Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 1 - Tiết 1, 2, 3: Ôn tập các kĩ năng tạo lập văn bản

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 1 - Tiết 1, 2, 3: Ôn tập các kĩ năng tạo lập văn bản

Mục tiêu:

1. Kiến thức: Củng cố cho học sinh kiến thức về tạo lập văn bản: Liên kết trong văn bản, bố cục trong văn bản, mạch lạc trong văn bản, quá trình tạo lập văn bản.

2. Kĩ năng: Rèn các kĩ năng để tạo lập văn bản

3. Thái độ: Thấy được tầm quan trọng của các thao tác tạo lập văn bản.

II. Nội dung

* Khái niệm văn bản:

 Văn bản là một thể thống nhất, hoàn chỉnh về nội dung và hình thức.

 

doc 60 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 780Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 1 - Tiết 1, 2, 3: Ôn tập các kĩ năng tạo lập văn bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương trình bổ trợ ngữ văn 7
Học kì I - Năm học 2010 - 2011
Tuần
Tiết
Tên bài dạy
1
1
Giới thiệu chương trình Ngữ văn 7
2, 3
Giới thiệu tác phẩm “Những tấm lòng cao cả” 
2
4
Bài tập về văn bản “Cổng trường mở ra”
5
Bài tập về văn bản “Mẹ tôi ”
6
Bài tập về từ ghép 
3
7
Luyện đề về văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê”
8, 9
Bài tập về Liên kết văn bản , Bố cục văn bản, Mạch lạc trong văn bản 
4
10,11
Giới thiệu về Ca dao, Dân ca
12
Bài tập về Từ láy 
5
13
Bài tập về Tạo lập văn bản 
14,15
Bài tập về Phân tích, cảm thụ Ca dao 
6
16
Bài tập về Đại từ 
17
Giới thiệu về Văn học trung đại và thể thơ đường luật 
18
Cảm thụ văn bản “ Sông núi nước Nam”, “ Phò giá về kinh ”.
7
19
Hướng dẫn tìm hiểu đặc điểm văn biểu cảm 
20
Luyện tập làm văn biểu cảm 
21
Bài tập về từ Hán Việt 
8
22
Cảm thụ văn bản “Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường, Bài ca Côn Sơn”
23,24
Cảm thụ văn bản “Sau phút chia li”, “ Bánh trôi nước”
9
25
Bài tập về quan hệ từ 
26
Luyện nói về văn biểu cảm 
27
Luyện đề về văn bản “Qua đèo Ngang ”
10
28
Luyện đề về văn bản “Bạn đến chơi nhà”
29
Bài tập chữa lỗi về quan hệ từ 
30
Giới thiệu thơ Lí Bạch - Cảm thụ “Xa ngắm thác núi Lư”
11
31
Bài tập về từ đông nghĩa 
32
Bài tập về cách lập ý trong văn biểu cảm 
33
Luyện đề về Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh 
12
34
Luyện đề về Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê 
35
Bài tập về Từ trái nghĩa 
36
Giới thiệu thơ Đỗ Phủ - Cảm thụ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá.
