Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 01: Văn bản - Bài 01 - Tiết 01: Cổng trường mở ra

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 01: Văn bản - Bài 01 - Tiết 01: Cổng trường mở ra

Mục đích yêu cầu :

 Giúp HS :

_ Cảm nhận và hiểu được những tình cảm thiên liêng,đẹp đẽ của cha mẹ đối với con cái.

_ Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với ý nghĩa con người.

II . Phương pháp và phương tiện dạy học

- Đàm thoại , diễn giảng

- SGK + SGV + giáo án

III . Nộidung và phương pháp lên lớp

1. Ổn định lớp :1-2’

 

doc 208 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1250Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 01: Văn bản - Bài 01 - Tiết 01: Cổng trường mở ra", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 01
VĂN BẢN
Bài 01 tiết 01
CỔNG TRƯỜNG MỞ RA
I . Mục đích yêu cầu :
 Giúp HS :
_ Cảm nhận và hiểu được những tình cảm thiên liêng,đẹp đẽ của cha mẹ đối với con cái.
_ Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với ý nghĩa con người.
II . Phương pháp và phương tiện dạy học
Đàm thoại , diễn giảng
SGK + SGV + giáo án 
III . Nộidung và phương pháp lên lớp 
Ổn định lớp :1-2’
Kiểm tra bài cũ :5-7 phút
Giới thiệu bài mới.1phút
T.gian
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung lưu bảng
5 phút
6phút
5 phút
5 phút
5 phút
GV nhắc lại đặc điểm về văn bản nhật dụng giúp HS liên hệ bài mới.
Văn bản nhật dụng không phải là khái niệm chỉ thể loại,kiểu văn bản.Mà là nói đến tính chất của nội dung văn bản.Đó là những bài viết có nội dung gần gũi,bức thiết với cuộc sống.
GV đặt câu hỏi gợi mở.
Trong ngày khai trường đầu tiên của em,ai đưa em đến trườing?Em có nhớ đêm hôm trước ngày khai trường ấy,mẹ em đã làm gì và nghĩ gì không?
GVHD HS trả lời.
GV gọi HS đọc văn bản.
Văn bản “cổng trường mở ra”tác giả viết về ai?Tâm trạng của người ấy như thế nào?
GV hướng dẫn HS tìm hiểu chú thích SGK trang 8.
Trong văn bản có mấy nhân vật?Đó 
là ai?
Người mẹ có tâm trạng như thế nào trước ngày khai trường của con?
Đứa con có tâm trạng như thế nào trước ngày khai trường của mình?
Tại sao người mẹ không ngủ được?
Người mẹ đang nôn nao suy nghĩ về ngày khai trường năn xưa của mình và nhiều lí do khác.
Tâm sự của ngưởi mẹ được bộc lộ bằng cách nào?
Nhà trường có tầm quan trọng như thế nào đối với thế hệ trẻ?
Nhà trường mang lại cho em điều gì?
Tri thức,tình cảm tư tưởng,đạo lí,tình bạn,tình thầy trò
I.Giới thiệu
“Cổng trường mở ra”là một bài kí được trích từ báo “ yêu trẻ”.Bài văn viết về tâm trạng của người mẹ trong đêm không ngủ trước ngày khai trường lần đầu tiên của con.
II.Đọc hiểu.
 1.Tâm trạng của hai mẹ con trước ngày khai trường.
 a.Người mẹ.
Không tập trung vào việc gì.
Lên gường và trằn trọc.
Không lo nhưng vẫn không ngủ
àThao thức không ngủ được,suy nghĩ triền miên.
 b.Đứa con.
Giấc ngủ đến với con nhẹ nhàng.
Háo hức không nằm yên,nhưng lát sau đã ngủ.
àThanh thản nhẹ nhàng “vô tư”
 2. Tâm sự của người mẹ
Người mẹ không trực tiếp nói với con hoặc ai cả.Người mẹ nhìn con ngủ,như tâm sự với con,nhưng thực ra là đang nói với chính mình,đang ôn lại kỉ niệm riêng.
àKhắc họa tâm tư tình cảm,những điều sâi thẳm của người mẹ đối với con
 3. Tầm quan trọng của nhà trường
“Ai cũng biết sai lầm trong giáo dục sẽ ảnh hưởng đến cả một thế hệ mai sau,và sai lầm một li có thể đưa thế hệ ấy đi chệch cả hàng dặm sau này”
III.Kết luận.
Như những dòng nhật kí tâm tình,nhỏ nhẹ và sâu lắng,bài văn giúp ta hiểu thêm tấm lòng,yêu thương tình cảm sâu nặng của người mẹ đối với con và vai trò to lớn của nhà trường đối với mỗi cuộc sống mỗi con người
 4 Củng cố : 2 phút
 4.1. Tâm trạng của người mẹ và đứa con ra sao trước ngày khai trường?
 4.2. Tâm sự của ngưởi mẹ được bộc lộ bằng cách nào?
 4.3. Nhà trường có tầm quan trọng như thế nào đối với thế hệ trẻ?
 5. Dặn dò:1 phút
Học thuộc bài cũ ,dọc soạn trước bài mới “ Mẹ tôi“ SGK trang 10
**********************
TUẦN 01
VĂN BẢN
Bài 01 tiết 02
MẸ TÔI
Ét- môn-đô-đơ A- mi-xi.
I . Mục đích yêu cầu :
 Giúp HS :
_ Cảm nhận và hiểu được tình cảm thiêng liêng,đẹp đẽ của cha mẹ đối với con cái.
_ Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với ý nghĩa con người.
II . Phương pháp và phương tiện dạy học
Đàm thoại , diễn giảng
SGK + SGV + giáo án 
III . Nộidung và phương pháp lên lớp 
Ổn định lớp :1-2’
Kiểm tra bài cũ :5-7 phút
 2.1 Tâm trạng của người mẹ và đứa con ra sao trước ngày khai trường?
 2.2. Tâm sự của ngưởi mẹ được bộc lộ bằng cách nào?
 2.3. Nhà trường có tầm quan trọng như thế nào đối với thế hệ trẻ?
 3. Giới thiệu bài mới.1phút
T.gian
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung lưu bảng
7 phút
5 phút
8 phút
2 phút
GV gọi HS đọc văn bản và tìm hiểu chú thích.
Em hãy giới thiệu vài nét về tác giả?
Văn bản được tạo ra dưới hình thức nào?
 Một lá thư của bố gửi cho con.
Bài văn chủ yếu là miêu tả.Vậy miêu tả ai?Miêu tả điều gì?
GV hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản
Đây là bức thư của bố gửi cho con,nhưng tại sao có nhan đề “Mẹ tôi”?
Nhan đề do tác giả tự đặt cho đoạn trích
Đọc kĩ ta sẽ thấy hình tượng người mẹ cao cả và lớn lao qua lời của bố.Thông qua cái nhìn của bố thấy được hình ảnh và phẩm chất của người mẹ.
Tại sao bố lại viết thư cho En-ra-cô?
Lúccô giáo đến thăm En-ra-cô đã phạm lỗi là “thiếu lễ độ”.
Thái độ của bố như thế nào trước “lời thiếu lễ độ” của En-ri-cô?
 Buồn bã
Lời lẽ nào thể hiện thái độ của bố?
_ Không bao giờ con được thốt ra lời nói nặng với mẹ.
_ Con phải xin lỗi mẹ.
_ Hãy cầu xin mẹ hôn con.
_ Thà rằng bố không có con,còn hơn thấy con bội bạc với mẹ.
Trong những lời nói đó giọng điệu của người cha có gì đặc biệt?
Qua lời khuyên của người cha,người cha muốn con mình như thế nào?
Ngoài tình yêu con,bố còn yêu gì khác?
Ngoài En-ri-cô và bố truyện còn xuất hiện hình ảnh của ai?
Tìm những chi tiết nói về hình ảnh người mẹ?
Trái tim người mẹ ra sao trước sự hỗn láo của con?
Tâm trạng của En-ri-cô như thế nào khi đọc thư bố?
 Xúc động khi đọc thư bố.
Vì sao En-ri-cô lại xúc động?
Tại sao người bố không trực tiếp nói với con mà phải viết thư?
Tình cảm sâu lắng thường tế nhị kín đáo,nhiều khi không trực tiếp nói được.Hơn nữa khi viết thư chỉ nói riêng cho người mắc lỗi biết,vừa giữ được sự kín đáo tế nhị vừa làm cho người mắc lỗi mất lòng tự trọng
I.Giới thiệu
Ét- môn-đô-đơ A- mi-xi.(1846-1908) nhà văn I-ta-li –a (ý) là tác giả của các cuốn sách:cuộc đời của các chiến binh(1868)những tấm lòng cao cả(1886)cuốn truyện của người thầy(1890)giữa trường và nhà(1892).
Bài văn miêu tả thái độ tình cảm và những suy nghĩ của người bố trước lỗi lầm của con.
II.Đọc hiểu.
 1.Thái độ của bố đối với En-ri-cô.
 _ Ông hết sức buồn bã,tức giận.
_ Lời lẽ như vừa ra lệnh vừa dứt khoát,vừa mềm mại như khuyên nhủ.
_ Người cha muốn con thành thật, “con xin lỗi mẹ vì sự hối lỗi trong lòng vì thương mẹ,chứ không vì nỗi khiếp sợ ai”
_ Người cha hết lòng thương yêu con nhưng còn là người yêu sự tử tế,căm ghét sự bội bạc.
àBố của En-ri-cô là người yêu ghét rõ ràng
2. Hình ảnh người mẹ.
_ “Mẹ thức suốt đêm,khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con,sẵng sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để cứu sống con”
_ Dành hết tình thương con.
_ Quên mình vì con.
àSự hỗn láo của En-ri-cô làm đau trái tim người mẹ.
3. Tâm trạng của En-ri-cô.
_ Thư bố gợi nhớ mẹ hiền.
_ Thái độ chân thành và quyết liệt của bố khi bảo vệ tình cảm gia đình thiêng liêng làm cho En-ri-cô cảm thấy xấu hổ.
III.Kết luận.
Tình cảm cha mẹ dành cho con cái và con cái dành cho cha mẹ là tình cảm thiêng liêng.Con cái không có quyền hư đốn chà đạp lên tình cảm đó
 4 Củng cố : 2 phút
 4.1. Thái độ của bố như thế nào trước “lời thiếu lễ độ” của En-ri-cô?
 4.2 . Tìm những chi tiết nói về hình ảnh người mẹ?
 4.3. Tâm trạng của En-ri-cô như thế nào khi đọc thư bố?
 5. Dặn dò:1 phút
Học thuộc bài cũ ,dọc soạn trước bài mới “ từ ghép“ SGK trang 13
**********************
TUẦN 01
TIẾNG VIỆT
Bài 01 tiết 03
TỪ GHÉP
I . Mục đích yêu cầu :
 Giúp HS :
_ Nắm được cấu tạo của hai loại từ ghép:chính phụ và đẳng lập.
_ Hiểu được nghĩa của các loại từ ghép.
II . Phương pháp và phương tiện dạy học
Đàm thoại , diễn giảng
SGK + SGV + giáo án 
III . Nộidung và phương pháp lên lớp 
1. Ổn định lớp : 1 phút
Kiểm tra bài cũ : 5-7 phút.
 2.1. Thái độ của bố như thế nào trước “lời thiếu lễ độ” của En-ri-cô?
 2.2 . Tìm những chi tiết nói về hình ảnh người mẹ?
 2.3. Tâm trạng của En-ri-cô như thế nào khi đọc thư bố?
Giới thiệu bài mới.
T.gian
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung lưu bảng
10 phút
15 phút
7 phút
GV cho HS ôn lại định nghĩa về từ ghép đã học ở lớp 6.
GV hướng dẫn HS trả lời câu hỏi mục 1 SGK trang 13.
Trong các từ ghép “bà ngoại,thơm phức” trong ví dụ,tiếng nào là tiếng chính,tiếng nào là tiếng phụ bổ sung cho tiếng chính?
_ Bà ngoại: bà : chính.
 ngoại : phụ
_ Thơm phức: 	 thơm : chính
 Phức : phụ.
Tại sao”bà ,thơm” là tiếng chính?
Chúng ta còn có “bà nội,bà cô” có nét chung về nghĩa là “bà”.Nhưng nội ngoại dì lại khác nhau do tác dụng bổ sung nghĩa của tiếng phụ.
Thơm phức và thơm ngát lại khác nhau.Sự khác nhau do tiếng phụ mang lại.
Tiếng chính và tiếng phụ tiếng nào đứng trước tiếng nào đứng sau?
Tiếng chính đứng trước,tiếng phụ đứng sau.
Trong hai từ ghép “ trầm bổng,quần áo” có phân ra tiếng chính,tiếng phụ không?
“ Quần áo,trầm bổng” không thể phân ra tiếng chính ,tiếng phụ.
GVDG.
Từ ghép có mấy loại?gồm những loại nào?cho ví dụ?
So sánh nghĩa của các từ “bà” với “bà ngoại”, “thơm” với “thơm phức”?
_ Bà : người sinh ra cha mẹ.
_ Bà ngoại : người sinn ra mẹ.
_ Thơm : có mùi như hương ha dễ chịu,làm cho thích ngửi.
_ Thơm phức : mùi thơm bốc lên mạnh,hấp dẫn.
Giữa từ bà\bà ngoại với từ thơm\ thơm phức tiếng nào có nghĩa rộng hơn?
Bà ngoại ,thơm phức có nghĩa hẹp hơn từ bà,thơm
Giải thích nghĩa từ “quần áo,trầm bổng”?
_ Quần áo:quần áo nói chung
_ Trầm bổng (âm thanh) có lúc trầm bổng nghe rất êm.
Nếu tách ra quần và áo thì nghĩa của nó như thế nào so với từ quần áo?
Từ “quần áo” khái quát hơn từ “quần”, “áo”
Nghĩa của từ ghép được hiểu như thế nào?
Sắp sếp cáctừ bài tập 1 thành hai loại?
Điền thêm tiếng sau vào bài tập2 tạo từ ghép chính phụ?
Điền thêm tiếng sau vào bài tập3 tạo từ ghép đẳng lập?
Giải thích tại sao nói một cuôn sách,một cuốn vở mà không nói một cuốn sách vở?
I.Các loại từ ghép.
Từ ghép có hai loại:từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập.
_ Từ ghép chính phụ có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung cho tiếng chính.Tiếng chính đứng trước tiếng phụ đứng sau.
Ví dụ : cây ổi, hoa hồng
_ Từ ghép đẳng lập : có các tiếng bình đẳng về ngữ pháp( không phân ra tiếng chính và tiếng phụ)
 Ví dụ : bàn ghế,thầy cô
II.Nghĩa của từ ghép.
_ Từ ghép chính phụ có tính chất phân nghĩa.Nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa của tiếng chính.
Ví dụ : hoa > hoa hồng
_ Từ ghép đẳng lập có tính chất hợp nghĩa.Nghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát hơn nghĩa của các tịếng tạo nên nó..
Ví dụ : bàn ghế, cha mẹ.
III.Luyện tập
1/15 Sắp sếp các từ ghép thành hai loại:
_ Chính phụ : lâu đời,xanh ngắy,nhà máy,nhà ăn,nụ cười.
_ Đẳng lập :suy nghĩ,chày lưới,ẩm ướt,đầu đuôi.
2/15 Điền tiếng sau tạo từ ghép chính phụ:
Bút chì Ăn bám
Thước kẻ trắng xóa
Mưa rào vui tai
Làm quen nhát gan
3/15 Điền tiếng sau tạo từ ghép đẳng lập.
Núi sông mặt chữ điền
 Đồi trái xoan
Ham mê học tập
 Thích hỏi
Xinh đẹp tươi đẹp
 Tươi non
4/15 Có thể nói một cuốn sách,một cuốn vở vì : sách vở là danh từ chỉ  ... nào?
5.Dặn dò
 Học bài cũ.Đọc soạn trứơc bài mới “Luyện tập làm văn bản báo cáo đề nghị” SGK trang
****************
TUẦN 32
TẬP LÀM VĂN
Bài 31 tiết 125,126
LUYỆN TẬP LÀM BĂN BẢN ĐỀ NGHỊ VÀ BÁO CÁO
I.Mục đích yêu cầu
 Giúp HS : 
_ Thông qua thực hành,biết ứng dụng văn bản báo cáovà đề nghị vào tình huống cụ thể,nắm được cách thức làm hai loại văn bản này.
_ Thông qua các bài tập trong SGK để rút ra lỗi thường mắc,phương hup7ng1 và cách sữa chữa các lỗi thường mắc phải khi viết hai loại văn bản trên.
II.Phương pháp và phương tiện dạy học.
_ Đàm thoại + diễn giảng
_ SGK + SGV + giáo án
 III.Nội dung và phương pháp lên lớp.
1. Ổn định lớp
 2. Kiểm tra bài cũ
 2.1. Văn bản báo cáo dùng để làm gì?
 2.2 Khi viết văn bản báo cáo cần chú ý những mục nào?
 3. Giới thiệu bài mới
T.gian
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung lưu bảng
15 phút
15 phút
15 phút
40 phút
Mục đích viết văn bản đề nghị và báo cáo có gì khác?
Nội dung văn bản báo cáo và đề nghị có gì khác nhau?
Hình thức trình bày của văn bản đề nghị và văn bản báo cáo có gì giống và khác nhau?
Cần tránh những sai sót nào khi viết hai văn bản này?
Nêu tình huống thường gặp khi viết văn bản đề nghị và văn bản báo cáo?
Chỉ ra những chổ sai BT3?
I.Ôn lại lí thuyết về văn bản báo cáo và đề nghị. 
1.Sự khác nhau về mục đích viết văn bản đề nghị và báo cáo
_ Văn bản đề nghị viết ra để gửi lân các cá nhân hay tập thể(tổ chức)có thẩm quyền nhằm đề nghị giải quyết một yêu cầu,nguyện vọng nào đó.
_ Văn bản báo cáo viết ra nhằm để trình bày tổng hợp về tình hình sự việc và kết quả đạt được của một cá nhân hay một tập thể nhằm giúp cho cấp trên hoặc các cơ quan liên quan nắm được tình hình sự việc.
2. Nội dung văn bản báo cáo và đề nghị có gì khác nhau ở chổ:
_ Văn bản đề nghị có nội dung chủ yếu là trình bày yêu cầu nguyện vọng của người viết xin được giải quyết vấn đề gì.
_ Văn bản báo cáo nội dung chủ yếu là trình bày tổng hợp tình hình, kết quả có đầy đủ số liệu.
3.So sánh hình thức trình bày của văn bản đề nghị và văn bản báo cáo.
_ Giống: hình thức trình bày phải trang trọng sáng rõ,theo một số mục qui định.
_ Khác:tên văn bản.
4.Cần tránh những sai sót sau:
_ Trình bày thiếu trang trọng rõ ràng.
_ Thiếu mục hoặc không đảm bảo đầy đủ các mục.
_ Nội dung chung chung.
Ở 2 loại văn bản điều cần chú ý các mục:người gửi,người nhận,nội dung văn bản.
Văn bản đề nghị cần nêu rõ vấn đề xin giải quyết.
Văn bản báo cáo cần trình bày rõ tình hình và kết quả đạt được.
II.Luyện tập.
1/ Các tình huống
Viết văn bản đề nghị ban giám hiệu nhà trường cho sữa chữa cánh cửa phòng học.
Viết văn bản báo cáo về tụần lễ hoạt động chào mừng ngày 8/3 của lớp em.
2/ HS về nhà làm.
3/ Những trường hợp sai
Không phù hợpvới tình huống.Viết đơn trình bày hoàn cảnh gia đình và đề đạt nguyện vọng.
Không phù hợpvới tình huống.Viết văn bản và tình hình kết quả của lớp trong việc giúp đỡ các gia đình thương binh,liệt sĩ và bà mẹ Việt Nam anh hùng
Không phù hợpvới tình huống.Phải viết văn bản đề nghị nhà trường biểu dương khen thưởng bạn H.
4.Củng cố
 4.1.Mục đích viết văn bản đề nghị và báo cáo có gì khác?
 4.2 Nội dung văn bản báo cáo và đề nghị có gì khác nhau?
 4.3 Hình thức trình bày của văn bản đề nghị và văn bản báo cáo có gì giống và khác nhau?
 4.4 Cần tránh những sai sót nào khi viết hai văn bản này?
5.Dặn dò
 Học bài cũ.Đọc soạn trứơc bài mới “Ôn tập làm văn” SGK trang
****************
TUẦN 32
TẬP LÀM VĂN
Bài 31 tiết 127,128
ÔN TẬP PHẦN TẬP LÀM VĂN
I.Mục đích yêu cầu
 Giúp HS : ôn lại và củng cố các khái niện cơ bản về văn biểu cảm và văn nghị luận
II.Phương pháp và phương tiện dạy học.
_ Đàm thoại + diễn giảng
_ SGK + SGV + giáo án
 III.Nội dung và phương pháp lên lớp.
1. Ổn định lớp
 2. Kiểm tra bài cũ
 2.1. Mục đích viết văn bản đề nghị và báo cáo có gì khác?
 2.2Nội dung văn bản báo cáo và đề nghị có gì khác nhau?
 2.3Hình thức trình bày của văn bản đề nghị và văn bản báo cáo có gì giống và khác nhau?
 2.4Cần tránh những sai sót nào khi viết hai văn bản? 
 3. Giới thiệu bài mới
I.Văn biểu cảm
1/Xem lại phần ôn tập văn.
2/Văn biểu cảm có những đặc điểm sau:
_ Văn biểu cảm(còn gọi là văn trữ tình) là vă viềt ra nhằm biểu đạt tình cảm ,cảm xúc,sự đánh giá của con người đối với thế giới xung quanh và khêu gợi lòng đồng cảm nơi người đọc.
_ Tình cảm trong văn biểu cảm thường là tình cảm đẹp,thắm nhuần tư tưởng nhân văn,và phải là tình cảm chân thực của người viết thì mới có giá trị.
_ Một bài văn biểu cảm thường tập trung biểu đạt một tình cảm chủ ỵếu.
_ Văn biểu cảm biểu đạt tình cảm bằng những hình ảnh có ý nghĩa ẩn dụ tượng trưng hoặc bằng cách thổ lộ trực tiếp những nổi niềm cảm xúc trong lòng.
_ Văn biểu cảm có bố cục ba phần.
3,4/Yếu tố miêu tả và yếu tố tự sự trong văn biểu cảm có vai trò gợi hình gợi cảm.
 Văn bản biểu cảm sử dụng hai loại yếu tố này nhưn hững phương tiện trung gian để truyền cảm chứ không nhằm mục đích miêu tả phong cảnh hay kể lại sự việc một càch đầy đủ.
5/Khi muốn bày tỏ lòng yêu thương,lòng ngưỡng mộ,ngợi ca đối với một con người,sự vật,hiện tượng,ta cần phải nêu được vẻ đẹp,nét đáng yêu,đáng trân trọng của sự vật,hiện tượng,con ngừơi.Riêng đối với con người,cần phải nêu được tính cách cao thượng của người ấy.
