Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 1 - Tiết 1, 2, 3: Bài tập về văn bản “Cổng trường mở ra” - Bài tập về văn bản “Mẹ tôi ” (Tiếp)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 1 - Tiết 1, 2, 3: Bài tập về văn bản “Cổng trường mở ra” - Bài tập về văn bản “Mẹ tôi ” (Tiếp)

Mục tiêu cần đạt:

Giúp học sinh hình dung hệ thống kiến thức mà các em sẽ học ở lớp 7. Nắm được những yêu câù cơ bản của chương trình. Một số điểm nổi bật về tác giả, nội dung tác phẩm: “những tấm lòng cao cả”. Bổ sung những gì còn thiếu hụt trong đạo đức của HS.

II.Chuẩn bị đồ dùng:

- GV giáo án , tài liệu liên quan.

- HS chuẩn bị bài ôn tập.

 III. Tiến trình tiết dạy:

 

doc 83 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1446Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 1 - Tiết 1, 2, 3: Bài tập về văn bản “Cổng trường mở ra” - Bài tập về văn bản “Mẹ tôi ” (Tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án bồi dưỡng Ngữ Văn 7
Tuần : 1 Tiết: 1 - 2- 3.
Giới thiệu chương trình Ngữ văn 7
Bài tập về văn bản “Cổng trường mở ra”
Bài tập về văn bản “Mẹ tôi ”.
I. Mục tiêu cần đạt:
Giúp học sinh hình dung hệ thống kiến thức mà các em sẽ học ở lớp 7. Nắm được những yêu câù cơ bản của chương trình. Một số điểm nổi bật về tác giả, nội dung tác phẩm: “những tấm lòng cao cả”. Bổ sung những gì còn thiếu hụt trong đạo đức của HS.
II.Chuẩn bị đồ dùng:
GV giáo án , tài liệu liên quan.
HS chuẩn bị bài ôn tập.
 III. Tiến trình tiết dạy:
 1. Tổ chức :
 2. Bài mới :
I- Giới thiệu về chương trình ngữ văn 7:
SGK ngữ văn 7 kết hợp 3 phần: Văn - TV- TLV nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu riêng có tính tương đối độc lập của mỗi phần.
1. Về môn văn:
 - Được sắp xếp theo thể loại văn bản.
 - Các em sẽ được tiếp xúc với văn thơ trữ tình (22T) bao gồm thơ và ca dao. Tiếp xúc với thể loại tự sự (9T). Tiếp xúc với văn bản, tác phẩm văn chương nghị luận (7T). Kịch dân gian (4T). Văn bản nhật dụng (5T).
2. Về Tiếng Việt :
 - Học sinh tiếp tục học về cấu tạo từ ( từ ghép - từ láy), về từ vựng ( từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, thành ngữ). Về cú pháp ( rút gọn câu, câu bị động). Về tu từ ( điệp ngữ, chơi chữ ) và về chuẩn mực sử dụng từ.
3. Về Tập Làm Văn:
 - Học sinh chủ yếu học 2 kiểu văn bản: biểu cảm và nghị luận.
 - Hiểu được mục đích, bố cục văn bản lập luận, các kiểu nghị luận chứng minh, giải thích, có kĩ năng làm đề cương nói, viét về nghị luận giải thích, chứng minh .
 * Về các văn bản nhật dụng :
- Lớp 6: Học 3 tác phẩm (văn bản).
+ Cầu Long Biên chứng nhân lịch sử (di tích lịch sử).
+ Động Phong Nha (danh lam thắng cảnh).
+ Bức thư của thủ lĩnh da đỏ (thiên nhiên và môi trường ).
- Lớp 7: Học 4 tác phẩm (VB).
+ Cổng trường mở ra - Lí Lan.
+ Mẹ tôi (trích NTLCC) - ét môn đô đơ Ami xi.
+ Cuộc chia tay của những con búp bê - Khánh Hoài.
+ Ca Huế trên sông Hương - Hà ánh Minh.
Nội dung chính là những vấn đề về quyền trẻ em, nhà trường, phụ nữ, VH- GD.
