Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Văn bản: Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Văn bản: Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất

MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

- Nắm được khái niệm tục ngữ.

- Thấy được giá trị nội dung, đặc điểm hình thức tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất.

- Biết tích lũy thêm kiến thức về thiên nhiên và lao động sản xuất qua các câu tục ngữ.

II - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC

1. Kiến thức

- Khái niệm tục ngữ.

- Nội dugn tư tưởng, ý nghĩa triết lý và hình thức nghệ thuật của những câu tục ngữ trong bài học.

 

doc 199 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1090Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Văn bản: Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TRƯỜNG SONG NGỮ QUỐC TẾ HORIZON
 Họ và tên : 
 Lớp dạy : 
 Tổ : 
Văn bản: 
TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN 
VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT
I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Nắm được khái niệm tục ngữ.
- Thấy được giá trị nội dung, đặc điểm hình thức tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất.
- Biết tích lũy thêm kiến thức về thiên nhiên và lao động sản xuất qua các câu tục ngữ.
II - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC
1. Kiến thức
- Khái niệm tục ngữ.
- Nội dugn tư tưởng, ý nghĩa triết lý và hình thức nghệ thuật của những câu tục ngữ trong bài học.
2. Kĩ năng
- Đọc - hiểu, phân tích các lớp nghĩa của tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất.
- Vận dụng được ở mức độ nhất định một số câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất vào đời sống.
III – TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 
Ổn định lớp: 
Kiểm tra bài cũ:
Bài mới: Giới thiệu bài: Ở HKI các em đã được học về ca dao. Đó là những câu văn biểu hiện thế giới nội tâm của con người (tức thiên về trữ tình). Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu thêm một thể loại của VHDG: tục ngữ. Nó được ví là kho báu của kinh nghiệm và trí tuệ dân gian, là túi khôn dân gian vô tận, tục ngữ là thể loại triết lí nhưng đồng thời cũng là “cây đời xanh đời”. Tục ngữ có nhiều chủ đề. Tiết học này giới thiệu tám câu tục ngữ có chủ đề về thiên nhiên và lao động sản xuất.
Tiến trình tổ chức các hoạt động
Ghi bảng
Hoạt động 1: Hướng dẫn H tìm hiểu khái niệm tục ngữ
(?)Em hiểu gì về tục ngữ? (H đọc ghi nhớ)
G giới thiệu, nhấn mạnh thêm
Hoạt động 2: Hướng dẫn H đọc tìm hiểu chú thích
Cách đọc: Giọng điệu chậm rãi, rõ ràng, chú ý các vần lưng, ngắt nhịp ở các vế đối trong câu hoặc phép đối giữa 2 câu.
G đọc 1 lần ® Gọi H đọc® G nhận xét
Gọi H đọc chú thích (*) sgk/4
Hoạt động 3: Hướng dẫn tìm hiểu cấu trúc văn bản
(?)Văn bản này gồm 8 câu tục ngữ thuộc 2 đề tài: tục ngữ về thiên nhiên, tục ngữ về lao động sản xuất. Hãy xếp các câu tục ngữ vào mỗi nhóm đề tài trên?
Hoạt động 4: Hướng dẫn tìm hiểu từng câu
(?)Đọc câu 1 em hiểu câu tục ngữ muốn nói điều gì?
(?)Cách nói quá “chưa nằm đã sáng, chưa cười đã tối” có tác dụng gì?
(?)Ở nước ta,tháng 5 thuộc mùa hạ, tháng 10 thuộc mùa đông. Từ đó suy ra câu tục ngữ này có ý nghĩa gì? (Ở nước ta, vào mùa hạ thì đêm ngắn ngày dài, vào mùa đông thì ngược lại.)
(?)Đúc rút kinh nghiệm đó nhân dân ta muốn nói lên điều gì?
(?)Theo em bài học kinh nghiệm đó có thể áp dụng vào những trường hợp cụ thể nào? (Lịch làm việc mùa hạ, mùa đông khác nhau; chủ động trong giao thông đi lại; sắp xếp công việc hằng ngày cho phù hợp với thời gian sáng tối.)
H đọc câu 2
(?)Mau sao là thế nào? (Là có nhiều sao, đối lập với vắng sao.)
(?)Em có nhận xét gì về cấu tạo của 2 vế? Có tác dụng gì? 
(?)Vậy em hiểu ý nghĩa của cả câu tục ngữ là gì?
(?)Kinh nghiệm gì được đúc rút từ hiện tượng này?
(?)Trong thực tế đời sống, kinh nghiệm này được áp dụng như thế nào? (Dự đoán thời tiết trong điều kiện thiếu máy móc, thiết bị để chủ động trong công việc hôm sau.)
G đọc câu 3
(?)Câu tục ngữ có ý nghĩa gì? 
(?)Đó cũng chính là cách diễn đạt đầy đủ của câu tục ngữ. Thế nhưng câu tục ngữ đã lược bỏ một số thành phần để thành câu rút gọn, điều này có tác dụng gì?
(?)Kinh nghiệm được đúc rút ở đây là gì? (Ráng vàng xuất hiện phía chân trời ấy là thời điểm sắp có bão)
(?)Kinh nghiệm này có giá trị gì?
G chốt: Kinh nghiệm này không chỉ đúng với thời xưa mà ngày nay ở những vùng sâu vùng sa, phương tiện thông tin hạn chế (dù khoa học đã cho phép con người dự báo bão một cách chính xác) thì kinh nghiệm này vẫn còn tác dụng.
(?)Dân gian không chỉ xem ráng đoán bão mà còn xem chuồn chuồn để đoán bão em biết câu tục ngữ nào đúc kết kinh nghiệm này? (Tháng bảy heo may, chuồn chuồn bay thì bão)
G đọc câu 4
(?)Nêu ý nghĩa của câu tục ngữ?
G giảng: Ở miền Bắc, Trung nước ta vào tháng 7, 8 âm lịch là mùa mưa bão, nếu thấy có hiện tượng các đàn kiến di dời chỗ từ dưới đất lên trên cao theo cột nhà hoặc vách tường thì báo hiệu trời sắp có mưa to, gây nên lụt lội. Vì kiến là loại côn trùng rất nhạy cảm với những thay đổi của khí hậu, thời tiết, nhờ cơ thể có những tế bào cảm biến chuyên biệt. Khi trời chuẩn bị có những đợt mưa to kéo dài hay lũ lụt, kiến sẽ từ trong tổ kéo ra dài hàng đàn, để tránh mưa, lụt và để lợi dụng đất mềm sau mưa làm những tổ mới. Ngoài câu tục ngữ này còn một số câu khác như: “Tháng bảy kiến đàn, đại hàn hồng thuỷ; Đóng thấp thì bão, đóng cao thì lụt”
(?)Câu tục ngữ này có giá trị gì?
 H đọc câu 5
(?)Câu tục ngữ này có mấy vế? Đó là những vế nào?Giải nghĩa từng vế? (“Tấc” là đơn vị đo chiều dài cũ, bằng 1/10 thước; đơn vị đo diện tích đất. “Tấc đất” chỉ là một mảnh đất rất nhỏ. “Vàng” là kim loại quý thường được cân đo bằng cân tiểu li, hiếm khi đo bằng tấc thước. “Tấc vàng” chỉ lượng vàng lớn, quý giá vô cùng. Câu tục ngữ đã lấy cái rất nhỏ (tấc đất) so sánh với cái rất lớn (tấc vàng) để nói giá trị của đất.)
(?)Vậy nghĩa của cả câu tục ngữ là gì? 
G chốt: Đất quý giá vì đất nuôi sống người, là nơi người ở, người phải nhờ lao động và đổ bao xương máu mới có đất và bảo vệ được đất. Đất là vàng, một loại vàng sinh sôi. Vàng ăn mãi cũng hết (miệng ăn núi lở), còn “chất vàng” của đất khai thác mãi cũng không cạn. Đối với người VN xưa càng quý trọng hơn vì 90% dân số là nông dân, rất cần có đất để cày cấy 
(?)Người ta có thể sử dụng câu tục ngữ này trong những trường hợp nào? (Đề cao giá trị của đất để khuyên nhủ con người phải biết quý trọng đất, phải làm cho đất sinh ra lương thực; Tỏ thái độ phê phán hiện tượng lãng phí đất, sử dụng đất không đúng giá trị của nó, nhất là ở những nơi đất chật người đông.)
H đọc câu 6
(?)Giải nghĩa từ Hán - Việt có trong câu tục ngữ? (“Nhất, nhị, tam” là 1, 2, 3; “Canh” là canh tác; “Trì” là ao; “Viên” là vườn tược; “Điền” là đất)
(?)Giải nghĩa câu tục ngữ? (Thứ nhất nuôi cá,thứ nhì làm vườn,thứ ba làm ruộng)
G giảng: Câu tục ngữ này nói về hiệu quả kinh tế của các công việc mà nhà nông thường làm. Dựa trên kinh nghiệm làm ăn lâu đời cho thấy: nuôi cá là lãi nhất, thứ hai là làm vườn, thứ ba mới là làm ruộng. Có thể hiểu là: tôm cá có giá trị cao nhất, tiếp theo là rau quả, sau mới đến lúa gạo. Tuy nhiên kinh nghiệm này đúng với từng nơi và từng thời điểm. Ngày nay, chúng ta đã biết cách phát triển nông nghiệp một cách toàn diện, trong đó có phương thức VAC và xây dựng điền trang là học tập kinh nghiệm này của cha ông. 
(?)Giá trị kinh nghiệm của câu tục ngữ này là gì? 
H đọc câu 7
(?)Giải nghĩa câu tục ngữ?
G bình: Câu tục ngữ phổ biến kinh nghiệm trong việc trồng lúa nước, thứ tự những việc cần quan tâm khi chăm sóc cây lúa đã cấy. Trước hết là cần cung cấp nước đầy đủ và đúng lúc cho cây lúa phát triển; Thứ hai là phải bón phân đủ liều lượng, đúng chủng loại và đúng từng thời điểm sinh trưởng của cây lúa; Thứ ba là phải cần cù, siêng năng; Thứ tư là phải coi trọng khâu chọn giống. Ngày xưa, nông dân ta thường tự chọn lấy giống để cấy trồng. Người ta chọn trong số lúa gặt về những bông lúa sai hạt, nặng bông để làm giống, họ phơi phóng cẩn thận rồi cất riêng một nơi, bảo quản kĩ lưỡng, hết thóc ăn cũng không được động tới. Ngày nay việc chọn giống đã được các nhà khoa học trợ giúp đắc lực.
(?)Tìm những câu tục ngữ khác cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của những yếu tố này? (Một lượt tát, một bát cơm; Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân; Chuyên cần, cần cù ,chăm chỉ; Giống tốt. Tốt lúa, tốt má, tốt mạ, tốt giống.) 
(?)Giá trị kinh nghiệm này đến nay có còn đúng không? (Áp dụng rộng rãi và hoàn toàn đúng trong mọi thời đại. Hiện nay nhà nước đã chú trọng công tác thuỷ lợi, sản xuất phân bón, nghiên cứu tạo giống mới có năng xuất cao.) 
G đọc câu 8
(?)Giá trị kinh nghiệm mà câu tục ngữ thể hiện là gì?
(?)Kinh nghiệm này đi vào thực tế nông nghiệp ở nước ta như thế nào? (Lịch gieo cấy đúng thời vụ. Cải tạo đất sau mỗi vụ (cày, bừa, bón phân, giữ nước))
Gọi H đọc câu hỏi 4 sgk/5
(?)Hãy minh hoạ các đặc điểm nghệ thuật đó và phân tích giá trị của chúng bằng những câu tục ngữ trong bài? 
- Câu dài nhất 14 tiếng, câu ngắn nhất 4 tiếng
- Thường có vần lưng giữa câu (1 năm-nằm, mười-cười; 2 nắng-vắng; 3 gà-nhà; 4 bò-lo; 5 tấc-đất; 6 trì-nhị; 7 phân-cần; 8 thì-nhì)
1,2,3,4,5,8: 2 vế; 6: 3 vế; 7: 4 vế 
- Kết cấu ngắn gọn, có tính chất đối xứng ® tạo sự chặt chẽ trong lập luận, có tác dụng khẳng định nội dung.
- Hình ảnh cụ thể: cách nói quá (chưa cười đã tối, chưa nằm đã sáng; tấc đất, tấc vàng ) ® câu tục ngữ trở nên tươi mát, hàm súc, kinh nghiệm được diễn đạt có sức thuyết phục hơn.
Hoạt động 5: Hướng dẫn tìm hiểu ghi nhớ
Gọi H đọc ghi nhớ sgk/5
(?)Những kinh nghiệm đựơc đúc kết từ các hiện tượng thiên nhiên và trong lao động sản xuất đã cho thấy người dân lao động nước ta có những khả năng nổi bật nào?
- Bằng vào thực tế quan sát và làm lụng có thể đưa ra những nhận xét chính xác để chủ động trong lao động sản xuất của mình
- Am hiểu sâu sắc nghề nông, nhất là chăn nuôi và trồng trọt
- Sẵn sàng truyền bá kinh nghiệm làm ăn cho người khác 
(?)Tục ngữ lao động sản xuất và thiên nhiên còn có ý nghĩa gì trong cuộc sống hôm nay? (Kết hợp với khoa học, dự đoán chính xác hơn các hiện tượng thời tiết để chủ động nhiều trong công việc của đời sống hiện tại. Kết hợp với khoa học kĩ thuật, không ngừng phát triển chăn nuôi, trồng trọt để có năng xuất cao, xoá đói giảm nghèo) 
Hoạt động 6: Hướng dẫn luyện tập 
I. Khái niệm tục ngữ: 
- Về hình thức: là câu nói diễn đạt 1 ý trọn vẹn; ngắn gọn, hàm xúc, có kết cấu ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh.
- Về nội dung: thể hiện kinh nghiệm của nhân dân về thiên nhiên, lao động sản xuất, con người, xã hội.
- Về sử dụng: vận dụng vào mọi hoạt động của đời sống.
II. Đọc, tìm hiểu chú thích:
III. Cấu trúc văn bản:
Nhóm 1: Tục ngữ về thiên nhiên: 1,2,3,4
Nhóm 2: Tục ngữ về lao động sản xuất : 5,6,7,8
IV. Tìm hiểu chi tiết:
1. Nội dung:
a) Nhóm 1: Tục ngữ về thiên nhiên
Câu 1: 
- Tháng 5 (âm lịch) đêm ngắn, ngày dài.
- Tháng 10 (âm lịch) đêm dài, ngày ngắn. 
 ® nhấn mạnh đặc điểm ngắn của đêm tháng 5 và ngày tháng 10
® con người có ý thức sử dụng thời gian cho hợp lí với từng mùa để sắp xếp cộng việc
Câu 2:
Mau sao >< vắng sao ® đối xứng ® nhấn mạnh sự khác biệt về sao sẽ dẫn đến sự khác biệt về mưa nắng (đêm sao dày báo hiệu ngày hôm sau sẽ nắng, đêm không sao báo hiệu ngày hôm sau sẽ mưa)
® con người có ý thức trông sao đoán thời tiết để sắp xếp công việc
Câu 3:
Khi chân trời xuất hiện màu vàng mỡ gà thì ai có nhà cửa phải lo giữ gìn, bảo vệ ® nhấn được nội dung chính, thông tin nhanh, dễ nhớ, mang ý nghĩa chung cho mọi người.
® con người có ý thức chủ động giữ gìn, bảo vệ nhà cửa, hoa màu
Câu 4
Tháng 7 (âm lịch) kiến bò nhiều (di chuyển lên cao) là báo hiệu sắp lụt
®  ... ___________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________
________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________
Tiếng Việt 
________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________
________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________
________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________
________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________
________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________
________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________
________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________
________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________
________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________
________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________
Tập làm văn 
________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________
________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________
________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________
________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________
________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________
________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________
________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________
________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________
________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an ngu van 7 HKII theo chuong trinh moi.doc