Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 1: Bài 1 - Tiết 1: Cổng trường mở ra (Tiết 10)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 1: Bài 1 - Tiết 1: Cổng trường mở ra (Tiết 10)

. Mục tiêu: Giúp học sinh:

- Cảm nhận và hiểu biết được những tình cảm đẹp đẽ của người mẹ đối với con nhân ngày khai trường.

- Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người.

II. Chuẩn bị:

- GV: SGK, Giáo án.

- HS: SGK, vở.

 

doc 37 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 732Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 1: Bài 1 - Tiết 1: Cổng trường mở ra (Tiết 10)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1: BÀI 1
Ngày soạn: ..../..../.....
Ngày dạy: ...../...../..
Tiết: 1
Tên bài: 	 CỔNG TRƯỜNG MỞ RA
	- LÝ LAN - 
 	 ====================
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
Cảm nhận và hiểu biết được những tình cảm đẹp đẽ của người mẹ đối với con nhân ngày khai trường.
Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người.
II. Chuẩn bị:
GV: SGK, Giáo án.
HS: SGK, vở.
III. Tiến trình dạy học:
Ổn định: 
Dạy học bài mới: 
- Ngày đầu tiên đi học ai đã đưa em đến trường?Lúc ấy cảm xúc của em như thế nào?
- Thật vậy, trong chúng ta, ai cũng có những kỷ niệm đẹp của ngày đầu tiên đến trường. Đó là sự háo hức, rụt rè và bỡ ngỡ. Tâm trạng của các em là vậy, thế còn tâm trạng của các bậc làm cha mẹ thì như thế nào đối với ngày đầu tiên đi học của con? chúng ta sẽ cùng tìm hiểu vấn đề “Cổng trường mở ra ” của Lý Lan.
TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
GHI BẢNG
Hoạt động 1: Đọc
- Giáo viên đọc mẫu đoạn đầu.	
- Gọi học sinh đọc phàn còn lại, chú ý sắc thái biểu cảm của bài văn, hướng dẫn học sinh đọc cho đúng.
- Gọi học sinh đọc chú thích sách giáo khoa, giải thích lại một số từ khó.	
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản
- Về bài “ Cổng trường mở ” ra nói đến sự việc gì? Tâm trạng của người mẹ trong đêm không ngủ trước ngày khai trường lần đầu tiên của con.
- Theo em tại sao người mẹ lại không ngủ được? Mẹ không ngủ được một phần do cũng háo hức, băn khoăn lo lắng cho ngày mai là ngày khai trường của con, một phần là do nhớ lại những kỷ niệm thuở mới cắp sách đến trường của mình.
- Đó là những kỷ niệm gì? Kỷ niệm ngày đầu tiên đi học được bà ngọai dẫn đến trường. Cảm xúc mẹ rất nôn nao hồi hộp khi cùng bà ngọai đi tới gần ngôi trường và nỗi chơi vơi hốt hoảng khi cổng trường đóng lại.
- Nhớ đến ngày khai trường của mình mẹ không ngủ được vì ngày khai trường đã để lại dấu ấn sâu đậm trọng tâm hồn người mẹ, đến nỗi người mẹ cứ nhắm mắt lại là dường như vang bên tai tiếng đọc bài trầm bổng: “Hằng năm cứ vào cuối thu  dài và hẹp”
- Những chi tiết trên cho em thấy đây là một người mẹ như thế nào? Đêm trước ngày khai trường tâm trạng của người mẹ là vậy, còn tâm trạng của người con là như thế nào? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về tâm trạng của người con.
- Chi tiết nào trong bài biểu hiện tâm trạng của người con?
 + “Đêm nay con cũng háo hức như trước mỗi lần đi chơi xa”
 + “Giấc ngủ đến với con  đang mút kẹo”
- Rõ ràng tâm trạng của đứa con không giống tâm trạng của người mẹ, đứa con rất vô tư, hồn nhiên thanh thản đi vào giấc ngủ.(Liên hệ thực tế)
- Có phải người mẹ đang nói trực tiếp với con không?
- Theo em, người mẹ đang tâm sự với ai? Cách viết này có tác dụng gì? (Có thể cho học sinh thảo luận)
à Người mẹ không trực tiếp nói với người con hoặc với ai cả. Người mẹ nhìn con ngủ, như tâm sự với con nhưng thật ra là đang nói với chính mình, đang tự ôn lại kỷ niệm của riêng mình.
- Cách viết này làm nổi bật được tâm trạng, khắc họa được tâm tư, tình cảm, những suy nghĩ sâu kín của bà mẹ mà đôi khi khó nói ra bằng những lời trực tiếp
	* Nhà trường đã mang lại cho các em những gì? Câu văn nào trong bài nói lên tầm quan trọng của nhà trường đối với thế hệ trẻ?
	Người mẹ nói :  “ bước qua cánh cổng trường là một thế giới kỳ diệu sẽ mở ra” đã gần 7 năm bước qua cánh cổng trường bây giờ em mới hiểu thế giới kỳ diệu đó là gì? (gọi 4 HS)
 + Có thêm nhiều bạn bè, được sống trong tình yêu thương của thầy cô và bè bạn.
 + Kiến thức về cuộc sống, cách ứng xử với mọi người, và nhiều điều bổ ích.
(Liên hệ bài hát : Đất Nước Mến Thương).
- Qua bài học này chúng ta cần ghi nhớ những gì?
Họat động 3: Hướng dẫn học sinh làm bài tập
- Học sinh đọc câu hỏi.
- Suy nghĩ và làm vào vở
- Gọi 2 học sinh đọc bài làm của mình.
- Giáo viên nhận xét, cho điểm.
- Đọc bài đọc thêm sách giáo khoa.
I. Tìm hiểu văn bản
 1. Tâm trạng của người mẹ trong đêm trước ngày khai trường của con vào lớp 1
A. Tâm trạng của mẹ
- Quan tâm, lo lắng cho con
- Bâng khuâng, xao xuyến, thao thức, suy nghĩ triền miên, nhớ lại những kỷ niệm về ngày khai trường đầu tiên của mình.
à Một người mẹ rất yêu thương con.
B. Tâm trạng của con
- Háo hức, nhẹ nhàng, thanh thản đi vào giấc ngủ.
“Giấc ngủ đến với con  ăn một cái kẹo”.
à Trẻ con, hồn nhiên.
 2. Vai trò của nhà trường đối với thế hệ trẻ:
- Nhà trường đã mang lại tri thức, đạo đức, tính chất và lý tưởng cho học sinh.
- Vì thế ai cũng biết rằng mỗi sai lầm trong giáo dục sẽ ảnh hưởng đến cả thế hệ mai sau, và sai lầm trên là có thể đưa thế hệ ấy đi lệch cả hàng dặm sau này.
à Nói lên vai trò quan trọng của nhà trường.
* Ghi nhớ : Sách giáo khoa/9.
Bài tập 1 :
 Một bạn cho rằng có rất nhiều ngày khai trường để vào lớp Một là ngày có dấu ấn sâu đậm nhất trong tâm hồn mỗi con người. Em có tán thành với ý kiến đó không? Vì sao?
Củng cố: 
Tâm trạng của người mẹ trong đêm trước ngày khai trường của con như thế nào?
Căn dặn về nhà : 
Học thuộc phần ghi nhớ.
Làm bài tập 2 phần luyện tập.
Chuẩn bị: Mẹ tôi.
IV. Rút kinh nghiệm bài dạy:Ngày soạn: ..../..../.....
Ngày dạy: ...../...../..
Tiết: 2
Tên bài: 	 	MẸ TÔI
	 - ÉT-MÔN-ĐÔ-ĐƠ-A-MI-XI - 
 	 ====================
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
Cảm nhận được tình yêu thương rất đỗi thiêng liêng của cha mẹ đối với con cái.
II. Chuẩn bị:
GV: SGK, Giáo án.
HS: SGK, vở.
III. Tiến trình dạy học:
Ổn định: 
Kiểm tra bài cũ: Qua văn bản “cổng trường mở ra” em thấy tâm trạng người mẹ trong đêm trước ngày khai trường của con như thế nào? Em có suy nghĩ gì về văn bản này?
Đã 7 năm ngồi ghế nhà trường, em thấy vai trò của nhà trường đối với thế hệ trẻ như thế nào?
Kiểm tra bài tập về nhà.	
Dạy học bài mới: 
Từ văn bản “cổng trường mở ra” chúng ta thấy trong cuộc đời của mỗi chúng ta, người mẹ giữ một vị trí và ý nghĩa hết sức lớn lao, thiêng liêng và cao cả. Nhưng không phải khi nào ta cũng ý thức hết được điều đó. Chỉ đến khi mắc những lỗi lầm, ta mới nhận ra tất cả. Bài văn “Mẹ Tôi” sẽ cho ta một bài học như thế.
TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
GHI BẢNG
Họat động 1:	 - Đọc
- Giáo viên đọc văn bản sau đó hướng dẫn HS đọc lại
- Đây là văn biểu cảm nên lưu ý cho học sinh cần thể hiện được trên tâm tư và t/c buồn khổ của người cha trước lỗi lầm của con, và sự trân trọng của ông đối với vợ mình.
- Gọi học sinh đọc lại chú thích sách giáo khoa. Giáo viên giải thích một số từ khó.
Họat động 2:	
Hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản.
Tại sao văn bản là một bức thư người bố gửi cho con nhưng nhan đề lại lấy tên là “Mẹ Tôi”?
à Thứ 1, nhan đề ấy là của chính tác giả A-Mi-Xi đặt cho đoạn trích. Mỗi truyện nhỏ trong “Những tấm lòng cao cả” đều có một nhan đề do tác giả đặt.
à Thứ 2, khi đọc kỹ chúng ta sẽ thấy tuy bà mẹ không xuất hiện trực tiếp trong câu chuyện nhưng đó lại là tiêu điểm mà các nhân vật và chi tiết đều hướng tới để làm sáng tỏ.
- Qua bức thư người bố gửi cho con chúng ta lại thấy hiện lên hình tượng một người mẹ cao cả và lớn lao. Không để cho người mẹ xuất hiện trực tiếp, tác giả cũng như bộc lộ trên t/c và thái độ quý trọng của người bố đối với mẹ, mới có thể nói được một cách tế nhị và sâu sắc những gian khổ hi sinh mà nguời mẹ đã âm thầm, lặng lẽ dành cho đứa con của mình.
- Sự hi sinh của người mẹ đối với con như thế nào? các em hãy tìm trên chi tiết nói về người mẹ của En-Ri-Cô?
- Qua đó em hiểu được mẹ của En-Ri-Cô là người như thế nào?
- En-Ri-Cô có lỗi gì với mẹ?
- Trước lỗi lầm ấy thái độ của người bố qua bức thư như thế nào? (Học sinh thảo luận)
- Theo em điều gì đã khiến En-Ri-Cô “xúc động vô cùng” khi đọc thư của bố ? (a, c, d)
- Tại sao bố không nói trực tiếp với En-Ri-Cô mà lại viết thư ?
à Bởi vì đó là trên t/c, trên điều tế nhị nhiều khi không thể nói trực tiếp được cũng có thể qua thư, người con sẽ đỡ bị tự ái, xấu hổ trước mặt cha mình.
- Mặt khác, người cha muốn con mình có dịp đọc đi đọc lại để suy gẫm những điều trong thư. Nhưng cũng có thể là cha con ít gặp nhau nhiều.
- Qua bài học này chúng ta cần ghi nhớ những gì?
Họat động 3:	Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
- Học sinh về nhà làm (có thể chọn phần ghi nhớ)
- Giáo viên gợi ý :
 + Đó là chuyện gì? Xảy ra khi nào? Ở đâu?
 + Bố mẹ buồn phiền ra sao?
 + Những suy nghĩ và tình cảm của em sau khi sự việc đã xảy ra .
I .Tác giả - Tác phẩm :
Sách giáo khoa
II. Tìm hiểu văn bản :
 1. Tình yêu thương của người mẹ đối với En-Ri-Cô
- Mẹ thức suốt đêm chăm sóc lo lắng khi con bệnh.
- Mẹ có thể hi sinh mọi thứ vì con, thậm chí có thể hi sinh cả tính mạng mình để cứu sống con.
à Yêu thương con mình nhất trên đời.
2. Thái độ của bố đối với En-Ri-Cô khi em đã lỡ thốt ra lờiõ thiếu lễ độ với mẹ lúc cô giáo đến thăm
- “ như một nhát dao đâm vào tim bố vậy ”
- “ bố không thể nén giận đối với con ”
- “ cái dấu vết vong ân bội nghĩa trên trán con ”
- “ thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào đã chà đạp lên tình yêu thương đó ”
-“ Thà rằng bố không có con còn hơn là thấy con bội bạc với mẹ”
- “ bố sẽ không thể vui lòng đáp lại cái hôn của con được ”
à Buồn bã và tức giận
* Ghi nhớ : Sách giáo khoa
III. Luyện tập :
Bài tập 1: Hãy chọn 2 đoạn trong thư có nội dung thể hiện ý nghĩa vô cùng lớn lao của người mẹ đối với con và học thuộc đoạn văn đo ... ùc  đêm thừa trống canh.
à Lặp từ, liệt kê, nói ngược châm biếm hạng người nghiện ngập lười lao động.
Bài 2:
- Số co â: chẳng giàu thì nghèo
- Sinh con  chẳng gái thì trai
à Nói dựa, nói nước đôi
à Châm biếm phê phán những hiện tượng mê tín dị đoan.
Bài 3:
- Nghệ thuật ẩn dụ, cảnh tượng không phù hợp với cảnh đám ma. Cảnh đánh chén vui vẻ trong tang lễ. Bài ca dao phê phán, châm biếm thủ tục ma chay trong xã hội cũ.
Bài 4:
- Nghệ thuật phóng đại. Thái độ mỉa mai pha chút thương hại của người dân đối với cậu cai.
* Ghi nhớ: Sgk
II. Luyện tập
Củng cố: 
Đọc diễn cảm bài ca dao.
Căn dặn về nhà : 
Học thuộc lòng văn bản.
Chuẩn bị: Đại từ.
IV. Rút kinh nghiệm bài dạy:Tiết: 15
Ngày soạn: ..../..../.....
Ngày dạy: ...../...../....
Tên bài: 	 	 ĐẠI TỪ
	 ====================
I. Mục tiêu: 
	1. Kiến thức: 
	- Hiểu thế nào là đại từ.
- Biết tác dụng của đại từ trong văn bản.
- Biết cách sử dụng đại từ khi nói và viết.
- Biết các loại lỗi thường gặp và cách sửa các lỗi về đại từ.
2. Kỹ năng: Nhận biết đại từ và các loại đại từ: đại từ để trỏ, đại từ để hỏi.
II. Chuẩn bị:
GV: SGK, Giáo án.
HS: SGK, vở.
III. Tiến trình dạy học:
Ổn định: 
Kiểm tra bài cũ: 
Cho biết từ láy có mấy lại? Cho ví dụ (làm bài tập 5)
Dạy học bài mới: 
Trong khi nói hoặc viết, ta thường dùng những từ như: tôi, tao, tớ, mày, nó, họ  để xưng hô hoặc dùng: đây, đó, nọ, kia  ai, gì, sao, thế để trỏ, để hỏi. Như vậy là vô hình chung ta đã sử dụng 1 số đại từ tiếng việt để giao tiếp. Vậy đại từ là gì? Đại từ có chức năng, nhiệm vụ và cách sử dung ra sao? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm lời giải đáp qua tiết học này.
TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
GHI BẢNG
Hoạt động 1 :	Giáo viên gọi học sinh đọc ví dụ sgk.
Sau đó ghi ví dụ lên bảng, yêu cầu học sinh trả lời.
Hoạt động 2 :	Tìm hiểu bài.
- Từ “nó” ở đoạn văn thứ 1 trỏ ai? (em tôi người)
- Từ “nó” ở đoạn văn thứ 2 trỏ con vật gì? (con gà vật)
- Từ “ai” trong bài ca dao dùng để làm gì? (để hỏi) 
- Các từ trong các ví dụ trên không gọi tên của sự vật mà chỉ dùng để trỏ (để hỏi) các sự vật, hoạt động, tính chất mà thôi. Như vậy trỏ tức là không trưc tiếp gọi tên sự vật, hoạt động, tính chất mà dùng 1 công cụ khác (tức là đại từ) để chỉ ra các sự vật họat động tính chất được nói đến. Vậy em hiểu thế nào là đại từ ?
- Nhìn vào 3 ví dụ trên, hãy cho biết đại từ “nó”, “ai” giữ vai trò ngữ pháp gì trong câu?
- Ngoài ra em còn biết đại từ còn giữ chức vụ gì nữa? Nếu có hãy cho ví dụ.
- Như vậy đại từ giữ vai trò ngữ pháp gì trong câu.
- Nhìn vào đại từ của 3 ví dụ trên em nào có thể cho biết đại từ gồm có mấy loại? (2 loại: trỏ và hỏi).
- Các đại từ : tôi, tao, tớ, chúng tôi, chúng mày, nó, hắn, họ dùng để trỏ gì?
- Các đại từ : bấy, bấy nhiêu trỏ gì?
- Còn các đại từ : đây, đó, kia, ấy, này, nọ, bây giờ, bấy giờ được dùng để trỏ gì?
- Đại từ vậy, thế trỏ gì?
- Tóm lại các đại từ dể trỏ dùng để trỏ gì
- Các đại từ ai, gì  hỏi về gì?
- Đại từ bao nhiêu, bấy nhiêu hỏi về gì?
- Các đại từ đâu, bao giờ?
- Còn các đại từ sao, thế nào theo em nó được hỏi về gì?
à Vậy đại từ để hỏi dùng như thế nào ?
Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh làm bài tập
1. Xếp loại từ trỏ người, vật và hệ thống
2. Xác định ngôi của đại từ “mình”
- Cậu giúp mình nhé!
- Mình về có nhớ ta chăng
I. Thế nào là đại từ:
 1. Khái niệm:
Ví dụ:
- Gia đình tôi nó lại kéo tay nữa
- Chợt con gà trống nó dõng dạc nhất xóm
- Ai làm .. cò con à Đại từ
 2. Vai trò ngữ pháp:
Nó lại kéo tay nữa
CN VN
- Tiếng nó dõng dạc nhất xóm
Người học giỏi nhất lớp là nó
* Ghi nhớ:	(Học sgk)
II. Các loại đại từ:
 1. Đại từ dùng để hỏi:
- Trỏ người, sự vật ()
- Trỏ số lượng (bấy, bấy nhiêu )
- Trỏ không gian, thời gian (đây, đó,bây giờ)
- Trỏ hoạt động, tính chất sự vật
* Ghi nhớ 2: Sgk
 2. Đại từ dùng để hỏi:
- Hỏi về người, vật (ai, gì)
- Hỏi về số lượng (bao nhiêu, bấy nhiêu)
- Hỏi về không gian, thời gian
- Hỏi về hoạt động, tính chất sự việc (sao, thế nào )
III. Luyện tập:
 1. Bài số 1:
- Tôi, tao, tớ - chúng
- Mày, mi...
- Nó, hắn...
 2. Bài số 2:
® Ngôi thứ 1
® Ngôi thứ 2
Củng cố: 
Học sinh đọc lại 3 khung ghi nhớ trong sgk
Căn dặn về nhà : 
Học thuộc phần ghi nhớ.
Hoàn tất bài học.
Chuẩn bị: Luyện tập tạo lập văn bản.
IV. Rút kinh nghiệm bài dạy:
Tiết: 16
Ngày soạn: ..../..../.....
Ngày dạy: ...../...../....
Tên bài: 	 LUYỆN TẬP TẠO LẬP VĂN BẢN
	 ====================
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
Ôn tập và củng cố kiến thức về liên kết, bố cục, mạch lạc và quá trình tạo lập văn bản.
Rèn kỹ năng vận dụng lý thuyết - làm bài tập thực tập.
II. Chuẩn bị:
GV: SGK, Giáo án.
HS: SGK, vở.
III. Tiến trình dạy học:
Ổn định: 
Kiểm tra bài cũ: Ở năm học trước em đã học những loại văn bản nào? Mỗi loại cho 1 văn bản để minh họa.
Dạy học bài mới: 
TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
GHI BẢNG
Hoạt động 1: Ôn lại các bước tạo lập văn bản.
- Em nào hãy nhắc lại các bước tạo lập văn bản.
Hoạt động 2:
- Chúng ta đã chuẩn bị bài ở nhà rồi, bây giờ chúng ta bắt đầu thực hành bài viết trên lớp.
Gợi ý:
- Phần đầu thư.
 + Địa điểm, ngày, tháng, năm, viết thư.
 + Lời xưng hô với người nhận thư.
 + Lý do viết thư.
- Nội dung của bức thư.
 + Hỏi thăm tình hình sức khỏe của bạn cùng gia quyến.
 + Ca ngợi tổ quốc bạn.
 + Giới thiệu về đất nước mình.
 + Con người Việt Nam.
 + Truyền thống lịch sử.
 + Danh lam thắng cảnh.
 + Đặc sắc về văn hóa và phong tục tập quán
- Cuối thư:
 + Lời chào, lời chúc sức khỏe
 + Lời mời bạn đến thăm đất nước Việt Nam
 + Mong tình bạn 2 nước ngày càng khăng khít
à Giáo viên chấm điểm và sửa sai cho học sinh
- Định hướng chính xác
- Xây dựng bố cục rành mạch, hợp lý, thể hiện đúng định hướng trên
- Diễn đạt các ý đã ghi trên bố cục
- Kiểm tra văn bản
Đề bài: Em hãy viết thư cho một người bạn để hiểu về đất nước mình.
(Tối đa 1.500 chữ)
Đề 2: ( Về nhà làm)
Kể lại một buổi lễ đặc sắc
(Buổi lễ khai trường ở trường em)
Củng cố: Học sinh nhắc lại một lần nữa các bước tạo lập văn bản.
Căn dặn về nhà : 
Đọc phần đọc thêm SGK. Chuẩn bị: Sông núi nước Nam.
IV. Rút kinh nghiệm bài dạy:
TUẦN 5: BÀI 5: 
Ngày soạn: ..../..../.....
Ngày dạy: ...../...../....
Tiết: 17
Tên bài: 	 SÔNG NÚI NƯỚC NAM – PHÒ GIÁ VỀ KINH
	 ====================
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
Học sinh cảm nhận được tinh thần độc lập, khí phách và khát vọng của dân tộc trong 2 bài thơ, bước đầu hiểu về thể thơ Đường luật.
Rèn kỹ năng cảm thụ thơ trữ tình.
II. Chuẩn bị:
GV: SGK, Giáo án.
HS: SGK, vở.
III. Tiến trình dạy học:
Ổn định: 
Kiểm tra bài cũ: 
Cho biết nội dung và nghệ thuật những bài ca dao mà chủ đề châm biếm.
Đọc một số bài ca dao thuộc chủ đề trên.
Dạy học bài mới: 
Sông núi nước Nam: Từ ngàn xưa dân tộc Việt Nam ta đã đứng lên chống giặc ngoại xân rất oanh liệt, kiên cường. Tự hào thay! Ông cha ta đã đưa đất nước ta bước sang 1 trang sử mới. Đó là thoát khỏi ách đô hộ phong kiến ngàn năm phương Bắc, một kỷ nguyên mới mở ra. Vì thế bài thơ “Sông Núi Nước Nam” ra đời, được coi là một bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên, khẳng định một quốc gia tự chủ. Vậy thế nào là bản tuyên ngôn độc lập, các em sẽ tìm hiểu qua văn bản trên.
Phò giá về kinh: Ở văn bản này các em lại càng thấy rõ hơn tinh thần độc lập, khí phách hào hùng và khát vọng lớn lao của dân tộc ta được thể hiện mạnh mẽ qua bài thơ “Phò Giá Về Kinh” của thượng tướng trần Quang Khải.
TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
GHI BẢNG
Hoạt động 1:
- Học sinh đọc
- Giáo viên đọc - giới thiệu hoàn cảnh ra đời (Sông núi nước Nam)
-Đường luật (Tứ tuyệt)
Hoạt động 2:
- Đây được coi là 1 bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên - thế nào gọi là tuyên ngôn độc lập. (tuyên bố chủ quyền)
- Nội dung chủ yếu của bài là gì? 2 câu đầu nói gì?
Nhận xét bản dịch “đế” - vua? Nhịp thơ?
- Hai câu sau nói gì?
- Giọng điệu? (Trữ tình, nghị luận)
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc chú thích tìm hiểu về tác giả.
- Bài thơ
- Bố cục (4 phần)
- Phân tích ý nghĩa 2 câu thơ đầu?
- Các từ đáng chú ý?
- Nhận xét về các từ ghép Hán Việt? (đẳng lập, chính phụ)
- Giọng thơ? (niềm tin, tự hào, tự tin, rắn rỏi)
- Tinh thần chủ đạo toát lên ở 2 bài thơ ® đọc ghi nhớ.
® Hào khí Đông A
I/ Đọc tìm hiểu chung:
 1. Đọc
 2. Tìm hiểu chú thích
 3. Thể thơ.
II/ Phân tích:
 1. Sông núi nước Nam
- Khẳng định chủ quyền:
 + Nước Nam - người Nam
 + Định tại sách trời.
® Hiển nhiên, tất yếu ® định mệnh không thể khác.
- Lời cảnh báo:
 + Chuốc lấy thất bại thảm hại ® đi ngược lại ý trời.
Þ Giọng thơ chắc khoẻ, đanh thép, tự hào về sức mạnh dân tộc, ý chí tự cường...
 2. Phò giá về kinh
 a. Hai câu thơ đầu
+ Thắng lợi vẻ vang:
- Đoạt giáo ở bến Chương Dương
- Bắt giặc ở cửa Hàm Tử
® Động từ: mạnh mẽ - tư thế chủ động tự hào
 b. Hai câu thơ cuối
- Tu trí ® non nước ngàn thu
® Lời khẳng định: đất nước thái bình muôn thuở nhờ sự nỗ lực của chính mình.
III/ Tổng kết
® Niềm tự hào dân tộc
- Khí phách hiên ngang - tự chủ
- Lời lẽ đanh thép - sảng khoái
- Lập luận chặt chẽ - mạch lạc
Củng cố: 
Em hãy giới thiệu lại thể thơ “ngũ ngôn tứ tuyệt”.
Bài thơ giới thiệu những nội dung cơ bản nào?
Căn dặn về nhà : 
Học thuộc hai bài thơ.
Đọc phần đọc thêm.
Chuẩn bị: Từ Hán Việt.
IV. Rút kinh nghiệm bài dạy:

Tài liệu đính kèm:

  • docVan7 tuan 2728.doc