6/Ngôn ngữ biểu cảm đòi hỏi sử dụng nhiều phương tiện ngôn tu từ.
_ Đối lập “Sài Gòn còn trẻ.Tôi thì đương già.Ba trăm năm so với 3000 năm”
_ So sánh “Sài Gòn trẻ hoài như một cây tơ đương độ noãn nà”
_ Nhân hóa “Tôi yêu sông xanh,núi tím;tôi yêu đôi mày ai như trăng mới in ngần”
_ Liệt kê “.mùa xuân có mưa rêu rêu ,gió lánh lạnh,có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh,có”
_ Dùng câu hỏi tu từ “ai bảo được non đừng thương nước..Ai cấm được trai thương gái”
_ Dùng hình ảnh có ý nghĩa tượng trưng: hình ảnh “mùa xuân của tôi”, “quê hương của tôi” thể hiện tình yêu quê hương thiết tha sâu lắng của Vũ Bằng.
7/ Kẻ bảng điền vào chổ trống
Nội dung văn bản biểu cảm
Văn bản biểu cảm có nội dung biểu đạt tình cảm,cảm xúc,sự đánh giá của con người đối với thế giới xung quanh
Mục đích biểu cảm
Thỏa mãn nhu cầu biểu cảm của con người,khơi gợi lòng đồng cảm nơi người đọc
Phương tiện biểu cảm
Ngoài cách biểu cảm trực tiếp như tiếng kêu,lời than,văn biểu cảm còn dùng các biện pháp tự sự,miêu tả,dùng các phép tu từ để khơi gợi cảm xúc.
8/Kẻ bảng và điền vào chổ trống nội dung khái quát trong bố cục bài văn biểu cảm.
Mở bài
Nêu hiện tượng,sự vật,sự việc và nói rõ lí do vì sao lại thích hiện tượng,sự vật ấy
Thân bài
Dùng lời văn tự sự kết hợp với miêu tả để nói lên đặc điểm của hiện tượng,sự vật,sự việc ấy trong đời sống xã hội,trong đời sống riêng tư của bản thân.Lời văn cần bộc lộ những cảm nghĩ,cảm xúc sâu sắc.
Kết luận
Tình cảm đối với hiện tượng,sự vật, sự việc ấy
II.Văn nghị luận
2/Trong đời sống văn bản nghị luận thường xuất hiện :trong các hội nghị,hội thảo dưới dạng những ý kiến tham gia thảo luận.
Ví dụ: ý kiến về phòng chống tác hại của thuốc lá,ý kiến làm thế nào để học tốt.
Trên báo chí, văn bản nghị luận thường xuất hiện trong các bài xã luận,các lời kêu gọi.
Trong SGK văn nghị luận thường xuất hiện ở các bài văn bàn về những vấn đề xã hội- nhân sinh và những vấn đề chung
3/Bài văn nghị luận phải có các yếu tố cơ bản là:
_ Luận điểm
_ Luận cứ
_ Lập luận 
* Trong đó Luận điểm là yếu tố quan trọng
4/ Luận điểm là ý kiến thể hiện tư tưởng,quan điểm của bài văn và là linh hồn của bài viết,nó thống nhất các đoạn văn thành một khối.Luận điểm nêu ra dưới hình thức câu khẳng định(hay phủ định).Luận điểm phải đúng đắn chân thật,đáp ứng nhu cầu thực tế thì mới có sức thuyết phục.
Câu a,dlà luận điểm vì nó khẳng định một vấn đề,thể hiện tư tưởng của người viết.
Câu b là câu cảm thán.
Câu c là một cụm danh từ.
5/Cách nói như vậy là không đúng.Để làm được văn chứng minh,ngoài luận điểm và dẫn chứng,còn phải phân tích dẫn chứng và dùng lí lẽ, diễn giải sao cho dẩn chứng khẳng định được luận điểm cần chứng minh.Lí lẽ và dẫn chứng phải được lựa chọn phải tiêu biểu.