13
37
Bài tập về Từ đồng âm 
38
Baì tập sử dụng yếu tố miêu tả, tự sự trong văn biểu cảm 
39
Cảm thụ thơ: Cảnh khuya - Rằm tháng giêng 
14
40
Bài tập về: Thành ngữ 
41
Bài tập về cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học 
42
Luyện đề: Tiếng gà trưa 
15
43
Baì tập về: Điệp ngữ 
44
Luyện viết PBCN về một tác phẩm văn học 
45
Cảm thụ “Một thứ quà của lúa non: Cốm”
16
46
Bài tập về: Chơi chữ 
47
Cảm thụ văn bản: Sài Gòn tôi yêu 
48
Cảm thụ văn bản: Mùa xuân của tôi 
17
49,50,51
Ôn tập học kì I
Chương trình bổ trợ ngữ văn 7
Học kì II - Năm học 2010 - 2011
Tuần
Tiết
Tên bài dạy
19
55, 56
Giới thiệu về Tục ngữ 
57
Bài tập phân tích tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất
20
58, 59
Bài tập tìm hiểu văn nghị luận 
60
Bài tập phân tích tục ngữ về con người và xã hội 
21
61
Bài tập về rút gọn câu 
62
Bài tập tìm hiểu đề và lập dàn ý cho bài văn nghị luận 
63
Luyện đề: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta 
22
64
Bài tập về: Câu đặc biệt 
65
Bài tập luyện về phương pháp lập luận trong văn nghị luận 
66
Luyện đề: Sự giàu đẹp của tiếng Việt
23
67
Bài tập về thêm trạng ngữ cho câu - Ôn tập TV
68
Bài tập về phương pháp lập luận chứng minh 
69
Bài tập thêm trạng ngữ cho câu 
24
70, 71
Cách làm bài văn lập luận chứng minh 
72
Luyện đề: Đức tính giản dị của Bác Hồ 
25
73
Ôn tập văn 
74, 75
Bài tập: câu chủ động - câu bị động 
26
76
Luyện đề: ý nghĩa văn chương 
77, 78
Luyện viết đoạn văn chứng minh 
27
79
Bài tập mở rộng câu 
80
Chữa lỗi bài viết số 5
81
Bài tập luyện về lập luận giải thích 
28
82, 83
Luyện đề: Sống chết mặc bay 
84
Luyện viết đoạn văn lập luận giải thích 
29
85
Luyện đề: Những trò lố hay là Va- ren và Phan Bội Châu 
86
Bài tập mở rộng câu 
87
Bài tập về văn bản hành chính 
30
88
Luyện đề: Ca Huế trên sông Hương 
89
Bài tập về phép liệt kê 
90
Bài tập về văn bản hành chính 
31
91
Luyện đề: Quan Âm Thị Kính 
92
Bài tập về dấu câu 
93
Bài tập luyện viết văn bản đề nghị 
32
94
Ôn luyện Văn - Tiếng Việt 
95, 96
Ôn tập học kì II
33
97, 98, 99
Ôn tập học kì II
34
100,101,102
Ôn tập tổng hợp cuối năm
35
103,104,105
Ngoại khóa Văn học
Tiết 1+ 2+ 3
Ôn tập các kĩ năng tạo lập văn bản
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Củng cố cho học sinh kiến thức về tạo lập văn bản: Liên kết trong văn bản, bố cục trong văn bản, mạch lạc trong văn bản, quá trình tạo lập văn bản.
2. Kĩ năng: Rèn các kĩ năng để tạo lập văn bản
3. Thái độ: Thấy được tầm quan trọng của các thao tác tạo lập văn bản.
II. Nội dung
* Khái niệm văn bản:
 Văn bản là một thể thống nhất, hoàn chỉnh về nội dung và hình thức.
A. Liên kết trong văn bản:
- Liên kết là một trong những tính chất quan trọng nhất của văn bản , làm cho văn bản trở nên có nghĩa, dễ hiểu.
- Để văn bản có tính liên kết (người viết, người nói) phải làm cho nội dung của các câu, các đoạn thống nhất và gắn bó chặt chẽ với nhau; đồng thời phải biết kết nối các câu, các đoạn đó bằng những phương tiện ngôn ngữ (từ, câu,) thích hợp.
 * Bài tập:
	Có một tập hợp câu như sau:
 (1) Chiếc xe lao mỗi lúc một nhanh (2), "Không được! Tôi phải đuổi theo nó, vì tôi là tài xế chiếc xe mà!". (3) Một chiếc ô tô buýt chở đầy khách đang lao xuống dốc. (4) Thấy vậy, một bà thò đầu ra cửa, kêu lớn: (5) Một người đàn ông mập mạp, mồ hôi nhễ nhại đang gắng hết sức chạy theo chiếc xe. (6) "Ông ơi! Không kịp dâu! Đừng đuổi theo vô ích!" (7) Người đàn ông vội gào lên.
a. Hãy sắp xếp lại tập hợp các câu trên theo một thứ tự hợp lí để có được một văn bản mang tính liên kết chặt chẽ.
b. Em hãy đặt nhan đề cho văn bản trên ?
c. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì ?
d. Viết một đoạn văn từ 6 đến 8 câu để nêu cảm nghĩ của em về văn bản trên.
 Đáp án
a. Thứ tự các câu như sau: 3-1-5-4-6-7-2.
b. Nhan đề: "Không kịp đâu", "Một tài xế mất xe"
c. Phương thức biểu đạt chính: Tự sự.
B. Bố cục trong văn bản:
- Bố cục là sự bố trí, sắp xếp các phần, các đoạn theo một trình tự, một hệ thống rành mạch và hợp lí.
+ Các ĐK để bố cục được rành mạch, hợp lí:
- Nội dung các phần, các đoạn trong văn bản phải thống nhất, liên hệ chặt chẽ với nhau, đồng thời, giữa chúng lại phải có sự phân biệt rạch ròi.
- Trình tự sắp đặt các phần, các đoạn phải giúp cho người viết (người nói) dễ dàng đạt được mục đích giao tiếp đặt ra.
 * Bài tập:
a. Em hãy đặt tên cho bài thơ ?
b. Bài thơ trên có được xây dựng theo bố cục 3 phần không ? nếu có hãy chỉ rõ từng phần và nêu tiêu đề. Giải thích vì sao em phjân chia như thế ?
c. Em hãy chuyển bài thơ thành văn nxuôi đảm bảo có đủ bố cục 3 phần. Bài thơ giáo dục con người điều gì ?
 Đáp án
a. Tên bài thơ: "Mất cả chì lẫn chài"; "Tham quá hoá liều"
b. Bố cục 3 phần:
	P1: Hai câu thơ đầu: Giới thiệu anh chàng có con gà quý
	P2: Sáu câu tiếp theo: lòng tham lam dẫn đến kết quả bi thảm
	P3: Hai câu cuối: lời bình và giáo dục.
	Phân chia như trên là dựa trên trình tự trước sau hợp lí về thời gian, sự việc của văn bản.
c. Bài thơ giáo dục con người không nên tham lam quá mà trở nên liều lĩnh, có ngày mất hết gia sản mà lại còn mang vạ vào thân. Muốn có kết quả vật chất trong cuộc sống thì phải lao động.
C. Mạch lạc tronmg văn bản:
- Văn bản cần phải mạch lạc
+ ĐK để văn bản có tính mạch lạc"
- Các phần, các đoạn, các câu trong văn bản đều nói về một đề tài, biểu hiện một chủ đề xuyên suốt.
- Các phần, các đoạn, các câu trong văn bản được tiếp nối theo một trình tự rõ ràng, hợp lí, trước sau hô ứng nhau làm cho chỉ đề liền mạch và gợi nhiều hứng thú cho người đọc (người nghe).
* Bài tập:
	Tìm hiểu và chỉ ra sự mạch lạc trong văn bản "Cuộc chia tay của những con búp bê" (Khánh Hoài)
 Cảm nhận của em về hình tượng nghệ thuật "Cuộc chia tay của những con búp bê" .
	 Đáp án.
- Mạch lạc được thể hiện rõ Văn bản " Cuộc chia tay của những con búp bê". Có thể nhận ra các chặng liên tục của nó:
1. Mở đầu là lời nói của bà mẹ: chia đồ chơi ra -> chuyện chia không sảy ra
2. Lại thấy mẹ ra lệnh: Đem chia đồ chơi ra đi -> hai anh em nhường nhau không chia
3. Mẹ lại quát dữ: "Lằng nhằng mãi. Chia ra" -> chia vệ sĩ cho anh, Em nhỏ cho em -> nhưng rồi lại đặt 2 búp bê về vị trí cũ -> không chia.
