Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 1 - Bài 1: Cổng trường mở ra

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 1 - Bài 1: Cổng trường mở ra

MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: _ HS cảm nhận và hiểu những tình cảm thiêng liêng của cha mẹ đối với con cái.

 _ Thấy được vai trò của nhà trường đối với cuộc sống của mỗi con người.

2. Kỹ năng: _ Rèn luyện kĩ năng sử dụng từ ghép, bước đầu biết cách liên kết khi xây dưng văn bản viết.

 _ Kết hợp với một số kĩ năng từ ghép, với kĩ năng liên kết trong văn bản.

3. Thái độ: Giáo dục HS tình yêu thương kính trọng cha mẹ,thấy được trách nhiệm của mình là phải học tập để trở thành con ngoan trò giỏi.

 

doc 166 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1016Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 1 - Bài 1: Cổng trường mở ra", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1
 NS: 10/08/09 Tiết 1 
 Bài 1 CỔNG TRƯỜNG MỞ RA
	 (Lí Lan)
A. MỤC TIÊU: 	
1. Kiến thức: _ HS cảm nhận và hiểu những tình cảm thiêng liêng của cha mẹ đối với con cái.
 _ Thấy được vai trò của nhà trường đối với cuộc sống của mỗi con người.
2. Kỹ năng: _ Rèn luyện kĩ năng sử dụng từ ghép, bước đầu biết cách liên kết khi xây dưng văn bản viết.
 _ Kết hợp với một số kĩ năng từ ghép, với kĩ năng liên kết trong văn bản.
3. Thái độ: Giáo dục HS tình yêu thương kính trọng cha mẹ,thấy được trách nhiệm của mình là phải học tập để trở thành con ngoan trò giỏi.
B. YÊU CẦU CHUẨN BỊ BÀI:
 HS: vở – sgk – bài soạn.
 GV: Giáo án – bức tranh ngày tựu trường.
C.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1/ồn định:
 	 	 2/KT bài cũ
 	 	 3/Bài mới:
* GTB: -> Trong đời của mỗi chúng ta, ai cũng cái ngày đầu tiên đi học, ngày đầu tiên đến trường với tâm trạng rộn ràng, xao xuyến.Trong ngày đầu tiên đó mẹ là người lo lắng, chăm chút cho ta.
 Nội dung ghi bảng
 Hoạt động của Thầy - Trò
 Bổ sung
I. Tìm hiểu chung:
II. Tìm hiểu văn bản:
1. Tâm trạng của người mẹ:
HĐ1: Đọc – tìm hiểu chú thích – Bố cục- giải thích từ khó.
GV: HD học sinh đọc -> gv làm mẫu -> HS đọc tiếp.
GV: Ngoài những từ giải thích ở phần chú thích còn từ nào em chưa hiểu?
GV:“Cổng trường mở ra” thuộc kiểu văn bản nào? Vì sao em biết đó là văn biểu cảm?
GV:Đọc văn bản, em hãy cho biết tác giả viết về việc gì? (Về chuyện nhà trường, chuyện đứa con đến trường hay biểu hiện tâm sự của người mẹ?)
GV: Qua đó, em hãy tóm tắt đại ý của bài văn một vài câu ngắn gọn?
HS: Bài văn viết về tâm trạng của người mẹ trong đêm không ngủ được trước ngày khai trường.
GV:Từ tâm trạng của người mẹ, em hãy tìm bố cục của bài văn.
HĐ2: Đọc – Tìm hiểu văn bản.
GV: Trong đêm trước ngày khai trường tâm trạng của người mẹ và đứa con có gì khác nhau? Điều đó thể hiện qua những chi tiết nào?
=> Mẹ:.....Tâm trạng thao thức suy nghĩ triền miên.
 Con:.....Nhẹ nhàng thanh thản đi vào giấc ngủ.
GV:Theo em, tại sao người mẹ lại không ngủ được? Không ngủ được có phải chỉ lo lắng cho con hay không?
 Mẹ hồi hộp, phấp phòng chờ đón ngày khai trường. Mẹ không ngủ được phần vì lo chuẩn bị chu đáo cho con, phần vì những kỉ niệm tuổi thơ lần đầu tiên đến trường của mẹ như sống dậy làm mẹ nôn nao, rao rực,
 Qua tâm trạng ta thấy mới hết sự quan tâm, lo lắng cho con bằng cả tấm lòng người mẹ.
