Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 1 - Buổi 1 , 2: Ôn tập về từ và nghĩa của từ (Tiếp)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 1 - Buổi 1 , 2: Ôn tập về từ và nghĩa của từ (Tiếp)

I. Mục tiêu bài học

_ HS ôn tập và củng cố kiến thức về từ và nghĩa của từ.

_ Biết vận kiến thức đã học vào thực tiễn giao tiếp và cuộc sống hàng ngày.

II. CHUẨN BỊ

Gv: Tham khảo tài liệu ,soạn giáo án

 Tích hợp một số văn bản đã học

Hs: Ôn tập lại kiến thức

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

 

doc 35 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1731Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 1 - Buổi 1 , 2: Ôn tập về từ và nghĩa của từ (Tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1- Buổi 1 + Buổi 2:
ÔN TẬP VỀ TỪ VÀ NGHĨA CỦA TỪ
I. Mục tiêu bài học
_ HS ôn tập và củng cố kiến thức về từ và nghĩa của từ.
_ Biết vận kiến thức đã học vào thực tiễn giao tiếp và cuộc sống hàng ngày.
II. CHUẨN BỊ
Gv: Tham khảo tài liệu ,soạn giáo án
 Tích hợp một số văn bản đã học
Hs: Ôn tập lại kiến thức
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định
2. Bài cũ
3. Bài mới
*Giới thiệu bài
*Tiến trình hoạt động 
Phần I: Kiến thức cũ
* GV cho HS nhắc lại khái niệm từ đồng nghĩa? Cách sử dụng?
Xác định và phân loại các từ đồng nghĩa trong các ngữ cảnh sau:
1. Non xa xa nước xa xa
Nào phải thênh thang mới gọi là
Đây suối Lê nin, kia núi Mác,
Hai tay xây dựng một sơn hà
2. Đi tu phật bắt ăn chay
Thịt chó ăn được thịt cầy thì không
3. Anh diệt viện, em bao vây
Làm cho giặc phải nbó tay xin hàng
Mày không hàng, ông phang kì chết,
Ông quật đằng đầu, ông phết đằng chân,
Tội mày bắc núi mà cân,
Đánh mày cho hả lòng dân căm thù.
(Ca dao kháng chiến chống Pháp)
Chỉ ra từ đồng nghĩa trong các câu văn sau? Và nhận xét về cách sử sụng các từ đồng nghĩa đó?
A1. Cửa hàng thuốc tân dược Sao Mai.
A2. Tái hiện lại cuộc chia tay.
A3. Chúc mừng ngày sinh nhật của bạn.
B1. Chúng ta phải có kế hoạch dự chi trước cho các hoạt động của năm học.
B2.Đường quốc lộ 1A
Bàn thêm về từ kiều trong câu ca dao:
Muốn sang thì bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy.
Trong câu ca dao trên có ba khả năng:
- Cầu kiều=cầu cầu(nghĩa này vô lí, vô nghĩa). Có ý kiến cho rằng cầu cầulà nhiều cái cầu! Nhưng ý kiến này chưa thuyết phục.
- Cầu kiều=cầu đẹp. Một cái cầu đẹp, trang tọng để đến với thầy(người hiện thân của tri thức và đạo lí). Nghĩa rộng hơn: tình cảm tôn sư trọng đạo(bắc cầu)
- Cầu kiều là tên riêng của cái cầu(cầu Kiều Mai- tên một thôn thuộc xã Phú Diễn, huyện Từ Liêm- Hà Nội
Từ trái nghĩa có những tác dụng gì? Trong những lĩnh vực nào?
- Đối với việc học tập bộ môn ngữ văn:
+ Phải hiêu và giải thích được nghĩa của từ
+ Mở rộng vốn từ, chính xác hoá vốn từ
- Đối với giao tiếp hàng ngày
- Trong sáng tác thơ văn: hầu hết các tác phẩm văn học đông tây kim cổ đều sử dụng từ trái nghĩa làm phương tiện để biểu đạt tư tươngt, tình cảm và khai thác nó như một trò chơi ngôn ngữ độc đáo, thú vị.
Tìm những từ trái nghĩa với các từ sau:
- dũng cảm, sống, nóng, yêu, nao núng, cao thượng
Tìm các từ trái nghĩa với từ lành trong các trường hợp sau?
Xác định cặp từ trái nghĩa trong các ngữ cảnh sau:
* GV cho HS nhắc lại khái niệm từ đồng âm?
Là những từ có âm thanh giống nhau nhưng ý nghĩa khác xa nhau
Giải thích ý nghĩa của các từ đồng âm sau và đặt câu với các từ đồng âm đó(Mỗi câu có hai từ)
Giải thích ý nghĩa của các từ đồng âm sau:la, ga, đầm
Đặt câu với các từ đồng âm ở bài 2
Thống kê các nét nghĩa của từ già qua các từ ngữ sau:
a. cau già, người già, trâu già,
b. già làng, già đời, cáo già, bố già
c. già một cân, non một lít, cho già tay một chút.
Nghĩa của thành ngữ có thể hiểu bằng những cách nào?
Tìm các thành ngữ được hiểu theo các phép chuyển nghĩa?
- Nước biếc non xanh thuyền gối bãi
Đêm thanh nguyệt bạc, khách lên lầu
- Non xanh nước biếc tha hồ dạo
Rượu ngọt chè tươi mặc sức say
- Cuối cảnh báo ân báo oán trong Truyện Kiều, Nguyễn Du vừa gợi tả cảnh pháp truờng vừa chỉ rõ quy luật ác giả, ác báo. Hàng loạt thành ngữ được sử dụng một cách ấn tượng:
Lệnh quân truyến xuống nội đao
Thề sao thì lại cứ sao gia hình
Máu rơi thịt nát tan tành
Ai ai trông thấy hồn kinh phách rời
Cho hay muôn sự tại trời,
1. Vóc: là từ cổ, nay còn dùng trong các từ tầm vóc, sức vóc
 Trong thành ngữ này hiểu vóc: là lớn người thì hợp lí hơn
2. cẩn: cẩn thận, tắc: thì, là, ắt, vô: không, ưu: lo lắng
3. Cù: siêng năng, lao: khó nhọc. Chín chữ cù lao ấy là: sinh: đẻ, cúc: nâng đỡ, phủ: vuốt ve, súc: cho bú mớm lúc nhỏ, trưởng: nuôi cho lớn, dục: dạy dỗ, cố: trông nom, phục: xem tính nết mà dạy bảo cho thành người tốt, phúc: giữ gìn
4. Hậu sinh: sinh sau, thế hệ sau
Khả: có thể, đáng
Uý: sợ
 Xấu như ma lem 
Vắt cổ chày ra nước: 
Tục ngữ:
- Một lời nói, một gói vàng
Đồng dao:
- ăn một bát cơm, 
nhớ người cày ruộng
Ăn đĩa rau muống 
Nhớ người đào ao
Chỉ ra các câu rút gọn trong đoạn văn sau và cho biết những câu đó rút gọn thành phần nào, hãy khôi lại các thành phần bị lược bỏ?
“Cái Mị về một mình. Bóng nó cứ ngụp dần trên cánh đồng xa tít tắp đang gặt nham nhở. Tôi cầm liềm. Quơ một vòng sát chân rạ. Giật mạnh. Bước sang trái. Quơ liềm. Giật mạnh. lại bước sang trái. Lại quơ liềm. Lại giật mạnh. Cứ thế mãi. Đất trên mặt ruộng ẩm ướt.”
(Thương nhớ đồng quê- Nguyễn Huy Thiệp)
Trong hai đoạn đối thoại sau tại sao có đoạn dùng câu rút gọn, có đoạn lại không thể dùng câu rút gọn:
Đoạn a
- Lan ơi! Bao giờ bạn đến nhà mình chơi?
- Chủ nhật.
Ngọc hỏi lại: mấy giờ?
- 8 giờ sáng.
- Nhớ mang sách cho tớ nhé
Đoạn b
Bà nội nhìn cháu và khẽ hỏi:
- LanMấy giờ cháu đến truờng?
- Thưa bà: Cháu đi ngay bây giờ ạ!
- Cháu có nhớ lòi mẹ cháu dặn sáng nay không?
- Dạ, thưa bà, cháu nhớ ạ.
Viết một đoạn hội thoại ngắn( 7- 10 câu), trong đó có sử dụng câu rút gọn. Gạch chân dưới các câu rút gọn đó.
* GV cho HS nhắc lại khái niệm câu đặc biệt và tác dụng của nó?
Dạng này thường gặp trong nhật kí, kịch bản, phóng sự
Nghĩa là không chỉ ra vị trí hoặc thời gian sự việc, hiện tượng tồn tại, xuất hiện, tiêu biến
Xác định câu đặc biệt cùng cấu tạo và tác dụng của nó trong các VD sau:
- Chửi. Đấm. Đá. Thụi. Bịch. Cẳng chân. Cẳng tay.
(Nguyễn Công Hoan)
- Sài Gòn. Mùa xuân năm 1975. các cánh quan đã sẵn sàng cho trận tấn công lịch sử
Hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 7-10 câu về đề tài mùa hè, trong đó có sử dụng câu đặc biệt.
Phần II. Kiến thức mở rộng
- Cho HS đọc đoạn văn và cho biết các từ mừng, cậu, cậu Vàng thuộc trường từ vựng nào? 
->Được tác giả dùng trong trường từ vựng nào? 
Nhằm mục đích gì? 
- Tìm hiểu sự chuyển đổi trường từ vựng trong đoạn thơ sau và chỉ rõ tác dụng của sự chuyển đổi ấy :
Gái chính chuyên lấy được chín chồng
Vo viên bỏ lọ gánh gồng đi chơi
Ai ngờ quang đứt lọ rơi
Bò ra lổm ngổm chín nơi chín chồng
-Hãy nhận xét về hiện tượng chuyển đổi trường từ vựng trong đoạn văn sau:
 “Con chó tưởng chủ mắng, vẫy đuôi mừng, để lấy lại lòng chủ. Lão Hạc nạt to:
- Mừng à ? vẫy đuôi à ? Vẫy đuôi thì cũng giết ! Cho cậu chết !
 Thâý lão... Ông để cậu Vàng ông nuôi.”
I. Từ ghép
1. Khái niệm
- Từ ghép là những từ do hai hoặc nhiều tiếng có nghĩa tạo thành.
2. Phân loại:
a. Từ ghép chính phụ
- Tiếng chính làm chỗ dựa, tiếng phụ đứng sau bổ sung nghĩa cho tiếng chính.
- từ ghép chính phụ có tính chất phân nghĩa. Nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa của tiếng chính.
Ví dụ:
+ Cá thu là chỉ một loại cá ( nghĩa hẹp hơn nghĩa của tiếng chính cá).
b.Từ ghép đẳng lập :
- Nghĩa của từ ghép đẳng lập chung hơn , khái quát hơn nghĩa của các tiếng dung để ghép.
- Có thể đảo vị trí trước sau của các tiếng dùng để ghép.
3. Bài tập
- Xem lại bài tập SGK Ngữ văn 7 tập 1 trang15
II. Từ láy
1. Khái niệm
- Từ láy là một kiểu từ phức đặc biệt có sự hòa phối âm thanh, có tác dụng tạo nghĩa giữa các tiếng. Phần lớn từ láy trong Tiếng Việt được tạo ra bằng cách láy tiếng gốc có nghĩa.
2. Phân loại:
a. Từ láy toàn bộ :
- Láy toàn bộ giữ nguyên thanh điệu:
 Ví dụ : xanh xanh xanh.
- Láy toàn bộ có biến đổi thanh điệu:
 Ví dụ : đỏ đo đỏ.
b. Láy bộ phận: 
- Láy phụ âm đầu :
 Ví dụ : Phất phất phơ
- Láy vần : 
 Ví dụ : xao lao xao.
3. Bài tập
- Xem lại bài tập SGK Ngữ văn 7 tập 1trang 43.
III. Đại từ
1. Khái niệm
- Đai từ là những từ dùng để trỏ (chỉ) hay hỏi về người, sự vật, hoạt động tính chất trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói.
2. Phân loại
a. Đại từ để trỏ :
* Dùng để chỉ người, sự vật (còn gọi là đại từ xưng hô, đại từ nhân xưng) gồm có : tôi , tao , tớ, chúng tao, chúng tôi, chúng tớ, mày, chúng mày, nó, hắn, chúng nó, họ
- Ví dụ : 
 “Sao không về hả chó
 Nghe bom thằng Mĩ nổ
 Mày bỏ chạy đi đâu
 Tao chờ mày đã lâu
 Cơm phần mày để cửa
 Sao không về hả chó
 Tao nhớ mày lắm đó
 Vàng ơi là vàng ơi ?”
* Lúc xưng hô một số danh từ chỉ người như : Ông , bà , cha, mẹ, cô, bácđược sử dụng như đại từ nhân xưng
_ Ví dụ : Cháu đi liên lạc
 Vui lắm chú à?
 Ở đồn Mang Cá
 Thích hơn ở nhà.
*Trỏ số lượng: bấy,bấy nhiêu.
_ Ví dụ :
 Phũ phàng chi bấy hóa công
 Ngày xanh mòn mỏi má hồng phôi pha.
* Trỏ sự vật trong không gian ,thời gian:đây, đó, kia , ấy , này, nọ, bây giờ, bấy giờ
_ Ví dụ : 
Những là sen ngó đào tơ
Mười lăm năm mới bây giờ là đây.
 * Trỏ hoạt động tính chất sự việc: vậy,thế
_ Ví dụ :
 Các em ngoan thế, vừa lao động giỏi , vừa học tập giỏi.
b. Đại từ để hỏi. 
* Hỏi về người,sự vật: ai, gì .
_ Ví dụ :
Những ai mặt bể chân trời
Nghe mưa ai có nhớ nhời nước non.
* Hỏi về số lượng :bao nhiêu , mấy.
- ví dụ : 
Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang
Bao nhiêu tấc đât tấc vàng bấy nhiêu.
* Hỏi về không gian, thời gian: đâu, bao giờ.
- Ví dụ:
Bao giờ cây lúa còn bong
Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn.
3. Bài tập
- Xem lại bài tập SGK Ngữ văn 7 tập 1 trang 56 - 57.
IV. Từ Hán Việt
1. Nhận biết yếu tố Hán Việt
* Trong từ vựng tiếng Việt có khoảng 70% vốn từ Hán Việt, 30% từ thuần Việt, số lượng từ ấn- âu không nhiều
* áp dụng mẫu: Nguyện quyết cứu nguy
- Tất cả các tiếng nào có chứa vần của bốn từ trên đều là yếu tố Hán Việt
- Ngoại lệ các tiếng: nguyền, chuyền, chuyện là từ thuần Việt 
2. Một số mẹo nhận diện từ Hán Việt
Từ Hán Việt
Những vần có
Những vần không có
-ưc
- ăc
- ât
- ân
- iên
- uốc
- iêm
- ut
- ăt
- âc,ơt
- âng
- iêng
- uốt
- im
(trừ trường hợp kim)
3. Nhận biết từ thuần Việt
- Tất cả các tiếng có kết hợp với vần ết, ưng đều là từ thuần Việt. Ngoại lệ có: kết, ưng, ứng, ngưng là từ HV
- Tất cả các tiếng có phụ âm đầu là r đều là từ thuần Việt.
4. Bài tập
- Xem lại bài tập SGK Ngữ văn 7 tập 1trang 70 - 71.
V. Quan hệ từ
1. Khái niệm :
- Quan hệ từ là từ dùng để liên kết từ với từ , đoạn với đoạn , câu với câu , để góp phần làm cho câu chọn nghĩa , hoặc tạo nên sự liền mạch lúc diễn đạt ( Quan hệ từ dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ như sở hữu, so sánh, nhân quả  giữa các bộ phận của câu hay giữa câu với câu trong đoạn văn. )
- Ví dụ :
 + Cảnh đẹp như tranh .
2. Phân loại :
a . Giới từ :
- Giới từ là những từ dùng để liên kết các thành phần có quan hệ ngữ pháp chính phụ . Đó là các từ : của , bằng , với , về , để , cho , mà , vì , do như , ở , từ 
- Ví dụ :
 + “ Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước , là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát , mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc , giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam ” .
( Một thứ quà  ... hùng chiến đấu. 
- Tôi yêu....
- Tôi yêu 
(SG tôi yêu- Minh Hương)
1. Các dạng điệp ngữ
a. Điệp ngữ cách quãng
Các từ ngữ được lặp lại đứng ở vị trí cách xa nhau gọi là điệp ngữ cách quãng
Khăn thương nhớ ai
Khăn rơi xuống đất?
 Khăn thương nhứ ai
 Khăn vắt lên vai?
 Khăn thương nhớ ai
 Khăn chùi nước mắt?
b. Điệp ngữ nối tiếp
Là các từ ngữ được lặp lại đứng cạnh nhau, nối tiếp nhau
Câu thơ nghĩ đắn đo không viết
Viết đưa ai, ai biết mà đưa
(Nguyễn Khuyến)
Dậy mà đi! Dậy mà đi!
Đừng tiếc nữa, can chi tiếc mãi
(Tố Hữu)
c. Điệp ngữ vòng(Chuyển tiếp)
Từ ngữ ở cuối câu trước được lặp lại ở đầu câu sau
VD:
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà
3. Tác dụng của điệp ngữ
- Nội dung cần diễn đạt trở nên ấn tượng hơn, mới mẻ hơn, nhấn mạnh sắc thái ý nghĩa, làm nổi bật những từ ngữ chuyên chở suy nghĩ, cảm xúc của người nói, người viết, khiến cho lời nói đi vào lòng người, ấn tượng hơn.
- Tạo nhịp điệu, tính nhạc cho câu văn, câu thơ.
* Sử dụng:
- Trong giao tiếp hàng ngày
- Trong văn chương nghệ thuật
- Trong văn chính luận và cả trong ngôn ngữ khoa học
4. Bài tập
Bài “Tiếng gà trưa”
- Điệp câu:Tiếng gà trưa 
+ Dạng: Cách quãng
+ Tác dụng: Như một sợi dây nối liền quá khứ và hiện tại
- Điệp từ: nghe, vì
+ Dạng điệp ngữ: Cách quãng
+ Tác dụng: nhấn mạnh sự cảm nhận âm thanh tiếng gà của người lính và mục đích chiến đấu của người cháu-> Tình yêu nước bắt nguồn từ tình yêu gia đình, xóm làng.
Bài “Cảnh khuya”
 Câu “Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”
- Điệp từ: Lồng
+ Dạng điệp ngữ: Điệp ngữ cách quãng
+ Tác dụng: Nhờ việc lặp lại từ lồng, cảnh đêm trăng trở nên sinh động, ấm áp hơn, mở ra không gian nhiều chiều gợi ên bức tranh khuya lung linh, huyền ảo.
Câu: Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà
- Điệp ngữ: chưa ngủ
- Dạng điệp ngữ: Chuyển tiếp
- Tác dụng: Đưa người đọc đến với một khám pháp bất ngờ, thú vị: Bác Hồ chưa ngủ không chỉ vì cảnh đêm trăng quá đẹp mà còn vì Bác lo việc nước->Tình yêu thiên nhiên và tình yêu Tổ quốc hài hoà trong tâm hồn Bác.
Bài “Rằm tháng giêng”
Câu: “Xuân giang xuân thuỷ tiếp xuân thiên”
- Điệp từ: xuân
- Dạng điệp ngữ: Cách quãng
- Tác dụng: Diễn tả sức sống của mùa xuân lan toả bao trùm cả vũ trụ rộng lớn bao la.
II. Chơi chữ
1. Các lối chơi chữ
a. Chơi chữ đồng âm
Hiện tượng sử dùng một những từ có âm thanh giống nhau nhưng có nhiều ý nghĩa khác nhau trong cùng một ngữ cảnh.
b. Chơi chữ điệp âm gồm: lặp phụ âm đầu, lặp vần, lặp thanh điệu
- Lặp phụ âm đầu:
Thẳng thắn, thật thà, thì thua thiệt
Lọc lừa, lươn lẹo, lại lên lương
- Chờ chồng chơi chốn chùa chiền
Chanh chua chuối chát, chính chuyên chờ chồng
- Lặp thanh điệu:
Nàng ơi, tay đêm đương giăng mềm
Trăng đan qua cành muôn tơ êm
Mây nhung pha màu thu trên trời
Sương lam phơi màu thu muôn nơi
c. Chơi chữ nói lái
Mỗi âm tiết gồm ba bộ phận: phụ âm đầu, vần, thanh điệu. Sự thay đổi vị trí của chúng ở hai âm tiết lái tạo nên cách nói lái
VD1: Anh về câu rạo anh đi
Mai sau trải lẹ, ta thì kết đôi
- Câu rạo: Cạo râu
- Trải lẹ: trẻ lại
VD2
 Một chữ anh cũng thi, hai chữ anh cũng thi
May ra đậu trạng, dẫu rớt đi cũng ông nghè hồi.
- Nghè hồi: Chỉ ông tiến sĩ trở về
- Ngồi hè: Ngồi xó hè vì thi hỏng
d. Chơi chữ đồng nghĩa
 Sử dụng các từ có âm thanh khác nhau nhưng ý nghĩa giống hoặc gần giống nhau 
VD: Nửa đêm, giờ tí, canh ba
 Vợ tôi, con gái, đàn bà, nữ nhi
(Ca dao)
e. Chơi chữ trái nghĩa
 Bao gồm việc sử dụng từ trái nghĩa, tổ hợp hình ảnh đối lập nhau về nghĩa
VD: Tục ngữ có các câu:
- Tẩm ngẩm mà đấm chết voi
- Khôn nhà, dại chợ
- No bụng đói con mắt
- Cũ người mới ta
g. Chơi chữ sử dụng từ nhiều nghĩa
Theo cách này có hai hình thức chơi chữ:
*. Từ nhiều nghĩa xuất hiện nhiều lần trong cùng một ngữ cảnh
VD
Ngỗi buồn ta lại viết thư chơi
Viết bức thư này gửi trách ai
Ai những nhớ ai, ai chẳng nhớ,
Để ai luống những nhớ ai hoài
(Tản Đà)
Từ ai xuất hiện ở 6 vị trí với hai nét nghĩa riênng: 
+ Từ ai2 và ai5: chỉ ngôi thứ nhất(chủ thể tâm trạng)
+ Ai1,3,4,6: chỉ ngôi thứ hai(đối tượng của tâm trạng)
*. Từ nhiều nghĩa chỉ xuất hiện một lần trong một ngữ cảnh nhất định
VD:
Chồng người vác giáo săn beo
Chồng em vác đũa săn mèo khắp mâm
(Ca dao)
- Săn1: đuổi bắt thú
- Săn2: chỉ thói tham ăn
h. Chơi chữ cùng trường nghĩa
Là dùng các từ ngữ chỉ sự vật có quan hệ gần gũi nhau
VD: 
Chàng Cóc ơi! Chàng Cóc ơi!
Thiếp bén duyên chàng có thế thôi
Nòng nọc đứt đuôi từ đay nhé
Nghìn vàng khôn chuộc dấu bôi vôi
(Hồ Xuân Hương)
i. Chơi chữ bằng cách tách và ghép các yếu tố trong câu theo những trật tự ngữ pháp khác nhau
VD:
- Có tôn có tổ, có tổ có tôn, tôn tổ tổ tôn, tôn tổ cũ.
- Còn nước còn non, còn non còn nước, nước non non nước, nước non nhà.
2. Bài tập
Chỉ ra những từ ngữ được dùng để chơi chữ trong các vd sau và cho biết đó là lối chơi chữ nào? Tác dụng là gì?
a. 
Trăng bao nhiêu tuổi trăng già
Núi bao nhiêu tuổi gọi là núi non
b. 
Mang theo một cái phong bì
Trong đựng cái gì, đựng cái đầu tiền!
c. Chuồng gà kê sát chuồng vịt
d. 
Còn trời, còn nước, còn non
Còn cô bán rượu anh còn say sưa
e. 
Cóc chết để nhái mồ côi,
Chẫu ngồi chẫu khóc: chàng ơi là chàng!
g. 
Con cò ăn bãi rau răm
Đắng cay chịu vậy đãi đằng cùng ai
h. 
Bao giờ thong thả lên chơi nguyệt
Nhớ hái cho xin nắm lá đa
(Hồ Xuân Hương)
* Gợi ý:
a.
+ Núi- non: chơi chữ đồng nghĩa
+ Già - non: chơi chữ trái nghĩa
b
+ Đầu tiên- tiền đâu: chơi chữ nói lái
c. 
+ Gà- kê: chơi chữ đồng nghĩa
(Kê là yếu tố HV có nghĩa là gà)
 d. Say sưa: Chơi chữ dùng từ nhiều nghĩa
+ Yêu thích cái đẹp, cảnh đẹp của thiên nhiên(trời, non nước)
+ Say mê sắc đẹp, vẻ duyên dáng của cô hàng rượu
e. 
- Chàng1: con chẫu chàng
- Chàng2: đại từ chỉ người thanh niên
=> Chơi chữ nhiều nghĩa
g. đắng cay- rau răm: Chơi chữ cùng trường liên tưởng(rau răm khiến ta nghĩ đến đắng cay. Đắng cay nghĩ đến rau răm)
ở đây rau răm hiểu theo nghĩa ẩn dụ chỉ hoàn cảnh sống khắc nghiệt của con cò, đắng cay là chỉ những thua thiệt, tủi nhục của kiếp con cò.
h. nguyệt- lá đa: Chơi chữ cùng trường liên tưởng. Cây đa có chú cuội ngồi dưới gốc trên cung trăng, ý chỉ sự dối trá, lừa lọc: nói dối như cuội
I. Nói giảm, nói tránh
1. Định nghĩa:
 Nói giảm nói tránh là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển.
2. Tác dụng của nói giảm nói tránh:
_ Tránh cảm giác đau buồn, ghê sợ, nặng nề.
Ví dụ :
 Cha nó chết, mẹ nó lấy chồng khác. (Cảm giác đau buồn ).
_ Cha nó mất, mẹ nó đi bước nữa. ( Tránh cảm giác quá đau buồn ).
3. Các cách nói giảm nói tránh:
a. Sử dụng từ đồng nghĩa, đặc biệt là các từ Hán Việt.
Chẳng hạn:
+ chết: từ trần, tạ thế, quy tiên,...
+ chôn: mai táng, an táng,...
Ví dụ:
 Ông cụ đã chết rồi.
=> Ông cụ đã quy tiên rồi.
b. Dùng cách nói phủ định từ trái nghĩa.
Chẳng hạn:
 Xấu: chưa đẹp, chưa tốt,...
Ví dụ:
 Bài thơ của anh dở lắm.
=> Bài thơ của anh chưa được hay lắm.
c. Dùng cách nói vòng:
Ví dụ:
 Anh còn kém lắm.
=> Anh cần phải cố gắng hơn nữa.
d. Dùng cách nói trống (tỉnh lược).
Ví dụ :
 Anh ấy bị thương nặng thế thì không sống được lâu nữa đâu chị ạ.
=> Anh ấy (...) thế thì không (...) được lâu nữa đâu chị ạ.
4. Các trường hợp sử dụng nói giảm nói tránh:
_ Khi muốn tránh cảm giác đau buồn, ghê sợ, thô tục, thiếu lịch sự.
Ví dụ:
 Anh áy bị thổ huyết. (Tránh cảm giác ghê sợ )
_ Khi muốn tôn trọng người đối thoại với mình ( người có quan hệ thứ bậc xã hội, tuổi tác cao hơn)
Ví dụ:
 Khuya rồi, mời bà đi nghỉ.
_ Khi muốn nhận xét một cách tế nhị, lịch sự, có văn hoá để người nghe dễ tiếp thu ý kiến góp ý.
Ví dụ:
 Bài thơ của anh chưa được hay lắm.
5. Các tình huống không nên nói giảm nói tránh:
_ Khi cần phê bình nghiêm khắc, nói thẳng, nói đúng mức độ sự thật.
_ Khi cần thông tin chính xác, trung thực.
6. Cảm thụ cái hay (giá trị nghệ thuật ) của cách nói giảm nói tránh trong tác phẩm văn học:
_ Đặt nó trong hoàn cảnh giao tiếp cụ thể (quan hệ thứ bậc xã hội, tuổi tác, tâm trạng của người nói, người nghe,...).
_ Xem xét trong văn bản, tác giả đã tạo ra phép nói giảm nói tránh bằng những từ ngữ nào, bằng cách nào.
_ Đối chiếu với những cách nói thông thường có thể dùng trong trường hợp giao tiếp đó để thấy được tác dụng của cách diễn đạt này và dụng ý của tác giả.
II. Nói quá
1. Định nghĩa:
 Nói quá là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật hiện tượng được miêu tả so với hiện thực khách quan.
2. Tác dụng của nói quá:
_ Trước hết nói quá có chức năng nhận thức, làm rõ hơn bản chất của đối tượng. Nói quá không phải là nói sai sự thật, nói dối. Đây là một biện pháp tu từ.
Ví dụ:
 Trên đầu những rác cùng rơm
 Chồng yêu chồng bảo hoa thơm rắc đầu.
 ( Ca dao )
=> Cách nói này nhằm biểu hiện một sự thật: Sự đam mê mù quáng đã làm cho con người nhìn nhận sự việc không chính xác, thậm chí làm cho người ta nhìn nhận, suy nghĩ, hành động khác hẳn mọi người.
_ Nói quá còn có tác dụng nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
Ví dụ:
 Chí ta lớn như biển Đông trước mặt.
 ( Tố Hữu )
=> Sức mạnh của cách nói quá ở đây chính là gây được ấn tượng, xúc cảm về ý chí, về quyết tâm giải phóng đất nước của nhân dân ta.
3. Các trường hợp sử dụng nói quá:
_ Nới quá thường được dùng trong thơ văn châm biếm, trào phúng.
Ví dụ:
 Lỗ mũi mười tám gánh lông
 Chồng yêu chồng bảo tơ hồng trời cho.
 ( Ca dao )
_ Nói quá cũng có thể gặp trong văn thơ trữ tình, để nhấn mạnh mức độ tình cảm.
Ví dụ:
 Bát cơm chan đầy nước mắt
 Bay còn giằng khỏi miệng ta.
 ( Nguyễn Đình Thi )
_ Trong lời nói thường ngày, cũng có những cách nói quá để khẳng định một điều nào đó.
Ví dụ:
 Nhớ, nhớ. Chết xuống đất cũng không quên.
 ( Nguyễn Địch Dũng )
4. Phân biệt nói quá và nói khoác:
_ Giống nhau:
 Nói quá và nói khoác cùng là phóng đại quy mô, mức độ, tính chất của sự vật, hiện tượng.
_ Khác nhau:
+ Nói quá là nói để gây ấn tượng, gây chú ý, để làm nổi rõ một khía cạnh nào đó của đối tượng được nói đến.
+ Nói khoác nhằm mục đích cho người nghe tin vào những điều không có thức.
Ví dụ:
_ Có sức người sỏi đá cũng thành cơm ( Nói quá ).
_ Nó có thể biến hòn đá kia thành một bát cơm nóng và một khúc cá kho thơm phức (Nói khoác ).
_ Tay người như có phép tiên – Trên tre nứa cũng dệt nghìn bài thơ ( Nói quá ).
_ Nó sáng tác được một nghìn bài thơ trong vòng nửa tiếng đồng hồ ( Nói khoác ).
IV . C ủng c ố : 
* GV củng cố , khái quát lại nội dung của buổi học.
V . Hướng dẫn HS về nhà :
* Đọc ôn tập những kiến thức về “Ôn tập về văn bản biểu cảm.”
*****************************************************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an he van 7.doc