4. Cuộc chia tay diễn ra theo hoàn cảnh: Anh chop cả hai con búp bê vào hòm của em. Em lại để lại Vệ sĩ ở lại với anh
5. Kết cục, Thuỷ quay lại: Đặt Em nhỏ và Vệ sĩ ở lại cạnh nhau -> không có sự chia tay của búp bê.
* Cảm nhận hình tượng nghệ thuật:
- Đầu đề truyện là "Cuộc chia tay của những con búp bê", nhưng kết cục búp bê không chia tay nhau -> đó là mong ước của vhai đứa trẻ, đó là tình anh em ruột thịt không muốn rời xa.
- Búp bê không bao giờ chia tay, nhưng anh em Thành, Thuỷ phải chia tay nhau trong cuộc chia li của gia đình.
- Hình tượng nghệ thuật Búp bê gây ấn tượng sâu sắc cho bạn đọc. Câu chuyện nnhắc nhở trách nhiệm của những người làm cha, làm mẹ: Hãy nghĩ đến tuổi thơ và tương lai của con, hãy vì các con.
D. Quá trình tạo lập văn bản:
 Gồm các bước sau:
- Định hướng chính xác: Văn bản viết (nói) về cái gì, cho ai, để làm gì và như thế nào ?
- Tìm ý và sắp xếp ý để có một bố cục rành mạch, hợp lí, thể hiện đúng định hướng.
- Diễn đạt các ý đã ghi trong bố cục thành các câu, đoạn văn chính xác, trong sáng, mạch lạc và liên kết chặt chẽ với nhau.
- Kiểm tra xem văn bản vừa tạo lập có đạt nyêu cầu đã nêu ở trên chưa và có cần sửa chữa gì không ?
 * Bài tập
	Cho một đề văn như sau: Những ngày nghỉ hè luôn là dịp để em nhận ra vẻ đẹp của quê hương đất nước. Em hãy miêu tả một phong cảnh đẹp mà em đã gặp trong mấy tháng nghỉ hè vừa qua.
	Em hãy thực hiện toàn bộ quá trình tạo lập văn bản cho đề văn trên.
	Đáp án
* Bước 1: Định hướng VB: 
- Văn bản viết về cái gì ? 
(Miêu tả một phong cảnh đẹp mà em đã gặp trong mấy tháng hè vừa qua )
- Văn bản viết cho ai ? ( Có thể là bạn bè, người thân)
- Viết văn bản để làm gì ? (Mỗi người nhận ra vẻ đẹp quê hương đất nước, thêm yêu quý quê hương đất nước mình.
* Bước 2: Xây dựng bố cục rành mạch, hợp lí..
Ví dụ: Dàn ý về phong cảnh đẹp quê hương TQ
+ MB: Giới thiệu phong cảnh quê hương em: Rặng tre, dòng sông lô, bãi míavới bà nội- một lần nghỉ hè về thăm.
+ TB: 
1. Cảnh những rặng tre làng - kỉ niệm quê hương và bà nội
2. Cảnh dòng sông lô và những bãi mía, bãi ngô.
3. Cảnh sinh hoạt của con người bên dòng sông lô lịch sử.
+ KB: Tình yêu quê, nhứ bà nội.
* Bước 3: Viết văn bản theo dàn ý đã lập
* Bước 4: Kiểm tra lại văn bản vừa tạo lập đã đạt yêu cầu chưa.
Tiết 5+6
Ôn tập ca dao, dân ca
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
	Củng cố cho học sinh kiến thức ca dao dân ca về nhân vật trong ca dao dân ca, nghệ thuật trong cao dao dân ca, phân tích ca dao, dân ca theo chủ đề.
2. Kĩ năng:
	Rèn kĩ năng cảm thụ, phân tich ca dao, dân ca.
3. Thái độ:
	Bồi dưỡng tình yêu gia đình, quê hương, đất nước qua ca dao, dân ca.
II. Nội dung:
1. Khái niệm ca dao, dân ca:
	Ca dao, dân ca là những khái niệm tương đương, chỉ các thể loại trữ tình dân gian, kết hợp lời và nhạc, diễn tả đời sống nội tâm của con người.
- Dân ca: là những sáng tác kết hợp lời và nhạc, tức những câu hát  ... 2.Trình bày nội dung chính của đoạn văn bằng một câu văn, có dùng dấu chấm phẩy.
3.Tìm các câu đặc biệt có trong đoạn văn.
4.BPTT chủ yếu trong đoạn văn?
5.Viết một đoạn văn trình bày cảm nhận của em về hình ảnh tên quan phụ mẫu khi đọc đoạn văn trên.
*Gợi ý:
1.TP: “Sống chết mặc bay” – Phạm Duy Tốn.
2.ND chính: Thái độ của tác giả trước việc vui mừng của viên quan phụ mẫu khi ù một ván bài to; quan vui trong tình cảnh thảm sầu của người dân khi đê vỡ.
3.Câu đặc biệt: - ù! - Thông tôm, chi chi nảy! - Điếu,mày!
4.BPTT: Liệt kê.
5.Đoạn văn cần có các ý sau:
Phần trích đã cho ta thấy bộ mặt độc ác, bất nhân của tên quan phụ mẫu: hắn ù to trong khi đê vỡ, hắn sung sướng trong khi nhân dân khốn khổ
Với thủ pháp tương phản (đối lập), tác giả đã vạch trần bộ mặt tàn bạo, vô nhân đạo của tên quan phụ mẫu và cũng là bộ mặt của bọn quan lai đương thời.
4.Tục ngữ có câu: “Uống nước nhớ nguồn”
Hãy giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ trên và chứng minh bài học uống nước nhớ nguồn đã trở thành một truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc ta.
*Phần thân bài cần đảm bảo được các ý sau:
-Giải thích được ý nghĩa của câu tục ngữ: Mượn hình ảnh rất quen thuộc (nước, nguồn), câu tục ngữ nhắc nhở mọi người sống phải biết ơn và trân trọng những người đã đem lại hạnh phúc cho mình; cần phải có một thái độ sống thủy chung,ân nghĩa.
-Chứng minh: Bằng các dẫn chứng và lí lẽ, HS làm sáng tỏ bài học “uống nước nhớ nguồn” là một truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc, thể hiện rõ trong mối quan hệ gia đình và xã hội:
+Trong gia đình: đó là tấm lòng biết ơn tổ tiên, ông bà, cha mẹ (DC trong ca dao, trong cuộc sống)
+Trong xã hội: đó là tấm lòng biết ơn đối với thầy cô giáo,với những người có công với nước
5.Trong văn học đầu thế kỉ XX, bọn thực dân, phong kiến hiện lên với bộ mặt vô cùng xấu xa, bỉ ổi. Qua hai văn bản “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn và “Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu” của Nguyễn ái Quốc, hãy làm rõ điều đó.
* Tìm hiểu đề:
1.Kiểu bài: Nghị luận CM văn học.
2.Vấn đề cần CM: Bản chất xấu xa của bọn TDPK dưới chế độ cũ.
3.Phạm vi dẫn chứng: + “Sống chết mặc bay” 
 + “Những trò lố”
* Dàn ý:
A. Mở bài:
 - Dẫn dắt vấn đề 
 - Nêu vấn đề cần CM.
 - Giới hạn phạm vi dẫn chứng.
B.Thân bài:
 LĐ1:Bộ mặt của bọn quan lại phong kiến qua hình ảnh tên quan phụ mẫu trong “Sống chết mặc bay”
Chúng hiện lên với bản chất xấu xa, ích kỉ, chỉ biết ăn chơi hưởng lạc
+ Quan phụ mẫu đi hộ đê mà chọn chỗ cao ráo nhất, an toàn nhất “ở trong đình”
để đánh bài.
+ Đi “hộ đê” mà như đi hội:đầy đủ đồ dùng sang trọng, kẻ hầu người hạ
- Đáng phê phán nhất là thái độ thờ ơ, vô trách nhiệm đến vô nhân đạo của quan phụ mẫu:
+ Trong khi đám dân đen phải vật lộn với mưa to, nước lớn thì quan ngài còn phải dồn hết tâm sức để đánh tổ tôm .
+ Khi có người vào bẩm báo tình hình nguy cấp của khúc đê, quan không những không để ý mà còn gắt, quát, dọa bỏ tù thằng nào vào bẩm báo.
+ Khi đê vỡ cũng là lúc quan sung sướng nhất vì ngài ù một ván bài to.
LĐ2: Bên cạnh bọn quan lại mất nhân tính là lũ thực dân trơ tráo,bỉ ổi.Với ngòi bút sắc sảo, với trí tưởng tượng phong phú, tác giả Nguyễn ái Quốc đã cho thấy bộ mặt thực dân giả dối của Va-ren - tên toàn quyền Đông Dương.
- Hắn đã rêu rao sang Việt Nam để đem tự do cho cụ Phan Bội Châu nhưng thực chất chỉ là để đánh lừa dư luận. Hắn sang Đông Dương là để đi ngao du, hưởng lạc Hắn đển Sài Gòn đã bốn tuần lễ, lại từ Sài Gòn ra Huế; từ Huế ra Hà NộiTrong khi đó “Phan Bội Châu vẫn nằm tù”
- Bộ mặt bỉ ổi của hắn được tác giả miêu tả rõ nét qua cuộc chạm trán giữa hắn với nhà cách mạng Phan Bội Châu khi hắn đến Hà Nội và vào Hỏa Lò.
+ Hắn ba hoa, dụ dỗ, mua chuộc nhà cách mạng hãy đầu hàng, phản bội Tổ quốc, phản bội nhân dân trong sự im lặng dửng dưng của Phan Bội Châu.
+ Phan Bội Châu đã nhổ vào mặt hắn.
 Kết bài:
- Với hai bút pháp khác nhau, Phạm Duy Tốn và Nguyễn ái Quốc đã rất thành công trong việc xây dựng bộ mặt điển hình xấu xa của bọn thực dân, phong kiến.
- Ta thêm hiểu biết về một giai đoạn của đất nước - giai đoạn những năm đầu thế kỉ XX.
6. Hãy viết một đoạn văn giải thích: vì sao tác giả Phạm Duy Tốn lại lấy nhan đề tác phẩm của mình là “Sống chết mặc bay”
- Tên gọi của tác phẩm nằm trong một thành ngữ dân gian chỉ những kẻ vô trách nhiệm đến vô nhân đạo.
- Trong truyện, Phạm Duy Tốn đã đưa ra tình huống: Khúc đê làng X có nguy cơ vỡ, dân lặn lội, lo sợ
- Tác giả đi sâu vào làm nổi bật thái độ của quan phụ mẫu được cử đi “hộ đê”: thờ ơ vô trách nhiệm, chỉ lo quyền lợi của cá nhân mình, ăn chơi, hưởng lạc
- Kết cục:vỡ đê, nhân dân rơi vào cảnh muôn thảm, nghìn sầu còn quan vô cùng sung sướng vì ù được ván bài to.
7. Sau khi học “Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu”, hãy giải thích vì sao Bác Hồ lại đặt nhan đề tác phẩm của mình như vậy. 
- Bác tưởng tượng ra chuyến công du của Va-ren khi hắn sang Việt Nam. Hắn đã làm rùm beng rằng sang Việt Nam để đem tự do cho nhà cách mạng Phan Bội Châu.
- Tất cả chỉ là cái vỏ giả dối để lừa công luận.
- Thực chất chuyến đi Đông Dương của Va-ren là một chuyến du lịch hưởng thụ của cá nhân hắn; hắn không hề quan tâm đến Phan Bội Châu.
ở tất cả chặng đường mà hắn đi qua, hắn như một con rối, diễn “những trò lố”
- Lố bịch nhất là khi hắn vào nhà giam gặp nhà cách mạng Phan Bội Châu, dụ dỗ Phan Bội Châu phản bội nhân dân, phản bội Tổ quốc một cách trơ trẽn. Đến đây “những trò lố” chính thức diễn ra thật nực cười, hắn đã bị nhà cách mạng cười khẩy, khinh bỉ, coi thường và nhổ vào mặt hắn.
8. Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi:
 “Đồng bào ta ngày nay giống nhau nơi nồng nàn yêu nước”
 (Tinh thần yêu nước của nhân dân ta – Hồ Chí Minh)
a. Xác định câu chủ đề của đoạn văn.
b. Đoạn văn trên có sử dụng biện pháp tu từ nào?
A/ Liệt kê
B/ Phép lặp
C/ Đảo trật tự từ
D/ Cả ba biện pháp trên.
* Viết đoạn văn phân tích giá trị của những biện pháp tu từ ấy.
c. Trong câu 2 có mấy cụm DT làm CN?
d. Trong câu 3 có mấy cụm C-V?
9. Cho đoạn văn: “Cơn gió mùa hạ lướt qua vừng sen trên hồnặng vì chất quí trong sạch của trời”
a. Đoạn văn trích trong văn bản nào? Của ai?
b. Đoạn văn sử dụng phương thức biểu đạt nào?
A/ Miêu tả và tự sự
B/ Tự sự và biểu cảm
C/ Miêu tả và biểu cảm
D/ Biểu cảm và nghị luận.
c.Trong đoạn văn, có mấy câu được mở rộng bằng cách thêm thành phần TN?
d.Yếu tố “thanh” trong từ “thanh nhã” có nghĩa nào trong các nghĩa sau?
A/ Màu xanh
B/ Trẻ
C/ Trong trẻo
D/ Lịch sự
e.Cách mở đầu bài văn của tác giả có gì độc đáo?
(Cách mở đầu vừa hợp lí, tự nhiên, vừa thu hút được sự chú ý của người đọc bằng những cảm giác trực tiếp của tác giả và việc miêu tả rất tinh tế sự hình thành hạt lúa -- nguyên liệu làm ra cốm. ở đoạn mở đầu này, miêu tả được kết hợp nhuần nhuyễn với biểu cảm. Tác giả đã huy động nhiều cảm giác để cảm nhận về đối tượng, đặc biệt là khứu giác để cảm nhận hương thơm thanh khiết của cánh đồng lúa, của lá sen và của lúa non.
10. Nêu tác dụng của dấu() và dấu (;) trong những trường hợp sau:
a.Con sẽ cay đắng khi nhớ lại những lúc đã làm cho mẹ đau lòng Con sẽ không thể sống thanh thản, nếu đã làm cho mẹ buồn phiền. Dù có hối hận, có cầu xin linh hồn mẹ tha thứtất cả cũng chỉ vô ích mà thôi. (Theo E. A-mi-xi)
b.Em đặt vội quyển sổ và cây bút lên bàn:
Thưa cô, em không dám nhận em không được đi học nữa.
 (Khánh Hoài)
c. Đồi thông sáng dưới trăng cao
 Như hồn Nguyễn trãi năm nào về thăm
 Em nghe có tiếng thơ ngâm
 Ngoài kia nòng pháo ướt đầm sương khuya
 (Trần Đăng Khoa)
d. Những cuộc tình duyên giữa bạn bè, đến lúc rẽ chia, cũng rẽ chia dưới màu hoa phượng; dù hữu tâm, dù vô tình, người nào cũng có sắc hoa phượng nằm ở trong hồn.
 (Xuân Diệu) 
e. Hình thù cây sấu dễ lẫn với trăm ngàn cây khác, nhưng quả sấu chín có một hương ngọt, nó thơm một cách khiêm tốn nhưng cũng tự kiêu ngầm; và ngay từ lúc nó còn là một trái xanh non, đem ra làm tương giấm hoặc tan ra trong nước rau muống lúc nắng mới, vị sấu có một hương chua chua cầu kì gớm lên ấy. 
 (Nguyễn Tuân)
g. Tiếng Việt của chúng ta rất giàu; tiếng ta giàu bởi đời sống muôn màu, đời sống tư tưởng và tình cảm dồi dào của dân tộc ta; bởi kinh nghiệm đấu tranh lâu đời và phong phú, kinh nghiệm đấu tranh giai cấp, đấu tranh xã hội, đấu tranh với thiên nhiên và đấu tranh với giặc ngoại xâm; bởi kinh nghiệm sống của bốn nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước.
 (Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt - Phạm Văn Đồng) 
11. Trả lời câu hỏi:
* Tôi là ai?
- Tôi là những câu nói dân gian ngắn gọn, có nhịp điệu, có hình ảnh thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt.
- Tôi có nghĩa là: vùng ở phía sau tiền tuyến, xa nơi có chiến sự
- Tôi là loại câu không cấu tạo theo mô hình C-V.
-Tôi được gọi là “quan cha mẹ” của dân, trong một tác phẩm của Phạm Duy Tốn.
 -Tôi là câu có CN chỉ người, vật thực hiện một hoạt động hướng vào người,vật khác.
 -Một trong những công dụng của tôi là: Nối kết các câu các đoạn với nhau, góp phần làm cho đoạn văn, bài văn được mạch lạc.
-Tôi là một phép lập luận dùng những lí lẽ, bằng chứng chân thực, đã được thừa nhận để chứng tỏ luận điểm được đưa ra là đáng tin cậy.
-Tôi là một truyền thống quí báu của dân tộc ta. Tôi được Hồ Chí Minh nói đến trong Báo cáo Chính trị tại Đại hội lần thứ II của Đảng Lao động Việt Nam.
-Tôi là cách nêu luận cứ để dẫn đến luận điểm.
-Tôi là hình ảnh của sự sống muôn hình vạn trạng và sáng tạo ra sự sống, gây cho con người những tình cảm không có và luyện cho họ những tình cảm sẵn có.
* Xác định đối tượng theo dữ kiện.
A.1- Ông là một nhà văn lớn, tiêu biểu nhất cho nền văn thơ yêu nước và cách mạng đầu thế kỉ XX.
 2- Quê ông ở huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An.
 3- Là lãnh tụ của phong trào Duy Tân, Đông du, Việt Nam Quang phục hội; Được mọi người gọi là ông già Bến Ngự.
B.1- Tên gọi của một loại đàn được Hà ánh Minh nhắc đến trong “Ca Huế trên sông Hương”
 2- Đây là loại đàn có nhiều dây.
 3- Loại đàn này còn được gọi là đàn thập lục.
C.1- Đây là tên gọi của một ngôi chùa mà nhiều người biết đến.
 2- Ngôi chùa này nằm bên bờ sông Hương.
 3- Còn được gọi là chùa Linh Mụ.
D.1- Ông sinh năm 1902, mất năm 1984; quê ở Thanh Chương, Nghệ An.
 2- Ông là nhà văn, nhà nghiên cứu văn học nổi tiếng, nhà hoạt động xã hội nổi tiếng; được Nhà nước phong tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn hóa - Nghệ thuật vào năm 1996.
 3- Ông là tác giả của bài “Sự giàu đẹp của Tiếng Việt”
E.1- Đây là một loại dấu câu có chữ “chấm”.
 2- Loại dấu này dùng được ở nhiều vị trí trong câu.
 3- Một trong những công dụng của loại dấu này là: Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm.

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 7 day chieu.doc