2. Vai trò của nhà trường:
 Nhà trường không những mang tri thức mà còn bồi dưỡng tình cảm, tư tưởng... giúp các em trở thành con người hoàn thiện.
III. Tổng kết:
* Ghi nhớ sgk)
GV:Qua tâm trạng hồi hộp lo lắng đến không ngủ được của người mẹ ta thấy tấm lòng của mẹ đối với con như thế nào?
GV:Trong bài văn có phải người mẹ đang trực tiếp nói với con không? Theo em, mẹ đang tâm sự với ai? Cách viết đó có tác dụng gì?
HS:Suy nghĩ trả lời -> gv tổng kết ý-> gb
GV: Trong văn bản ngoài việc thể hiện tâm trạng của người mẹ, tác giả còn đề cập đến vấn đề gì?
GV:Hãy tìm câu văn nói lên tầm quan trọng của nhà trường đối với thế hệ trẻ. Em hiểu như thế nào là “ sai một li đi một dặm”?
HS: Không thể sai lầm trong giáo dục vì giáo dục quyết định tương lai của một đất nước.
GV: Kết thúc văn bản người mẹ nói: “... bước qua cổng trường là một thế giới kì diệu mở ra”. Vậy thế giới kì diệu đó là gì?
HS:Suy nghĩ trả lời -> gv tổng kết ý-> gb
=> Đó là thế giới mới mẻ, thế giới về tri thức, về tình bạn tình thầy cô...
HĐ3: Tổng kết
GV: Em cảm nhận điều gì khi học xong văn bản này?
HS: Tự bộc lộ-> đọc ghi nhớ sgk 
HS: Đọc phần đọc thêm “ trường học” của Hoàng Thiếu Sơn. 
D. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
 * Bài vừa học: Cổng trường mở ra – Lí Lan
 HS nắm: _ Tâm trạng của người mẹ trước ngày khai trường của con?
 _ Tình cảm của mẹ dành cho con?
 _ Thấy được vai trò của nhà trương đối với học sinh.
 * Bài sắp học: Mẹ tôi – Ét – môn – đô đơ Amixi.
 _ Đọc hiểu văn bản – tìm hiểu tác giả.
 _ Tại sao văn bản là bức thư bố gửi cho con nhưng nói nhiều về mẹ? Nhằm mục đích gì? _ Thái độ của bố biểu hiện điều gì? Vai trò của người mẹ đối với đời sống của mỗi chúng ta như thế nào?
NS:10/08/09
Tiết 2 : MẸ TÔI
 ( Ét-môn-đôđô-mi-xi)
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: HS cảm nhận được những tình cảm thiêng liêng, đẹp đẽ cha mẹ đối với con cái.
Con cái phải biết kính trọng cha mẹ, biết trân trong, gìn giữ, tình cảm thiêng liêng đó.
2. Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng đọc và kĩ năng phân tích văn bản.
3. Thái độ: Giáo HS biết kính trọng, lễ phép với cha mẹ
B. YÊU CẦU CHUẨN BỊ BÀI:
HS: vở – sgk – vở soạn.
GV: Giáo án.
C.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1/ồn định:
 2/KT bài cũ
 3/Bài mới:
 Nội dung ghi bảng
 Hoạt động của Thầy - Trò
 Bổ sung
I. Tìm hiểu chung:
II. Tìm hiểu văn bản:
1. Hình ảnh người mẹ:
 Mẹ hết lòng yêu thương con, chămsóc con chu đáo, lo lắng cho con lúc con ốm đau.
Mẹ có thể hy sinh tính mạng của mình vì con, tình mẹ thật cao cả biết bao.
2. Thái độ của người bố:
 Bằng lời lẽ hết sức chân tình, sâu sắc, ta thấy thái độ đối với En-ri-cô thật kiên quyết và nghiêm khắc. Điều đó giúp En-ri-cô nhận ra lỗi lầm để sữa chữa. Thái độ của ông bà biểu hiện của tình yêu con tha thiết.
III. Tổng kết:
 * (Ghi nhớ SGK)
HĐ1: HD đọc, giải thích từ khó và tìm hiểu kiểu văn bản
GV: Hãygiới thiệu vài nét về tác giả?
HS: Trả lời -> gv nhấn mạnh vài nét cơ bản.
GV: HD đọc -> gv đọc mẫu -> hs đọc tiếp.
GV: Đọc qua văn bản, có từ nào khiến em khó hiểu?
GV: Văn bản này thuộc kiểu loại văn bản gì?
GV: Đọc qua “ Mẹ tôi” em có nhận xét gì giữa nội dung và nhan đề của văn bản? (Bố gửi cho em nhưng tác giả lại lấy nhan đề là “Mẹ tôi”)
HĐ2: Đọc và tìm hiểu chi tiết văn bản
HS: Đọc lại văn bản 1 lần . 
GV: Hình ảnh người mẹ của En-ri-cô hiện lên qua các chi tiết nào? Em cảm nhận phẩm chất cao quý nào của người mẹ sáng lên từ những ch i tiết đó?
GV: Tại sao khi viết cho con người bố lại nói nhiều về mẹ? Nói như thế nhằm mục đích gì?
GV: Qua lời của ông bố ta thấy vai trò của người mẹ đối với con như thế nào?
HS: Trả lời ->gv tổng kết ->gb
GV: => Bố muốn cho con hiểu được tấm lòng của người mẹ ông không muốn thấy con mình chà đạp lên tình yêu thương mà mẹ đã dành cho En-ri-cô. Nói như nhằm khuyên En-ri-cô không phạm lỗi.
GV: Thái độ của người bố như thế nào khi En-ri-cô phạm lỗi? Những chi tiết nào thể hiện điều đó?
GV: Em có nhận xét gì về thái độ của ông bố? Thái độ đó biểu hiện điều gì?
GV: Theo em, tại sao người bố không trực tiếp nói với En-ri-cô mà lại viết thư?
HS:Suy nghĩ trả lời ->gv tổng kết ->gb
GV=> Ông có thái độ vừa nghiêm khắc vừa kiên quyết nhưng lời đến chân tình, sâu sắc để khuyên nhủ En-ri-cô giúp em nhận ra lỗi lầm của mình. Lời lẻ đó chứng tỏ ông rất yêu con. Người bố không trực tiếp nói với con, bởi vì tình cảm sâu sắc thường tế nhị và kín đáo, nhiều khi không nói trực tiếp được. Hơn nữa viết thư tức là chỉ nói riêng cho người mắc lỗi biết, vừa giữ được sự kín đáo, tế nhị vừa làm cho người mắc lỗi mất lòng tự trọng.
HĐ3: Tổng kết:
GV: Có khi nào em xúc phạm đến bố mẹ chưa? Nếu có thì sau đó em cảm thấy như thế nào? 
GV: Qua bài học em rút ra bài học gì cho bản thân trong cách cư xử đối với bố mẹ?
HS: Tự bộc lộ
GV: Gọi HS đọc một đoạn trong thư có nội dung thể hiện vai trò vô cùng lớn lao của người mẹ đối với con? 
D. HƯỚNG DẪN TƯ HỌC:
 * Bài vừa học: “Mẹ tôi”
 HS nắm _ Tình cảm của bố mẹ dành cho con như thế nào?
 _ Khi En-ri-cô phạm lỗi thái độ của bố mẹ như thế nào?
 * Bài sắp học: “Từ ghép”
 _ Làm bài tập ở phần 1-2 
 -> Từ ghép có mấy loại? Đó là những loại nào?
 -> Nghĩa của từng loại từ ghép.
 _ Xem phần luyện tập.
NS:10/08/09
Tiết 3 TỪ GHÉP
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: HS nắm được: _ Cấu tạo của hai loại từ ghép: từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập.
 _ Hiểu được nghĩa của các từ ghép.
2. Kỹ năng: _ Giải thích được cấu tạo và ý nghĩa của từ ghép
 _Vận dụng từ ghép trong nói – viết.
3. Thái độ: HS thấy được phong phú của từ loại tiếng việt.
B. YÊU CẦU CHUẨN BỊ BÀI:
 HS: vở – bài soạn – sgk.
 GV: giáo án – bảng phụ- bài tập bổ trợ
C.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 
1/ồn định:
 2/KT bài cũ
 3/Bài mới:
* GTB:
 Nội dung ghi bảng
 Hoạt động của Thầy - Trò
 Bổ sung
I. Các loại từ ghép:
a. Từ ghép chính phụ:
VD: xe đạp, hoa hồng, bút chì.
b. Từ ghép đẳng lập:
VD: vợ chồng, đưa đón, nhà cửa.
 * Ghi nhớ ( sgk)
II. Nghĩa của từ ghép:
 -Từ ghép chính phụ có tính chất phân nghĩa. Nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa của tiếng chính.
- Từ ghép đẳng lập có tính chất hợp nghĩa. Nghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát hơn nghĩa của tiếng tạo ra nó,
III. Luyện tập:
1.Xếp các từ ghép theo bảng phân loại.
2. Điền thêm tiếng để tạo từ ghép chính phụ.
3.Điền thêm tiếng để tạo từ ghép đẳng lập
HĐ1: Ôn lại kiến thức lớp 6
GV: Thế nào là từ ghép? Cho ví dụ.
 => Đó là những từ phức được tạo ra bằng các tiếng có quan hệ với nhau bằng nghĩa.
HĐ2:Tìm hiểu cấu tạo của từ ghép.
GV: Yêu cầu HS đọc kĩ mục I.1, và trả lời cau hỏi. 
GV: Trong các từ ghép: bà ngoại, thơm phức tiếng nào là tiếng chính, tiếng nào là tiếng phụ bổ sung ý nghĩa cho tiếng chính?
GV: Em có nhận xét gì về trật tự của các tiếng trong những từ ấy?
HS: Trả lời-> đọc ghi nhớ ý 1
GV nhấn mạnh -> gb
 => Từ ghép mà trong đó có một tie ... tốt
_ Trả bài cho HS tự xem
HS: Trao đổi bài cho nhau – nhận xét
HS: chữa bài bên lề hoặc dưới bài với các lỗi dùng từ, chính tả, diễn đạt, trình bày.
GV: Nhắc nhở những vấn đề cần chuẩn bị cho bài viết sau
E. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
 * Bài vừ học: Trả bài viết số 2
 * Bài sắp học: Thành ngữ
 _ Đọc và trả lời các bài tập tìm hiểu => thế nào là thành ngữ?
 _ Cách sử dụng thành ngữ.
 _ Sưu tầm một số câu thành ngữ
NS: 26/10/08 THÀNH NGỮ
 Tiết 48 
 A. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức: Giúp HS: _ Hiểu được đặc điểm về cấu tạo và ý nghĩa của thành ngữ
 _Tăng thêm vốn thành ngữ, cĩ ý thức sử dụng thành ngữ trong giao tiếp.
 2. Kỹ năng: Giải thích nghĩa hàm ẩn của thành ngữ và biết cách sử dụng thành ngữ cĩ hiệu quả trong nĩi, viết.
 3. Thái độ: Giúp hs thấy rõ được nghĩa hàm ẩn trong thành ngữ.
 B. YÊU CẦU CHUẨN BỊ BÀI:
 HS: Học bài – soạn bài.
 GV: Giáo án – bài tập bổ trợ
 C. KIỂM TRA: 
 1. Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS
 2. KTBC: _ Thế nào là từ đồng âm? Cách sử dụng từ đồng âm.
 * Bài tập: 1. Tìm và giải thích cặp từ đồng âm trong ngữ cảnh sau:
 _ Ruồi đậu mâm xơi đậu, Kiến bị đĩa thịt bị.
 _ Con ngựa đá, đá con ngựa đá
 2. Giải thích nghĩa từ “chả” trong ngữ cảnh sau:
 Trời mưa đất thịt trơn như mỡ
 Dị đến hàng nem chả muốn ăn
 D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 * GTB
 Nội dung ghi bảng
 Hoạt động của Thầy – Trị
 Bổ sung
I. Thế nào là thành ngữ.
 Thành ngữ là loại cụm từ cĩ cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hồn chỉnh.
 Nghĩa của thành ngữ cĩ thể bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nĩ nhưng thường thơng qua phép chuyển nghĩa như ẩn dụ, so sánh ...
II. Sử dụng thành ngữ:
_ Thành ngữ cĩ thể là chủ ngữ, vị ngữ trong câu hay làm phụ ngữ cụm danh từ, cụm động từ.
_ Thành ngữ ngắn gọn, hàm súc, cĩ tính hình tượng, tính hàm ẩn cao.
III. Luyện tập:
*BT1: Xác định thành ngữ – giải nghĩa thành ngữ.
* BT2: Kể chuyện thành ngữ
HĐ1: Tìm hiểu đặc điểm cấu tạo của thành ngữ.
GV: Yêu cầu HS tìm sưu tầm một số câu thành ngữ 
HS: Tìm một số câu thành ngữ mà em biết.
GV: Gợi dẫn HS tìm hiểu.
_ Cĩ thể thay một vài từ trong những câu thành ngữ bằng những từ khác được khơng?
_Cĩ thể xem một vài từ khác vào các câu đĩ được khơng?
_Cĩ thể thay đổi vị trí các từ trong câu trên được khơng?
GV: Vậy em cĩ nhận xét gì về đặc điểm cấu tạo của các thành ngữ trên. (HS khá- giỏi)
HS: Suy nghĩ – trả lời.
GV: Tổng kết ý -> gb.
GV lưu ý hs:Tuy thành ngữ cĩ cấu tạo cố định nhưng một số ít thành ngữ cĩ thể cĩ những biến đổi nhất định. Chẳng hạn: Thành ngữ “châu chấu” đá xe -> “châu chấu” đá voi; đứng núi này trơng núi nọ -> đứng núi nọ trơng núi kia, đứng núi này trơng núi khác; ba chìm bảy nổi -> bảy nổi ba chìm...
HĐ2: Tìm hiểu nghĩa của thành ngữ.
GV: Hãy so sánh ý nghĩa của 2 nhĩm thành ngữ sau (trên màn hình).
 Nhĩm 1 Nhĩm 2
 _ Tham sống sợ chết _ Lên thác xuống ghềnh
 _ Cơm no áo ấm _ Lá lành đùm lá rách
 _ Nhà cao cửa rộng _ Lịng lang dạ thú
 _ Mưa to giĩ lớn _ Chĩ ngáp phải ruồi
 _ Mụ gố con cơi _ Khẩu phật tâm xà
HS: Nghĩa của thành ngữ ở nhĩm 1 bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các yếu tố tạo nên nĩ. Chẳng hạn: Cơm no áo ấm: chỉ sự đầy đủ, giàu sang.
Nghĩa của thành ngữ ở nhĩm 2 suy từ nghĩa chung của cả thành ngữ: theo 2 cách: 
_ Tìm các từ đồng nghĩa với chúng
Ví dụ: lá lành đùm lá rách = đùm bọc, che chở.
 Chĩ ngáp phải ruồi = may mắn.
_ Thơng qua phép chuyển nghĩa.
Ví dụ: Lá lành đùm lá rách, chĩ ngáp phải ruồi... đều dùng phép ẩn dụ. 
 Nhanh như cắt... đều dùng phép so sánh.
GV: Tại sao nĩi “lá lành đùm lá rách”?
HS: Suy nghĩ, trả lời:
_ Lá lành: là ý ẩn dụ chỉ những hồn cảnh sống thuận lợi, điều kiện kinh tế khá....
_Lá rách: là ý ẩn dụ chỉ những người cĩ hồn cảnh sống khĩ khăn, gặp phải những đ iều khơng may như: thiên tai, bệnh hiểm ngèo, tai nạn....
_ Lá lành, lá rách: đều cùng một loại lá. Đĩ là ẩn dụ chỉ tình đồng loại.
GV: Qua đĩ, em cĩ nhận xét gì về thành ngữ? (HS khá- giỏi)
HS: Suy nghĩ -> trả lời-> gv tổng kết -> gb.
* Lưu ý: Trong vốn thành ngữ tiếng việt cĩ khối lượng khơng nhỏ thành ngữ Hán Việt...VD: Bách niên giai lão, độc nhất vơ nhị, khẩu phật tâm xà....
HĐ3: Tìm hiểu việc sử dụng thành ngữ.
GV: Cho bài tập
1.Thân em vừa trắng lại vừa trịn
Bảy nổi ba chìm với nước non
 (Hồ Xuân Hương)
2. Anh đã nghĩ thương em như thế thì hay là anh đào giúp cho em một cái ngách sang nhà anh, phịng khi tối lửa tắt đèn cĩ đứa nào đến bắt nạt thì em chạy sang...
 (Tơ Hồi)
GV: Quan sát. Xác định chức vụ ngữ pháp của 2 thành ngữ trên? 
GV: Em thử thay thế bằng một từ hoặc cụm từ đồng nghĩa với thành ngữ trên?
_ So sánh hai cách diễn đạt đĩ? Cách nào hay hơn? HS: Trả lời.
GV: Em cĩ nhận xét gì về việc sử dụng thành ngữ? (HS khá- giỏi)
*GV: Lưu ý, thành ngữ cĩ khả năng hoạt động ngữ pháp như từ, tức là cĩ thể thay thế cho từ trong câu. Vídụ: _Nĩ nĩi dai.
 _ Nĩ nĩi dai như đĩa.
Sử dụng thành ngữ, người nĩi (viết) cĩ khả năng thể hiện thái độ, tình cảm, cảm xúc, cách đánh giácủa mình đối với sự vật, hiện tượng...
Mắng -> mắng như tát nước vào mặt -> mắng vuốt mặt khơng kịp. 
HĐ4: Hướng dẫn luyện tập
HS Đọc bài tập - xác định yêu cầu bài tập
HS: Thực hiện – trả lời – nhận xét
GV: nhận xét – sữa chữa
 E. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
 * Bài vừa học: Thành ngữ
 HS nắm được: _ Khái niệm về thành ngữ
_ Nghĩa của thành ngữ
_ Cách sử dụng thành ngữ
_ Hồn thành các bài tập cịn lại
 s * Bài sắp học: Trả bài kiểm tra Văn - Tiếng việt
TUẦN 13
 NS: 02/11/08 Tiết 49
 TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN
 KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
 A. MỤC TIÊU: 
 1. Kiến thức: Giúp HS ôn lại các kiến thức đã học phần Văn – tiếng Việt
 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng làm bài trắc nghiệm –KN nhận biết nhanh
 3. Thái độ: Giáo dục HS nhận thức – sữa chữa những sai xót và hướng HS tới những ý tưởng tốt.
 B.YÊU CẦU CHUẨN BỊ BÀI:
 HS: Nắm những kĩ năng đã học
 GV:Bài trả cho HS
 C. KIỂM TRA:
 D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 HĐ1: Xác định mục đích, yêu cầu của bài kiểm tra
 GV: Nhấn mạnh:_ Mục đích: ôn tập, củng cố kiến thức đã học về văn bản, từ đồng 
 nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm ,Hán Việt Thành ngữ,...
 _ Yêu cầu: Xác định chính xác các hiện tượng ngôn ngữ có trong 
 ngữ cảnh.
 HĐ2: Nhận xét và sữa chữa
 GV: _ Nhận xét chung về ưu, khuyết điểm của bài kiểm tra,-> cho lớp cùng sữa lỗi
 _ Trả bài cho HS đổi bài để cùng nhau sữa lỗi.
 GV: Kết luận: Những kiến thức đã học luôn có mối quạn hệ chặt chẽ với nhau. Phân 
 tích các hiện tượng ngôn ngữ trong văn bản sẽ giúp cho việc hiểu ý nghĩa của 
 văn bản đầy đủ sâu sắc hơn.
 E. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
 * Bài vừa học: Trả bài kiểm tra Văn – kiểm ta tiếng Việt
 * Bài sắp học: Cách làm bài văn biểu cảmvề tác phẩm văn học
 Hs đọc kĩ văn bản cảm nghĩ về một bài ca dao và trả lời câu hỏi
 Tìm ý Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ: cảnh khuya, rằm tháng giêng, cảm nghĩ trong đêm thanh tịnh,
NS:02/11/08 Tiết 50:
CÁCH LÀM MỘT BÀI VĂN BIỂU CẢM VỀ TÁC PHẨM VĂN HỌC
 A. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức: HS biết trình bày cảm nghĩ một tác phẩm văn học.
