Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 30 - Tiết 117: Quan âm Thị Kính

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 30 - Tiết 117: Quan âm Thị Kính

A. Mục tiêu:

 Giúp HS hiểu được một số đặc điểm của chèo truyền thống. Tóm tắt được nội dung của vở chèo, nắm vị trí, bố cục của đoạn trích.

 Rèn kĩ năng đọc, kể tóm tắt.

 Giáo dục lòng thương người sâu sắc.

B- Chuẩn bị.

- GV: Giáo án. Một số hình ảnh hát chèo.

- HS: Học và chuẩn bị bài theo hệ thống câu hỏi sgk.

 

doc 3 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 730Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 30 - Tiết 117: Quan âm Thị Kính", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 30/03/2010
Ngày giảng7A:
 7B:
Tuần: 30 - Tiết: 117
Quan Âm Thị Kính.(T1)
A. Mục tiêu:
	Giúp hs hiểu được một số đặc điểm của chèo truyền thống. Tóm tắt được nội dung của vở chèo, nắm vị trí, bố cục của đoạn trích.
	Rèn kĩ năng đọc, kể tóm tắt. 
 Giáo dục lòng thương người sâu sắc.
B- Chuẩn bị.
- GV: Giáo án. Một số hình ảnh hát chèo.
- Hs: Học và chuẩn bị bài theo hệ thống câu hỏi sgk.
C- Tổ chức các hoạt động dạy-học
*HĐ1- Khởi động
1- Tổ chức lớp 
- 7A : Có mặt.HS ; Vắng mặt..HS(.)
- 7B : Có mặt.HS ; Vắng mặt..HS(.)
2- Kiểm tra bài cũ:
+ Câu hỏi:Vì sao người ta nói ca Huế được hình thành từ hai dòng: dòng ca nhạc dân gian và dòng ca nhạc cung đình?
Gợi ý: Trong bài văn tác giả đã nói rõ: ca Huế được hình thành từ hai dòng: dòng ca nhạc dân gian bắt nguồn từ cuộc sống lao động, sinh hoạt hàng ngày nên âm điệu có khi sôi nổi, có khi trầm buồn nhưng nói chung là bình dị, gần gũi với cuộc sống thường ngày; dòng ca nhạc cung đình, nhã nhạc chủ yếu được sáng tác để phục vụ cho những nghi lễ tôn nghiêm trong cung đình nên có sắc thái trang trọng, uy nghi. Ca Huế kết hợp cả hai dòng ca nhạc này nên trong một đêm biểu diễn, các ca công chọn điệu hát theo cảnh trí, không gian bên ngoài, tạo cho người nghe ấn tượng ca Huế vừa sôi nổi, tươi vui lại vừa uy nghi, trang trọng.
+ Nhận xét: 7A
7B
3- Bài mới( Giới thiệu): Chèo là một trong những loại hình sân khấu dân gian được phổ biến rộng rãi ở Bắc bộ. Trong kịch mục sân khấu chèo Quan Âm Thị Kính là vở diễn nổi tiếng, vở diễn này tiêu biểu cho sân khấu chèo về những phương diện tích truyện , kịch tính, nhân vật, làn điệu. Với trích đoạn " Nỗi oan hại chồng " chúng ta phàn nào hiểu được vở chèo Quan Âm Thị Kính.
* HĐ2- Hướng dẫn đọc hiểu văn bản
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
*Đọc phân vai đoạn trích.
+ Người dẫn chuyện : rõ, chậm, bình thản.
+ Thiện Sĩ : Giọng hốt hoảng, sợ hãi.
+ Thị Kính : âu yếm, ân cần - đau đớn, nghẹn ngào, thê thảm, buồn bã chấp nhận.
+ Sùng bà : nanh nọc, ác độc, chì chiết, đay nghiến.
+ Sùng ông : lèm bèm vì nghiện, a dua, đắc ý khi lừa được thông gia.
+ Mãng ông : Mừng vui, tự hào, hãnh diện (2 câu đầu), sau ngạc nhiên, đau khổ, bất lực.
* Đọc tóm tắt nội dung vở chèo.
- Hướng dẫn tìm hiểu sơ lược về chèo:
? Chèo là gì? Nguồn gốc của chèo?
? Tại sao lại gọi là “chèo sân đình”?
*GV Giới thiệu sơ lược đặc điểm của chèo.
? Kể 1 số nhân vật, làn điệu chèo mà em biết?
* Chốt nội dung kiến thức cơ bản.
? Xác định vị trí của đoạn trích?
? Nhân vật nào là nhân vật chính? Hai nhân vật này xung đột nhau theo mâu thuẫn nào?
 Xung đột kẻ thống trị - kẻ bị trị, mẹ chồng - nàng dâu).
? Bố cục đoạn trích theo trình tự ntn?
(Trước khi bị oan? Trong khi bị oan? Sau khi bị oan?)
I. Tiếp xúc văn bản
1. Đọc hiểu chú thích
11. Tóm tắt vở chèo.
Thiện Sĩ ngồi đọc sách rồi thiu thiu ngủ. Thị Kính ngồi khâu bên cạnh, thấy một sợi râu chồng mọc ngược, cho là không tốt, định lấy dao khâu xén đi. Ngờ đâu Thiện Sĩ giật mình tỉnh dậy hô hoán lên. Sùng ông, Sùng bà vốn không ưa Thị Kính, thấy thế bèn vu cho Thị Kính tội có ý giết chồng. Rồi mặc cho Thị Kính tha hồ van xin, Sùng ông, Sùng bà đuổi Thị Kính về nhà bố mẹ đẻ. Sùng ông gọi Mãng ông (bố Thị Kính) sang. Sau khi làm cho hai bố con phải nhục nhã, khổ sở, hai vợ chồng bỏ vào nhà trong để mặc hai bố con ôm nhau than khóc rồi đưa nhau về.
12. Chèo là gì?(Sgk)
- Các đặc trưng cơ bản:
+ Chèo thuộc loại sân khấu kể chuyện để khuyên giáo đạo đức.
+ Chèo thuộc loại sân khấu tổng hợp các yếu tố nghệ thuật.
+ Chèo thuộc loại sân khấu ước lệ cách điệu cao.
+ Chèo thuộc loại sân khấu có sự kết hợp chặt chẽ cái bi và cái hái.
Vị trí: phần I.
13. Nhân vật.
 - Sùng Bà: Nhân vật mụ ác, đại diện cho tầng lớp địa chủ phong kiến.
 - Thị Kính: Nhân vật nữ chính, đại diện cho phụ nữ lao động, người dân thường.
2. Bố cục: (3 phần)
 - Từ đầu ... “xén tày một mực”.
 - Tiếp ... “Về cùng cha, con ơi”.
 - Đoạn cuối.
* Đây là vở chèo tiêu biểu, mẫu mực cho NT chèo cổ ở nước ta, là vở chèo mang tích Phật.
3. Đại ý:
Vở chèo Quan Âm Thị Kính và trích đoạn Nỗi oan hại chồng đã thể hiện được những phẩm chất tốt đẹp cùng nỗi oan bi thảm, bế tắc của người phụ nữ, qua đó thể hiện sâu sắc những xung đột giai cấp thông qua xung đột hôn nhân, gia đình trong xã hội phong kiến.
*HĐ3-Hướng dẫn luyện tập
	Đọc phân vai
*HĐ4- Hoạt động nối tiếp
1- Câu hỏi và bài tập củng cố kiến thức.
2- HDVN
	- Nắm nội dung bài học.
	- Chuẩn bị tốt: Tiết sau học tiếp.

Tài liệu đính kèm:

  • docT117.doc