6/So sánh cách làm hai đề:
_ Giống nhau: điều nêu ra luận đề là “lòng biết ơn”
_ Khác nhau: 
Phải giải thích câu tục ngữ theo các bước
“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là gì?
Tại sao “ăn quả’’ lại nhớ “kẻ trồng cây”
Dùng dẫn chứng để chứng minh “ăn quả nhớ kẻ trồng cây là một suy nghĩ đúng”
Giải thích là dùng lí lẽ làm sáng tỏvấn đề
Chứng minh là dùng dẫn chứng (và lí lẽ)để khẳng định vấn đề.
4.Củng cố
 4.1. Văn bản báo cáo có những đặc điểm gì?
 4.2. Nêu các văn bản nghị luận đã học?
5.Dặn dò
 Học bài cũ.Đọc soạn trứơc bài mới “Ôn tập phần tiếng việt” SGK trang
****************
TUẦN 33
TIẾNG VIỆT
Bài 32 tiết 129
ÔN TẬP TIẾNG VIỆT
I.Mục đích yêu cầu
 Giúp HS : nắm được các phép tu từ cú pháp và các phép biến đổi câu,đồng thời biêt`1 cách vận dụng.
II.Phương pháp và phương tiện dạy học.
_ Đàm thoại + diễn giảng
_ SGK + SGV + giáo án
 III.Nội dung và phương pháp lên lớp.
1. Ổn định lớp
 2. Kiểm tra bài cũ
 2.1. Văn bản báo cáo có những đặc điểm gì?
 2.2. Nêu các văn bản nghị luận đã học?
 3. Giới thiệu bài mới
Liệt kê
Điệp ngữ
 1/ Các tu từ đã học
Các phép tu từ cú pháp
 2/ Các phép biến đổi câu đã học
Các phép biến đổi câu
Chuyển đổi kiểu câu
Thêm bớt thành phần câu
Thêm trạng ngữ
Dùng cụm chủ vị để mở rộng câu
Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động
Rút gọn câu
Mở rộng câu
4.Củng cố
 4.1. Cho ví dụ các tu từ đã học
 4.2. Cho ví dụ các phép biến đổi câu đã học
5.Dặn dò
 Học bài cũ.Đọc soạn trứơc bài mới “Chương trình địa phương” SGK trang
****************
TUẦN 34
TẬP LÀM VĂN
Bài 33 tiết 133,134
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
(Phần Văn và tập làm văn)
I.Mục đích yêu cầu
 Giúp các em:
_ Tổng kết hoạt động sưu tầm ca dao,tục ngữ.
_ Trình bày được trước lớp.
II.Phương pháp và phương tiện dạy học.
_ Đàm thoại + diễn giảng
_ SGK + SGV + giáo án
 III.Nội dung và phương pháp lên lớp.
1. Ổn định lớp
 2. Kiểm tra bài cũ
 2.1. Cho ví dụ các tu từ đã học
 2.2. Cho ví dụ các phép biến đổi câu đã học
 3. Giới thiệu bài mới
GV giao cho mỗi tổ trong lớp thu thập kết quả sưu tầm của từng tổ viên trong tổ.
GV phân công cho một số HS khá trong tổ phụ trách việc biên tập(loại bỏ bớt câu không phù hợp)và sắp sếp theo vần chữ cái thành bản tổng hợp của tổ.
Tổ chức cho HS nhận xét về phần ca dao,tục ngữ đã sưu tầm:chọn câu hay,giảng câu hay,giải thích địa danh,tên người ,tên cây,quả,phong tục có trong các câu ca dao,tục ngữ đã sưu tầm.
Biểu dương hioặc trao tặng phẩm cho tổ hoặc cá nhân sưu tầm được nhiều câu hay và giải thích đúng nội dung các câu ấy.
4.Củng cố
5.Dặn dò
 Học bài cũ.Đọc soạn trứơc bài mới “Hoạt động ngữ văn” SGK trang
****************

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Ngu Van 7 2010.doc