II. Giới thiệu về tác giả, tác phẩm “Những tấm lòng cao cả”
1. Tác giả: ét môn đô đơ Ami xi (31.10.1846 - 12.3.1908) -thọ 62 tuổi.
Là nhà hoạt động xã hội, nhà văn hóa, nhà văn lỗi lạc của nước ý (Italia).
Chưa đầy 20 tuổi (1866) ông đã là sĩ quan quân đội, chiến đấu cho nền độc lập, thống nhất đất nước. Sau chiến tranh ông đã đi nhiều nơi, du lịch. Năm 1891 ra nhập Đảng Xã Hội ý chiến đấu cho công bằng xã hội vì hạnh phúc của nhân dân lao động.
+ Cuộc đời hoạt động xã hội và con đường văn chương với Ami xi chỉ là 1. Độc lập thống nhất tổ quốc, tình thương và hạnh phúc của con người là lí tưởng và cảm hứng văn chương của ông. Nó kết tinh thành một chủ nghĩa nhân văn lấp lánh.
+ Ông để lại một sự nghiệp văn chương đáng tự hào. Tên tuổi ông đã trở thành bất tử qua tác phẩm “ Những tấm lòng cao cả”. Hơn một thế kỉ qua, trẻ em trên hành tinh đều đọc và học tác phẩm của ông.
2. Tác phẩm “Những tấm lòng cao cả”.
ét môn đô đơ Ami xi đặt tên cho cuốn truyện là “Tấm lòng” XB 1886 khi tác giả 40 tuổi.
“Những tấm lòng cao cả” là cuốn nhật kí của cậu bé En ri cô người ý 11 tuổi - học tiểu học. Chú ghi lại những bức thư của bố, mẹ, những truyện đọc hàng ngày, những kỉ niệm sâu sắc, cảm động về các thầy cô giáo, bạn bè, những người bất hạnh đáng thương. Cuốn nhật kí khởi đầu từ tháng 10 năm trước đến tháng 7 năm sau.
Trang cuối là trang “Từ biệt” đầy xúc động. Cậu bé đã lên lớp 4 và đã 12 tuổi.
- Tác phẩm có 6 bức thư của bố và 3 bức thư của mẹ. Cách làm này rất độc đáo, thường có trong gia đình trung lưu, tri thức. Đó là một cách giáo dục tế nhị nhưng vô cùng sâu sắc. Đứa con sẽ đọc những bức thư nhiều lần cùng các truyện đọc hàng ngày hàng tháng. En ri cô đã chép lại chúng vào cuốn nhật kí, kèm theo những cảm xúc, suy nghĩ của mình. 
Giáo sư Hoàng Thiếu Sơn giới thiệu: “Trong gia đình En ri cô, tháng nào bố hay mẹ cũng viết cho con một lá thư, không phải đi đâu gửi về mà ở ngay trong nhà, đưa cho con đọc và suy nghĩ; thư thì cảnh cáo, có khi là trách mắng. Đó là những trường hợp phải nói chuyện với con một cách trang nghiêm”.
3. Đọc diễn cảm:
+ Truyện Mẹ tôi ( trang 10 ).
+ Trường học ( trang 9
III. Bài tập về văn bản “Cổng trường mở ra”, Bài tập về văn bản “Mẹ tôi ”.
 1.Văn bản : “Cổng trường mở ra”.
Bài tập1: .Hãy nhận xét chỗ khác nhau của tâm trạng người mẹ & đứa con trong đêm trước ngày khai trường, chỉ ra những biểu hiện cụ thể ở trong bài .
Gợi ý: Mẹ----------------------------Con.
- Trằn trọc, không ngủ, bâng khuâng, xao xuyến 
- Mẹ thao thức. Mẹ không lo nhưng vẫn không ngủ được. 
- Mẹ lên giường & trằn trọc, suy nghĩ miên man hết điều này đến điều khác vì mai là ngày khai trường lần đầu tiên của con. 
- Háo hức
- Người con cảm nhận được sự quan trọng của ngày khai trường, như thấy mình đã lớn, hành động như một đứa trẻ “lớn rồi”giúp mẹ dọn dẹp phòng & thu xếp đồ chơi.
- Giấc ngủ đến với con dễ dàng như uống 1 ly sữa, ăn 1 cái kẹo.
 Bài tập 2: Theo em,tại sao người mẹ trong bài văn lại không ngủ được? Hãy đánh dấu vào các lí do đúng.
A. Vì người mẹ quá lo sợ cho con.
B. Vì người mẹ bâng khuâng xao xuyến khi nhớ về ngày khai trường đầu tiên của mình trước đây.
C. Vì người mẹ bận dọn dẹp nhà cửa cho ngăn nắp, gọn gàng.
D. Vì người mẹ vừa trăn trở suy nghĩ về người con, vừa bâng khuâng nhớ vè ngày khai trường năm xưa của mình. 
Bài tập 3: “Cổng trường mở ra” cho em hiểu điều gì? Tại sao tác giả lại lấy tiêu đề này. Có thể thay thế tiêu đề khác được không?
*Gợi ý: Nhan đề “Cổng trường mở ra” cho ta hiểu cổng trường mở ra để đón các em học sinh vào lớp học, đón các em vào một thế giới kì diệu, tràn đầy ước mơ và hạnh phúc. Từ đó thấy rõ tầm quan trọng của nhà trường đối với con người.
Bài tập 4: Tại sao người mẹ cứ nhắm mắt lại là “ dường như vang lên bên tai tiếng đọc bài trầm bổngđường làng dài và hẹp”.
*Gợi ý : Ngày đầu tiên đến trường, cũng vào cuối mùa thu lá vàng rụng, người mẹ được bà dắt tay đến trường, đự ngày khai giảng năm học mới. Ngày đầu tiên ấy, đã in đậm trong tâm hồn người mẹ, những khoảnh khắc, những niềm vui lại có cả nỗi choi vơi, hoảng hốt. Nên cứ nhắm mắt lại là người mẹ nghĩ đến tiếng đọc bài trầm bổng đó. Người mẹ còn muốn truyền cái rạo rực, xao xuyến của mình cho con, để rồi ngày khai trường vào lớp một của con sẽ là ấn tượng sâu sắc theo con suốt cuộc đời.
Bài tập 5: Người mẹ nói: “ Bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”. Đã 7 năm bước qua cánh cổng trường bây giờ, em hiểu thế giới kì diệu đó là gì?
A. Đó là thế giới của những đièu hay lẽ phải, của tình thương và đạo lí làm người.
B. Đó là thế giới của ánh sáng tri thức, của những hiểu biết lí thú và kì diệu mà nhân loại hàng ngàn năm đã tích lũy được.
C. Đó là thế giới của tình bạn, của tình nghĩa thầy trò, cao đẹp thủy chung.
D. Tất cả đều đúng.
Bài tập 6: Câu văn nào nói lên tầm quan trọng của nhà trường đối với thế hệ trẻ?
A. Ai cũng biết rằng mỗi sai lầm trong giáo dục sẽ ảnh hưởng đến cả một thế hệ mai sau.
B. Không có ưu tiên nào lớn hơn ưu tiên giáo dục thế hệ trẻ cho tương lai.
C. Bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra.
D. Tất cả đều đúng.
2- Mẹ tôi.
Bài tập 1: Văn bản là một bức thư của bố gửi cho con, tại sao lại lấy nhan đề là “Mẹ tôi”.
* Gợi ý: Nhan đề “Mẹ tôi” là tác giả đặt. Bà mẹ không xuất hiện trực tiếp trong văn bản nhưng là tiêu điểm, là trung tâm để các nhân vật hướng tới làm sáng tỏ.
Bài tập 2: Thái độ của người bố khi viết thư cho En ri cô là :
Căm ghét. C. Chán nản.
Lo âu. D. Buồn bực.
Dẫn chứng: 
- Sự hỗn láo của con như nhát dao đâm vào tim bố.
- Con lại dám xúc phạm đến mẹ con ư?
- Con sẽ không thể sống thanh thản, nếu đã làm cho mẹ buồn phiền
Bài tập 3: Em hãy hình dung và tưởng tượng về ngày buồn nhất của En ri cô là ngày em mất mẹ. Hãy trình bày bằng một đoạn văn.
*Gợi ý: En ri cô đang ngồi lặng lẽ, nước mắt tuôn rơi. Vóc người vạm vỡ của cậu như thu nhỏ lại trong bộ quần áo tang màu đen. Đất trời âm u như càng làm cho cõi lòng En ri cô thêm sầu đau tan nát. Me không còn nữa. Người ra đi thanh thản trong hơi thở cuối cùng rất nhẹ nhàng. En ri cô nhớ lại lời nói thiếu lễ độ của mình với mẹ, nhớ lại nét buồn của mẹ khi ấy. Cậu hối hận, dằn vặt, tự trách móc mình và càng thêm đau đớn. Cậu sẽ không còn được nghe tiếng nói dịu dàng, âu yếm và nhẹ nhàng của mẹ nữa. Sẽ chẳng bao giờ còn được mẹ an ủi khi có nỗi buồn, mẹ chúc mừng khi có niềm vui và thành công. En ri cô buồn biết bao.
Bài tập 4: Chi tiết “Chiếc hôn của mẹ sẽ xóa đi dấu vết vong ân bội nghĩa trên trán con” có ý nghĩa như thế nào.
*Gợi ý: Chi tiết này mang ý nghĩa tượng trưng. Đó là cái hôn tha thứ, cái hôn của lòng mẹ bao dung. Cái hôn xóa đi sự ân hận của đứa con và nỗi đau của người mẹ.
Bài tập 5: Giải nghĩa các từ sau.
Lễ độ: Thái độ dược coi là đúng mực, biết coi trọng người khác khi giao tiếp.
Cảnh cáo: Phê phán một cách nghiêm khắc đối với những việc làm sai trái.
Quằn quại: Chỉ tình trạng đau đớn vật vã của cơ thể. ở đây chỉ trạng thái tình cảm đau đớn tột độ khi trong lòng có nỗi lo âu buồn bã.
Hối hận: Lấy làm tiếc, day dứt, đau đớn, tự trách mình khi nhận ra đã làm một điều gì đó sai lầm.
Bài tập 6: Theo em người mẹ của En ri cô là người như thế nào? Hãy viết 1 đoạn văn làm nổi bật hình ảnh người mẹ của En ri cô (học sinh viết đoạn - đọc trước lớp).
 Tuần : 2 Tiết : 4,5,6
 “Cuộc chia tay của những con búp bê”
Bài tập về liên kết văn bản, bố cục vB, mạch lạc trong VB.
I. Mục tiêu cần đạt:
- Truyện đã nêu những vấn đề chính:
- Phê phán các bậc cha mẹ thiếu trách nhiệm với con cái.
- Miêu tả thể hiện nỗi đau xót xa, tủi hờn của những em bé chẳng may rơi vào hoàn cảnh bất hạnh.
- Ca ngợi tình cảm nhân hậu vị tha.
- Luyện tập về liên kết văn bản, bố cụa văn bản và mạch lạc trong văn bản.
II.Tiến trình bài giảng:
 1. Tổ chức :
 2. Bài mới :
Tiết 4: Luyện đề về văn bản “cuộc chia tay của những con búp bê”.
Bài tập 1: Văn bản có những cuộc chia tay nào? Đọc các đoạn văn ấy.
*Gợi ý: Có 3 cuộc chia tay:
- Chia tay với búp bê.
- Chia tay với cô giáo và bạn bè.
- Chia tay giữa anh và em.
Đoạn 1: Đồ chơi của chúng tôi cũng chẳng có nhiều nước mắt tôi ứa ra.
Đoạn 2: Gần trưa, chúng tôi mới ra đến trường họcnắng vẫn vàng ươm trùm lên cảnh vật.
Đoạn 3: Cuộc chia tay đột ngột quáđến hết.
Bài tập 2: Tại sao tác giả không đặt tên truyện là “Cuộc chia tay của hai anh em” mà lại đặt là “Cuộc chia tay của những con búp bê” .
*Gợi ý: Những con búp bê vốn là đồ chơi thủa nhỏ, gợi lên sự ngộ nghĩnh, trong sáng, ngây thơ, vô tội. Cũng như Thành và Thủy buộc phải chia tay nhau nhưng tình cảm của anh và em không bao giờ chia xa.
Những kỉ niệm, tình yêu thương, lòng khát vọng h ... eọt, ủửụùc thaộp leõn tửứ trớ tueọ cuỷa con ngửụứi .2. Taùi sao noựi saựch laứ nguoàn saựng baỏt dieọt, ủửụùc thaộp leõn tửứ trớ tueọ cuỷa con ngửụứi.
Khoõng theồ noựi moùi cuoỏn saựch ủeàu laứ “ngoùn ủeứn saựng baỏt dieọt cuỷa trớ tueọ con ngửụứi”. Nhửng nhửừng cuoỏn saựch coự giaự trũ thỡ ủuựng laứ nhử theỏ. Bụỷi vỡ :
+ Nhửừng cuoỏn saựch coự giaự trũ ghi laùi nhửừng hieồu bieỏt quyự giaự nhaỏt maứ con ngửụứi thaõu haựi ủửụùc trong saỷn xuaỏt, trong chieỏn ủaỏu, trong caực moỏi quan heọ xaừ hoọi.
 Vớ duù : nhửừng baứi ca dao, tuùc ngửừ ủửụùc truyeàn mieọng vaứ ủửụùc saựch ghi laùi phoồ bieỏn nhửừng kinh nghieọm veà moùi maởt cuỷa nhaõn daõn ta .
 (Hoùc sinh coự theồ ủửa theõm vớ duù)
 Choỏt laùi : Do ủoự, “ Saựch laứ ngoùn ủeứn saựng baỏt dieọt cuỷa trớ tueọ con ngửụứi”
+ Nhửừng hieồu bieỏt ủửụùc saựch ghi laùi khoõng chổ laứ coự ớch cho moọt thụứi maứ coứn coự ớch cho moùi thụứi. Maởt khaực, nhụứ coự saựch ,aựnh saựng aỏy cuỷa trớ tueọ seừ ủửụùc truyeàn laùi cho ủụứi sau.
 Vớ duù : Nhửừng cuoỏn saựch veà lũch sửỷ, ủũa lyự, y hoùc , toaựn hoùc 
 Choỏt laùi : Vỡ theỏ, “ Saựch laứ ngoùn ủeứn saựng baỏt dieọt cuỷa trớ tueọ con ngửụứi”
+ ẹaõy laứ ủieàu ủửụùc nhieàu ngửụứi thửứa nhaọn.
3.Hieồu ủửụùc giaự trũ cuỷa saựch ta caàn phaỷi laứm gỡ ?
- Caàn phaỷi chaờm ủoùc saựch ủeồ hieồu bieỏt nhieàu hụnvaứ soỏng toỏt hụn.
- Caàn phaỷi choùn saựch toỏt, saựch hay ủeồ ủoùc, khoõng ủoùc saựch dụỷ, saựch coự haùi .
- Caàn tieỏp nhaọn aựnh saựng trớ tueọ chửựa ủửùng trong saựch, coỏ hieồu noọi dung saựch vaứ laứm theo saựch .
 III/ Keỏt baứi :
- Saựch seừ maừi maừi laứ ngoùn ủeứn saựng baỏt dieọt cuỷa trớ tueọ con ngửụứi .
- Lieõn heọ baỷn thaõn . 
Gv yêu cầu hs viết thành bài văn hoàn chỉnh
Tiết 2
Bài tập 2:
Đề bài:
Giải thích câu tục ngữ “ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”
Chứng minh câu tục ngữ “ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”
Mục đích của hai đề này có gì khác nhau
Gợi ý:
Giống nhau: Đều là văn nghị luận, phải xây dựng được hệ thống luận điểm
Khác nhau
Văn chứng minh: Lấy dẫn chứng để làm sáng rõ lòng biết ơn là một truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta
Văn giải thích; dùng những lí lẽ giải thích sự đúng đắn của câu tục ngữ
3.Củng cố dặn dò:
Viết một bài văn hoàn chỉnh
Tuần 28:Tiết 82.83.84
Ôn tập 
A- Mục tiêu cần đạt
Giúp hs nắm được ngững kĩ năng làm bài văn nghị luận giải thích và chứng minh
B- Chuẩn bị của thầy và trò
Thầy: Nội dung ôn tập
Trò: Hoàn thành đề cương ôn tập
C- Tiến trình tổ chức các họat động dạy và học
1. Kiểm tra bài cũ
2. Ôn tập
Tiết 1
Câu 1: Câu nào là câu bị động
A. Cuối cùng hai con búp bê đã không chia li
B Tôi kéo em ngồi xuống khẽ khàng vuốt lên mái tóc
C. năm nay cả nứơc được mùa bội thu
D Sản phẩm này được nhiều người khách ưa chuộng
E. Lan bị thầy giáo phê bình vì khônglà bài tập về nhà
G. Ngôi nhà này ông tôi xây dựng 3 năm về trước
Câu 2: Trong văn bản “ Đức tình giản dị của Bác Hồ” Tại sao tác giả coi cuộc sống của Bác thực sự văn minh?
A. Vì đó là cuộc sống đề cao vật chất
B. Vì đó là cuộc sống đơn giản
C. Vì đó là cuộc sống phong phú, cao đẹp về tinh thần, không màng đến hưởng thụ, không vì riêng mình.
D. Vì đólà cách sống mà mọi người đều có
Câu3: Cụm từ “ Những trò lố” trong nhan đề “ Những trò lố hay là va Ren và Phan Bội Châu” được tác giả sử dụng với dụng ý gì?
A. Để nói lên quan điểm của va ren về ciệc làm của mình
B. Để gây sự chú ý của người đọc
C. Để trực tiếp vạch trấn và tố cáo bản chất xấu xa, lọc lọi của Va ren
D. Để nói lên quan điểm cuả người viết về việc làm của Va Ren
Câu 4: Trong văn bản “ Sống chết mặc bay” của PDT đã vận dung kết hợp biện pháp nghệ thuật nào?
A. Tương phản tăng cấp
B. Liệt kê tăng cấp
C. Tương phản phóng đại
D. So sánh đối lập
Câu 5: Thái độ đối xử im lặng trước kẻ thù của PBC đã bộc lộ tính cách của mình?
A.Khinh bỉ kẻ thù, có bản lĩnh kiên cường
B.Đồng tình với những lời nói của Va Ren
C.Không dễ làm quen với người ngoại quốc
D.Cam phẫn vì phải ngồi tù
* Tập làm văn
Đề bài: Kho tàng tục ngữ là “Túi khôn” của nhân dân ta. Em hãy chứng minh nhận định trên
1.Tìm hiểu đề
? Hãy xác định yêu cầu đề bài?
Kiểu bài: Nghị luận chứng minh
Nội dung: Kho tàng tục ngữ là túi khôn của nhân dân ta
? Tìm ý và lập dàn ý cho đề văn trên??
Xác định vấn đề nghị luận? 
Giải thích cụm từ- túi khôn
Rút ra vấn đề nghị luận: Kho tàng tục ngữ chính là kho tàng tri thức thể hiện những kinh nghiệm, hiểu biết của nhân dân ta về mọi mặt.
? Em lấy những dẫn chứng ở đâu để làm sáng tỏ nhận định trên
- Các câu tục ngữ về thiên nhiên lao động sản xuất
Các câu tục ngữ về con người xã hội.
Tiết 2
Lập dàn ý:
Mở bài:
Nêu luận điểm: Tục ngữ là kho tàng tri thức đúc kết những kinh nghiệm quý báu của nhân dân ta về mọi mặt
Trích đề
Thân bài:
a/ Giải thích nghiã của cụm từ: Túi khôn
Rút ra nội dung ý nghĩa của câu nói
b/ Chứng minh:
Luận điểm 1:
Thật vậy, Trước đây khoa học chưa phát triển hiện đại như bây giờ nhưng qua việc quan sát các hiện tượng tự nhiên hàng ngày nhân dân ta đã biết dự đoán các hiện tượng tự nhiên như hiện tượng ngày dài đêm ngắn, bão, lũ lụt,
Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối
- Ráng mỡ gà có nhà thì giữ
- Thàng 7 kiến bò chỉ lo lại lụt..
- Qua việc dự báo thời tiết bằng kinh nghiệm quan sát một cách tương đối quy luật mà nhân dân ta đã đièu chỉnh công việc mùa màng của mình hiệu quả, cho đến ngày nay những kinh nghiệm đó vẫn còn rất quý báu
Luận điểm 2:
Trải qua hàng nghìn năm lao động và sản xuất nhân dân ta đã đúc kết ra những bài học kinh nghiệm quý báu 
Nhất thì nhì thục
Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền
Tấc đất tấc vàng
Nhân dân ta không chỉ cần cù chịu khó làm ăn mà mà con có những cách nhìn nhận đánh giá rất tinh tế về hình thức và phẩm chất c u ả con người 
- Cái răng cái tóc là góc con người: qua câu tục ngữ chúng ta đề rút ra cho mình một bài học: Hãy tự biết hoàn thiện mình từ những điều nhỏ nhất Và có thể xen xét tư cách cảu con người từ những biểu hiện nhỏ nhất của chính người đó
Chim khôn nghe tiếng rảnh rang
Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe
- Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân
Luận điểm nhỏ:
Hình thức quan trọng nhưng vẻ đẹp bên trong của con người quan trọng hơn, nhân dân ta luôn đề cao giá trị con người
Cái nết đánh chết cái đẹp
Một mặt người bằng mười mặt của
Đói cho sạch, rách cho thơm
Luận điểm 3:
Nhân dân ta con đúc kết ra những kinh nghiệm và bài học về việc họct ậtp tu dưỡng
- Học ăn học noi, học gói học mở
Ăn trông nồi, ngồi trông hướng
Không thầy đố mày làm nên
Học thầy không tày học bạn
Luận điểm 4: Kinh nghiệm và bài học về quan hệ ứng xử
- Thương người như thế thương thân
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Một cây làm chẳng nên non
Kết luận:Những câu tục ngữ thể hiện kinh nghiệm sống đồng thời cũng là lới khuyên của nhân dân về phẩm chất, học tập và tu dưỡng và quan hệ ứng xử của con người
Kết luận:
Những câu tục ngữ là những kinh nghiệm được nhân dân ta đúc kết và vận dụng vào đời sống. Qua những câu tục ngữ giúp chúng ta hiểu được phần nào về cuộc sống sinh hoạt lao động của nhân dân ta ngày xưa mà cho đến ngaỳ nay vẫn còn nguyên giá trị.
4.Cungr cố dặn dò:
Viết thành bài văn hoàn chỉnh
Tuần 29:Tiết 85.86.87
Tuần 30:Tiết 88.89.90
	Họ tờn :	Kiểm tra 45 phỳt
	Lớp:.	Mụn : Ngữ Văn 7- tự chọn
	PHẦN I: TRẮC NGHIỆM( 5 ĐiỂM)
	Đọc kĩ cỏc cõu hỏi sau đú trả lwoif bằng cỏch khoanh trũn chữ cỏi cảu cõu trả lời đỳng nhất ở mỗi cõu hỏi
Việc rỳt bỏ một số thành phần cõu để tạo thành cõu rỳt gọn nhằm mục đớch gỡ?
Làm cho cõu gọn hơn, thụng tin được nhanh hơn.
Giỳp cho trỏnh lặp những từ ngữ đó xuất hiện trong cõu đứng trước.
Ngụ ý hành động, đặc điểm núi đỳng trong cõu là của cung mọi người.
Tất cả đều đỳng.
Cõu rỳt gọn " cú khi được trưng bày trong tủ kớnh, trong bỡnh pha lờ, rừ ràng dễ thấy."Đó lược bỏ thành phần nào?
 A. Chủ ngữ	B. Vị ngữ
 C. Chủ ngữ và vị ngữ	D. Trạng ngữ
	 3. Trong cỏc cõu dưới đõy, cõu nào là cõu đặc biệt?
	 A. ễi thật là một tấn kịch!
	 B. ễi thật là một cuộc chạm trỏn!
 C. Ừ thỡ Phan Bội Chõu nhỡn Va ren.
	 D. Tất cả đều đỳng
4. Về ý nghĩa, trạng ngữ trong cõu" Chỳng ta cú thể khẳng định rằng: cấu tạo của tiếng việt, với khả năng thớch ứng với hoàn cảnh lịch sử như chỳng ta vừa núi trờn đõy, là một chứng cớ khỏ rừ về sức sống của nú". Được thờm vào cõu để làm gỡ?
	 A. Để xỏc định nguyờn nhõn	B. Để xỏc đinh nơi chốn
	 C. Để xỏc định phương tiện	D. Để xỏc định mục đớch.
5. Xỏc định vị trớ của trạng ngữ trong cõu " Từ khi cú người ấy tiếng chim kờu, tiếng suối chảy làm đề ngõm vịnh, tiếng chim, tiếng suối nghe mới hay"?
	 A. Ở đầu cõu	B. Ở giữa cõu	C Ở cuối cõu
	 6. Người ta thường dựng cõu bị động trong những trường hợp nào?
	 A. Muốn tạo ấn tượng khỏch quan( hiểu chủ thể là ai cũng được)
	 B. Chủ thể quỏ rừ ràng, hiển nhiờn, khụng cần núi ra nữa.
	 C. Khụng muốn nờu ra chủ thể vỡ một lớ do tế nhị nào đú.
	 D. Tất cả đều đỳng.
	 7. Cõu đặc biệt " Gần một giờ đờm" Được dựng để làm gỡ?
	 A. Để liệt kờ, thụng bỏo về sự tồn tại của sự vật, sự việc.
	 B. Để nờu lờn thời gian, nơi chốn sự việc được núi đến trong cõu.
	 C. Để gọi đỏp
	 D. Để bộc lộ cảm xỳc.
	 8. Cõu " Trăng lờn" là loại cõu gỡ?
	A. Cõu bị động.	B. Cõu rỳt gọn	C. Cõu đơn	D.Cõu đặc biệt.
	 9. Cõu " Bỏc sống đời sống giản dị, thanh bạch như vậy, bởi vỡ người sống sụi nổi, phong phỳ đời sống và cuộc đấu tranh gian khổ và ỏc liệt của quần chỳng nhõn dõn" Là kiểu cõu gỡ?
	A.Cõu chủ động	B. Cõu bị động	C. Cõu rỳt gọn	D. Cõu đặt biệt
	 10.Cõu rỳt gọn " Và để tin tưởn hơn nữa vào tương lai cảu nú". Đó lược bỏ thành phần nào?
	A. Chủ ngữ	B.Vị ngữ	C. Chủ ngữ và vị ngữ	D. Trạng ngữ
	II. Tự luận (5 điểm)
	Phõn tớch cấu tạo của cỏc cõu sau (tỡm cụm C-V làm thành phần cõu) và cho biết trong mỗi cõu, cụm C-V làm thành phần gỡ?
Đợi đến lỳc vằ nhất, mà chỉ riờng những người chuyờn mụn mới định được, người ta gặt mang về.
Trung đội trưởng khuụn mặt đầy đặn.
Khi cỏc cụ gỏi vũng đỗ gỏnh, giở từng lớp lỏ sen, chỳng ta thấy hiện ra từng lỏ cốm, sạch sẽ và tinh khiết, khụng cú mảy may một chỳt bụi nào.
Bỗng một bàn tay đập vào vai khiến hắn giật mỡnh
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docGA Boi duong Ngu van 7 2012-2012.doc