Giúp học sinh ôn tập kĩ hơn về 2 VB nhật dụng. Khai thác nội dung có liên quan đến vấn đề người mẹ & nhà trường.
Học sinh hiểu hơn về tâm trạng của người mẹ trước ngày khai trường của con, khi con vào lớp 1- học sinh liên hệ bản thân.
Tâm trạng của bố qua bức thư bố gửi cho con. Từ đó nhấn mạnh ý nghĩa giáo dục.
Hiểu hơn về từ ghép. Biết phân loại từ ghép đẳng lập & từ ghép phân loại.
B. Chuẩn bị.
- Gv: Tài liệu tham khảo
Ngày soạn: Ngày dạy: Tuần 1 Tiết : 1-2-3 Bài tập về văn bản “cổng trường mở ra” Bài tập về văn bản “mẹ tôi” Bài tập về từ ghép A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh ôn tập kĩ hơn về 2 VB nhật dụng. Khai thác nội dung có liên quan đến vấn đề người mẹ & nhà trường. Học sinh hiểu hơn về tâm trạng của người mẹ trước ngày khai trường của con, khi con vào lớp 1- học sinh liên hệ bản thân. Tâm trạng của bố qua bức thư bố gửi cho con. Từ đó nhấn mạnh ý nghĩa giáo dục. Hiểu hơn về từ ghép. Biết phân loại từ ghép đẳng lập & từ ghép phân loại. B. Chuẩn bị. - Gv: Tài liệu tham khảo - Hs: sách vở C. Tiến trình lên lớp. I. ổn định lớp II. Bài mới. Phần lý thuyết: ? Gv ôn lại lý thuyết phần văn bản - Cổng trường mở ra của tác giả Lý Lan - Văn bản Mẹ tôi của Et-môn-đô-đơ A-mi- xi - Câu ghép Phần luyện tập: Văn bản : “Cổng trường mở ra” Bài tập1: .Hãy nhận xét chỗ khác nhau của tâm trạng người mẹ & đứa con trong đêm trước ngày khai trường, chỉ ra những biểu hiện cụ thể ở trong bài . Gợi ý: Mẹ----------------------------Con. - Trằn trọc, không ngủ, bâng khuâng, xao xuyến - Mẹ thao thức. Mẹ không lo nhưng vẫn không ngủ được. - Mẹ lên giường & trằn trọc, suy nghĩ miên man hết điều này đến điều khác vì mai là ngày khai trường lần đầu tiên của con. - Háo hức - Người con cảm nhận được sự quan trọng của ngày khai trường, như thấy mình đã lớn, hành động như một đứa trẻ “lớn rồi”giúp mẹ dọn dẹp phòng & thu xếp đồ chơi. - Giấc ngủ đến với con dễ dàng như uống 1 ly sữa, ăn 1 cái kẹo. Bài tập 2: Theo em,tại sao người mẹ trong bài văn lại không ngủ được? Hãy đánh dấu vào các lí do đúng. A. Vì người mẹ quá lo sợ cho con. B. Vì người mẹ bâng khuâng xao xuyến khi nhớ về ngày khai trường đầu tiên của mình trước đây. C. Vì người mẹ bận dọn dẹp nhà cửa cho ngăn nắp, gọn gàng. D. Vì người mẹ vừa trăn trở suy nghĩ về người con, vừa bâng khuâng nhớ vè ngày khai trường năm xưa của mình. Bài tập 3: “Cổng trường mở ra” cho em hiểu điều gì? Tại sao tác giả lại lấy tiêu đề này. Có thể thay thế tiêu đề khác được không? *Gợi ý: Nhan đề “Cổng trường mở ra” cho ta hiểu cổng trường mở ra để đón các em học sinh vào lớp học, đón các em vào một thế giới kì diệu, tràn đầy ước mơ và hạnh phúc. Từ đó thấy rõ tầm quan trọng của nhà trường đối với con người. Bài tập 4: Tại sao người mẹ cứ nhắm mắt lại là “ dường như vang lên bên tai tiếng đọc bài trầm bổngđường làng dài và hẹp”. *Gợi ý : Ngày đầu tiên đến trường, cũng vào cuối mùa thu lá vàng rụng, người mẹ được bà dắt tay đến trường, đự ngày khai giảng năm học mới. Ngày đầu tiên ấy, đã in đậm trong tâm hồn người mẹ, những khoảnh khắc, những niềm vui lại có cả nỗi choi vơi, hoảng hốt. Nên cứ nhắm mắt lại là người mẹ nghĩ đến tiếng đọc bài trầm bổng đó. Người mẹ còn muốn truyền cái rạo rực, xao xuyến của mình cho con, để rồi ngày khai trường vào lớp một của con sẽ là ấn tượng sâu sắc theo con suốt cuộc đời. Bài tập 5: Người mẹ nói: “ Bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”. Đã 7 năm bước qua cánh cổng trường bây giờ, em hiểu thế giới kì diệu đó là gì? A. Đó là thế giới của những đièu hay lẽ phải, của tình thương và đạo lí làm người. B. Đó là thế giới của ánh sáng tri thức, của những hiểu biết lí thú và kì diệu mà nhân loại hàng ngàn năm đã tích lũy được. C. Đó là thế giới của tình bạn, của tình nghĩa thầy trò, cao đẹp thủy chung. D. Tất cả đều đúng. Bài tập 6: Câu văn nào nói lên tầm quan trọng của nhà trường đối với thế hệ trẻ? A. Ai cũng biết rằng mỗi sai lầm trong giáo dục sẽ ảnh hưởng đến cả một thế hệ mai sau. B. Không có ưu tiên nào lớn hơn ưu tiên giáo dục thế hệ trẻ cho tương lai. C. Bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra. D. Tất cả đều đúng. II- Mẹ tôi. Bài tập 1: Văn bản là một bức thư của bố gửi cho con, tại sao lại lấy nhan đề là “Mẹ tôi”. * Gợi ý: Nhan đề “Mẹ tôi” là tác giả đặt. Bà mẹ không xuất hiện trực tiếp trong văn bản nhưng là tiêu điểm, là trung tâm để các nhân vật hướng tới làm sáng tỏ. Bài tập 2: Thái độ của người bố khi viết thư cho En ri cô là : Căm ghét. C. Chán nản. Lo âu. D. Buồn bực. Dẫn chứng: - Sự hỗn láo của con như nhát dao đâm vào tim bố. - Con lại dám xúc phạm đến mẹ con ư? - Con sẽ không thể sống thanh thản, nếu đã làm cho mẹ buồn phiền Bài tập 3: Em hãy hình dung và tưởng tượng về ngày buồn nhất của En ri cô là ngày em mất mẹ. Hãy trình bày bằng một đoạn văn. *Gợi ý: En ri cô đang ngồi lặng lẽ, nước mắt tuôn rơi. Vóc người vạm vỡ của cậu như thu nhỏ lại trong bộ quần áo tang màu đen. Đất trời âm u như càng làm cho cõi lòng En ri cô thêm sầu đau tan nát. Me không còn nữa. Người ra đi thanh thản trong hơi thở cuối cùng rất nhẹ nhàng. En ri cô nhớ lại lời nói thiếu lễ độ của mình với mẹ, nhớ lại nét buồn của mẹ khi ấy. Cậu hối hận, dằn vặt, tự trách móc mình và càng thêm đau đớn. Cậu sẽ không còn được nghe tiếng nói dịu dàng, âu yếm và nhẹ nhàng của mẹ nữa. Sẽ chẳng bao giờ còn được mẹ an ủi khi có nỗi buồn, mẹ chúc mừng khi có niềm vui và thành công. En ri cô buồn biết bao. Bài tập 4: Chi tiết “Chiếc hôn của mẹ sẽ xóa đi dấu vết vong ân bội nghĩa trên trán con” có ý nghĩa như thế nào. *Gợi ý: Chi tiết này mang ý nghĩa tượng trưng. Đó là cái hôn tha thứ, cái hôn của lòng mẹ bao dung. Cái hôn xóa đi sự ân hận của đứa con và nỗi đau của người mẹ. Bài tập 5: Theo em người mẹ của En ri cô là người như thế nào? Hãy viết 1 đoạn văn làm nổi bật hình ảnh người mẹ của En ri cô (học sinh viết đoạn - đọc trước lớp). III Bài tập về từ ghép Bài tập 1: Hãy gạch chân các từ ghép - phân loại. a. Trẻ em như búp trên cành. Biết ăn ngủ biết học hành là ngoan. (HCM) b. Ai ơi bưng bát cơm đầy. Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần. (ca dao) c. Nếu không có điệu Nam Ai. Sông Hương thức suốt đêm dài làm chi. Nếu thuyền độc mộc mất đi. Thì Hồ Ba Bể còn gì nữa em. (Hà Thúc Quá) Bài tập 2: Phân biệt, so sánh nghĩa của từ nghép với nghĩa của các tiếng: a. ốc nhồi, cá trích, dưa hấu . b. Viết lách, giấy má, chợ búa, quà cáp. c. Gang thép, mát tay, nóng lòng. * Gợi ý: Có một số tiếng trong cấu tạo từ ghép đã mất nghĩa, mờ nghĩa. Tuy vậy người ta vẫn xác định được đó là từ ghép CP hay đẳng lập. Cụ thể: Nhóm a: Nghĩa của các từ ghép này hẹp hơn nghĩa của tiếng chính đ từ ghép CP. Nhóm b: Nghĩa của các từ ghép này khái quát hơn nghĩa của các tiếng đ từ ghép Đl. Nhóm c: Mát tay có nghĩa khác “mát” + “tay”. Nghĩa của các từ ghép này đã bị chuyển trường nghĩa so với nghĩa của các tiếng. Bài tập 3: Hãy tìm các từ ghép và từ láy có trong VD sau. a. Con trâu rất thân thiết với người dân lao động. Những trâu phải cái nặng nề, chậm chạp, sống cuộc sống vất vả, chẳng mấy lúc thảnh thơi. Vì vậy, chỉ khi nghĩ đến đời sống nhọc nhằn, cực khổ của mình, người nông dân mới liên hệ đến con trâu. b. Không gì vui bằng mắt Bác Hồ cười. Quên tuổi già tươi mãi tuổi hai mươi. Người rực rỡ một mặt trời cách mạng. Mà đế quốc là loài dơi hốt hoảng. Đêm tàn bay chập choạng dưới chân Người. Gợi ý: a.- Các từ ghép: con trâu, người dân, lao động, cuộc sống, cực khổ, nông dân, liên hệ. - Các từ láy: thân thiết, nặng nề, chậm chạp, vất vả, thảnh thơi, nhọc nhằn. b- Từ ghép: tuổi già, đôi mươi, mặt trời, cách mạng, đế quốc, loài dơi. - Từ láy: rực rỡ, hốt hoảng, chập choạng. Bài tập 4: Hãy tìm từ ghép trong đoạn văn sau & sắp xếp chúng vào bảng phân loại. Mưa phùn đem mùa xuân đến, mưa phùn khiến những chân mạ gieo muộn nảy xanh lá mạ. Dây khoai, cây cà chua rườm rà xanh rợ các trảng ruộng cao. Mầm cây sau sau, cây nhội, cây bàng hai bên đường nảy lộc, mỗi hôm trông thấy mỗi khác. Những cây bằng lăng mùa hạ ốm yếu lại nhú lộc. Vầng lộc non nảy ra. Mưa bụi ấm áp. Cái cây được cho uống thuốc. (Tô Hoài) Từ ghép chính phụ Từ ghép đẳng lập Bài tập 5: Hãy chọn cụm từ thích hợp ( trăng đã lên rồi, cơn gió nhẹ, từ từ lên ở chân trời, vắt ngang qua, rặng tre đen, những hương thơm ngát) điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh đoạn văn dưới đây: Ngày chưa tắt hẳn, trăng đã lên rồi. Mặt trăng tròn, to và đỏ từ từ lên ở chân trời, sau rặng tre đen của làng xa. Mấy sợi mây con vắt ngang qua, mỗi lúc mảnh dần rồi đứt hẳn. Trên quãng đồng ruộng, cơn gió nhẹ hiu hiu đưa lại, thoang thoảng những hương thơm ngát. (Thạch Lam) IV. Hướng dẫn học ở nhà Hãy viết một đoạn văn có sử dụng từ ghép và chỉ rõ. Rút kinh nghiệm giờ dạy .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Tuần 2 Ngàysoạn: Ngàydạy: Tiết : 4-5- 6 Luyện đề về văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê” Bài tập về liên kết văn bản, bố cục vb, mạch lạc trong vb. A. Mục tiêu cần đạt: - Truyện đã nêu những vấn đề chính: - Phê phán các bậc cha mẹ thiếu trách nhiệm với con cái. - Miêu tả thể hiện nỗi đau xót xa, tủi hờn của những em bé chẳng may rơi vào hoàn cảnh bất hạnh. - Ca ngợi tình cảm nhân hậu vị tha. - Luyện tập về liên kết văn bản, bố cụa văn bản và mạch lạc trong văn bản. B. Chuẩn bị: - Gv: Tài liệu tham khảo - Hs: sách vở C. Tiến trình lên lớp: I. ổn định lớp II. Bài mới Phần lý thuyết Gv hướng dẫn hs ôn lại lý thuyết phần văn bản cuộc chia tay của những con búp bê Liên kết văn bản, bố cục văn bản, mạch lạc văn bản Phần luyện tập I. văn bản “cuộc chia tay của những con búp bê”. Bài tập 1: Văn bản có những cuộc chia tay nào? Đọc các đoạn văn ấy. *Gợi ý: Có 3 cuộc chia tay: - Chia tay với búp bê. - Chia tay với cô giáo và bạn bè. - Chia tay giữa anh và em. Đoạn 1: Đồ chơi của chúng tôi cũng chẳng có nhiều nước mắt tôi ứa ra. Đoạn 2: Gần trưa, chúng tôi mới ra đến trường họcnắng vẫn vàng ươm trùm lên cảnh vật. Đoạn 3: Cuộc chia tay đột ngột quáđến hết. Bài tập 2: Tại sao tác giả không đặt tên truyện là “Cuộc chia tay của hai anh em” mà lại đặt là “Cuộc chia tay của những con búp bê” . *Gợi ý: Những con búp bê vốn là đồ chơi thủa nhỏ, gợi lên sự ngộ nghĩnh, trong sáng, ngây thơ, vô tội. Cũng như Thành và Thủy buộc phải chia tay nhau nhưng tình cảm của anh và em không bao giờ chia xa. Những kỉ niệm, tình yêu thương, lòng khát vọng hạnh phúc còn mãi mãi với 2 ... a. Bố để ý là sáng nay, lúc cô giáo đến thăm khi nói tới mẹ, tôi có nhỡ thốt ra một lời thiếu lễ độ với mẹ. Để cảnh cáo tôi bố đã viết thư này. Đọc thư tôi đã xúc động vô cùng. b. Sao không về hả chó? Nghe bom thằng Mĩ nổ. Mày bỏ chạy đi đâu? Tao chờ mày đã lâu. Cơm phần mày để cửa Sao không về hả chó? Tao nhớ mày lắm đó. Vàng ơi là vàng ơi. (Trần Đăng Khoa) c. Ai ơi chớ bỏ ruộng hoang. Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu. d. Ôi lòng Bác vậy cứ thương ta. Thương cuộc đời chung thương cỏ hoa. đ. Hồng Sơn cao ngất mấy tầng. Đồ Cát mấy trượng là lòng bấy nhiêu. Bài tập 2: Các từ gạch chân có phải là đại từ không? Vì sao? a.Cháu đi liên lạc. Vui lắm chú à. ở đồn mang cá. Thích hơn ở nhà. b.Tôi bảo mày đi. Mày lo cho khỏe. Đừng lo nghĩ gì.. ở nhà có Mé. * Gợi ý: Trong xưng hô một số danh từ chỉ người... cũng được sử dụng như đại từ Bài tập 3: Đại từ có tác dụng gì trong cá trường hợp sau. a. Hỡi đồng bào! Chúng ta phải đứng lên! Bất kì đàn ông, đàn bà,người già,người trẻ,không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc... Ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm. Ai cũng phải ra sức chống TDP (Hồ Chí Minh). * Gợi ý: (Ai: thế cho “Bất kì đàn ông.... đảng phái, dân tộc” có tác dụng liên kết văn bản, tăng tính mạch lạc cho văn bản). b. Mẹ tôi giọng khản đặc, từ trong màn nói vọng ra: Thôi, hai đứa liệu mà chia đồ chơi ra đi. Vừa nge thấy thế, em tôi bất giác run lên bần bật. * Gợi ý: (thế: rút ngắn văn bản,tránh việc lặp lại) Bài tập 4: Nêu giá trị biểu cảm của đại từ trong các VD sau. a. - Ai ơi chớ bỏ ruộng hoang. Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu. - Ai ơi bưng bát cơm đầy. Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần. b. - Dừng chân đứng lại trời non nước. Một mảnh tình riêng ta với ta. - Đầu trò tiếp khách trầu không có. Bác đến chơi đây ta với ta. * Gợi ý: Sử dụng đại từ có sắc thái biểu cảm đ HS cảm thụ Bài tập 5: Đại từ “mình”có thể sử dụng ở các ngôi nào? A. Ngôi thứ nhất. VD: Bạn giúp mình nhé. B. Ngôi thứ hai. Mình về có nhớ ta chăng. C. Ngôi thứ ba. Họ thường ít đề cao mình. D. Cả ba ngôi. Bài tập 6: Viết 1 đoạn văn đối thoại ngắn (khoảng 5-7 câu), nêu tình cảm của em với con vật nuôi hoặc 1 đồ chơi mà em thích. (Trong đó có sử dụng đại từ, chỉ rõ). * Gợi ý: Cô Tâm vừa cho chúng tôi một chú cún con. Sợ nó chưa quen nhà mới mà bỏ đi, mẹ tôi nhốt nó vào một căn nhà xinh xinh, căn nhà của chó. Nó cứ buồn thiu, tôi đem đĩa cơm vào dỗ. - Cún ơi, ăn đi. - Ăng... ẳng, mẹ tôi đâu rồi? Ai bắt tôi về đây. Tiết :17. Giới thiệu vài nét về văn học Trung đại- Thể thơ Đường luật I. Vài nét sơ lược về văn học Trung đại. 1.Sự hình thành của dòng văn học viết. Thời kì Bắc thuộc - Trước TKX chưa có dòng văn học viết, chỉ có văn học dân gian. Đến TKX, thời kì tự chủ, VH viét (VH trung đại) với tư cách là 1 dòng VH viết mới có điều kiện để xuất hiện (Tầng lớp có tri thức Hán học, tinh thông thần học, lại có tư tưởng yêu nước, tinh thần dân tộc đ sáng tác những tác phẩm đáp ứng nhu cầu của thời đại trong buổi đầu của nền tự chủ). đ Sự ra đời của dòng văn học viết là bước nhảy vọt của tiến trình lịch sử dân tộc. - Diện mạo hoàn chỉnh: VHDG + VH viết. - Tính chất: phong phú, đa dạng & cao đẹp hơn. 2. Thành phần cấu tạo của dòng VH viết. + Văn học chữ Hán. + Văn học chữ Nôm. 3. Tiến trình phát triển của dòng VH viết: 4 g/đoạn. a. Giai đoan 1: Từ TKX-TKXV. + Về lịch sử: - Sau khi giành được nền tự chủ-tổ tiên ta đã dựng nước theo hình thức XHPK. - Các đế chế PK phương bắc vẫn còn muốn xâm lược nước ta (Tống- Mông- Nguyên- Minh) nhưng đều thất bại. - Giai cấp PK giữ vai trò chủ đạo. +Về VH: - VH viết xuất hiện. - Chủ đề chính: Lòng yêu nước,tinh thần chống giặc ngoại xâm, khát vọng hòa bình. VD: Nam Quốc Sơn Hà. -LTK Hịch Tướng Sĩ. TQT. Bình Ngô Đại Cáo NTrãi. * Tác giả tiêu biểu: Nguyễn Trãi (1380-1442). Quốc Âm Thi Tập - Thơ nôm (254 bài). b. Giai đoạn 2: Từ TKXV-XII đến nửa đầu TKXVIII. + Về lịch sử: - Chế độ PK vẫn trong thời kì phát triển. Nội dung không còn giữ được thế ổn định, thịnh trị như trước. - XH nảy sinh nhiều mâu thuẫn, khởi nghiã nông dân,chiến tranh PK xảy ra liên miên. Đời sống nhân dân lầm than cực khổ,đất nước tạm thời chia cắt. + Về VH: - VH chữ nôm phát triển nhờ phát huy được 1 số nội dung, thể loại của VHDG. - Chủ đề chính: Phê phán tệ nạn của XHPK hi vọng về sự phục hồi của nền thịnh trị & sự thống nhất đất nước. * Tác giả tiêu biểu: - Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491- 1585). - Thiên Nam Ngữ Lục (800 câu lục bát)-Khuyết danh. c. Giai doạn 3: Từ cuối TKXVIII đến nửa đầu TKXI X. - Về lịch sử: + Cuộc xâm lược của TDP. + Cuộc đấu tranh gian khổ & anh dũng của nhân dân ta. + Bước đầu nước ta chịu sự thống trị của TDP. - Về VH: + VH chữ Hán & chữ Nôm phát triển. + Chủ đề:Âm hưởng chủ đạo là tinh thần yêu nước chống giặc ngoại xâm & bọn tay sai bán nước. * Tác giả tiêu biểu: Nguyễn Đình Chiểu-Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc. Tú Xương. Nguyễn Khuyến. II. Thể thơ Đường luật. Bao gồm : - Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt. - Thể thơ thất ngôn bát cú. - Thể thơ trường luật (dài hơn 10 câu). * Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt. - HS chủ yếu học thể thơ này. - Là thể thơ mà mỗi bài chỉ có 4 câu.Mỗi câu 7 tiếng, viết theo luật thơ do các thi sĩ đời Đường (618-907) nước Trung Hoa sáng tạo nên. - Các nhà thơ VN sáng tác những bài thơ thất ngôn tứ tuyệt bằng chữ Hán- chữ Nôm hoặc bằng chữ Quốc ngữ. VD: - Nam Quốc Sơn Hà Lí Thường Kiệt.(viết bằng chữ Hán) - Bánh Trôi Nước. Hồ Xuân Hương.(viết bằng chữ Nôm) - Cảnh Khuya. HCM. (viết bằng chữ quốc ngữ) 1. Hiệp vần: Mỗi bài có thể có 3 vần chân, hoặc 2 vần chân.ở đây chỉ nói 3 vần chân(loại phổ biến), loại vần bằng. Các chữ cuối câu 1-2 & 4 hiệp vần. (Vần chân hoặc vần bằng). 2. Đối: Phần lớn không có đối. Nếu có: - Câu 1-2 đối nhau. - Câu 3- 4 đối nhau. Đối câu, đối ý, đối thanh. - Câu 2- 3 đối nhau. 3. Cấu trúc: 4 phần. - Câu 1 gọi là Khai (mở ra). - Câu 2 gọi là thừa. - Câu 3 gọi là Chuyển. - Câu 4 gọi làHợp. (khép lại) 4. Luật: Nhất, tam, ngũ, bất luận. Nhị, tứ, lục, phân minh. Các chữ 1- 3- 5 là bằng hay trắc đều được,các chữ 2- 4- 6 phải đúng luật bằng, trắc. - Luật bằng trắc (loại bài có 3 vần) + Các chữ không dấu, chỉ có dấu huyền thuộc thanh bằng. + Các chữ có dấu sắc, nặng, hỏi, ngã, thuộc thanh trắc. + Trong mỗi câu thơ, các chữ 2- 4- 6 phãi đối thanh. Nếu chữ thứ 2 là bằng đ chữ thứ 4 là trắc đ chữ thứ 6 là bằng. Nếu chữ thứ 2 là trắc đ chữ thứ 4 là bằng đ chữ thứ 6 là trắc. Nói một cách khác, mỗi câu thơ, chữ thứ 2 & 6 phải đồng thanh, chữ thứ 4 phải đối thanh với 2 chữ thứ 2 & 6. Cặp câu 1 & 4, cặp câu 2 & 3 thì các chữ thứ 2 - 4- 6 phải đồng thanh (cùng trắc hoặc cùng bằng) Luật bằng: 1 2 3 4 5 6 7 1 B T B Vần 2 T B T Vần 3 T B T 4 B T B Vần Luật trắc: 1 T B T Vần 2 B T B Vần 3 B T B 4 T B T Vần Tiết :18. Cảm thụ: “ sông núi nước Nam” & “phò giá về kinh” Bài tập 1: Bài thơ “Sông núi nước Nam” thường được gọi là gì? Vì sao em chọn đáp án đó? a. Là hồi kèn xung trận. b. Là khúc ca khải hoàn. c. Là áng thiên cổ hùng văn. d. Là bản Tuyên Ngôn độc lập. * Gợi ý: Bài thơ từng được xem là bản Tuyên Ngôn độc lập đầu tiên được viết bằng thơ ở nước ta. Bài thơ là lời khẳng định hùng hồn về chủ quyền dân tộc Việt Nam & tỏ rõ một thái độ kiên quyết đánh tan mọi kẻ thù bạo ngược dám xâm lăng bờ cõi. Liên hệ: - Bình Ngô Đại Cáo. ( Nguyễn Trãi). - Tuyên Ngôn Độc Lập. ( HCM ) Bài tập 2: Nếu có bạn thắc mắc “Nam nhân cư” hay “Nam Đế cư”. Em sẽ giải thích thế nào cho bạn? * Gợi ý: - Nam Đế: Vua nước Nam. - Nam nhân: Người nước Nam. Dùng chữ Đế tỏ rõ thái độ ngang hàng với nước Trung Hoa.Nước Trung Hoa gọi Vua là Đế thì ở nước ta cũng vậy.->Khẳng định nước Nam có chủ (Đế: đại diện cho nước), có độc lập, có chủ quyền. Bài tập 3: Hoàn cảmh ra đời của bài thơ : “Sông Núi Nước Nam” là gì? A. Ngô Quyền đánh quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng. B. LTK chống quân Tống trên sông Như Nguyệt. C. Quang Trung đại phá quân Thanh. D. Trần quang Khải chống quân Nguyên ở bến Chương Dương. Bài tập 4: Chủ đề của bài thơ “Sông Núi Nước Nam” là gì? A. Khẳng định chủ quyền lãnh thổ của đất nước. B. Nêu cao ý chí tự lực tự cường của dân tộc, niềm tự hào về độc lập & chủ quyền lãnh thổ của đất nước. C. Ca ngợi đất nước ta giàu đẹp. D. Câu A & B đúng. Bài tập 5: Nêu cảm nhận của em về nội dung & nghệ thuật của bài “Sông núi nước Nam” bằng một đoạn văn (khoảng 5-7 câu). * Gợi ý: Bài thơ được viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt.Giọng thơ đanh thép,căm giận hùng hồn. Nó vừa mang sứ mệnh lịch sử như một bài hịch cứu nước, vừa mang ý nghĩa như một bản tuyên ngôn độc lập lần thứ nhất của nước Đại Việt. Bài thơ là tiếng nói yêu nước & lòng tự hào dân tộc của nhân dân ta. Nó biểu thị ý chí & sức mạnh Việt Nam. “Nam quốc sơn hà” là khúc tráng ca chống xâm lăng biểu lộ khí phách & ý chí tự lập tự cường của đất nước & con người Việt Nam. Nó là bài ca của “Sông núi ngàn năm”. Bài tập 6: Tác giả bài thơ “Phò giá về kinh” là? A. Phạm Ngũ Lão, B. Lí Thường Kiệt. C. Trần Quốc Tuấn. D. Trần Quang Khải. Bài tập 7: Chủ đề của bài thơ “Phò giá về kinh” là gì? A. Khẳng định chủ quyền & lãnh thổ đất nước. B. Thể hiện hào khí chiến thắng của quân dân ta. C. Thể hiện khát vọng hòa bình thịnh trị của dân tộc ta. D. Câu B & C đúng. Bài tập 8: Cách đưa chiến thắng trong 2 câu đầu trong bài “Phò giá về kinh”có gì đặc biệt. A. Đảo kết cấu C-V của câu thơ. B. Đảo trật tự thời gian của chiến thắng. C. Nói tới những chiến thắng trong tương lai. D. Nhắc tới những chiến thắng của các triều đại trước. Bài tập 9: Trong những nhận xét sau đây, nhận xét nào đúng cho cả 2 bài thơ “SNNN”, “PGVK”? A. Khẳng định chủ quyền bất khả xâm phạm của đất nước. B. Thể hiện lòng tự hào trước những chiến công oai hùng của dân tộc. C. Thể hiện bản lĩnh, khí phách của dân tộc trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm. D. Thể hiện khát vọng hòa bình. Bài tập 10: Em hãy nêu cảm nhận của em về bức tranh quê trong “Thiên Trường vãn vọng”. * Gợi ý: Bài tứ tuyệt “Thiên Trường vãn vọng” là bức tranh quê đậm nhạt, mờ sáng rất đẹp & tràn đầy sức sống. Một bút pháp nghệ thuật cổ điển tài hoa. Một tâm hồn thanh cao yêu đời. Tình yêu thiên nhiên, yêu đồng quê xứ sở đã được thể hiện bằng một số hình tượng đậm đà, ấm áp qua những nét vẽ tinh tế, gợi hình, gợi cảm, giàu liên tưởng. Kì diệu thay, bài thơ đã vượt qua hành trình trên bảy trăm năm, đọc nên nó vẫn cho ta nhiều thú vị. Ta vẫn cảm thấy cánh cò trắng được nói đến trong bài thơ vẫn còn bay trong ráng chiều đồng quê & còn chấp chới trong hồn ta. Tình quê & hồn quê chan hòa dào dạt.
Tài liệu đính kèm: