Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 1 - Bài 1 - Tiết 1: Văn bản: Cổng trường mở ra

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 1 - Bài 1 - Tiết 1: Văn bản: Cổng trường mở ra

A/ Mục tiêu

- Cho HS cảm nhận và hiểu được những tình cảm thiêng liêng, cao cả của cha mẹ đối với con cái.

- Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc sống của con người.

B/ Chuẩn bị:

- GV: Tranh minh hoạ . .

 

doc 194 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1260Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 1 - Bài 1 - Tiết 1: Văn bản: Cổng trường mở ra", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn.............200
Ngày giảng............200.
Tuần 1- Bài 1 - Tiết 1:
Văn bản: Cổng trường mở ra
(Lý Lan)
A/ Mục tiêu
- Cho HS cảm nhận và hiểu được những tình cảm thiêng liêng, cao cả của cha mẹ đối với con cái.
- Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc sống của con người.
B/ Chuẩn bị:
- GV: Tranh minh hoạ ............................................................................................
- HS ........................................................................................................................
C/ Tiến trình lên lớp:
I/ ổn định tổ chức
II/ Kiểm tra bài cũ: Vở soạn
- Nhắc lại khái niệm văn bản nhật dụng đã học ở lớp 6?
III/ Bài mới:
Hoạt động 1: Hướng dẫn đọc chú thích:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
- Hướng dẫn học sinh cách đọc: đọc rõ ràng, chậm rãi, tình cảm thiết tha.
- Gọi 3 hs đọc văn bản
- Nhận xét:
- Hướng dẫn hs tìm hiểu một số từ Hán Việt, từ địa phương.
Nghe hướng dẫn
+ Hs 1 Từ đầu -> hôm sau
+ Hs 2 Nhưng -> bước vào
+ Hs 3 Còn lại
- Cả lớp nhận xét
- Hs theo dõi chú thích
I. Đọc - Chú thích
1/ Đọc
2/ Chú thích
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu văn bản:
? Xác định phương thức biểu đạt chính cuỉa văn bản.
? Tóm tắt nội dung chính của văn bản bằng một vài câc ngắn gọn?
? Theo em, văn bản có thể chia làm mấy phần? Nêu nội dung chính của từng phần?
- Gọi hs đọc lại phần 1 
? Nêu nội dung chính của đoạn 1:
? Em hãy tìm chi tiết thể hiện tâm trạng của hai mẹ con trong đêm trước ngày khai trường?
? Hãy so sánh và nhận xét về tâm trạng của hai mẹ con qua các chi tiết vừa tìm được?
? Theo em vì sao người mẹ lại không ngủ được?
GV bình: Tuổi thơ của mẹ đang trỗi dậy, mẹ đã gặp lại chính mình trong gương mặt, sự háo hức vô tư của đứa con yêu.
? Em có nhận xét gì về thứ tự mà tg đã sử dụng để diễn đạt trong đoạn văn?
? Theo em văn bản này có phải người mẹ trực tiếp nói chuyện với con không?
? Theo em cách viết như vậy có tác dụng gì ?
? Qua phân tích tìm hiểu em cảm nhận được điều gì qua tâm sự của người mẹ?
? Tình cảm của người mẹ dành cho con yêu trong văn bản đã thóuc dậy trong em điều gì?
- Cho hs đọc đoạn còn lại
? Đoạn văn nói về vấn đề gì?
? Em hãy tìm câu văn thể hiện rõ nhất nội dung trên?
? Em hiểu như thế nào về câu nói này? Qua đó em có thể phân tích vai trò của nhà trường đối với thế hệ trẻ?
? Kết thúc bài văn là câu nói của người mẹ đối với con. Em hãy đọc lại câu văn đó và cho biết " thế giới kì diệu " đó là gì?
? Nhan đề của văn bản gợi cho em nghĩ đến điều gì?
GV: Trường học luôn mở rộng cửa đón nhận tất cả hs đến tuổi tới trường. Đến trường là niềm vui, nguồn hạnh phúc, là quyền lợi của trẻ em.
? Văn bản đã để lại trong lòng người đọc ấn tượng thật đẹp. Theo em, nhờ đâu văn bản " Cổng....ra " lại gây được ấn tượng ấy?
Biểu cảm
- Miêu tả tâm trạng của người mẹ trong đêm trứơc ngày khai trường của con và vai trò của nhà trường đối với thế hệ trẻ.
- Hai phần:
+ Từ đầu -> bước vào
+ Còn lại
- Hs đọc
Hs nêu nội dung
+ Mẹ: Không ngủ được, không tập trung được vào việc gì: Trằn trọc, vẳng bên tai tiếng đọc bài trầm bổng, nhớ sự nôn nao, hồi hộp của ngày đầu tiên đến trướng cùng bà ngoại.
+ Con: Giấc ngủ đến dễ dàng như uống một li sữa, ăn một cái kẹo.
=> đối lập về tâm trạng
+ Mẹ: Hồi hộp, xao xuyến, bâng khuâng.
+ Con: Háo hức, vô tư.
- Lo chuẩn bị cho con, nhớ về kỷ niệm xưa.
- Thứ tự ngược hay còn gọi là sự hồi tưởng
- Người mẹ không trực tiếp mà đang nói với chính mình, đang độc thoại nội tâm của nhân vật được tg sử dụng rất tinh tế.
- Miêu tả và khắc hoạ tâm tư, tình cảm của người mẹ, những điều sâu thẳm, khó nói bằng lời đối thoại trực tiếp.
- ý thức đền đáp công lao trời biển của cha mẹ, phấn đấu trở thành đứa con hiếu thảo, yêu thương, kính trọng, vâng lời cha mẹ.
- HS đọc VB
- ND: Vai trò của nhà trường đv thế hệ trẻ.
- Câu văn:" Mỗi sai lầm...sau này"
- Giáo dục mắc 1 sai lầm nhỏ thì hậu quả sẽ vô cùng nặng nề, đó là hậu quả mà cả ngàn vạn hs phải gánh chịu. Cả thế hệ hs sẽ có cái nhìn lệch lạc so với thời đại.
=>Nhà trường có 1 vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển nhân cách của thế hệ trẻ
+ Hs trao đổi , thảo luận
- Thế giới kì diệu đó là tri thức nhân loại.
- Là đạo lí làm người.
- Là tình bạn tình thầy trò.
- Là khát vọng ước mơ.
+ Hs tiếp tục đưa ra ý kiến cá nhân:
- Nghĩ đến ngày khai trường.
- Nghĩ đến sự quan tâm của thầy cô, cha mẹ.
- Nghĩ đến sự quan tâm của Đảng.
+ Nghệ thuật:
- Độc thoại nội tâm
- Biểu cảm kết hợp với miêu tả.
+ Nội dung:
- Tấm lòng yêu thương con sâu nặng của người mẹ.
- Vai trò to lớn của nhà trường đối với thế hệ trẻ.
II. Tìm hiểu văn bản
1/ Tâm trạng của người mẹ trong đêm trước ngày khai trường đầu tiên của con.
- Tâm trạng hồi hộp, bâng khuâng xao xuyến.
- Người mẹ đang nói với chính mình.
=> yêu thưng con hết mực
2/ Vai trò của nhà trường. 
=> Nhà trường có vai trò vô cùng quan trọng, có ý nghĩa lớn lao đối với cuộc đời của mỗi người.
* Ghi nhớ (sgk )
Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập
Gv: chia lớp thành 2 nhóm
- N1: Có bạn cho rằng: có rất nhiều ngày khai trường nhưng ngày khai trường vào lớp 1 là ngày có dấu ấn sâu đậm nhất. Em có tán thành ý kiến đó ko?Vì sao?
- N2: Có nhạc sĩ đã viết" Lòng mẹ bao la như biển Thái bình dạt dào..." Em có suy nghĩ gì về câu hát đó sau khi học xong văn bản " Cổng trường mở ra"?
- Hs thảo luận
+ Nhóm 1:
- Đồng ý vì đó lá ngày khai trường thiêng liêng nhất, nó đánh dấu một bước ngoặt đầu tiên trong cuộc đời mỗi con người.
+ Nhóm 2: Hs tự do thảo luận trình bày ý kiến cá nhân, nhưng cần thể hiện đúng nd: mẹ là người nhân hậu giàu đức hi sinh, yêu thương con hết mực như lời của bài hát.
III) Luyện tập
IV) Phụ lục.
V) Hướng dẫn học ở nhà.
- Học thuộc ghi nhớ
- Làm bài tập 2.
- Soạn bài " Mẹ tôi "
VI. Rút kinh nghiệm.
....................................................................................................................................
-------------------***---------------------
 Ngày soạn:.......
 Ngày dạy:.........
Tuần 1
Bài 1
Tiết 2
Văn bản : Mẹ tôi
( Trích: Những tấm lòng cao cả )
- ét- môn- đô dơ A- mi- xi
A. Mục tiêu cần đạt.
Giúp hs:
- Cảm nhận và hiểu được những tình cảm thiêng liêng đẹp đẽ của cha mẹ đối với con cái.
- Rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm, phân tích chi tiết hình ảnh.
- Giáo dục cho hs thái độ yêu thương kính trọng cha mẹ.
B. Chuẩn bị.
- GV: Tìm đọc tài liệu về tg, tp.
- HS: Soạn bài theo hướng dẫn.
C. Các bước lên lớp.
I. ổn định
II. Kiểm tra
 ? Bài học sâu sắc nhất mà em rút ra được từ văn bản " Cổng trường mở ra " là gì?
.........................................................................................
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động
Hoạt động 1: Hướng dẫn đọc hiểu văn bản, tìm hiểu chú thích
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
- GV hướng dẫn đọc: Giọng đọc rõ ràng, thong thả, thiết tha.
- GV đọc mẫu đoạn đầu
- Gọi 2 hs lần lượt đọc hết văn bản
- GV sửa cho hs những chỗ đọc chưa chuẩn xác
? Dựa vào chú thích * hãy nêu những nét cơ bản về tg A - mi - xi ?
- GV hướng dẫn cho hs tìm hiểu một số chú thích khác, đặc biệt các từ Hán Việt.
- Cả lớp nghe hướng dẫn và đọc mẫu.
- Đọc văn bản.
+ H1: Từ đầu -> cứu sống con
+ H2: Còn lại
+ Cả lớp theo dõi, nhận xét
- A - mi - xi (1846 - 1908) là nhà văn ý.
- Tác phẩm chính: Cuộc đời của các chiến binh (1868); Những tấm lòng cao cả (1886); Cuốn truyện của người thầy (1890); Giữa trường và nhà (1892)
- Văn bản " Mẹ tôi" được trích từ TP " Những tấm lòng cao cả"
I) Đọc - chú thích
1) Đọc 
2) Chú thích
a) Tác giả:
- A - mi - xi (1846 - 1908)
b) Tác phẩm:
- Trích từ tác phẩm: " Những tấm lòng cao cả - 1886)
c) Các chú thích khác.
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu văn bản..
? Em hãy tóm tắt nội dung chính của văn bản bằng vài câu ngắn gọn?
- gọi hs đọc đoạn đầu VB: Từ đầu->cứu sống con.
? Cho biết nd chính của đoạn vb?
? Em hãy tìm những chi tiết miêu tả hình ảnh người mẹ En- ri- cô?
? Qua các chi tiết vừa tìm được em hiểu mẹ En- ri- cô là người ntn?
? Qua lời lẽ viết về người mẹ em cảm nhận được điều gì về thái độ, tình cảm của người bố đối với mẹ En- ri- cô?
? Em có nhận xét gì về cách viết của tg khi ko để người mẹ trực tiếp xuất hiện mà chỉ để người mẹ xuất hiện qua bức thư của người bố gửi cho con?
- Goi hs đọc đoạn vb còn lại
? Tóm tắt nd chính của phần vb em vừa đọc?
? Hãy tìm nhhững câu văn thể hiện thái độ của người bố đối vời En-ri- cô? 
? Qua lời lẽ trong bức thư gửi cho con, em thấy thái độ của người bố đối với En- ri- cô là thái độ ntn?
? Theo em , lí do gì bố En- ri- cô có thái độ ấy?
? Bức thư của bố dã khiến En- ri- cô vô cùng xúc động. Theo em điều gì đã khiến En- ri- cô xúc động như vậy? Hãy tìm hiểu và lựa chọn các lí do mà em cho là đúng trong các lí do đã nêu ở sgk?
? Em có tán thành với thái độ của người bố đối với En- ri-cô ko? Vì sao? 
GV: Nghiêm khắc, kiên quyết trước những lỗi lầm của con cũng là thể hiện tình yêu thương của người cha.
? Theo em, vì sao người bố lại ko nói trực tiếp với En- ri- cô mà lại viết thư?
GV: Đây chính là bài học về cách ứng xử trong gia đình, ngoài xh.
? Qua tìm hiểu vb, em hãy khái quát những nét thành công cơ bản về nd và nt của tác phẩm?
- Thái độ, tình cảm của người bố đối với 2 mẹ con En- ri- cô.
- Hs đọc và tóm tắt ND chính của đoạn 1.
+ Hình ảnh người mẹ qua bức thư của người bố gửi cho con
- Các chi tiết:
+ Mẹ phải thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con, bỏ 1 năm hạnh phúc tránh cho con 1 giờ dau đớn, đi ăn xin, hi sinh tính mạng để cứu con.
=>Hết lòng vì con, yêu thương con, hi sinh cho con 1 cách thậm lặng.
+ Thái độ và tình cảm quí trọng
- Viết như vậy, tg sẽ dễ dàng mô tả cũng như bộc lộ tình cảm quí trọng của người bố đv người mẹ,nói được 1 cách tế nhị và sâu sắc những gian khổ hi sinh mà người mẹ đã âm thầm dành cho con mình,thể hiện được rõ nhât tình cảm và phẩm chất của người mẹ. Đó cũng là cách làm tăng tính khách quan cho đối tượng được kể, thể hiện được tình cảm và thái độ của người kể.
- Thái độ, tình cảm của người bố đối với En
- Các chi tiết:
+ Sự hỗn láo của con như 1 nhát dao đâm vào tim bố vậy.
+ Bố ko thể nén được cơn tức giận.
+ Thà rằng bố ko có con còn hơn là thấy con bội bạc với mẹ.
+ Thôi, trong 1 thời gian con đừng hôn bố...
- Thái độ buồn khổ, tức giận, nghiêm khắc.
- Vì En đã thốt ra 1 lời thiếu lễ độ với mẹ.
- En xúc động sau khi đọc thư bố vì:
+ Bố đã gợi lại những kỉ niệm giữa mẹ và En.
+ Vì thái độ nghiêm khắc và kiên quyết của bố.
+ Vì những lời nói rất ch ... gày dạy:17/12/2008
Tuần 17 - Bài 16 - Tiết 67, 68.
Ôn tập tác phẩm trữ tình
A. Mục tiêu
 Giúp hs:
- Bước đầu nắm đc k/n trữ tình, và một số đặc điểm nghệ thuật phổ biến của t/p trữ tình.
- Củng cố kiến thức cơ bản và kỹ năng tiếp cận t/p trữ tình.
- Luyện bài tập để khắc sâu kiến thức.
B. Chuẩn bị.
- GV: Kẻ hệ thống kiến thức theo 5 nhóm Vb, giao việc cho các nhóm.
- HS: Chuẩn bị nd ôn tập theo hướng dẫn của GV.
C. Các bước lên lớp.
I. ÔĐTC.
II. KTBC.
III. Bài mới.
Tiết 1.
HĐ1: HD hs ôn lại các vb trữ tình.
- T/c cho hs viết theo trí nhớ các vb biểu cảm đã học ở kỳ 1. (trừ 3 vb nhật dụng).
- Nhận xét, bổ sung, đánh giá.
- Giao việc cho các nhóm, cho trình bày trên giấy khổ to.
+ N1: Các bài ca dao.
+ N2: Các bài thơ trung đại.
+ N3: Thơ Đường.
+ N4: Thơ hiện đại VN.
+ N5: Các bài tuỳ bút.
- Gọi đại diện trình bày.
? Trong các bài ca dao trên em thích nhất câu nào? Đọc và cho biết vì sao em thích ?
? Nét điển hình về nghệ thuật của các bài ca dao là gì?
- Gọi đại diện tổ 2 trình bày về các bài thơ Trung đại VN.
- Nhận xét, đánh giá, bổ sung.
- Lần lượt y/c các tổ 3, 4 trình bày.
? Em ấn tượng t/g, t/p nào nhất? Vì sao?
- Đánh giá, có thể cho điểm cá nhân, tổ xuất sắc.
- Thi nhớ - viết vb đã học .
- Nhận xét, đánh giá, bổ sung.
- Các nhóm làm.
+ N1: Các bài ca dao.
+ N2: Các bài thơ trung đại.
+ N3: Thơ Đường.
+ N4: Thơ hiện đại VN.
+ N5: Các bài tuỳ bút.
- Đại diện trình bày.
- HS tuỳ chọn.
- Thể thơ lục bát, lối nói ví von, so sánh, lời ít, ý nhiều, từ ngữ coagiá trị b/c.
- Đại diện nhóm lên trình bày.
- HS tự do phát biểu.
I. Hệ thống hoá kiến thức.
1. Nhóm các bài ca dao, dân ca.
2. Nhóm các bài thơ trung đại VN.
3. Các bài thơ Đường.
4. Các bài tuỳ bút.
Tiết 2.
HĐ2: HD hs tìm hiểu đ2 của TPTT.
? Em thấy qua các bảng hệ thống hoá kiến thức, ND chính xuyên suốt cả 5 nhóm t/p là ND gì?
? Những vb thể hiện t/c, c/x của người viết trước c/s nhưng những t/p trên đều là TP trữ tình. Vậy em hiểu TP trữ tình là gì?
? TP trữ tình gồm những loại nào?
? Theo em có phải bất kỳ bài thơ nào cũng dùng phương thức b/c ko? Hãy c/m?
- Gọi hs đọc ghi nhớ ý 1.
? Hãy so sánh và chỉ ra sự khác nhau giữa ca dao tục ngữ và thơ TT?
( Cột t/g và ND TP HT nghệ thuật).
- Gọi hs đọc ghi nhớ ý 2.
? Bài tập 4 (SGK 182) có một ý khẳng định: Thơ trữ tình chỉ đc dùng lối nói trực tiếp để biểu hiện t/c, cảm xúc, em thấy điều đó có đúng ko? Vì sao?
? Theo em khi cảm thụ 1 tp trữ tình ta cần chú ý đến điều gì? 
- Gọi hs đọc ghi nhớ ý 3.
- GV khái quát và chốt kiến thức.
- Khái quát hoá ND các tp.
- Cảm xúc của các t/g về quê hương đất nước, con người.
- Tp trữ tình là vb biểu hiện t/c, cảm xúc của t/g trước c/sống.
+ Ca dao trữ tình.
+ Thơ trữ tình.
+ Văn xuôi trữ tình.
- Ko phải: Vì có nhiều bài thơ tự sự: Lượm., Lục Vân Tiên.
- Ca dao TT: biểu hiện cảm xúc, t/c của tập thể, đông đảo ndan.
- Thơ TT: mang dấu ấn cá nhân.
- Khẳng định như vậy là chưa chính xác.
- T/c, cảm xúc, có khi đc bộc lộ một cách trực tiếp, cũng có thể gián tiếp qua tự sự, mtả, lập luận.
VD: Phò giá về......, Xa ngắm......, Ngẫu nhiên....
- Bám vào các chi tiết, h/ảnh, hiểu h/cảnh sáng tác, suy ngẫm để đồng caqmr với t/g.
- HS đọc ghi nhớ.
II. Đặc điểm của tác phẩm trữ tình.
- VB biểu hiện t/c, cảm xúc của t/g trước c/s.
- Tp trữ tình:
+ Ca dao trữ tình.
+ Thơ trữ tình.
+ Văn xuôi trữ tình.
- Ca dao và thơ trữ tình có điểm khác nhau nhất định.
HĐ4: HD luyện tập. III. Luyện tập.
- GV chia lớp làm 4 nhóm, cho thảo luận các bài tập.
- Các nhóm làm và cử đại diện trình bày.
Gợi ý.
1 Bài 1 nhóm 1:
- ND: Nỗi lo buồn sâu lắng, lo nc, thương dân là nỗi lo thường trực của nhà thơ.
- HT: Kết hợp b/c trực tiếp và gián tiếp thông qua ẩt và kể, lối ẩn dụ.
2 Bài 2 nhóm 2:
- Bài " Cảm......." biểu cảm trực tiếp t/c với qhương khi xa quê.
- Bài "Ngẫu ...." b/c gián tiếp t/c với quê hương khi đặt chân về quê.
3. Bài 3 nhóm 3:
- Giống nhau: đêm khuya, trăng, thuyền, sông ở những màu sắc khác nhau.
- Khác: 1 là nỗi buồn xa xứ, là cảm xúc của người c/s cm vừa hoàn thành nhiệm vụ trọng đại.
4 Bài 4: 
- ý kiến đúng b, c, e.
IV. Phụ lục.
V. Hướng dẫn học ở nhà.
- Học thuộc các bài ca dao, bài thơ.............
- Làm tiếp các bài tập đã cho.
- Chuẩn bị tiết ôn tập, soạn các câu hỏi theo hdẫn sgk.
VI. Rút kinh nghiệm.
---------------***----------------
Ngày soạn:28/12/2008
Ngày dạy: 29/12/2008
Tuần 18 - Tiết 69, 70.
Ôn tập tiếng việt
chương trình địa phương phần tiếng việt
A. Mục tiêu.
- Hệ thống hoá kiến thức TV đã học, về từ loại, cấu tạo từ, từ HV và các biện pháp tu từ.
- Khắc phục đc một số lỗi chính tả.
- Thực hành làm một số bài tập.
B. Chuẩn bị.
C. Các bước lên lớp.
I. ÔĐTC.
II. KTBC. 
III. Bài mới.
Hoạt động 1: Hệ thống hoá kiến thức TV đã học.
? Nhắc lại kiến thức TV đã học trong kỳ I?
? GV yêu cầu hs trình bày bảng hệ thống hoá kiến thức đã phân công chuẩn bị?
- Cho hs nhận xét, bổ sung.
 - GV nhận xét.
- Nhắc lại ND kiến thức TV đã học: Từ láy, từ ghép, Quan Hệ từ, Thành ngữ, Chơi chữ, Từ đồng âm, Từ trái nghĩa, Từ HV.
- Các nhóm trình bày theo bảng ND ôn tập.
+ N1: Từ láy, từ ghép, từ HV.
+ N2: Đại từ, Quan hệ từ.
+ N3: Từ đồng âm, trái nghĩa, đồng nghĩa.
+ N4 :Thành ngữ, điệp ngữ, chơi chữ.
I. Nội dung ôn tập.
- Cấu tạo từ.
- Nghĩa của từ.
- Các biện pháp tu từ.
- Tù HV.
* Y/c hs bổ sung vào vở những kiến thức TV còn chưa chuẩn.
ND ôn tập
Khái niệm
Kiến thức cơ bản
Ví dụ
1. Từ ghép
- Là từ có cấu tạo bởi 2 tiếng có nghĩa trở lên.
- 2 loại: Ghép đẳng lập, ghép chính phụ.
- Nhà cửa
- Hoa lan
2. Từ láy
- Là từ có 2 tiếng trở lên, gữa các tiếng có QH về âm.
- Láy toàn bộ
- Láy bộ phận
- xanh xanh
- lênh - khênh 
3. Từ HV
- Từ mượn tiếng Hán
- Ghép CP
- Ghép ĐL
- Thi nhân
- Giang sơn
4. Đại từ
- Là những từ dùng để trỏ người, sv, hđ, t/c đc nói ......
- Có thể làm CN, VN, hay PN của DT, ĐT, TT...
- Tôi, mày...
5. Quan hệ từ
- Từ dùng để biểu thị các ý nghĩa qhệ sở hữu, so sánh...giữa các bộ phận của câu hoặc giữa các câu trong ...
- của, bằng, tựa,về nếu, vì, hơn...
- 1 số dùng thành cặp...
- Sách của tôi.
- Vì trời mưa nên áo ướt.
6. Từ đồng nghĩa
- Từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.
- ĐN hoàn toàn 
- ĐN ko hoàn toàn
- Mẹ - má
- Chết - hi s...
7. Từ trái nghĩa
- Là từ có nghĩa trái ngược nhau.
- Sử dụng trong thể đối.....
- Sống - chết.
- Cao - thấp.
8. Từ đồng âm
- Là những từ có cách phát âm giống nhau, nhưng nghĩa khác nhau.
- Nhãn lồng
- Lồng gà.
- Lồng chăn
9. Thành ngữ.
- Loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa....
- Bắt nguồn từ nghĩa đen, .......
- Nhà rách, vách nát...
10. Điệp ngữ
- Từ ngữ đc lặp đi lặp lại để làm nổi bật ý...
- 3 loại....
- Đoàn kết...
- Cháu .....
11. Chơi chữ
- Là lợi dụng các dặc sắc về âm về nghĩa, các từ ngữ để ...
- Dùng từ đồng âm; đồng nghĩa,....
- Bà già....
- GV: tổ chức chơi trò chơi tiếp sức.
- Tìm nhanh các thành ngữ.
- Lên bảng trình bày.
- Nhận xét cho điểm.
- Các tổ thi tiếp sức.
- Theo dõi, nhận xét.
VD:
- Trăm trận trăm thắng.
- Rừng thiêng nc độc.
- Cây nhà lá vườn.
- Trùng trục như con bò thui.
Tiết 2:
HĐ2: Hướng dẫn làm một số bài tập.
- Giao việc cho hs các nhóm.
- Nhóm 1: Bài 3 /193.
- Nhóm 2: Bài 6 /194.
- Nhóm 3: Bài 7 / 194.
- Hướng dẫn hs thảo luận.
- Y/c hs trình bày trên bảng.
- Đánh giá.
- Làm bài tập theo nhóm.
- Cử đại diện trình bày.
- Bài 3 Nhóm1:
* Bé - ĐN: Nhỏ.
 - TN: to lớn.
* Thắng - Được 
 - Thua.
* Chăm chỉ - Chịu khó, siêng năng.
 - lười biếng.
- Bài 6 Nhóm 2:
+ Trăm trận trăm thắng.
- Nửa tin nửa ngờ.
II. Luyện tập.
- Cành vàng, lá ngọc.
- Miện nam mô...
HĐ3: Hướng dẫn hs luyện chính tả.
- GV: Đọc đoạn đầu bài "Sau phút chia ly", gọi 2 hs viết trên bảng.
- Tổ chức hs sửa lỗi
- Tổ chức làm BT điền vào chỗ trống.
a. s và x.
- .......ử lí; giả .....ử; bổ ....ung, ....ung phong.
b. Dấu hỏi hay dấu ngã.
- Tiêu sử, tiêu thuyết, tuần tiêu....
- Cho hs làm.
- Nghe, viết đúng chính tả.
- Lên bảng viết.
- Cả lớp viết vào vở.
- HS tự làm
III. Rèn chính tả.
1. Nghe viết.
2. Điền vào chỗ trống.
IV. Phụ lục.
V. Hướng dẫn học ở nhà.
- Ôn lại toàn bộ kiến thúc đã học.
- Chuẩn bị KT học kỳ.
- Làm BT TN SGK.
VI. Rút kinh nghiệm.
-----------------------------***--------------------------------------
Ngày soạn: 
Ngày dạy ..................
Tuần 18 - Bài 17 - Tiết 71,72.
Kiểm tra học kỳ I
A. Mục tiêu.
- Đánh giá học sinh một cách toàn diện hơn.
- Biết vận dụng linh hoạt theo hướng tizchs hợp để làm bài.
- Rèn thói quen tư duy độc lập.
B. Chuẩn bị.
C. Các bước lên lớp.
I. ÔĐTC.
II. KTBC.
III. Bài mới.
I. Đề bài.
 Đọc kỹ đoạn văn sau và các câu hỏi để lựa chọn trả lời cho đúng.
 "...Cơn mưa mùa hạ lướt qua vừng sen trên hồ, nhuần thấm các hương thơm của lá, như báo trước mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết. Các bạn có ngửi thấy cái mùi thơm ngát của bông lúa non không? Trong cái vỏ xanh kia, có một giọt sữa, trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ. Dưới ánh nắng giọt sữa dần dần đông lại, bông lúa càng ngày càng cong xuống, nặng vì chất quí trong sạch của trời...".
1. Đoạn văn đuợc trích từ VB nào?
 A. Mùa xuân của tôi
 C. Cuộc chia tay của những con búp bê.
B. Sài gòn tôi yêu.
D. Một thứ quà của lúa non: Cốm.
2. Tác giả của đoạn văn trên là ai?
A. Vũ Bằng
 C. Minh Phương
B. Thạch Lam
D. Khánh Hoài
3. Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì?
 A. Miêu tả
C. Biểu cảm
B. Tự sự
 D. Nghị luận
4. Các từ sau đây từ nào là từ láy?
A. Thanh nhã
C. Trắng thơm
B. Phảng phất
D. Trong sạch
5. Từ nào sau đây không đồng nghĩa với từ trong sạch?
A. Thanh nhã
 C. Trắng thơm
B. Tinh khiết
D. Thơm mát
6.Từ nào sau đây trái nghĩa với từ thanh nhã?
 A. Trắng thơm
 C. Trong sạch
B. Thô tục
D. Tinh khiết
7. Từ nào sau đây là từ HV?
A. Cơn gió
 C. Thanh nhã
 B. Thơm mát
D. Hoa cỏ
8. Từ nào sau đây ko phải từ ghép đẳng lập?
A. Hương vị
 C. Trong sạch
 B. Trắng thơm
D. Giọt sữa
II: Tự luận.
Phát biểu cảm nghĩ của em về một thứ đồ chơi tuổi ấu thơ.
II. Đáp án - Biểu điểm.
1. Trắc nghiệm
Câu 1
Câu 2
3
4
5
6
7
8
D
B
C
B
B
B
C
D
2. Tự luận:
a. MB 0,5đ:
- Gới thiệu đc dồ chơi và cảm xúc chung của bản thân: yêu thích.
b. TB 4đ:
- Hoàn cảnh, xuất xứ của thứ đồ chơi.
- Miêu tả về đặc điểm của đồ chơi.
- Hồi tưởng nhứng kỷ niệm liên quan đến đồ chơi.
- T/c của bản thân.
c. KB 0,5đ:
- K/định t/c của mình với đồ chơi tuổi thơ.
IV. Phụ lục
V. Hướng dẫn học ở nhà.
- Xem lại đề, có thể tự làm lại.
- Soạn tiếp các tiết tiếp theo.
VI. Rút kinh nghiệm.
------------***-------------

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an chuan.doc