Dân làng bảo bà hiền như (8). Nói đúng hơn bà hiền như chiếc bóng. Nếu ai lành chanh lành chói bà (9) khuyên. Bà nói nhiều bằng ca dao, tục ngữ. Những chị mồm năm miệng mười, sau khi đựơc bà khuyên (10) mồm một miệng hai. Người ta bảo: “ con hư tại mẹ, cháu hư tại bà.” Bà như thê (11) chúng tôi hư làm sao được. u tôi (12), chúng tôi không nỗi hư, nơ hỏng. (...) (Trích Tuổi thơ im lặng. Duy Khán, NXB Kim Đồng. Hà Nội 1996) 1. A. tóc B. tuổi C. khuôn mặt D. bóng 2. A. chiêm ngưỡng B. nghe C. nhìn D. quan sát 3. A. chiếc bóng B. hình bóng C. bóng ma D. người lạ 4. A. vội vã B. tất bật C. loay hoay D. nhanh nhẹn 5. A. rớm B. sụt sùi C. đỏ kè D. tuôn 6. A. nóng B. râm ran C. inh ỏi D. sôi 7. A. chửi nhau B. đánh nhau C. đôi co D. xô đẩy 8. A. đất B. trời C. ông bụt D. củ sắn 9. A. nói năng B. ru rỉ C. tâm sự D. trao đổi 10. A. trở nên B. còn lại C. chỉ còn D. trở thành 11. A. sao B. thì C. nên D. vì vậy 12. A. làm thế B. thế đấy C. vây đấy D. như thế Tiết 3,4. Từ mượn. I. Mục đích yêu cầu. HS cần đạt các yêu cầu sau: 1. Kiến thức: Hiểu được thế nào là từ mượn. 2. Kĩ năng: Nhận biết và sử dụng từ mượn một cách hợp lí trong khi nói và viết. 3. Thái độ: Ý thức sử dụng tốt từ mượn tiếng Việt phổ thông trong nói và viết. II. Nội dung bài học. Phần 1. ( Tiết 3 ) Lí thuyết. Từ thuần Việt và từ mượn. 1. Từ thuần Việt là từ do nhân dân ta sáng tạo ra. VD. Cha ,mẹ, ông, bà, bàn, ghế... 2. Từ mượn là những từ chúng ta vay mượn của tiếng nước ngoài để biểu thị những sự vật, hiện tượng, đặc điểm,... mà tiếng Việt chưa có từ thật thích hợp để biểu thị. VD. Độc lập, tự do, phụ nữ, vĩ đại, ... - Bộ phận từ mượn quan trọng nhất trong tiếng Việt là từ mượn tiếng Hán. VD. Tiên / học / lễ / hậu / học / văn. - Bên cạnh đó, tiếng Việt còn mượn từ của một số ngôn ngữ khác như tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Nga... VD. In-tơ-net, ra-đi-ô, đi-văng, sà bông,... ( HS lần lượt trình bày lại các khái niệm nêu trên ) ** Câu hỏi củng cố. H1. Thế nào là từ thuần Việt ? cho ví dụ. ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ H2. Thế nào là từ mượn ? cho ví dụ. ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ H3. Em hãy nêu 5 từ Hán Việt mà em hay sử dụng khi nói và viết câu. ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ... -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Tiết 5,6. Nghĩa của từ. I. Mục đích yêu cầu. HS cần đạt các yêu cầu sau: 1. Kiến thức: Hiểu thế nào là nghĩa của từ. Một số cách giải thích nghĩa của từ. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng nhận biết nghĩa của từ, viết câu cho đúng nghĩa. 3. Thái độ: Yêu thích và sử dụng thành thạo tiếng Việt phổ thông. II. Nội dung bài học. Phần 1. ( Tiết 5 ) Lí thuyết. I. Nghĩa của từ là nội dung ( sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ, ...) mà từ biểu thị. VD. -Tập quán: thói quen của một cộng đồng ( địa phương, dân tộc, v.v... ) được hình thành từ lâu trong đời sống, được mọi người làm theo. - Lẫm liệt: hùng dũng, oai nghiêm. - Nao núng: lung lay, không vững lòng tin ở moình nữa. II. Cách giải thích nghĩa của từ. Có thể giải thích nghĩa của từ bằng hai cách chính như sau: 1.Trình bày khái niệm mà từ biểu thị. 2.Đưa ra những từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích. III. Dùng từ đúng nghĩa. Muốn dùng từ đúng nghĩa trước hết ta phải nắm vững được nghĩa của từ. thông thường một từ có rất nhiều nghĩa. VD. Từ ăn có 13 nghĩa: -Tôi ăn cơm. Từ ăn có nghĩa là hoạt động đưa thực phẩm vào dạ dày. -Tôi đi ăn cưới. Từ ăn có nghĩa là ăn uống nói chung, nhân dịp tụ tập. -Họ ăn hoa hồng. Từ ăn có nghĩa là nhận lấy để hưởng. ** Câu hỏi củng cố. ( HS lần lượt trình bày các câu hỏi sau ) H1. Nghĩa của từ là gì ? cho một từ mà em quen thuộc nhất và giải thích nghĩa của từ đó. ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ H2. Có bao nhiêu cách giải thích nghĩa của từ ? cho một ví dụ để làm rõ điều em nói. ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ H3. Tại sao em phải dùng từ cho đúng nghĩa ? nếu em dùng sai thì sẽ xảy ra điều gì. ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ Phần 2. ( Tiết 6 ) Bài tập. 1. Hãy điền các từ: học hỏi, học tập, học hành, học lỏm vào chỗ trống trong những câu dưới đây sao cho phù hợp: - .......................: học và luyện tập để có hiểu biết, có kĩ năng. - .......................: nghe hoặc thấy người ta làm rồi làm theo, chứ không được ai trực tiếp dạy bảo. - .......................: tìm tòi, hỏi han để học tập. - .......................: học văn hoá có thầy, có chương trình, có hướng dẫn ( nói một cách khái quát ) 2. Điền các từ trung gian, trung niên, trung bình vào chỗ trống cho phù hợp: - .......................: ở vào khoảng giữa trong bậc thang đánh giá, không khá cũng không kém,không cao cũng không thấp. - .......................: ở vị trí chuyển tiếp hoặc nối liền giữa hai bộ phận, hai giai đoạn, hai sự vật,... - .......................: đã quá tuổi thanh niên nhưng chưa đến tuổi già. 3. Giải thích những từ sau theo những cách đã biết - giếng: ---------------------------------------------------------------------------------------- - rung rinh: ------------------------------------------------------------------------------------ - hèn nhát: ------------------------------------------------------------------------------------ 4. Nghĩa của từ là gì ? A. Là nghĩa đen của sự vật B. Là nghĩa bóng của sự vật. C. Là đặc điểm và tính chất của hiện tượn, sự việc D. Là nội dung của sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ...mà từ biểu thị. 5. Nghĩa của những từ in đậm trong câu ca dao sau chỉ rõ đó là những công việc của nhà nông: Trên đồng cạn, dưới đồng sâu Chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa. A. Sai B. Đúng 6. Những từ sau đây có nghĩa giống nhau hay nghĩa khác nhau: cọp, hổ, hùm, khái, ông ba mươi: A. Nghĩa giống nhau B. Nghĩa khác nhau 7. Tìm những từ có nghĩa giống với từ “tổ quốc”. A. Đất nước, giang sơn B. Núi sông, sơn hà C. Gồm cả A và B D. Không cùõng nghĩa. 8. Các từ ngữ: quê hương, nơi chôn nhau cắt rốn, nơi đất tổ quê cha có cùng nghĩa không ? A. Không cùng nghĩa B. có cùng nghĩa 9. các từ: bể, biển, hải, (đại) dương, (trùng) dương - có nghĩa như nhau không ? A. Có nghĩa như nhau B. Có nghĩa khác nhau | Kiểm tra kết thúc chuyên đề. ( 15’ ) A. Phần trắc nghiệm: ( Mỗi câu đúng 0,5 đ ) 1. Tác dụng của việc vay mượn từ nước ngoàitrong tiếng Việt. Chọn ý đúng: A. Làm nghèo đi tiếng Việt B. Làm giàu thêm, phong phú thêm tiếng Việt C. Làm cho tiếng Việt mất đi sự trong sáng D. Làm giảm vẻ đẹp của tiếng Việt 2. Số từ mựơn tiếng nước ngoài trong tiếng Việt, tiếng nước nào chiếm một tỉ trọng lớn nhất, nhiều nhất ? A. Tiếng Pháp B. Tiếng Anh C. Tiếng Hán D. Tiếng Nga 3. Hai câu ca dao sau có từ mượn nào không ? Aên bảy nong cơm, ba nong cà Uống một khúc nứơc, cạn đà khúc sông A. Có B. Không 4. Câu: “ Phụ nữ Việt Nam anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang” có mấy từ mượn (từ Hán Việt) A. Một từ B. Hai từ C. Ba từ D. Bốn từ E. Năm từ F. Sáu từ 5. Nghĩa của từ là gì ? A. Là nghĩa đen của sự vật B. Là nghĩa bóng của sự vật. C. Là đặc điểm và tính chất của hiện tượn, sự việc D. Là nội dung của sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ...mà từ biểu thị. 6. Nghĩa của những từ in đậm trong câu ca dao sau chỉ rõ đó là những công việc của nhà nông: Trên đồng cạn, dưới đồng sâu Chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa. A. Sai B. Đúng 7. Tìm những từ có nghĩa giống với từ “tổ quốc”. A. Đất nước, giang sơn B. Núi sông, sơn hà C. Gồm cả A và B D. Không cùõng nghĩa. 8. Các từ ngữ: quê hương, nơi chôn nhau cắt rốn, nơi đất tổ quê cha có cùng nghĩa không ? A. Không cùng nghĩa B. có cùng nghĩa B. Phần tự luận. ( 6 Đ ) 1. Viết 2 câu có từ ghép: cha mẹ, bản làng. ( 1đ ) ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ 2. Viết 2 câu có từ láy: lấp lánh, róc rách. ( 1đ ) ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ 3. Viết đoạn văn 5 câu giới thiệu về bản thân em. ( 4đ ) ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ *********************** D. Rút kinh nghiệm và bổ sung: ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ Tổ trưởng chuyên môn. P. Hiệu trưởng.
Tài liệu đính kèm: