Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 1 - Bài 1 - Tiết 2: Văn bản: Mẹ tôi

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 1 - Bài 1 - Tiết 2: Văn bản: Mẹ tôi

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT. Giúp học sinh:

- Cảm nhận được tình cảm thiêng liêng sâu nặng của cha mẹ đối với con cái. Không được chà đạp lên tình cảm đó .

- Giáo dục tình cảm yêu thương và kính trọng cha mẹ .

II. PHƯƠNG PHÁP- PHƯƠNG TIỆN

1. Phương pháp: Gợi tìm, Quy nạp, vấn đáp, thảo luận nhóm, thuyết trình, trực quan.

2. Phương tiện:

Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, đồ dùng dạy học.

 Học sinh: Học bài cũ và chuẩn bị bài mới.

 

doc 3 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 844Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 1 - Bài 1 - Tiết 2: Văn bản: Mẹ tôi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN NGỮ VĂN 7	
Ngày soạn : 10/08/2010
Ngày dạy: 18/08/2010
Tuần 1
Bài 1
Tiết 2: Văn bản: MẸ TÔI 
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT. Giúp học sinh: 
- Cảm nhận được tình cảm thiêng liêng sâu nặng của cha mẹ đối với con cái. Không được chà đạp lên tình cảm đó .
- Giáo dục tình cảm yêu thương và kính trọng cha mẹ .
II. PHƯƠNG PHÁP- PHƯƠNG TIỆN
1. Phương pháp: Gợi tìm, Quy nạp, vấn đáp, thảo luận nhóm, thuyết trình, trực quan.
2. Phương tiện: 
Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, đồ dùng dạy học.
 Học sinh: Học bài cũ và chuẩn bị bài mới.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ: Bài học sâu sắc nhất mà em rút ra từ văn bản Cổng trường mở ra là gì? 
3. Dạy bài mới: Trong cuộc đời mỗi chúng ta, người mẹ có một vị trí và ý nghĩa hết sức lớn lao, thiêng liêng và cao cả. Nhưng không phải khi nào ta cũng ý thức hết được điều đó. Chỉ đến khi mắc những lỗi lầm, ta mới nhận ra tất cả. Bài Mẹ tôi sẽ cho ta một bài học như thế.
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: Giới thiệu chung
Giáo viên gọi học sinh đọc chú thích trong SGK.
H: Em hãy giới thiệu vài nét về tác giả ?
HS giới thiệu .
H: Tác giả thường viết về đề tài gì ?
HS trả lời
H: Em hãy nêu xuất xứ của văn bản Mẹ tôi ?
GV: Nhẹ nhàng, tha thiết, thể hiện được những tâm tư tình cảm buồn khổ của người cha trước lỗi lầm của con và sự trân trọng của ông với vợ mình. Khi đọc lời khuyên: Dứt khoát, mạnh mẽ thể hiện thái độ nghiêm khắc .
Giáo viên đọc mẫu một đoạn, gọi học sinh khác đọc tiếp
GV gọi HS đọc chú thích.
H:Ta có thể chia văn bản làm mấy phần ? Mỗi phần từ đâu đến đâu ? ý nghĩa của từng phần ?
H: Văn bản là 1 bức thư của người bố gửi cho con nhưng tại sao tác giả lại lấy nhan đề “Mẹ tôi” ? HS: Nhan đề là của tác giả đặt cho đoạn trích . Tuy người mẹ không xuất hiện trực tiếp trong câu chuyện, nhưng lại là tiêu điểm mà các nhân vật và chi tiết đều hướng tới để làm sáng tỏ.
Hoạt động 2: Phân tích
H: Theo dõi phần đầu văn bản em thấy En -ri -cô đã mắc lỗi gì ?
Học sinh suy nghĩ trả lời.
H: Em có suy nghĩ gì về lỗi lầm của En- ri -cô?
Học sinh suy nghĩ trả lời.
H: Tìm những chi tiết nói về thái độ của người bố đối với En- ri- cô ?
H: Để diễn tả được tâm trạng của người bố, tác giả đã sử dụng phương thức biểu đạt nào? Phương thức biểu cảm được diễn đạt thông qua những kiểu câu nào? Tác dụng của các biện pháp nghệ thuật đó?
H: Những chi tiết trên đã thể hiện được thái độ gì của người bố ? 
HS: Nghiêm khắc. 
H: Em có đồng tình với người bố không? 
HS tự bộc lộ.
H: Trong thư người bố đã gợi lại những việc làm, những tình cảm của mẹ dành cho En ri cô. Em hãy tìm những chi tiết, hình ảnh nói về người mẹ?
H: Khi nói về hình ảnh người mẹ tác giả đã sử dụng phương thức biểu đạt nào? Phương thức đó có tác dụng gì ?
H: Qua lời kể của người cha, em cảm nhận được điều gì về người mẹ ?
GV : Người mẹ của En ri cô cũng như bao người mẹ khác trên thế gian này đã yêu thương, chăm sóc nuôi dạy con cái bằng tất cả tấm lòng, sức lực, sẵn sàng hi sinh tất cả hạnh phúc và cuộc sống của mình cho con cái. Tình mẫu tử của con người thật thiêng liêng, cao cả.
+ Tiếp sau những lời ngợi ca về người mẹ, tác giả đã phân tích mối quan hệ ruột thịt, gắn bó sâu nặng giữa 2 mẹ con En- ri -cô
H: Người bố đã khuyên En ri cô những gì ?
Học sinh suy nghĩ trả lời.
H: Em có nhận xét gì về cách sử dụng câu văn ở đoạn này ? Tác dụng của cách dùng đó ?
Học sinh suy nghĩ trả lời.
H: Qua bức thư, em thấy bố của En ri cô là người như thế nào ? 
- Tại sao người cha không nói trực tiếp với con mà lại viết thư ? 
HS: Tình cảm sâu sắc thường tế nhị và kín đáo, nhiều khi không nói trực tiếp được. Viết thư tức là chỉ nói riêng cho người mắc lỗi biết, vừa giữ được kín đáo, vừa không làm người mắc lỗi mất lòng tự trọng. Đây chính là bài học về cách ứng xử trong gia đình, ở trường và ngoài xã hội.
H: Theo em, điều gì đã khiến En ri cô “ xúc động vô cùng ” khi đọc thư bố ?
- Hãy tìm hiểu và lựa chọn những lí do mà em cho là đúng trong các lí do sau
Văn bản này được biểu đạt bằng những phương thức nào ? 
 - Em có nhận xét gì về cách diễn đạt câu văn của tác giả ?
Hoạt động 3: Tổng kết
- Nhà văn đã gửi tới chúng ta thông điệp gì ? 
- Hs đọc ghi nhớ.
I . Giới thiệu chung
1 . Tác giả: ( 1846- 1908 )
- Là nhà văn ý.
- Thường viết về đề tài thiếu nhi và nhà trường về những tấm lòng nhân hậu.
2 / Tác phẩm:
 - In trong tập truyện: Những tấm lòng cao cả.
3. Bố cục: 2 phần
+ Đoạn đầu : Lí do bố viết thư.
+ Còn lại : Nội dung bức thư.
III- Phân tích:
1 / Lỗi lầm của En ri cô :
- Vô lễ với mẹ trước mặt cô giáo
=> Đây là việc làm sai trái, xúc phạm tới mẹ.
2 / Thái độ của bố:
- Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố vậy !.
-... Bố không nén được cơn tức giận đối với con .
- Con mà xúc phạm đến mẹ con ư ?
-> Phương thức biểu cảm được diễn đạt bằng các kiểu câu cảm thán, nghi vấn làm cho lời văn trở nên linh hoạt, sinh động, dễ đi vào lòng người .
=>Thể hiện thái độ buồn bã, đau đớn và tức giận .
3/ Hình ảnh người mẹ:
- Mẹ đã phải thức suốt đêm ... , quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con.
- Người mẹ sẵn sàng bỏ một năm hạnh phúc để tránh cho con 1 giờ đau đớn, người mẹ có thể đi xin ăn để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con 
-> Phương thức tự sự kết hợp với miêu tả làm nổi bật tình cảm của người mẹ.
.=> Là người mẹ hết lòng yêu thương con, sẵn sàng quên mình vì con.
4 / Lời khuyên của bố:
- Không bao giờ được thốt ra những lời nói nặng với mẹ. Con phải xin lỗi mẹ,...
- Con hãy cầu xin mẹ hôn con, để cho chiếc hôn ấy xoá đi cái dấu vết vong ân bội nghĩa trên trán con .
-> Sử dụng câu cầu khiến làm cho lời văn trở nên rõ ràng, dứt khoát .
=> Là người bố nghiêm khắc nhưng đầy tình thương yêu sâu sắc .
- Viết thư để biểu cảm ( tự sự- miêu tả- biểu cảm )
- Diễn đạt bằng nhiều kiểu câu linh hoạt: câu trần thuật, câu nghi vấn, câu cảm thán, câu cầu khiến làm cho lời văn trở nên trở nên linh hoạt, dễ đi vào lòng người .
 III - Tổng kết:
* Ghi nhớ : sgk-12.
4. Củng cố: Nội dung bài học
5. Dặn dò: Học bài và chuẩn bị bài mới: Từ ghép
IV. RÚT KINH NGHIỆM BÀI DẠY
.

Tài liệu đính kèm:

  • docvan7tiet2.doc