 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng trình bày cảm nghĩ về một tác phẩm văn học trong văn chương
 3. Thái độ: HS có thái độ đúng đắn khi trình bày cảm nghĩ về một tác phẩm văn học.
 B. YÊU CẦU CHUẨN BỊ BÀI:
 HS:chuẩn bị bài cũ – mới
 GV: giáo án – bài tập
 C. KIỂM TRA: 
 Kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà của HS
 D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 * GTB:
 Nội dung ghi bảng
 Hoạt động của Thầy – Trị
 Bổ sung
I. Tìm hiểu cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học:
* Đọc bài văn: Cảm nghĩ về bài ca dao.
* Ghi nhớ SGK
II. Luyện tập:
* Bài tập 1: phát biểu cảm nghĩ vẩmhì bài thơ: cảnh khuya và rằm tháng giêng.
HĐ1:Tìm hiểu cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học.
GV: Yêu cầu HS đọc kĩ văn bản cảm nghĩ về một bài ca dao trong SGK.
_ Bài văn viết về bài ca dao nào? Hãy đọc liền mạch bài ca dao đó?
_ Tác giả cảm nhận hai câu đầu như thế nào?
_ Tác giả tưởng tượng như thế nào khi đọc hai câu thơ tiếp?
_ Qua bức tranh minh hoạ, tác giả đã hồi tưởng, liên tưởng sông Ngân Hà như thế nào?
_ Tác giả cảm nghĩ gì về hai câu thơ cuối?
GV: Vây để phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn học ta làm như thế nào?
_ Một bài văn phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn học gồm mấy phần? Nội dung của mỗi phần:
HS: Trả lời -> đọc ghi nhớ SGK
HĐ2: Hướng dẫn luyện tập
HS:Đọc bài tập -> tìmý
HS: Trình bày -> nhận xét
GV: Nhận xét -> sữa chữa
 E. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
 * Bài vừa học: Cách làm bài văn biểu cảmvề tác phẩm văn học
 Nắm được: _ Cách làm bài văn biểu cảmvề tác phẩm văn học
 _ Bố cục của kiểu bài này.
 _ Tiếp tục hoàn thành các bài bập 
 * Bài sắp học: Viết bài tập làm văn số 3
 Xem đề ở SGK và tìm ý
NS:02/11/08 Tiết 51, 52
 VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3 - VĂN BIỂU CẢM
 A. MỤC TIÊU:
 1.Kiến thức: ôn lại những kiến thức đã học – đánh giá HS qua các phương diện.
 2. Kỹ năng: Biết cách làm bài văn kết hợp yếu tố miêu tả tự sự trong biểu cảm
 3. Thái độ: GD HS ý thức tự giác trong học tập
 B. YÊU CẦU CHUẨN BỊ BÀI:
 HS: Giấy – bút
 GV: Đề
 C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 *GTB:
 * Đề: Cảm nghĩ về người thân ( ông, bà, cha, mẹ, anh, chị,bạn, thầy, cô,...)
 *Yêu cầu: HS Cần phải phân biệt
 Trong văn bản miêu tả: Dựng chân dung chi tiết, cụ thể và có thể đầy đủ về đối tượng
 Trong văn bản kể chuyện: Chân dung người thân dần dần hiện lên qua sự việc và câu 
 chuyện.
 Trong văn bản biểu cảm: Thông qua việc miêu tả một số chi tiết, có thể kể một vài sự 
 việc... nhằm phát biểu cảm nghĩ về đối tượng.
 * Biểu điểm: - Xác định đối biểu cảm, tình cảm cần biểu đạt (2đ)
 - Thông qua việc miêu tả một số chi tiết, có thể kể một vài sự việc... 
 nhằm phát biểu cảm nghĩ về đối tượng. (6đ)
 - Bố cục rõ ràng, rành mạch, trình bày đẹp (2đ)
 D. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
 * Bài vừa học: Viết bài tập làm văn số 3
 * Bài sắp học: Tiếng gà trưa
 Đọc kĩ phần chú thích->nắm vài nét về tác giả – tác phẩm, thể thơ, bố cục.
 Đọc kĩ văn bản -> tìm hiểu văn bản vơi những câu hỏi SGK

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an ngu van 7 KI.doc